Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiể...

Tài liệu “Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN”

.PDF
102
336
149

Mô tả:

“Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN”
MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................ ................................ .....1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ ........................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................ ............................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................ ................................ ........... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................ ................................ ........... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................ ................................ 2 1.3.1. Không gian ................................ ................................ ................. 2 1.3.2. Thời gian ................................ ................................ .................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ .3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.. ................................ ................................ ................................ ............. 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU .................. 5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LU ẬN ................................ ................................ ..5 2.1.1. Khái niệm ................................ ................................ ................... 5 2.1.2. Mục đích của việc thu thập bằng chứng kiểm toán ...................... 5 2.1.3. Các phương pháp thu th ập bằng chứng kiểm toán ....................... 6 2.1.4. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt ................................ ....... 7 2.1.5. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Nợ phải trả ........... 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU................................ ..................... 14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................ ...................... 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................ .................... 14 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN V À TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN SGN ................................ .............................. 15 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN ............................. 15 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................ .................. 15 3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Kiểm Toán SGN ........................... 16 3.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động ................................ ................ 18 3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN ...19 3.2.1. Đặc điểm khách hàng................................ ................................ ..19 i 3.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ................................ ...... 19 3.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG T ƯƠNG LAI............. 21 3.3.1. Về khách hàng ................................ ................................ ............ 21 3.3.2. Về dịch vụ ................................ ................................ .................. 21 3.3.3. Về doanh thu và kết quả kinh doanh ................................ ........... 21 3.3.4. Về tuyển dụng và đào tạo................................ ............................ 21 3.4. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KI ỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN ................................ ................................ ................................ ....22 3.4.1. Chuẩn bị kiểm toán ................................ ................................ .....22 3.4.2. Thực hiện kiểm toán ................................ ................................ ...26 3.4.3. Hoàn thành kiểm toán ................................ ................................ .27 3.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN ............................. 27 3.5.1.Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán nợ phải trả đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ................................ ................................ ..27 3.5.2. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả đối với thử nghiệm kiểm soát ................................ ................................ .......... 28 3.5.3. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả đối với thử nghiệm cơ bản ................................ ................................ ............... 29 3.5.4. Tổng hợp kết quả ................................ ................................ ........ 30 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP THU TH ẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ ÁP DỤNG TẠI CÔ NG TY KHÁCH HÀNG POLIMEX ................................ ................................ ......................... 31 4.1. MÔ TẢ CÔNG TY KHÁCH HÀNG POLIMEX.............................. 31 4.1.1. Giới thiệu khách hàng ................................ ................................ .31 4.1.2. Đặc điểm kinh doanh ................................ ................................ ..31 4.1.3. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán tại công ty ........ 32 4.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY POLIMEX ........................ 35 4.2.1. Phương pháp cụ thể để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ ................................ ................................ ................................ .............. 35 ii 4.2.2. Thu thập bằng chứng từ việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ................................ ................................ ................................ ........................ 37 4.2.3. Thu thập bằng chứng từ việc thực hiện các thử n ghiệm cơ bản ...40 4.4. KẾT THÚC KIỂM TOÁN ................................ ............................... 79 4.4.1. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán ................................ ......................... 79 4.4.2. Lập bút toán điều chỉnh các vấn đề trọng yếu .............................. 79 4.4.3. Trình bày trên hồ sơ kiểm toán................................ .................... 82 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP THU TH ẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN................................ .......... 83 5.1. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP THU TH ẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN ..83 5.1.1. Ưu điểm................................ ................................ ...................... 83 5.1.2. Nhược điểm ................................ ................................ ................ 84 5.1.3. So sánh phương pháp thu thập bằng chứng kiểm nợ phải trả của công ty kiểm toán SGN với lý thuyết kiểm toán ................................ .............. 86 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN................................ .............. 88 5.2.1. Bổ sung và hoàn thiện các thủ tục tìm hiểu nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách h àng ................................ ................................ .....88 5.2.2. Bổ sung và hoàn thiện phương pháp chọn mẫu ........................... 89 5.2.3. Bổ sung và hoàn thiện thủ tục phân tích ................................ ...... 90 5.2.4. Bổ sung và hoàn thiện một số phương pháp liên quan khác......... 91 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ........... 93 6.1. KẾT LUẬN................................ ................................ ...................... 93 6.2. KIẾN NGHỊ ................................ ................................ ..................... 94 6.2.1 Đối với công ty kiểm toán SGN ................................ ................... 94 6.2.2. Đối với nhà nước ................................ ................................ ........ 94 iii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình hoạt động của công ty kiểm toán SGN .......................... 20 Bảng 2: Ma trận rủi ro phát hiện ................................ ................................ 24 Bảng 3: Mức trọng yếu kế hoạch tổng thể báo cáo t ài chính....................... 25 Bảng 4: Mức trọng yếu kế hoạch dựa v ào loại hình doanh nghiệp.............. 25 Bảng 5: Mức trọng yếu kế hoạch từng khoản mục ................................ .....26 Bảng 6: Mức trọng yếu kế hoạch cho công ty Polimex ............................... 34 Bảng 7: Bảng phân tích biến động số d ư cuối kỳ của tài khoản nợ phải trả ................................ ................................ ................................ ........................ 41 Bảng 8: Bảng liệt kê số dư các nhà cung cấp lớn của đơn vị ...................... 42 Bảng 9: Kiểm tra số dư các khoản phải trả ................................ ................. 44 Bảng 10: Bảng liệt kê chi tiết số dư Phải trả người bán và Trả trước cho người bán 31/12/2008................................ ................................ ................................ 46 Bảng 11: Bảng liệt kê chi tiết số dư Phải trả CNV, Chi phí phải trả, Quỹ DP TCMVL 31/12/2008 ................................ ................................ ........................ 49 Bảng 12: Bảng liệt kê chi tiết số dư khoản phải trả khác 31/12/2008 .......... 50 Bảng 13: Bảng liệt kê chi tiết số dư nhận ký quỹ dài hạn 31/12/2008 ......... 51 Bảng 14: Bảng kê tổng hợp kết quả xác nhận nợ phải trả người bán........... 53 Bảng 15: Bảng kê tổng hợp kết quả xác nhận khoản trả trước cho người bán ................................ ................................ ................................ ........................ 55 Bảng 16: Bảng tổng hợp chi tiết Phải trả cho ng ười bán (01/01/2009 đến 20/03/2009)................................ ................................ ................................ .....56 Bảng 17: Bảng kê tổng hợp kết quả xác nhận khoản ký cược tại đơn vị .....57 Bảng 18: Bảng kiểm tra phân tích đối ứng t ài khoản 331 ........................... 62 Bảng 19: Bảng liệt kê và giải thích các nghiệp vụ bất th ường .................... 63 Bảng 20: Bảng kiểm tra phân tích đối ứng tài khoản 334 ........................... 65 Bảng 21: Bảng kiểm tra phân tích đối ứng tài khoản 335 ........................... 66 Bảng 22: Bảng kiểm tra phân tích đối ứng t ài khoản 338 ........................... 68 Bảng 23: Bảng kiểm tra phân tích đối ứng tài khoản 344 ........................... 71 Bảng 24: Bảng kiểm tra phân tích đối ứng t ài khoản 351 ........................... 72 Bảng 25: Bảng tiền lương hạch toán vào chi phí trong kỳ của đơn vị ......... 74 iv Bảng 26: Bảng kiểm tra quỹ lương thực hiện tại đơn vị.............................. 75 Bảng 27: Bảng liệt kê BHXH, BHYT theo biên b ản đối chiếu hàng quý của đơn vị................................ ................................ ................................ .............. 76 Bảng 28: Bảng ước tính các khoản trích theo l ương ................................ ..77 Bảng 29: Bảng ước tính Quỹ DPTCMVL ................................ .................. 78 Bảng 30: Bảng tổng hợp các bút toán cần điều chỉnh đối với khoản mục nợ phải trả tại công ty Polimex ................................ ................................ ............. 80 Bảng 31: Bảng biểu chỉ đạo của khoản mục nợ phải trả ............................. 81 v DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty kiểm toán SGN................................ 17 Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty POLIMEX................................ ....... 31 vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 1. BHXH Bảo hiểm xã hội 2. BHYT Bảo hiểm y tế 3. BCĐKT Bảng cân đối kế toán 4. BKS Ban kiểm soát 5. Công ty Kiểm toán SGN Công ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn TCKT SGN 6. Công ty Polimex Công ty Thương mại Polimex 7. Cty TNHH TMDV Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ 8. Cty CP Công ty cổ phần 9. Cty LD Công ty liên doanh 10. Cty CPTVXD CT Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình 11. CN Chi nhánh 12. DNTN Doanh nghiệp tư nhân 13. DPTCMVL Dự phòng trợ cấp mất việc làm 14. HĐQT Hội đồng quản trị 15. HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 16. KTV Kiểm toán viên 17. KPCĐ Kinh phí công đoàn 18. PK Phú Khánh 19. Phải trả CNV Phải trả công nhân viên 20. TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính 21. TPT Tân Phú Thạnh 22. TQT Trần Quốc Toản 23. UBND Ủy ban nhân dân 24. XNCB Xí nghiệp chế biến vii Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong điều kiện nền kinh tế phát triển với tốc độ vũ b ão như hiện nay thì thông tin tài chính của các doanh nghiệp ngoài việc là một công cụ dùng để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt, nó còn là những chiếc chìa khoá sáng suốt để mọi người, mọi đối tượng cần phải có để mở ra những cánh cửa đầu tư khôn ngoan về kinh tế, nhằm mang lại lợi ích cho cả bản thân họ và cho cả xã hội. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nh ưng các đối tượng này đều có chung nguyện vọng l à các thông tin tài chính mà h ọ có được sẽ luôn luôn chính xác, tin cậy và trung thực cao. Chính vì thế, hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán độc lập đã ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán độc lập là dịch vụ bảo đảm các thông tin tài chính đã được kiểm toán trung thực và hợp lý, dựa trên các chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tuy nhiên, để đưa ra báo cáo kiểm toán khẳng định tính chính xác và khách quan của các thông tin trên báo cáo tài chính thì trong su ốt quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải vận dụng rất nhiều các phương pháp, các kỹ thuật đặc thù nhằm thu thập các bằng chứng đầy đủ thích hợp l àm cơ sở vững chắc mang tính thuyết phục cho kết luận của m ình. Bởi vì hơn ai hết, kiểm toán viên hiểu rõ kết quả của quá trình thu thập bằng chứng sẽ quyết định kết quả của việc đưa ra ý kiến kiểm toán cũng như chất lượng của một cuộc kiểm toán; chính những điều này sẽ giúp cho mọi người có thêm lòng tin về những ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và có thêm lòng tin để thực hiện nguyện vọng đầu t ư một cách hiệu quả. Và khoản mục Nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán có vị thế rất quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp , tùy vào mục đích, doanh nghiệp có thể làm sai lệch khoản mục này để các chỉ số về tài chính trên các báo cáo tài chính được tốt hơn. Trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của sự ảnh h ưởng này nên người thực hiện đã chọn đề tài: “Phương pháp thu th ập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN ” để làm đề tài GVHD: Trần Quế Anh 1 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cùa mình. Nhằm góp phần tạo nên cơ sở vững chắc cho việc đưa ra báo cáo kiểm toán chính xác. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Tài Chính Kế Toán SGN (công ty kiểm toán SGN), với những công việc cụ thể, từng b ước tiến hành và thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty khách h àng với số liệu thực tế. Qua đó, biết được tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng trong một cuộc kiểm toán và đưa ra một số giải pháp nhằm ho àn thiện hơn quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán kho ản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN. - Phân tích phương pháp thu th ập bằng chứng thông qua việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ , thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản tại công ty khách hàng, cụ thể là công ty thương mại Polimex. - Đánh giá phương pháp thu th ập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm ho àn thiện hơn quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Tài Chính Kế Toán SGN, với số liệu minh họa từ công ty khách h àng là công ty thương mại Polimex. 1.3.2. Thời gian Số liệu thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2008. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 12/01/2009 đến ngày 25/04/2009. GVHD: Trần Quế Anh 2 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục Nợ phải trả được áp dụng tại công ty Kiểm toán SGN. Do tính bảo mật của nghề nghiệp n ên kiểm toán viên phải luôn luôn giữ bí mật về những thông tin của khách h àng trong suốt thời gian thực hiện việc kiểm toán. Vì vậy, người viết đã dùng một tên khác để thay thế tên gọi chính thức của công ty khách hàng nhằm đảm bảo nguyên tắc trên và cũng là thực hiện đúng yêu cầu do công ty kiểm toán SGN đ ưa ra. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. (1) “Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty kiểm toán v à dịch vụ tin học AISC”, Hồ Thị Kim Ánh, Kế Toán K28, Đại học Kinh Tế TPHCM . Đề tài được thực hiện tại công ty kiểm toán AISC. Đề t ài nghiên cứu cụ thể các kỹ thuật thu thập bằng chứng và ứng dụng vào một số khoản mục để minh họa như: hàng tồn kho, nợ phải thu, doanh thu, chi phí. Tuy nhi ên đề tài chỉ thu thập một số bằng chứng để minh họa m à không thật sự đi sâu thu thập bằng chứng cụ thể cho các khoản mục. Người viết đã bổ sung phần kỹ thuật thu thập bằng chứng của đề tài này vào luận văn nghiên cứu của mình để hoàn thiện phần phương pháp luận, làm cho phần phương pháp luận về thu thập bằng chứng kiểm toán được đầy đủ hơn khi thể hiện đa phần các kỹ thuật và phương pháp khi tiến hành thu thập bằng chứng. Đặc biệt, người viết đã sử dụng phần phương pháp luận này làm cơ sở để đi sâu vào thu thập bằng chứng chi tiết cho khoản mục nợ phải trả với các số liệu minh họa tương đối đầy đủ chứ không minh họa chung chung về các khoản mục mà không có điểm nhấn mạnh cụ thể như đề tài đã nêu. Mục đích của người viết là nhằm minh họa phương pháp thu thập bằng chứng một cách cụ thể hóa để người đọc có thể thấy được tính ứng dụng cao của quá tr ình thực hiện thu thập bằng chứng mà đặc biệt là đối với khoản mục nợ phải trả. (2) “Thủ tục phân tích tại SGN”, Vũ Ánh Nguyệt, Kế Toán K30, Đại học Cần Thơ. Kết quả đề tài thực hiện phân tích đối với báo cáo t ài chính, các tỷ số tài chính ở cả 3 giai đoạn kiểm toán. Ng ười viết đã sử dụng kết quả phân tích về mặt biến động của đề tài đối với khoản mục nợ phải trả ở giai đoạn thực hiện kiểm toán để bổ sung vào phần giải pháp về thủ tục phân tích đối với nợ phải trả GVHD: Trần Quế Anh 3 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN trong luận văn của mình. Việc bổ sung này được người viết dựa trên những nghiên cứu khá cụ thể về quy trình phân tích mà đề tài đã đưa ra nhằm hoàn thiện quy trình phân tích nợ phải trả; đồng thời người viết cũng tiến hành bổ sung thêm những phân tích của mình khi tiến hành phân tích sâu vào số liệu có được từ việc thu thập bằng chứng nợ phải trả như phân tích dựa vào các thủ tục do công ty SGN đưa ra là phân tích đối ứng để người đọc có thể hiểu sâu v ào chi tiết. Bên cạnh đó, việc phân tích theo h ướng này sẽ giúp dễ dàng phát hiện và thu thập được các bằng chứng có giá trị về mặt số liệu, đặc biệt l à các số liệu mang tính chất bất thường đồng thời nâng cao được giá trị của thủ tục phân tích trong quá trình thu thập bằng chứng. Đây là điểm mới mà đề tài đã nêu chưa thực hiện được vì còn chú trọng vào phân tích các biến động nhiều hơn là tiến hành những thủ tục phân tích các số liệu chi tiết cho các khoản mục trên báo cáo tài chính; chính vì vậy, việc thực hiện phân tích c òn mang tính chất chung chung và chỉ phản ánh được một khía cạnh của việc áp dụng thủ tục phân tích trong thực tế. GVHD: Trần Quế Anh 4 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGH IÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và yêu cầu 2.1.1.1. Khái niệm Theo VSA 500 – Bằng chứng kiểm toán: “Bằng chứng kiểm toán l à tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán vi ên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các t ài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác ”. 2.1.1.2. Yêu cầu Bằng chứng kiểm toán phải đạt đ ược những yêu cầu nhất định về mặt chất lượng và số lượng. Hai khái niệm thích hợp v à đầy đủ được sử dụng để chỉ về hai yêu cầu này. “Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liền với nhau v à được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập từ các thử nghiệm kiểm soát v à thử nghiệm cơ bản. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện số lượng bằng chứng kiểm toán; “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán…”(đoạn 8 VSA 500). Thông th ường kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán v à thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. 2.1.2. Mục đích của việc thu thập bằng chứng kiểm toán Thu thập bằng chứng và đánh giá bằng chứng thu thập được là hai quá trình rất quan trọng của một cuộc kiểm toán m à trong đó, hầu hết thời gian, chi phí sẽ tập trung cho quá trình thu th ập bằng chứng. Bởi vì hơn ai hết, kiểm toán viên hiểu rõ kết quả của việc thu thập bằng chứng quyết định kết quả của việc đưa ra ý kiến, sự xác đáng của báo cáo kiểm toán tr ước hết phụ thuộc vào những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được và dùng làm cơ sở để đưa ra ý kiến của mình. Chính vì thế, kiểm toán viên thu thập bằng chứng với mục đích d ùng nó làm cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, n ên các chuẩn mực kiểm toán đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của bằng chứng ki ểm toán và yêu cầu: “Kiểm GVHD: Trần Quế Anh 5 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”.(Đoạn 2 VSA 500). 2.1.3. Các phương pháp thu th ập bằng chứng kiểm toán Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán l à các cách thức, các kỹ thuật mà kiểm toán viên sử dụng trong suốt quá tr ình thu thập bằng chứng kiểm toán. Theo VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”, đoạn 20: “KTV thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các ph ương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán”. 2.1.3.1. Kiểm tra Là sự xem xét các tài liệu ghi chép và những tài sản hữu hình bằng cách rà soát, đối chiếu giữa chúng với nhau, giữa sổ sách v à thực tế, giữa quy định và thực hiện…Thường bao gồm 2 loại: a. Kiểm tra vật chất: Bao gồm việc kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê tài sản thực tế về hàng hóa, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quỹ… b. Kiểm tra tài liệu: bao gồm việc xem xét đối chiếu các t ài liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan. 2.1.3.2. Quan sát Là sự xem xét tận mắt về các công việc, những tiến tr ình thực hiện công việc do người khác làm. 2.1.3.3. Xác nhận Là việc thu thập các thư xác nhận của các bên thứ ba về những số dư, hoặc các thông tin khác. Các bằng chứng thu thập được bằng các thủ tục xác nhận có độ tin cậy rất cao nếu bảo đảm đ ược các yêu cầu sau: - Thông tin được xác nhận theo yêu cầu của KTV - Sự xác nhận được thực hiện bằng văn bản - Sự độc lập của người cung cấp xác nhận với đ ơn vị - KTV kiểm soát được toàn bộ quá trình thu thập thư xác nhận 2.1.3.4. Phỏng vấn Là thu thập thông tin qua sự trao đổi với những ng ười có liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu. Thủ tục này được thực hiện dưới dạng vấn đáp hay văn bản. GVHD: Trần Quế Anh 6 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN Thủ tục này quan trọng vì giúp KTV thu thập được những bằng chứng ch ưa có, hoặc củng cố các luận cứ của m ình. 2.1.3.5. Tính toán Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện những tính toán độc lập của KTV. 2.1.3.6. Phân tích Là sự xem xét các số liệu, thông tin của đ ơn vị thông qua việc so sánh v à nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, và giữa những thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính. Khi phân tích, ta có thể so sánh các thông tin nh ư: - So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với những thông tin tương ứng của kỳ trước. - So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán. - So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin t ài chính trong kỳ - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin t ài chính và các thông tin phi tài chính. 2.1.4. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt Bằng chứng kiểm toán đặc bi ệt là các loại bằng chứng thu thập đ ược từ một số đối tượng đặc biệt và khi sử dụng các bằng chứng n ày kiểm toán viên cân nhắc rất kỹ về tính trọng yếu, rủi ro và sự phức tạp cũng như khả năng thu thập các bằng chứng khác cho các khoản mục trong suốt quá tr ình kiểm toán. Một số bằng chứng kiểm toán đặc bi ệt thường sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập: - Tư liệu của chuyên gia - Giải trình của giám đốc - Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ - Tư liệu của các kiểm toán viên khác - Bằng chứng về các bên liên quan GVHD: Trần Quế Anh 7 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN 2.1.5. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục Nợ phải trả 2.1.5.1. Nội dung Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả thường phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.  Nợ ngắn hạn là các khoản phải trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh b ình thường dài hơn một năm). Các khoản n ày sẽ đươc trang trải bằng tài sản lưu động hiện có, hoặc bằng cách vay các khoản nợ khác.  Nợ dài hạn là các khoản phải trả trong thời gia n nhiều hơn một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh b ình thường dài hơn một năm). Nợ phải trả được trình bày trên Bảng cân đối kế toán ở phần nguồn vốn, mục A: Nợ phải trả và chi tiết thao từng đối tượng phải trả, chia thành hai loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 2.1.5.2. Phương pháp thu th ập bằng chứng kiểm toán khoản mục Nợ phải trả Mỗi thủ tục kiểm toán sẽ giúp cho kiểm toán viên (KTV) thu thập các bằng chứng kiểm toán khác nhau v à với độ tin cậy khác nhau. Do đó, trong nhiều trường hợp KTV cần phải phối hợp sử dụng nhiều thủ tục để đạt đ ược các mục tiêu kiểm toán. Việc áp dụng thủ tục n ào sẽ dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của bản thân KTV cũng như dựa trên sự cân đối giữa chi phí và lợi ích. Trong trường hợp khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo t ài chính, KTV phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để loại trừ sự nghi ngờ đó. Mỗi bằng chứng có một mức độ thuyết phục khác nhau. Do vậy, các bằng chứng ri êng lẻ có thể có hạn chế. Điều quan trọng là làm cho các bằng chứng có thể kết hợp lại để chứng minh tính hợp lý của khoản mục trên báo cáo kiểm toán.  Điều tra, quan sát: Thủ tục quan sát, điều tra đ ược KTV áp dụng khi tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của đ ơn vị được kiểm toán. KTV có thể đi thị sát đ ơn GVHD: Trần Quế Anh 8 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN vị được kiểm toán để có những hiểu biết ban đầu về qui mô của đ ơn vị, đánh giá mức trọng yếu của khoản mục nợ phải trả dựa tr ên tỷ số của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn khi xem xét báo cáo t ài chính, việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận trong đơn vị, cách sắp xếp tổ chức trong đ ơn vị, việc soát xét và luân chuyển các chứng từ giữa các bộ phận kế toán nợ phải trả…  Phỏng vấn Bằng chứng do phỏng vấn n ày được thu thập qua quá trình thảo luận với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán vi ên có thể yêu cầu đơn vị cử người có thẩm quyền để trình bày về tình hình kinh doanh của đơn vị, về hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách kinh doanh, c ơ cấu tổ chức… Trong quá trình thảo luận, KTV có thể trực tiếp trao đổi với những cán bộ chủ chốt tại các bộ phận. KTV có thể phỏng vấn tr ưởng bộ phận sử dụng về quy trình xét duyệt phiếu đề nghị mua hàng; trưởng bộ phận mua hàng về quy trình đặt hàng, mua hàng; phỏng vấn bộ phận nhận h àng về chất lượng lô hàng, bộ phận kế toán nợ phải trả về công tác ghi chép sổ sách v à phân loại các khoản nợ phải trả người bán, phỏng vấn một số nhân vi ên đơn vị về việc áp dung nguy ên tắc phân chia trách nhiệm v à tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong đ ơn vị: phỏng vấn kế toán lương, thủ quỹ… Qua những cuộc tiếp xúc, ngo ài việc tìm hiểu về phương diện chuyên môn, kiểm toán viên cũng sơ bộ đánh giá về năng lực, phẩm chất các nhân vi ên trong đơn vị được kiểm toán, về tính nhạy cảm với sự gian lận nếu có của khách hàng. Để phỏng vấn thành công, kiểm toán viên phải có kinh nghiệm và kỹ thuật phỏng vấn (biết cách đặt câu hỏi, có khả năng giải thích vấn đề), phải cẩn thận không làm sai lệch các câu trả lời. Các bằng chứng thu đ ược phải ghi chép và kiểm chứng với các bằng chứng khác. Tuy nhi ên, KTV cũng cần chú ý đến người được phỏng vấn bởi vì họ là người của đơn vị nên việc thiếu khách quan là điều không thể tránh khỏi, đồng thời chú ý đến tr ình độ hiểu biết của người được phỏng vấn nhằm đảm bảo cho chất l ượng của bằng chứng kiểm toán.  Thủ tục phân tích Đối với nợ phải trả người bán: GVHD: Trần Quế Anh 9 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN - So sánh các khoản phải trả theo từng ng ười bán để phát hiện những điểm bất thường (ví dụ: thay đổi nhà cung cấp chính, thay đổi về tỷ lệ số d ư nợ, tuổi nợ của các khoản phải trả…) hoặc những thay đổi đ ã dự kiến nhưng không xảy ra. - So sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước, so sánh số liệu mua v ào, số dư cuối kỳ… Đối với chi phí tiền lương, chi phí phải trả, các khoản phải trả khác, v à các khoản phải nộp khác như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ). - So sánh chi phí lương th ực tế với chi phí dự toán, chi phí kỳ n ày với kỳ trước. - Kiểm tra sự hợp lý của các số tiền BHXH, BHYT tính theo tiền l ương. - Kiểm tra số kế hoạch và dự toán là cơ sở cho giả thiết trong việc tính các khoản dự phòng và chi phí trích trước, kiểm tra lại các dự toán kỳ tr ước với chi phí thực tế phát sinh, đảm bảo rằng các giả thiết khác nhau đều có tính chất chung. Trong một số trường hợp, đối với các khoản phải trả khác kiểm toá n viên có thể so sánh với các thông tin phi t ài chính.  Kiểm tra tài liệu liên quan đến sổ sách nợ phải trả. KTV xem xét đối chiếu các tài liệu, sổ sách, chứng từ có li ên quan đến khoản mục nợ phải trả. Đối với các khoản nợ phải trả ng ười bán: KTV chọn mẫu một số chứng từ thanh toán và thực hiện: + So sánh số lượng trên hóa đơn của người bán với số lượng trên phiếu nhập kho (hoặc báo cáo nhận h àng) và đơn đặt hàng của đơn vị nhằm kiểm tra số lượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận của đơn vị. + So sánh giá cả, chiết khấu trên đơn đặt hàng của đơn vị và trên hóa đơn của người bán để tìm hiểu chính xác về số nợ phải trả người bán của đơn vị. + Đối chiếu chứng từ thanh toán với phiếu chi của đ ơn vị, đối chiếu bảng kê hóa đơn của người bán với sổ chi tiết của đơn vị để kiểm tra nghiệp vụ chi trả có đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ không. Đối với một số khoản phải trả khác Phải trả công nhân viên: GVHD: Trần Quế Anh 10 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN + Đối chiếu sổ liệu trên sổ chi tiết với sổ cái, bảng cân đối kế toán (BCĐKT). + Kiểm tra mẫu một số chứng từ chi l ương, các khoản còn giữ lại, hoặc các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên. Phải trả khác: + Đối chiếu sổ liệu trên sổ chi tiết với sổ cái, BCĐKT. + Kiểm tra mẫu một số chứng từ chi nộp ngân sách Chi phí phải trả: + Đối chiếu sổ liệu trên sổ chi tiết với sổ cái, BCĐKT + Kiểm tra mẫu một số chứng từ chi trả (chi phí l ãi vay, chi phí điện nước, thuê nhà…) Các khoản vay + Từ số dư chi tiết các khoản vay, đối chiếu sổ liệu tr ên sổ chi tiết với sổ cái. + Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ vay v à thanh toán Thuế và các khoản phải nộp nhà nước + Đối chiếu số liệu trên sổ cái và trên bảng cân đối kế toán, trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh li ên quan đến nghĩa vụ đối với ngân sách + Kiểm tra các bảng khai thuế v à chứng từ nộp thuế.  Kiểm tra việc tuân thủ chính sách, quy định về quản lý nợ phải trả . Thử nghiệm đối với nghiệp vụ mua h àng: Kiểm tra các đơn đặt hàng theo trình tự sau: - Kiểm tra số thứ tự và tính liên tục của các đơn đặt hàng trong kỳ - Chọn mẫu một số đơn đặt hàng. - Kiểm tra sự xét duyệt trên đơn đặt hàng. Theo dõi quá trình mua hàng t ừ phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho có được xét duyệt và phù hợp với chính sách, quy định của đ ơn vị không. Kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ mua h àng vào các sổ sách liên quan. Thử nghiệm đối với nghiệp vụ thanh toán: - Kiểm tra các chứng từ thanh toán v à những chứng từ khác phát sinh tại bộ phận kế toán nợ phải trả của đ ơn vị, bao gồm kiểm tra số thứ tự v à tính liên tục đồng thời kiểm tra sự xét duyệt. GVHD: Trần Quế Anh 11 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN - Chọn mẫu hóa đơn của người bán và kiểm tra sự khớp đúng với các chứng từ lưu giữ tại đơn vị. - Kiểm tra việc chi quỹ để thanh toán cho ng ười bán có phù hợp với quy định không và kiểm tra việc ghi chép vào các sổ sách liên quan. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, văn bản pháp lý li ên quan đến các khoản phải trả. - Xem xét việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Xem xét việc tuân thủ trong việc kê khai nộp thuế - Xem xét việc tuân thủ trong việc xác định c ơ sở cho các khoản trích trước. Kiểm tra hệ thống sổ chi tiết nợ phải trả. - Kiểm tra việc thống nhất giữa sổ chi tiết của các t ài khoản phải trả và sổ cái tương ứng với các nghiệp vụ phát sinh. - Chọn mẫu một số sổ chi tiết v à kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên sổ sách.  Kiểm tra việc phản ánh đầy đủ nợ p hải trả trên báo cáo Kiểm toán viên kiểm tra các khoản nợ phải trả không đ ược ghi chép, kiểm tra việc khóa sổ đối với nợ phải trả nhằm phát hiện những tr ường hợp làm cho nợ phải trả bị sai sót.  Kiểm tra các ước tính liên quan đến các ước tính kế toán Theo VSA 540 “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các ước tính kế toán trong báo cáo t ài chính”. Ước tính kế toán này được lập dựa trên sự xét đoán và trong điều kiện không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đ ã phát sinh hoặc có thể sẽ phát sinh. V ì vậy, mức độ rủi ro, sai sót của báo cáo tài chính thường là rất cao, khi có ước tính kế toán. Phương pháp kiểm tra các khoản ước tính của đơn vị:  Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị - Kiểm tra tài liệu và xem xét các giả định: kiểm toán viên cần phải thu thập bằng chứng liên quan đến các khoản ước tính của đơn vị. Ví dụ: kiểm tra các bảng dự toán tiền lương, kiểm tra cơ sở cho việc trích trước chi phí của đơn vị, kiểm tra các văn bản pháp lý li ên quan. - Kiểm toán viên phải đánh giá tính thích hợp của các giả định m à đơn vị sử dụng để lập các ước tính kế toán: có hợp lý so với kết quả của các kỳ kế toán GVHD: Trần Quế Anh 12 SVTH: Trần Lê Kim Liên Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty kiểm toán SGN trước hay không, có nhất quán với các c ơ sở pháp lý và các giả đinh đã được sử dụng để lập các ước tính kế toán hay không. - Kiểm toán viên cần phải kiểm tra phương pháp tính toán mà đơn v ị đã sử dụng để lập ước tính kế toán. Nội dung, lịch tr ình và phạm vi các thử nghiệm của kiểm toán tùy thuộc vào mức độ phức tạp của việc tính toán các ước tính kế toán, sự đánh giá của kiểm toán vi ên về các thủ tục và phương pháp mà đơn v ị sử dụng để lập ước tính và tính trọng yếu của các ước tính kế toán.  Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập Kiểm toán viên có thể tự lập hoặc thu thập một ước tính kế toán độc lập và so sánh kết quả ước tính độc lập đó với ước tính do đơn vị lập. Khi sử dụng kết quả ước tính độc lập, kiểm toán vi ên phải đánh giá các dữ liệu, xem xét các giả định và kiểm tra các thủ tục tính toán đ ược sử dụng trong quá trình lập ước tính. Kiểm toán viên cũng có thể so sánh các ước tính với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước đó.  Đánh giá kết quả của thủ tục kiểm toán Do tính không chắc chắn vốn có trong các ước tính kế toán nên việc đánh giá các chênh lệch, khác biệt khi kiểm toán các ước tính kế toán là khó hơn so với khi thực hiện kiểm toán những chỉ ti êu khác. Để giải quyết chênh lệch giữa giá trị ước tính của kiểm toán vi ên với giá trị ước tính của đơn vị, kiểm toán viên cần cân nhắc xem sự chênh lệch này có cần điều chỉnh không. Nếu ch ênh lệch là hợp lý hoặc không trọng yếu th ì không cần phải điều chỉnh. Ngược lại, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các ước tính kế toán có liên quan. Nếu đơn vị từ chối điều chỉnh thì chênh lệch đó được coi là một sai sót và sẽ được xem xét cùng với các sai sót khác để đánh giá múc độ ảnh hưởng của chúng đến báo cáo t ài chính.  Tính toán lại Kiểm toán viên xem xét tính chính xác (b ằng cách tính lại) một số khoản nợ phải trả người bán dựa trên hóa đơn của người bán, phiếu nhập kho; tính toán lại chi phí các khoản chi phí phải trả dựa tr ên sự ước tính độc lập, tính toán lại chi phí tiền lương, các khoản phải trả, phải nộp khác nh ư BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản ký cược, ký quỹ… GVHD: Trần Quế Anh 13 SVTH: Trần Lê Kim Liên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng