Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học ngoại thương ...

Tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học ngoại thương trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức.

.PDF
134
30
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN TUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN TUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thanh Long HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn khoa học này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo cùng quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu của bản thân trong suốt khoa học. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu và các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ, giúp tác giả có những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực quản lý giáo dục và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phan Thanh Long, người đã chỉ bảo, động viên và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tác giả thực hiện đề tài luận văn vừa qua. Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên việc thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn trong thời gian tương đối ngắn, sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn quý báu của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn i Văn Tuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBGV Cán bộ, giảng viên FTU Foreign Trade University (Trường Đại học Ngoại thương) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GV Giảng viên GVHD Giảng viên hướng dẫn KHCN Khoa học công nghệ KTTT Kinh tế tri thức NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh SV Sinh viên SVNCKH Sinh viên nghiên cứu khoa học QL Quản lý ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn................................................................................................................ i Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ ii Danh mục bảng ......................................................................................................... iii Danh mục hình ......................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ....................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................... 6 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 6 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 11 1.2.1. Quản lý và chức năng quản lý ........................................................................ 11 1.2.2. Quản lý giáo dục............................................................................................. 15 1.2.3. Quản lý nhà trường ......................................................................................... 15 1.2.4. Nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ................ 16 1.2.5. Nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học ................................................... 19 1.2.6. Khái niệm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học .... 20 1.2.7. Người hướng dẫn nghiên cứu khoa học ........................................................ 21 1.2.8. Khái niệm kinh tế tri thức .............................................................................. 22 1.2.9. Những đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế tri thức ........................................... 25 1.3. Bối cảnh phát triển kinh tế tri thức ................................................................... 28 1.3.1. Bối cảnh phát triển kinh tế tri thức trên thế giới ............................................ 28 1.3.2. Bối cảnh phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam và khu vực Đông Á ............ 30 1.4. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên đại học ... 33 1.5. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học.. ......................................................................................................................34 1.5.1. Kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ....................... 35 1.5.2. Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ................ 36 1.5.3. Chỉ đạo điều phối hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ................. 37 1.5.4. Kiểm tra và đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên .......................................................................................................................... 37 1.5.5. Cung ứng điều kiện nghiên cứu khoa học cho sinh viên và GVHD .............. 38 iii 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học ............................... 38 1.6.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................................... 38 1.6.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................. 39 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 39 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ........................................................................................................................... 40 2.1. Cơ sở pháp lý cho quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên .............. 40 2.2. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Ngoại thương .................................... 41 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 41 2.2.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 42 2.2.3. Sứ mạng và mục tiêu chiến lược .................................................................... 44 2.2.4. Thư viện và cơ sở vật chất.............................................................................. 44 2.2.5. Hoạt động khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên ................................. 45 2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2011 – 2015 ....................................................................... 47 2.3.1. Nhận thức của sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý về vai trò hoạt động NCKH của sinh viên................................................................................................. 48 2.3.2. Mức độ quan tâm và hứng thú của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học ................................................................................................................... 51 2.3.3. Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên từ phía các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học .................................................................................. 54 2.3.4. Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học từ phía giảng viên hướng dẫn ............................................................................................................................ 55 2.3.5. Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong 5 năm gần đây..................................................................................... 57 2.3.6. Thuận lợi và khó khăn, hạn chế của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học ................................................................................................................... 62 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương .............................................................................................. 66 2.4.1. Kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ........................ 66 2.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ................. 67 2.4.3. Chỉ đạo điều phối hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên .................. 68 2.4.4. Kiểm tra và đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ............. 68 2.4.5. Cung ứng điều kiện hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sinh viên ..................... 69 2.4.6. Phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ................... 70 2.4.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. .................................................................................................................. 72 iv 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương...................................... 73 2.5.1. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 73 2.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 78 CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ........................................ 79 3.1. Định hướng phát triển Trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh mới và nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................................. 79 3.1.1. Đảm bảo tính định hướng ............................................................................... 79 3.1.2. Đảm bảo tính nguyên tắc ................................................................................ 80 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức .................................................................................................. 85 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên .................... 85 3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên phù hợp với mục tiêu phát triển Nhà trường ............................... 89 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên ................................................................................................................... 91 3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra tiến độ và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của sinh viên................................................................................ 94 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện phục vụ, hỗ trợ cho sinh viên và giáo viên hướng dẫn ................................................................................................. 97 3.2.6. Biện pháp 6: Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học........................................................................................ 98 3.2.7. Biện pháp 7: Kịp thời khen thưởng, động viên khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học .................................................................................. 100 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 102 3.4. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................... 103 3.4.1. Mục đích khảo sát........................................................................................... 103 3.4.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 104 3.4.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................. 104 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 106 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 107 v Kết luận .................................................................................................................... 107 Khuyến nghị ............................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 111 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 115 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số đề tài của cán bộ, giảng viên cơ hữu Nhà trường nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2015 .................................................................................................... 45 Bảng 2.2: Số lượng cán bộ cơ hữu của Nhà trường tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây (từ năm 2011 đến tháng 2015) ......................................... 46 Bảng 2.3: Số lượng sách của nhà trường được xuất bản trong 5 năm gần đây..46 Bảng 2.4: Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của Nhà trường được đăng tạp chí trong 5 năm gần đây (2011 -2015) ........................................................................... 47 Bảng2.5: Mức độ quan tâm và hứng thú của sinh viên đối với hoạt động NCKH ...................................................................................................................... 52 Bảng 2.6: Số lượng các đề tài NCKH của sinh viên tham dự Cuộc thi “Sinh viên NCKH Trường Đại học Ngoại thương” giai đoạn 2011-2015 ................................ 57 Bảng 2.7: Thống kê tỷ lệ một số tiêu chí về hoạt động NCKH của sinh viên ......... 58 Bảng 2.8: Số đề tài NCKH sinh viên do Khoa Quản trị kinh doanh tổ chức Cuộc thi “Sinh viên NCKH trong lĩnh vực Quản trị du lịch và Khách sạn” năm 2015 ............ 60 Bảng 2.9. Số lượng các đề tài NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đạt giải cấp Trường và cấp Bộ (2011-2015) .................................................................. 61 Bảng 2.10: Mức độ các yếu tố rào cản làm cho sinh viên chưa thực sự quan tâm và hứng thú với hoạt động NCKH ................................................................................ 64 Bảng 2.11: Đánh giá thực trạng mức độ hiệu quả công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ............................................................................................................. 73 Bảng 2.12: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ........................................................................................................................... 74 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên được đề xuất ........................................................ 104 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động quản lý ................................................................................... 12 Hình 1.2. Sơ đồ Tứ trụ của nền kinh tế tri thức ....................................................... 32 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương ........................ 43 Hình 2.2. Biểu đồ mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên ....................................................................................................... 49 Hình 2.3. Biểu đồ biểu thị mức độ nhận thức của cán bộ, giảng viên về vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên .......................................................................... 51 Hình 2.4. Biểu đồ mức độ quan tâm và hứng thú của sinh viên đối với hoạt động NCKH ....................................................................................................................... 54 Hình 2.5: Biểu đồ tính bình quân mức độ ảnh hưởng nhiều và mức độ ảnh hưởng ít trên các nhóm yếu tố ................................................................................................ 77 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi nền giáo dục đại học của chúng ta cũng phải đổi mới và phát triển không ngừng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, phù hợp với thời đại công nghệ thông tin và bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức, giúp cho Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Đảng đề ra yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Quan điểm của Đảng nhất quán với triết lý coi “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”. Bởi đó là một trong những động lực quan trọng nhất góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức, là điều kiện quan trọng để đất nước ta hội nhập quốc tế thành công. Nghiên cứu khoa học không chỉ là một chức năng quan trọng của trường đại học, mà còn là điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, các trường đại học cần phải chú trọng song hành cả hai nhiệm vụ đào tạo và NCKH. Đối với nhiệm vụ đào tạo của các trường đại học không chỉ là đào tạo sinh viên về tri thức và kỹ năng chuyên môn mà còn phải hình thành cho họ năng lực và kỹ năng nghiên cứu, giúp sinh viên hoàn thành tốt chương trình đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình công tác thực tế sau này. Hoạt động NCKH của sinh viên và việc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo đại học để nâng cao chất lượng đào tạo cho nguồn nhân lực. Bởi vì, hoạt động NCKH không chỉ giúp sinh viên có cơ hội hệ thống hóa các kiến thức đã học, mở rộng kiến thức, mà còn giúp cho sinh viên dần làm quen và tiếp nhận cách học tập mới ở bậc đại học thông qua các phương pháp nghiên cứu và các kỹ năng nghiên cứu được thực hành; giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế. Cùng với hoạt động học tập và các hoạt động rèn luyện khác, hoạt động NCKH giúp cho sinh viên hình thành các kỹ năng cần thiết đáp ứng mục tiêu đào tạo về phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học. Tuy vậy, hiện nay hoạt động 1 NCKH trong sinh viên đại học vẫn chưa được nhiều sinh viên thực sự quan tâm và chưa thể hiện được hết các vai trò của nó nhằm đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, công tác NCKH của sinh viên đã được lãnh đạo, giảng viên và sinh viên các trường đại học ở Việt Nam quan tâm nhiều hơn trước kia, nhưng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động NCKH sinh viên mới chỉ chủ yếu tập trung ở các trường đại học lớn, có không ít trường đại học gần như không có các hoạt động ngoại khóa về NCKH cho sinh viên. Trường Đại học Ngoại thương quan tâm, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động NCKH. Trong những năm qua, phong trào sinh viên NCKH của Nhà trường đã giành được một số giải thưởng các cấp. Tuy vậy, qua quan sát và thực tiễn giảng dạy, hướng dẫn sinh viên NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương, tác giả thấy rằng vẫn còn một số vấn đề bất cập và hạn chế như: Hoạt động NCKH của sinh viên chỉ mới tập trung ở một số ít sinh viên tích cực; Cơ chế khuyến khích sinh viên tham gia NCKH chưa phù hợp và chưa thực sự tạo được động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH và chất lượng một số công trình NCKH của sinh viên còn thấp; Nguồn lực cho NCKH còn hạn chế; Hầu hết sinh viên lần đầu làm quen với nghiên cứu còn rất bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn; Hoạt động khoa học ngoại khóa, hội thảo, tọa đàm, xêmina cho sinh viên chưa được tổ chức thường xuyên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục được những bất cập, hạn chế và vướng mắc còn tồn tại đối với hoạt động NCKH của sinh viên đại học? Cần phải đổi mới công tác quản lý NCKH sinh viên như thế nào để đẩy mạnh công tác NCKH của sinh viên cả về số lượng và chất lượng? Thực tế ở Trường Đại học Ngoại thương, hàng năm đều có đề tài nghiên cứu các cấp được triển khai thực hiện nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, giáo dục đại học… Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Từ các lý do trên và để tìm câu trả lời giải đáp thỏa đáng cho các vấn đề còn tồn tại, tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với chủ đề: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức”. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, bên cạnh việc nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, mục đích cuối cùng của tác giả là tìm 2 nguyên nhân của các thực trạng hoạt động NCKH sinh viên và đề xuất một số biện pháp quản lý NCKH của sinh viên đảm bảo tính định hướng, tính hệ thống, tính kế thừa, tính hiệu quả và khả thi nhằm phát triển hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và NCKH của Nhà trường trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên của đề tài, tác giả sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: 3.1. Xem xét tổng quan các nghiên cứu có liên quan về NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học để có thể kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu trước; 3.2. Nghiên cứu và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học; 3.3. Khảo sát thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên và thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương; phân tích, đánh giá nguyên nhân của thực trạng; 3.4. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu, để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên sao cho đảm bảo tính định hướng, tính hiệu quả và khả thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý NCKH sinh viên, thúc đẩy phát triển hoạt động NCKH sinh viên, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học. 5. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chính quy Trường Đại học Ngoại thương. Tuy nhiên, để có được thông tin đầy đủ nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả cho vấn đề nghiên cứu, đề tài sẽ dành một phần nghiên cứu về hoạt động NCKH của sinh viên chính 3 quy Trường Đại học Ngoại thương, chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạt động NCKH ngoại khóa của sinh viên; - Giới hạn phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Ngoại thương; - Giới hạn phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015. 6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi được đặt ra cho vấn đề nghiên cứu của đề tài đó là: - Vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên đại học như thế nào? - Cần những biện pháp quản lý gì để phát triển NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức? 7. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên một cách khả thi và đảm bảo các nguyên tắc khoa học sẽ tăng cường phát triển hiệu quả hoạt động NCKH, góp phần tăng cường chất lượng đào tạo của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học trong cả nước. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng quan lịch sử. - Phương pháp thu thập, phân loại và xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu, dữ liệu. - Phương pháp khái quát hoá hệ thống. 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thống kê các số liệu, dữ liệu: thống kê và phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. - Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu khảo sát về hoạt động NCKH của sinh viên; quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý Trường Đại học Ngoại thương, giảng 4 viên hướng dẫn, các sinh viên năm thứ hai tập trung vào đối tượng sinh viên hệ chính quy đại trà. Khảo sát sinh viên theo hình thức điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đối với sinh viên và giảng viên ở 04 khoa chuyên môn gồm: Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính ngân hàng và Khoa Luật. - Phương pháp quan sát và tổng kết kinh nghiệm: Thu thập những thông tin, dữ liệu cần thiết và tổng kết kinh nghiệm trong thực tế thông qua quá trình quản lý khoa học sinh viên, hướng dẫn sinh viên NCKH, quá trình quan sát thực tế các hoạt động nghiên cứu của sinh viên, các bài viết đăng kỷ yếu chia sẻ ý kiến, quan điểm, kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm tham gia NCKH của sinh viên và kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu của giảng viên nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề cốt lõi của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các số liệu thống kê về thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên; về hoạt động NCKH của sinh viên, về các đề tài đạt giải trong các cuộc thi; về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu của sinh viên, tham khảo kết quả nghiên cứu của một số đề tài và bài báo khoa học liên quan nhằm đưa ra những nhận định đúng và có cơ sở khoa học, phân tích, đánh giá thực trạng , trên cơ sở đó đề ra các giải pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong thời gian tới. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn sâu và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia là lãnh đạo Nhà trường và cán quản lý NCKH trong trường, các trưởng/phó khoa; Thông qua việc tổ chức các hội nghị khoa học sinh viên hàng năm với các phát biểu ý kiến và thảo luận của các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý khoa học, cán bộ quản lý các khoa. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần các danh mục chữ viết tắt, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến NCKH như vấn đề quản lý giáo dục đại học, phương pháp luận NCKH, hoạt động NCKH của trường đại học... Sau đây tác giả xin trình bày sơ lược về một số nghiên cứu ở nước ngoài mà tác giả có cơ hội được tham khảo nhằm vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu, chọn hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai, cụ thể bao gồm: - “How to study science”, của tác giả Frederick Drewes và Kristin Milligan, xuất bản năm 2002 là cuốn sách đề cập đến khái niệm NCKH và những hướng dẫn cơ bản về phương pháp luận NCKH và phương pháp NCKH. Tài liệu này rất phù hợp với sinh viên và những người bước đầu làm quen với NCKH. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả mới chỉ đề cập đến các phương pháp nghiên cứu cơ bản chung nhất, chưa đề cập đến phương pháp nghiên cứu chuyên sâu cho một số chuyên ngành đặc thù, cũng chưa nghiên cứu về các hoạt động NCKH của sinh viên. - Tác giả Richard J.Shavelson (2002), với đề tài nghiên cứu có chủ đề Đào tạo về NCKH “Scientific Research in Education”, (Committee on Scientific Principles for Education Research, National Research Council). Tác giả đã phân tích, đánh giá sự khác biệt giữa giáo dục đào tạo thông thường với đào tạo chuyên về NCKH; đồng thời, tác giả đề ra khuôn khổ và một số quy định, thể chế nhằm áp dụng cho các chương trình đào tạo về lĩnh vực NCKH [68]. - Tác giả Meredith Drosback (2010), với nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Engaging First-Year College Students in Scientific Research”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc đầu tư cho đào tạo kết hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong giáo dục đại học là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho các quốc gia có được nguồn nhân lực khoa học công nghệ ứng dụng mạnh để phát triển đất nước bền vững cả ở hiện tại và trong tương lai. Khi áp dụng giải pháp đó vào chương trình đào tạo đại học, vừa có thể đào tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng tổng hợp về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), có khả năng tự phối hợp mạnh mẽ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết được các vấn đề khoa học và công nghệ đặt ra; vừa đồng thời cung cấp cho sinh viên đại học thêm nhiều cơ hội để thực hiện các nghiên cứu đích thực ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất trên giảng đường đại học. Kết quả đề tài này đã được Chính phủ Mỹ đề ra chính sách áp dụng rộng rãi trong cả nước, Tổng thống Mỹ 6 Obama đã công bố mục tiêu đào tạo đại học của Mỹ từ năm 2012 đến năm 2022 sẽ đào tạo thêm 1 triệu cử nhân và kỹ sư của chương trình đào tạo STEM [65]. - Năm 2013 Trường Đại học Quốc gia Al-Farabi Kazakh của Cộng hòa Kazakhstan (al-Farabi Kazakh National university) công bố một nghiên cứu với chủ đề “Xã hội sinh viên khoa học” Scientific student society (SSS). Nghiên cứu cho thấy rằng Xã hội của sinh viên khoa học (SSS) là tổ chức gắn kết các sinh viên đại học trên cơ sở sinh viên tự nguyện, tạo môi trường và điều kiện cho các sinh viên được liên tục tham gia vào các nghiên cứu và thiết kế các công trình, dự án. Mô hình SSS là mô hình tổ chức công theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm kêu gọi và tăng cường mọi nguồn lực, phương thức để có thể giúp cung cấp và đào tạo về phương pháp luận khoa học cho sinh viên, nhằm phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên, để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của tổ chức và thực hiện tốt các NCKH của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động NCKH của sinh viên và cũng chưa nghiên cứu đánh giá về thực trạng các hoạt động nghiên cứu của sinh viên [57]. - Anna Barrie Hunter (2007), công bố một nghiên cứu với chủ đề “Becoming a scientist: The role of undergraduate research in students' cognitive, personal and professional development”, đề tài này nghiên cứu về các chương trình nghiên cứu của sinh viên đại học (undergraduate research -UR) ở kỳ nghiên cứu hè tại bốn trường đại học. Tác giả so sánh và phân tích, đánh giá về vai trò của hoạt động NCKH sinh viên, nhất là sự nhận thức về xã hội và tính thực hành chuyên nghiệp đối với sự phát triển nhận thức, năng lực cá nhân và phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp của sinh viên sau này. Đề tài này chủ yếu tập trung làm rõ vai trò của hoạt động NCKH sinh viên, sự thực hành chuyên môn trong qúa trình học tập và sự nhận thức của sinh viên về xã hội. Đề tài chưa đề cập đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên [58]. - Tác giả Browne M. N. (2000) với nghiên cứu “The Importance of Critical Thinking for Student Use of the Internet”. Browne M. N. chủ yếu tập trung phân tích đánh giá vai trò quan trọng của khả năng suy nghĩ phê phán và phản biện của sinh viên trong việc sử dụng Internet. Trong bài báo khoa học công bố về nghiên cứu của mình, Browne M. N. chưa đề cập và nghiên cứu đến các hoạt động NCKH của sinh viên, mà chủ yếu đề cập đến kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet của sinh viên [62]. - Năm 2014 tác giả Jeff Ryan (Trường ĐH Nam Florida) công bố nghiên cứu “Engaging Students in Scientific Research in your Course”. Tác giả đề cập đến vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên và đề xuất một số giải pháp nhằm gắn kết sinh viên vào hoạt động NCKH trong chương trình đào tạo đại học [64],… 7 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam * Những nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp NCKH: Ở trong nước có một số công trình nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp NCKH, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu đã được viết thành sách và xuất bản như: - Cuốn “Phương pháp luận NCKH” của tác giả Vũ Cao Đàm (2006), công trình nghiên cứu này vừa là giáo trình phương pháp luận NCKH cho giảng dạy đại học và sau đại học, vừa là tài liệu chuyên khảo dành cho các nhà khoa học và học viên sau đại học. Cuốn sách không chỉ đề cập đến lý thuyết về NCKH mà còn hướng dẫn khá cụ thể các bước thực hiện một công trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cơ bản [15]. - Cuốn “Phương pháp luận NCKH” của tác giả Phạm Viết Vượng được in và xuất bản lần thứ tư vào năm 2004. Cuốn sách này được sử dụng làm giáo trình đào tạo về phương pháp luận NCKH cho bậc sau đại học tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu sâu về lý thuyết khoa học, công nghệ và phương pháp luận NCKH, các phương pháp nghiên cứu cơ bản, các bước tiến hành một nghiên cứu, phương pháp đánh giá một công trình nghiên cứu. Cuốn sách này còn được sử dụng như một tài liệu chuyên khảo khảo hữu ích cho sinh viên, học viên và NCS [56]. - Ngoài các công trình nghiên cứu về phương pháp luận NCKH cơ bản trên đây, còn có một số công trình nghiên cứu về phương pháp luận NCKH chuyên ngành như: “Tìm hiểu phương pháp NCKH giáo dục” của các tác giả Hà Thế Ngữ, Đức Minh, Phạm Hoàng Gia (1974); “Giáo trình Phương pháp luận và các phương pháp NCKH giáo dục” (dành cho đào tạo học viên cao học) của các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức; Cuốn sách “Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh” (dành cho chương trình đào tạo Tiền Tiến sĩ, tái bản lần thứ nhất) của tác giả Nguyễn Văn Thắng (2015). Đây cũng là những công trình nghiên cứu có giá trị đối với việc đào tạo về phương pháp nghiên cứu cơ bản và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cho sinh viên đại học, cao học viên và NCS[47]. * Những nghiên cứu về hoạt động NCKH sinh viên và quản lý hoạt động NCKH sinh viên: - Năm 2008, Vũ Thị Lan Anh với đề tài “Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động NCKH ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn”. Đề tài này tác giả nghiên cứu chủ yếu về quản lý hoạt động NCKH của cán bộ và giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, chưa đề cập đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên [1]. - Mai Thị Hà Phương năm 2012 thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Đổi mới công tác quản lý hoạt động NCKH của học viên ở Học viện Chính trị - Bộ 8 Quốc phòng” [42]. Trong đề tài tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu chưa thật hoàn chỉnh, chưa có đầy đủ các khái niệm cần thiết, chưa xây dựng lý thuyết cho nội dung quản lý hoạt động NCKH của học viên. Nhìn chung, về nội dung báo cáo đề tài tương đối ngắn, còn thiếu một vài nội dung cần thiết cho hoạt động quản lý NCKH. Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu với phạm vi khách thể nghiên cứu là học viên của Học viện Chính trị còn chung chung, chưa nêu rõ bậc học của học viên thuộc chương trình đào tạo nào như trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị, bậc đại học hay bậc sau đại học. Trong đề tài tác giả sử dụng chủ yếu là các thông tin thứ cấp, rất hạn chế các thông tin số liệu sơ cấp; chưa đánh giá về những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của hoạt động NCKH của học viên. Năm 2013, tác giả Nguyễn Quang Huy thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Trong đề tài này tác giả xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với đề tài, tuy nhiên đối với phần Nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên còn hơi sơ sài, chưa thật đầy đủ. Đề tài này tác giả chủ yếu tập trung khảo sát và nghiên cứu với phạm vi khách thể nghiên cứu là sinh viên Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bao gồm cả sinh viên các bậc cao đẳng và đại học, tác giả chưa khảo sát nghiên cứu với sinh viên các khoa còn lại của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong đề tài này của tác giả Nguyễn Quang Huy có khách thể nghiên cứu mang tính đặc trưng của sinh viên các ngành kỹ thuật – công nghệ, rất thuận lợi cho việc phát triển NCKH ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đây là điểm khác biệt và thuận lợi hơn về tính ứng dụng trong thực tiễn so với những công trình nghiên cứu của sinh viên các ngành khoa học xã hội. Do vậy, mức độ hứng thú, quan tâm của sinh viên các ngành kỹ thuật – công nghệ đối với hoạt động NCKH cũng có phần khác biệt so với sinh viên các ngành khoa học xã hội như: kinh tế, giáo dục, kinh doanh, ngôn ngữ, văn hóa, du lịch…[28]. - Năm 2014, Trần Ngọc Anh có đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông”. Đây là một đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên. Trong đề tài này khách thể nghiên cứu là giảng viên, có thể coi các giảng viên là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nên việc quản lý hoạt động này cũng có phần khác biệt nhiều so với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, là những người bắt đầu làm quen với hoạt động NCKH. Trong đề tài, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan vẫn chưa thật đầy đủ; tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng quản 9 lý hoạt động NCKH của giảng viên, chưa nghiên cứu về hoạt động NCKH của giảng viên là đối tượng của hoạt động quản lý; đề tài cũng chưa đề cập đến vấn đề giảng viên hướng dẫn sinh viên NCKH [2]. - Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học của các trường đại học chủ yếu đề cập và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động NCKH của trường đại học và của sinh viên: Nguyễn Hoàng Ánh (2013), với bài báo: “Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua phát triển NCKH ở Việt Nam” [4, tr.15-25]. Lưu Thị Bích Hạnh (2012), đăng bài báo trên Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên 2012 “Một số gợi ý giúp sinh viên thực hiện công trình NCKH đạt kết quả tốt”[21]. Chu Thị Hảo (2013), đăng bài báo “Thực trạng hoạt động đào tạo và NCKH của các trường đại học trong việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam”[22]. Dương Bích Hằng (2012) có bài báo “Đạo đức trong NCKH - Một số vấn đề sinh viên cần quan tâm” [23, tr.24-32]. Bùi Thị Lý (2013), có bài báo “NCKH gắn với thực tiễn: Những khó khăn và bất cập tại các trường đại học của Việt Nam” [33, tr.26-38]. Nguyễn Thị Mai, ThS Nguyễn Trần Sỹ có bài “Một số khó khăn trong hoạt động NCKH của sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương”, đăng trên Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên Trường ĐH Ngoại thương 2013 [34, tr.13-19]. Lê Giang Nam có bài “Nâng cao năng lực NCKH của sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở 2”, đăng trên Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Trường ĐH Ngoại thương 2014 [35, tr.160-168]. Trần Thị Bích Nhung (2014), có bài “NCKH trong sinh viên: Những khó khăn và giải pháp”, đăng trên Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên Trường ĐH Ngoại thương 2014 [36, tr.113-117]. Dương Ngọc (2014), với bài báo “Nâng cao năng lực NCKH của SV - Bài học kinh nghiệm nước ngoài”, đăng trên Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Trường ĐH Ngoại thương 2014 [37, tr.118-122]. Hà Phương Hoa có đăng bài báo“Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng NCKHSV tại Trường Đại học Ngoại thương”, trên Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Trường ĐH Ngoại thương 2014 [24, tr.81- 91]… Hầu hết các bài báo khoa học này nghiên cứu về các vấn đề, các khía cạnh hoạt động NCKH của sinh viên hoặc hoạt động NCKH của các trường đại học. Tuy nhiên, chưa có bài báo, đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan