Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của vài nhóm danh từ đa nghĩa tiếng an...

Tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của vài nhóm danh từ đa nghĩa tiếng anh sang tiếng việt

.PDF
121
2326
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYÔN THÞ MINH T¢M PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH NGỮ NGHĨA CỦA MỘT SỐ NHÓM DANH TỪ ĐA NGHĨA TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYÔN THÞ MINH T¢M PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH NGỮ NGHĨA CỦA MỘT SỐ NHÓM DANH TỪ ĐA NGHĨA TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ QUANG THIÊM HÀ NỘI 2007 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 2 3 4 5 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Tƣ liệu nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Bố cục của luận văn 1 2 3 3 4 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGHĨA CỦA TỪ ĐA NGHĨA 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 1.3. 1.4. Nghĩa của từ Khái niệm nghĩa của từ Các kiểu loại nghĩa trong từ Từ đa nghĩa Nguồn gốc từ đa nghĩa Định nghĩa từ đa nghĩa Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa Sơ lƣợc về lịch sử phân tích đối chiếu đa nghĩa trong các ngôn ngữ Tiểu kết 5 5 8 11 11 12 13 15 16 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐA NGHĨA DANH TỪ ANH-VIỆT TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU ĐỊNH LƢỢNG 2.1. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. Đặt vấn đề Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Anh, tiếng Việt Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Anh Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Việt Nhận xét i 18 19 19 21 23 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. 2.4. Sự phân bố đa nghĩa danh từ tiếng Anh, tiếng Việt xét trên phƣơng diện cấu tạo từ Sự phân bố danh từ đa nghĩa tiếng Anh trên phƣơng diện cấu tạo từ Sự phân bố danh từ đa nghĩa tiếng Việt trên phƣơng diện cấu tạo từ Nhận xét Tiểu kết 25 25 28 31 35 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐA NGHĨA DANH TỪ ANH -VIỆT TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH ANH SANG VIỆT Đặt vấn đề Cấu trúc và tuyến dẫn xuất nghĩa của từ đa nghĩa Cấu trúc nghĩa của từ đa nghĩa Tuyến dẫn xuất, phái sinh nghĩa của từ đa nghĩa Hƣớng dẫn xuất trong các nhóm danh từ Anh - Việt Cơ sở phân loại chung của danh từ tiếng Anh và tiếng Việt 3.3.2. Hƣớng dẫn xuất của danh từ cụ thể và trừu tƣợng Anh -Việt 3.3.2.1. Nhóm danh từ cụ thể 3.3.2.2 Nhóm danh từ trừu tượng 3.3. Nhận xét chung về tuyến dẫn xuất trong hai ngôn ngữ 3.4. Giải pháp đề xuất chuyển dịch danh từ đa nghĩa Anh -Việt 3.4.1. Đặt vấn đề 3.4.2. Chuyển dịch theo kết cấu đa nghĩa 3.4.3. Chuyển dịch dựa theo hƣớng dẫn xuất phái sinh nghĩa 3.5. Tiểu kết 3.1. 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 3.3. 3.3.1. 37 38 38 43 46 46 48 49 56 61 62 62 64 65 67 PHẦN KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 76 PHẦN PHỤ LỤC ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín hiệu ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt. Nét làm nên tính đặc biệt so với các hệ thống tín hiệu nhân tạo là tính không tƣơng ứng một đối một giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện. Hệ quả của hiện tƣợng này làm nên tính đồng âm đồng nghĩa và tính đa nghĩa của từ vựng. Nhƣ vậy, đa nghĩa là một hiện tƣợng có tính quy luật của ngôn ngữ. Nó là hệ quả, là sản phẩm tất yếu của tính không đối xứng, không đồng hình của tín hiệu ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, đa nghĩa biểu hiện một cách điển hình ở cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa thông qua các từ đa nghĩa. Từ đa nghĩa có vị trí quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt trong cấu tạo, hoạt động của hệ thống từ vựng ngữ nghĩa. Đồng thời, từ đa nghĩa có các mối quan hệ đặc biệt với văn hoá, lịch sử, với quá trình sử dụng ngôn ngữ. Trƣớc hết phải thừa nhận rằng, từ đa nghĩa là từ có kết cấu nghĩa khá phức tạp. Tổng thể các nghĩa của từ đa nghĩa tạo thành một hệ thống con của các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, các biến thể này đƣợc tổ hợp trên cơ sở một vài nét nghĩa chung và loại biệt. Mối quan hệ giữa các nghĩa nằm trong tƣơng quan dẫn xuất phái sinh, là kết quả của việc sử dụng và phát triển lịch đại ngữ nghĩa. Các nghĩa của từ đa nghĩa đƣợc nhìn nhận từ góc độ biểu vật trong quá trình ký hiệu hiện thực, nhƣng lại đƣợc định hình nhƣ một đơn vị, một cấu tạo từ góc độ biểu niệm. Nhƣ vậy, nội dung đa nghĩa của từ là một thế giới riêng, một thế giới khác biệt nhiều hơn là đồng nhất. Điều này càng làm nên tính đặc trƣng, tính loại biệt khi nhìn từ bình diện so sánh đối chiếu các ngôn ngữ. Hơn nữa, từ đa nghĩa có thể xem nhƣ là một vốn tích luỹ, nhƣ là một tài sản liên quan đến hoạt động của ngôn ngữ cho nên nó là hiện tƣợng ngôn ngữ và cũng là hiện tƣợng văn hoá. Từ đa nghĩa là kết quả của sự phát triển lịch sử nghĩa của từ trong quá trình tồn tại và sử dụng; là sản phẩm của sự phát triển ngôn ngữ văn hoá, sự giàu có, phong phú tƣ duy và kinh nghiệm của cộng đồng 1 ngƣời nói một thứ tiếng nhất định. Có thể nói, nằm trong nội dung từ đa nghĩa là chiều sâu tinh tế, tính dân tộc sâu sắc và biểu hiện của sự phát triển tƣ duy và giao tiếp sáng tạo của chủ nhân các ngôn ngữ. Trong quá trình học tập và giảng dạy tiếng Anh chúng tôi gặp một số lƣợng không nhỏ các từ đa nghĩa. Kết cấu nghĩa phức tạp của từ đa nghĩa đã gây không ít khó khăn cho ngƣời học cũng nhƣ ngƣời dạy ngoại ngữ trong việc lĩnh hội, giải thích và chuyển dịch tƣơng ứng sang tiếng Việt. Tuy nhiên, khó khăn này còn do một nguyên nhân khách quan nữa phải kể đến là từ đa nghĩa liên quan đến chiều sâu của cấu tạo ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, và quan trọng hơn là liên quan đến cách tƣ duy ngôn ngữ của từng dân tộc. Chính vì những lẽ trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài: Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đƣợc nghiên cứu sâu sắc hơn về tiếng Anh, tiếng Việt cũng nhƣ tìm hiểu về văn hoá, tƣ duy ngôn ngữ của hai dân tộc. Đáng chú ý là chúng tôi hiểu đƣợc, tìm cách nhận thức, chuyển dịch nội dung phong phú đa dạng hàm chứa trong nghĩa của từ đa nghĩa mà thiếu đào sâu phân tích thì không thể nào hiểu đƣợc, giải quyết đƣợc. 2. Mục đích nghiên cứu * Khảo sát một số lƣợng nhất định các danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh và các danh từ đa nghĩa trong tiếng Việt để có đƣợc kết quả phân tích định lƣợng của chúng ở hai ngôn ngữ. * Phân tích, đối chiếu, chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt tƣơng ứng ở ba phạm vi cụ thể: nội dung nghĩa, kiểu loại và dung lƣợng nghĩa, tuyến dẫn xuất phái sinh của các nghĩa. * Từ kết quả đối chiếu, chúng tôi chỉ ra sự giống và khác nhau ở ba phạm vi ngữ nghĩa này. Qua đó, chúng tôi chỉ ra đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ và đặc 2 trƣng văn hoá dân tộc của ngƣời Anh và ngƣời Việt. Và đặc biệt chúng tôi hiểu đƣợc, tìm giải pháp chuyển dịch tƣơng ứng sang Việt ngữ. * Vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt với tƣ cách là ngoại ngữ. 3. Tƣ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên kết quả phân tích nghĩa của các nhà nghiên cứu ngữ nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi có sử dụng kết quả phân tích nghĩa của từ trong các cuốn từ điển có uy tín để lấy ra những tƣ liệu mà các nhà chuyên môn đã phân tích, tổng hợp trong hai ngôn ngữ Anh, Việt. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đối chiếu, chúng tôi tiến hành phân tích bổ sung những hiểu biết của mình với những tƣ liệu cần thiết. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là các phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng trong khoa học ngôn ngữ. Cụ thể là các phƣơng pháp sau:  Phƣơng pháp thống kê, định lƣợng: thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, chúng tôi tiến hành tập hợp, thống kê các nét nghĩa, kiểu nghĩa của các nhóm danh từ đa nghĩa trên vốn tƣ liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt.  Phƣơng pháp phân tích thành tố: nói chung phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa có thể đƣợc hiểu là phƣơng pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị có nghĩa, đƣợc khởi thảo ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là phân giải ý nghĩa ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu là các nghĩa hoặc các nghĩa vị (các ý niệm sơ đẳng, các nhân tử ngữ nghĩa, các đặc trƣng ngữ nghĩa). Đối tƣợng phân tích bằng phƣơng pháp này giả định là một tổng thể các nghĩa liên quan với nhau về ngữ nghĩa trong cấu tạo và hoạt động của chúng.  Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đối chiếu là phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ về cấu trúc, chức năng và hoạt động của các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu để tìm ra những giống 3 nhau, khác nhau hoặc tìm giải pháp chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn ra ngôn ngữ đích một cách tƣơng ứng, chính xác. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu nghĩa của từ đa nghĩa. Chƣơng 2: Đặc điểm đa nghĩa danh từ Anh - Việt từ kết quả phân tích đối chiếu định lƣợng. Chƣơng 3: Phân tích, đối chiếu định tính danh từ đa nghĩa Anh - Việt và cách thức chuyển dịch Anh ra Việt. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGHĨA CỦA TỪ ĐA NGHĨA 1.1. Nghĩa của từ 1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ Nghĩa của từ là một khái niệm phức tạp và khó xác định. Cho đến nay có đến hàng trăm cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ. Ý kiến khác nhau có nhiều. Chúng tôi thử tạm chấp nhận một cách hiểu sơ bộ làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở luận văn này. Nhìn một cách đại thể có thể hiểu nghĩa là một thực thể tinh thần tồn tại trong mọi cấp độ của ngôn ngữ, đặc biệt trong từ vựng. Trong ngôn ngữ học, nghĩa của từ là một trong những khái niệm quan trọng nhất. Khái niệm này đã đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới cũng nhƣ ở Việt nam quan tâm. Một số ngƣời cho rằng nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do từ biểu thị. Chẳng hạn, từ nhà là bản thân cái nhà có trong thực tế, từ đẹp, xấu là tính chất tƣơng ứng của nó. Quan điểm thứ hai rất phổ biến về nghĩa của từ là đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí có liên quan đến từ ấy. Tiêu biểu quan điểm này là A.I. Smirnitcki. V.M. Solncev... Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng nghĩa của từ là khái niệm, biểu tƣợng, tức là nghĩa của từ gắn liền với tƣ tƣởng của ngƣời nói và nghĩa đƣợc xem là toàn bộ các nội dung biểu tƣợng đƣợc biểu hiện bằng hình thức ngữ âm của từ. Cách hiểu thứ ba về nghĩa của từ là quy nó về mối quan hệ giữa từ và đối tƣợng. Theo V.A. Arlomov: “nghĩa của từ là sự lệ thuộc của nó với sự vật, hiện tƣợng của thế giới hiện thực”. [1,216]. Tƣơng tự nhƣ thế, A.C. Chikobava định nghĩa: “nghĩa của từ là mối liên hệ giữa từ với sự vật của thực tế”. [10, 120]. 5 Quan điểm thứ tƣ cũng cho nghĩa của từ là quan hệ nhƣng không phải quan hệ giữa từ và đối tƣợng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tƣợng. P.A. Budagov phát biểu: “Nghĩa của từ là mối liên hệ đƣợc hình thành về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hoặc hiện tƣợng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, [20, 120]). B.N. Golovin cũng có cái nhìn tƣơng tự: “...sự thống nhất của sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tƣơng ứng chúng tôi gọi là nghĩa”(Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, [20, 120]). Quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F. de Saussure. Ông cho rằng nghĩa là quan hệ giữa cái biểu hiện (significant) và cái đƣợc biểu hiện (signifié). Trên cơ sở đó, St. Ullman – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Pháp nổi tiếng lí giải nghĩa của từ chính là mối liên hệ liên tƣởng giữa âm thanh của từ (name) và nội dung khái niệm(sense) của nó. Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc hiện đại, nghĩa của từ lại đƣợc quan niệm là mối quan hệ giữa các từ với nhau. Theo Ju. D. Apresjan, “ Nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái gì tự thân. Nó hoàn toàn đƣợc quy định bởi nhƣng mối quan hệ đƣợc hình thành trong hệ thống những sự đối lập của từ này với từ khác cũng thuộc trƣờng từ ấy”. [33, 53]. Những nhà ngôn ngữ học mô tả Mĩ quan niệm “phân bố theo nghĩa rộng” chính là nghĩa của từ. Họ xem nhƣ miêu tả nghĩa của từ thực chất là miêu tả sự phân bố của nó. Trong khi đó, những ngƣời theo thuyết chức năng mà đại diện nổi tiếng của họ là Wittgenstein và J. Rile lại cho nghĩa của từ là chức năng, là vai trò từ đảm nhận trong ngôn ngữ. Nhƣ vậy, có nhiều cách lý giải khác nhau về khái niệm nghĩa của từ. Ở Việt Nam cũng vậy. Theo Nguyễn Văn Tu [51, 105], “Nghĩa từ vựng của từ đƣợc quy định bằng những yếu tố tác động lẫn nhau nhƣ: a) thuộc tính đối tƣợng. b) khái niệm về đối tƣợng. c) hệ thống ngôn ngữ giúp cho việc diễn đạt 6 Theo Nguyễn Thiện Giáp khi nghiên cứu về nghĩa của từ ông thấy nổi lên hai khuynh hƣớng: Thứ nhất, cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tƣợng, khái niệm, sự phản ánh…). Thứ hai, cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tƣợng hoặc quan hệ của từ với khái niệm…). Hoàng Văn Hành trong công trình Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá [23] ông có đề cập đến cách tiếp cận hệ thống từ vựng từ góc độ ngữ nghĩa học. Tác giả chấp nhận cách hiểu nghĩa theo cách hiểu “phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ” của A.I.Smirnixki và áp dụng phƣơng pháp phân tích thành tố để xác định cấu trúc nghĩa từ vựng của từ”. Hoàng Phê trong tác phẩm Logic – ngôn ngữ học đã đƣa ra quan niệm rất xác đáng: 1) Ngữ nghĩa quan hệ trực tiếp với nhận thức và qua nhận thức quan hệ với hiện thực nhờ đó ngôn ngữ thực hiện chức năng chủ yếu của nó là công cụ tƣ duy và công cụ giao tiếp [36, 2]. 2) Nghĩa của từ cần đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt, không những trong quan hệ với nhận thức và với hiện thực, mà còn quan hệ với cấu trúc nội tại, cũng nhƣ trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những nghĩa từ khác trong ngữ, trong câu, trong lời” [36]. Cũng có những điểm tƣơng đồng nhƣ Hoàng Phê trong cách nhìn nhận về nghĩa, Lê Quang Thiêm cho rằng nghĩa của ngôn ngữ thể hiện trong mọi hình thức tồn tại của tín hiệu nên ngữ nghĩa học và nghĩa của tín hiệu phải đƣợc xem xét ở loại đơn vị có thuộc tính tín hiệu. Nghĩa có đƣợc là do con ngƣời, con ngƣời cấu tạo và sử dụng nhƣ một loại phƣơng tiện, công cụ nên quan điểm chức năng phải đƣợc xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa. Hơn nữa, 7 mỗi loại nghĩa đều thể hiện trong quan hệ với chức năng và toàn bộ các loại nghĩa thuộc các loại hình thức của biểu thức trong ngôn ngữ. Từ đó, ông đã đề xuất một cách hiểu về nghĩa: “Nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tƣợng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ của giao tiếp và tƣ duy cũng nhƣ mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, trong diễn ngôn” [46, 19]. Nhìn chung, để chọn cơ sở làm việc chúng tôi chấp nhận nghĩa của từ có thể đƣợc hiểu một cách khái quát nhƣ sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó đƣợc hình thành do sự kết hợp của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ nhƣ sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan, tƣ duy và ngƣời sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ nhƣ chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể xác lập, phân tích, xác định nội dung, dung lƣợng, kiểu loại nghĩa của từ và nhờ đó ta có thể so sánh đối chiếu nghĩa của từ trong ngôn ngữ này với từ tƣơng ứng trong ngôn ngữ khác để tìm ra sự tƣơng đồng, dị biệt, cũng nhƣ chuyển dịch tƣơng ứng. 1.1.2. Các kiểu loại nghĩa từ vựng trong từ Trong lịch sử ngữ nghĩa học, các nhà nghiên cứu đã có khá nhiều kiến giải khác nhau về nghĩa của từ. Ngƣời ta đã phân chia nghĩa của từ thành nhiều loại. Trên quan điểm lịch đại, ngƣời ta cho rằng: nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, nghĩa vốn có ban đầu của từ. Nghĩa phái sinh là nghĩa có sau, chúng đƣợc tạo nên trên cơ sở nghĩa gốc. Nghĩa này đƣợc sinh ra nhờ quá trình sử dụng sáng tạo của ngƣời dùng trong quá trình tồn tại của từ đó. Trên quan điểm đồng đại, ngƣời ta phân chia nghĩa thành nghĩa cơ bản – nghĩa không cơ bản, nghĩa đen – nghĩa bóng, nghĩa độc lập – nghĩa phụ thuộc văn cảnh.... Nghĩa đen là nghĩa có chứa nhiều nét nghĩa khái quát, phạm trù, 8 gắn với các dấu hiệu của hiện thực. Nghĩa bóng là nghĩa chứa nhiều nét nghĩa khu biệt, gắn với hình tƣợng, biểu trƣng hoá. Chúng ta đều biết rằng, một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa. Khi một từ có nhiều hơn một nghĩa thì các nghĩa có quan hệ với nhau, đƣợc sắp xếp theo tổ chức cơ cấu nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gồm những thành tố nhỏ hơn có thể phân tích và cũng đƣợc sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Đỗ Hữu Châu phân chia nghĩa của từ dựa theo đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của từ. Một từ sẽ có ý nghĩa nào đó tuỳ chức năng mà từ đó đảm nhận. Từ có tính chất liên quan đến khái niệm thì từ đó mang nghĩa biểu niệm, liên quan đến sự vật, hiện tƣợng, thì mang nghĩa biểu vật... Theo ông nghĩa của từ có bốn loại ngữ nghĩa cơ bản sau:  Ý nghĩa biểu vật (ứng với chức năng biểu vật).  Ý nghĩa biểu niệm (ứng với chức năng biểu niệm).  Ý nghĩa biểu thái (ứng với chức năng biểu thái).  Ý nghĩa ngữ pháp (ứng với chức năng ngữ pháp). Nhƣ vậy, có thể nói cách phân chia này dựa theo đặc điểm nội dung, dựa vào chức năng định danh mà ông chƣa quan tâm nhiều tới tính cấu trúc hệ thống. Trong nghiên cứu của mình ông quan tâm chú ý nhiều phân tích nghĩa của từ, song chủ yếu chỉ là thực từ (từ miêu tả) và có thể nói nghĩa từ vựng ở đây chỉ giới hạn ở nghĩa miêu tả. Một cách nhìn khác hơn, sâu hơn về nghĩa của từ là dựa trên nhân tố các mối quan hệ của nó để phân loại nghĩa của từ. Nguyễn Thiện Giáp đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu, cho rằng nghĩa của từ là một loạt các quan hệ của từ với các hiện tƣợng khác. Trƣớc hết, nghĩa của từ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà nó biểu thị đó là các sự vật, quá trình, tính chất. Hơn nữa, nghĩa của từ là quan hệ của từ với các biểu tƣợng, khái niệm. Nghĩa của từ là quan hệ của một từ với các từ khác trong cùng một hệ thống từ vựng và còn là quan hệ của từ với ngƣời sử dụng nó. Nhƣ 9 vậy, từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tƣợng cho nên nghĩa của từ cũng là đối tƣợng không kém phần phức tạp. Ông phân chia nghĩa của từ thành 4 loại: • Nghĩa sở chỉ là quan hệ của từ với đối tƣợng mà từ biểu thị. Đối tƣợng mà từ biểu thị là các sự vật, các quá trình, tính chất hoặc hiện tƣợng thực tế nào đó đƣợc gọi là cái sở chỉ của từ. Cái sở chỉ có thể bao gồm các đối tƣợng trong ngôn ngữ lẫn các đối tƣợng ngoài ngôn ngữ . • Nghĩa sở biểu là quan hệ của từ với biểu tƣợng, khái niệm. Khái niệm hoặc biểu tƣợng có quan hệ với từ gọi là cái sở biểu và quan hệ giữa từ khái niệm hoặc biểu tƣợng là nghĩa sở biểu. • Nghĩa sở dụng là quan hệ của từ với ngƣời sử dụng (ngƣời nói, ngƣời viết, ngƣời nghe, ngƣời đọc). Ngƣời sử dụng ngôn ngữ bộc lộ thái độ chủ quan của mình đối với từ ngữ và qua đó tới cái sở biểu và sở chỉ của từ ngữ. • Nghĩa kết cấu: Mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ đa dạng và phức tạp với những từ khác. Quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng đƣợc gọi là nghĩa kết cấu của từ. Tuy nhiên việc phân tích đối chiếu đa nghĩa trong luận văn này chúng tôi chƣa có điều kiện sử dụng sự phân chia thuộc tính đồng đại thành các kiểu nghĩa của các tác giả vừa nêu. Chỗ dựa mà chúng tôi chọn là: - Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa phái sinh để đi tìm tuyến dẫn xuất phái sinh nghĩa theo phân tích thành tố nghĩa. - Phân biệt dung lƣợng đồng đại của nghĩa từ đa nghĩa theo kết quả phân tích từ điển để đối chiếu dung lƣợng nghĩa. - Phân biệt định lƣợng với định tính để xét cấu trúc nghĩa, tuyến phát triển nghĩa để làm rõ đặc trƣng từng ngôn ngữ trong phái sinh đa nghĩa liên hệ đặc trƣng văn hoá dân tộc. Nhiệm vụ luận văn của chúng tôi là phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm từ danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Xét về đặc điểm nội dung nghĩa của từ đa nghĩa, chúng tôi nhận thấy tiếp theo 10 cần xác định một cách hiểu đa nghĩa cũng nhƣ lịch sử nghiên cứu đối chiếu đa nghĩa để làm chỗ dựa cho khảo sát ở luận văn này. 1.2. Từ đa nghĩa 1.2.1. Nguồn gốc từ đa nghĩa Ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng: mọi từ lúc mới sinh ra từ chỉ có một nghĩa. Theo dòng thời gian tồn tại và phát triển từ trở thành nhiều nghĩa. Sự xuất hiện nghĩa mới của từ có quan hệ với sự phát triển một cách có quy luật và sự giàu có, phong phú của thành phần từ vựng một ngôn ngữ. Điều đó cho thấy kết cấu ý nghĩa của từ không nhất thành bất biến mà luôn vận động phát triển. Đó là do sự phát triển của đời sống, của nhận thức và của chính hệ thống ngôn ngữ. Sự biến đổi, phát triển không ngừng của đời sống tất yếu dẫn đến phát triển thêm nghĩa mới của từ. Trong thực tế, con ngƣời luôn có ý thức tìm hiểu, khám phá, chinh phục thiên nhiên và kết quả là những kinh nghiệm lao động, những thành tựu khoa học phục vụ cho cuộc sống. Bên cạnh đó, con ngƣời luôn có ý thức xây dựng xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh, thế giới ngày càng trở nên phong phú. Những cái mới nảy sinh trong thiên nhiên, xã hội và con ngƣời đòi hỏi phải đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ. Một nguyên nhân làm cho nghĩa của từ phát triển nữa là sự phát triển của nhận thức. Đồng thời với sự phát triển của xã hội, nhận thức của con ngƣời cũng ngày một nâng cao. Vẫn những sự vật, hiện tƣợng hay quan hệ ấy nhƣng càng ngày ngƣời ta càng nhận thức sâu sắc hơn. Nhiều thuộc tính của sự vật trƣớc đây bị che mờ thì bây giờ đƣợc phát hiện. Do đó, ý nghĩa không thể không thay đổi theo sự phát triển của nhận thức. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ (với tƣ cách là nhân tố bên trong) cũng ảnh hƣởng tới kết cấu ý nghĩa của từ. Với thời gian, ngôn ngữ cũng đƣợc bổ sung thêm nhiều yếu tố mới, đồng thời yếu tố cũ không thông dụng nữa. Do đó mối quan hệ giữa các từ trong ngôn ngữ cùng với kết cấu chung của nó bị thay đổi. Điều này cũng làm cho từ có thêm nghĩa mới. 11 Nhƣ vậy, sự phát triển từ đa nghĩa liên quan đến sự phát triển xã hội và sự phát triển của ngôn ngữ. Các ngôn ngữ gắn liền với văn hoá thành văn, nền văn minh tiên tiến thƣờng phát triển với tỷ lệ cao những từ đa nghĩa bởi lẽ đa nghĩa liên quan đến trình độ, đến sự sáng tạo của cả một dân tộc. Đa nghĩa là qui luật chung của ngôn ngữ nhân loại. Việc tìm hiểu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong nội dung từ đa nghĩa của các dân tộc lại liên quan đến ngôn ngữ và văn hoá của riêng của mỗi quốc gia. Bởi vì đặc điểm đa nghĩa của mỗi ngôn ngữ nhƣ là sản phẩm sáng tạo, nhƣ là thành tựu đƣợc tập thể cộng đồng ngôn ngữ ấy xây dựng nên. 1.2.2. Định nghĩa từ đa nghĩa Theo cách hiểu thông thƣờng và rất đơn giản: từ đa nghĩa là từ có nhiều hơn một nghĩa. Trong nghiên cứu ngôn ngữ vấn đề lại không phải giản đơn nhƣ thế. Cho đến nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về từ đa nghĩa từ vựng. Có tác giả cho đa nghĩa là sự thể hiện chức năng định danh của từ. Theo quan niệm trên, từ đa nghĩa bao gồm trong nội dung của nó các nghĩa biểu vật khác nhau. Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, Mátxcơva, 1969, A.A.Rêphomatski cho rằng: “Vấn đề đa nghĩa trƣớc hết là vấn đề định danh, tức là có các nội dung biểu vật khác nhau trong cái đồng nhất của từ” (Dẫn theo Lê Quang Thiêm) [44, 305]. Một cách hiểu khác đƣợc nhiều ngƣời đồng tình hơn là quan niệm cho rằng: mọi ý nghĩa của từ là nội dung khái quát trừu tƣợng đƣợc tổ hợp từ một số dấu hiệu, thuộc tính của một lớp sự vật, hiện tƣợng mà từ biểu thị. Đa nghĩa của từ bao gồm nhiều khái quát khác nhau tạo lập một hệ thống. Cách hiểu này có thể gọi là cách hiểu đa nghĩa biểu niệm. O.C.Akhmanôva cho rằng: “đa nghĩa là sự tồn tại ở từ một số nghĩa vốn thƣờng xuất hiện do việc sử dụng từ và sự phát triển các nghĩa bóng của từ” (Dẫn theo Lê Quang Thiêm) [44]. 12 Vũ Đức Nghiệu cho rằng: “Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tƣợng, hoặc biểu thị những đối tƣợng khác nhau của thực tại.”[12, 172] Sau khi phân tích đánh giá một số cách hiểu Lê Quang Thiêm cho rằng: “Từ đa nghĩa là từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này lập thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng”. [44, 305]. Chúng tôi chấp nhận cách hiểu này làm chỗ dựa cho sự phân tích, nghiên cứu của luận văn này. 1.2.3. Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa Các nghĩa của từ đa nghĩa đƣợc xây dựng và tổ chức theo những cách thức và trật tự nhất định. Việc phân loại các nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa giúp chúng ta tìm ra đƣợc mối quan hệ của chúng và từ đó có cơ sở hiểu rõ hơn ý nghĩa của từ.  Dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai loại: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, vốn có đối với một từ nào đó. Vì thế nghĩa gốc thƣờng là nghĩa không giải thích đƣợc lí do và có thể nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác. Nghĩa phái sinh là nghĩa có sau đƣợc tạo nên trên cơ sở nghĩa gốc cho nên chúng thƣờng có lí do và đƣợc nhận ra qua nghĩa gốc của từ. Ví dụ, trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [35] có định nghĩa từ chân nhƣ sau: 1. Bộ phận dƣới cùng của cơ thể ngƣời và động vật, dùng để đi, đứng, thƣờng đƣợc coi là biểu tƣợng của hoạt động đi lại của con ngƣời (Què chân; Vui chân đi quá xa; Nƣớc đến chân mới nhảy). 13 2. Chân của con ngƣời, coi là biểu tƣợng của cƣơng vị, phận sự của một ngƣời với tƣ cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong hội đồng; thiếu một chân tổ tôm; chân sào). ( ... ) Nhƣ vậy, trong hai nghĩa trên của từ chân thì nghĩa 1 là nghĩa gốc, nghĩa 2 là nghĩa phái sinh.  Dựa vào khả năng tồn tại độc lập của từ, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai loại: nghĩa tự do và nghĩa hạn chế. Nghĩa tự do là nghĩa đƣợc bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bắt buộc nào. Nghĩa hạn chế là nghĩa chỉ xuất hiện trong một hoàn cảnh nhất định. Ví dụ sắt: 1. Kim loại màu xám xanh, dễ dát mỏng và kéo sợi, dễ bị gỉ trong không khí ẩm, là thành phần chính của gang và thép. 2. Dùng để ví cái cứng rắn về tinh thần (kỉ luật sắt, dạ sắt gan vàng). [35, 852]. Chúng ta nhận thấy nghĩa 1 của từ sắt là nghĩa tự do, còn nghĩa 2 là nghĩa hạn chế.  Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ và đối tƣợng, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai loại: nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp. Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tƣợng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp thì đó là nghĩa trực tiếp (nghĩa đen). Còn nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tƣợng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thông qua hình tƣợng hoặc nét đặc thù) thì đó là nghĩa gián tiếp (nghĩa bóng). Chẳng hạn, xét từ bụng trong tiếng Việt. Theo Hoàng Phê [35, 89] bụng là: 1. Bộ phận cơ thể ngƣời, động vật chứa ruột, dạ dày, v.v.(đau bụng; cả đầy một bụng trứng). 2. Bụng con ngƣời, coi là biểu tƣợng của ý chí, tình cảm sâu kín đối với ngƣời, đối với việc (có gì nói ngay không để bụng; suy bụng ta ra bụng ngƣời). Nhƣ vậy, nghĩa 1 là nghĩa trực tiếp, nghĩa 2 là nghĩa chuyển tiếp. 14  Nghĩa của từ đa nghĩa đƣợc chia thành nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực dựa vào tiêu chí nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chƣa. Một nghĩa đƣợc coi là nghĩa thƣờng trực nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và đƣợc nhận thức một cách ổn định, nhƣ nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngƣợc lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh trong một hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chƣa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa đó là nghĩa không thƣờng trực (nghĩa ngữ cảnh). Trên đây là cách phân loại nghĩa của từ đa nghĩa thƣờng gặp. Mỗi tiêu chí khác nhau có hệ thống phân loại khác nhau. Trong thực tế, từ đa nghĩa không chỉ có 2, 3 nghĩa mà có từ có đến hơn 7, 8 nghĩa. Nghĩa của từ đa nghĩa rất phong phú, đa dạng nên khi phân tích nghĩa theo thế lƣỡng phân e là sẽ có một số nghĩa không đƣợc gọi tên mà bị gộp chung với một nghĩa nào đó khái quát hơn. Để khắc phục tình trạng này, khi phân tích nội dung nghĩa của từ đa nghĩa chúng tôi có sử dụng quan điểm về đa nghĩa của Lê Quang Thiêm làm cơ sở lí luận cho đối chiếu kiểu loại nghĩa của từ đa nghĩa. 1.3. Sơ lƣợc về lịch sử phân tích đối chiếu đa nghĩa trong các ngôn ngữ Có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ học đối chiếu ra khá đời muộn. Vì vậy các nghiên cứu thuộc bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng nói chung đƣợc chú ý thì phân tích đối chiếu đa nghĩa từ vựng chƣa có mấy, đặc biệt là đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt về bình diện này. Công bằng mà nói nếu lấy sản phẩm làm từ điển phiên dịch (song ngữ) là kết quả phân tích đối chiếu thì ta thấy có nhiều kết quả. Chẳng hạn, lấy vài ví dụ từ từ điển Anh - Việt [59] ta thấy nhƣ sau: Ví dụ: 1. box: hộp, thùng, tráp, lô. 2. affair: việc, công việc. 3. chance: sự may rủi, số phận, cơ hội. 15 Kết quả giải quyết thực tế này chƣa làm ta thoả mãn vì còn quá nhiều bỏ sót. Ví dụ từ box thì các nghĩa nhƣ: khu vực riêng biệt, lều nhỏ hay chỗ (cho một nục đích nào đó); từ affair thì các nghĩa: sự kiện, biến cố, món đồ, chuyện tình cảm, không đƣợc chuyển dịch, đối chiếu. Hay từ chance còn có nghĩa nhƣ sự tình cờ, sự mạo hiểm cũng không đƣợc đề cập. Nguyên nhân có lẽ nhiều. Ngoài những nguyên nhân khác thì ngƣời làm chƣa có ý thức khai thác, chƣa có nhận thức lý luận về đa nghĩa Anh ngữ và Việt ngữ. Xét về lý luận đối chiếu đa nghĩa cũng đã có thể nghiệm. Đó là công trình của Lê Quang Thiêm từ cuối những năm bảy mƣơi. Nhƣng đó là đối chiếu tiếng Bungari và tiếng Việt trong luận án Tiến sỹ “Một số vấn đề phân tích dối chiếu từ đa nghĩa Bun-Việt” (Xôphia 1979). Nhƣ vậy, dù đã có công trình, có chỉ ra một số cách làm, cách đối chiếu nhƣng là phân tích đối chiếu loại hình chứ không phải chuyển dịch. Hơn nữa chƣa đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt. Cho nên công trình của chúng tôi trong lúc tiếp thu những cách làm và kinh nghiệm đã có sẽ thực hiện đối chiếu đa nghĩa Anh -Việt theo hƣớng chuyển dịch. Và đây có lẽ là thử nghiệm đầu tiên theo hƣớng này. 1.4. Tiểu kết Trong chƣơng này, luận văn đã đƣa ra cơ sở lí luận của việc nghiên cứu đối chiếu nghĩa của từ đa nghĩa. Trƣớc tiên chúng tôi giới thiệu các quan điểm của các nhà nghiên cứu về khái niệm nghĩa của từ cũng nhƣ các thành phần nghĩa của từ. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu tiếp thu quan điểm về cách hiểu đa nghĩa của Lê Quang Thiêm để tiến hành phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Cách hiểu này khá rõ ràng, chi tiết và đầy đủ, phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn. Tiếp theo luận văn đã đƣa ra một số nét cơ bản về nguồn gốc, khái niệm và các kiểu loại nghĩa của từ đa nghĩa. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan