Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh tây nguyên...

Tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh tây nguyên

.PDF
247
1255
83

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC III --------------------------------------------------------------- BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2009 Mà SỐ: B.3.09-03 ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Đơn vị chủ trì: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III Chủ nhiệm Đề tài: Thư ký đề tài: TS. Ngô Văn Minh Ths. Trương Thị Bạch Yến 8541 Đà Nẵng, 2010 MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương I: Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ 9 đổi mới ở nước ta 1.1. Yêu cầu khách quan của nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tôn giáo trong 9 thời kỳ đổi mới ở nước ta 1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và quản lý nhà nước 23 về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 1.2.1. Quan điểm của Đảng 23 1.2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước 28 1.3. Khái niệm, mục tiêu, chủ thể, khách thể, nội dung quản lý nhà nước đối với 33 các hoạt động tôn giáo 1.3.1. Các khái niệm 33 1.3.2. Chủ thể và khách thể quản lý 35 1.3.3. Mục tiêu quản lý 36 1.3.4. Nội dung quản lý 37 1.4. Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và vấn đề 38 1.4.1. Tình hình đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam 38 1.4.2. Nhận định về “tính vấn đề” trong đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay 45 1.4.3. Những vấn đề đặt ra từ phía các tôn giáo trong quan hệ với nhà nước 51 Chương 2: Hoạt động của các tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo tại 56 Tây Nguyên (2004-2009) 2.1. Những nhân tố có ảnh hưởng đến sự du nhập và phát triển của các tôn giáo tại 56 Tây Nguyên 2.1.1. Nhân tố chính trị 57 2.1.2. Nhân tố xã hội, dân cư 60 2.2. Tình hình hoạt động của các tôn giáo tại Tây Nguyên 63 2.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của các tôn giáo từ bên ngoài vào địa bàn 63 Tây Nguyên 2.2.2. Hoạt động của “Tin lành Đêga” và các “đạo lạ” 73 2.2.3. Nhận xét chung 80 2.3. Quản lý nhà nước về tôn giáo tại Tây Nguyên thời gian qua – thực trạng, 98 nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra 2.3.1. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo 98 2.3.2. Nhận xét chung 107 2.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 116 Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 119 về tôn giáo tại Tây Nguyên trong thời gian tới 3.1. Phương hướng 121 3.1.1. Dự báo tình hình tôn giáo và công tác quản lý tôn giáo thời gian tới 119 3.1.2. Phương hướng 121 3.2. Giải pháp 122 3.2.1. Tăng cường công tác tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và quần 122 chúng nhân dân, nhất là đồng bào có đạo về quan điểm, chính sách tôn giáo và vai trò của quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo 3.2.2. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về tôn giáo 127 3.2.3. Phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc phối hợp tổ chức 128 quản lý hoạt động tôn giáo 3.2.4. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn 145 giáo đối với đồng bào có đạo 3.2.5. Ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và hoạt động tôn 156 giáo vi phạm pháp luật 3.2.6. Củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước 170 về tôn giáo ở Tây Nguyên ngang tầm nhiệm vụ Kết luận 181 Phụ lục 184 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức mà còn là một thực thể của xã hội, luôn gắn liền với đời sống chính trị, xã hội, văn hoá của mọi quốc gia và có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng là công việc bình thường của mọi nhà nước. Thời gian qua, thực hiện quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn và tổ chức quản lý tốt các hoạt động tôn giáo. Đến nay thực tế cho thấy, trên phạm vi cả nước cũng như đối với riêng tại Tây Nguyên, quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo đã được cải thiện căn bản theo hướng pháp quyền. Đặc biệt, với việc ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đã ghi một dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, đồng thời là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có hiệu lực hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Quá trình tổ chức triển khai Pháp lệnh và Nghị định số 22/2005/ NĐ-CP ngày 1/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh đã đi vào cuộc sống. Nhờ đó, công tác tôn giáo nói chung và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo nói riêng ngày càng có hiệu lực, hiệu quả; hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, ổn định, chưa nổi lên những vấn đề thực sự phức tạp về an ninh chính trị. Hàng ngũ chức sắc và đông đảo tín đồ tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Nhà nước. Các nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo như bồi dưỡng chức sắc, chức việc, phong chức, phong phẩm; xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự… đều được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết. Nhưng thực tế cũng cho thấy, các tôn giáo 1 đang có những điều chỉnh mới về hoạt động và chính sự hoạt động khá nhộn nhịp của các tôn giáo diễn ra trong thời gian qua vừa tuân thủ quy định của Nhà nước, vừa có những biểu hiện vi phạm pháp luật, đi chệch đường hướng hoạt động đã đăng ký với Nhà nước, cũng như những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch vẫn đang tiếp diễn. Theo báo cáo tình hình tôn giáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và các tỉnh ở khu vực này thời gian qua cho thấy tình hình nổi lên đáng lưu ý: - Mỹ ngày càng chú ý đến vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên, tăng cường liên hệ với một số chức sắc cao cấp và có những hoạt động nhằm tác động, thúc đẩy hoạt động của Công giáo và Tin Lành trong vùng dân tộc thiểu số. - Bọn phản động FULRO núp dưới chiêu bài tôn giáo “Tin Lành Đêga” để xây dựng mạng lưới cơ sở ngầm ở Tây Nguyên. - Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Một số đối tượng cực đoan trong các nhóm Tin Lành tiếp tục có thái độ chống đối, đưa tin bịa đặt, vu cáo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên. Các hội đoàn Công giáo không thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật. Tình trạng tung tin “”Đức Mẹ hiện hình” xuất hiện ở một số nơi. Số đối tượng “Phật giáo Việt Nam thống nhất” vẫn ngấm ngầm hoạt động nhằm hướng đến công khai hoá về mặt tổ chức. - Tình trạng tranh chấp, kiến nghị, xin, đòi lại cơ sở thờ tự cũ nổi lên gay gắt ở một số địa phương. - Đã xuất hiện một số “đạo lạ” (các địa phương xếp vào loại tà đạo) như Canh Tân Đặc Sủng ở Đăk Nông, Đăk Lăk , Hà Mòn ở Kon Tum. Trong nội bộ tôn giáo cũng nảy sinh những vấn đề phức tạp, đáng lưu ý là tình trạng mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ của một số chức sắc Phật giáo tại Lâm Đồng. - Về phía các địa phương, trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, nhiều nơi có tình trạng buông lỏng, không đấu tranh kiên quyết với các hành vi sai trái trong truyền đạo, tuyên truyền mê tín dị đoan, xây dựng nơi thờ tự 2 trái phép, chậm được rà soát, giải quyết những khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo... - Việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo tại Tây Nguyên thời gian qua tuy có nhiều thuận lợi, nhưng thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới mà pháp luật chưa có quy định, hoặc quy định không cụ thể: Những vấn đề trên đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực tôn giáo tại Tây Nguyên để vừa thể hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, vừa đảm bảo đưa các hoạt động tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, cũng như khảo sát thực tiễn việc triển khai hoạt động này trong thời gian qua (tập trung từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đến nay) nhằm rút ra những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm là rất cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác quản lý nhà nước của các cơ quan làm công tác tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên đối với các hoạt động tôn giáo. Đồng thời, hoạt động của các tổ chức tôn giáo tại các tỉnh này cũng là một đối tượng nghiên cứu mà đề tài phải đề cập đến. Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài. Về không gian: giới hạn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Về thời gian: tập trung từ năm 2004 – 2009, tức là trong 5 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngoài các nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 25 ra ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về công tác tôn giáo”, về phía Nhà nước là những văn bản quan trọng, như: Nghị định số 69 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về các hoạt động tôn giáo nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 24 và Nghị định số 26 năm 1999 của Chính phủ “Về các hoạt động tôn giáo”; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn 3 giáo do Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký sắc lệnh công bố vào tháng 6/2004 và sau đó Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 22 (11/3/2005) hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh; Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 1/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành v.v... và gần đây là Chỉ thị số 1940 ký ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Việc ban hành những văn bản trên thể hiện một bước tiến dài trong việc thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đối với các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng của Nhà nước ta. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý tôn giáo. Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các tôn giáo, đứng về góc độ kiến thức cơ bản chỉ mới được thể hiện thông qua các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác tôn giáo ở các địa phương của Trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, và chỉ mới rải rác một số bài viết về lĩnh vực này trên các số tạp chí Công tác tôn giáo, Nghiên cứu tôn giáo và trên một vài cuốn sách có tính chất kỷ yếu. Có thể kể ra một số chuyên đề sau đây: - Tập tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia (NxbKHKT, 2007) có chuyên đề Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo của PGS,TS. Hoàng Văn Chức đã nêu lên được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Ngoài ra còn có tập đề cương bài giảng Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ cho cán bộ làm công tác tôn giáo (2007). Trong đó, đáng chú ý nhất là chuyên đề Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Tuy là bài giảng dưới dạng đề cương nhưng đã giải thích được một số khái niệm về hoạt động tôn giáo và yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; mục tiêu quản lý; chủ thể, khách thể và nội dung quản lý. Chúng tôi xem đây là một chuyên đề quan trọng vì đã phác hoạ được những 4 vấn đề có ý nghĩa lý luận mà đề tài này rất cần đến. Cũng trong tập bài giảng này còn có những chuyên đề liên quan như công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của từng tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài; hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo… Qua đó đã nêu lên được những đặc điểm hoạt động của từng tôn giáo và những yêu cầu của công tác quản lý đối với từng tôn giáo. - Bài viết Quản lý nhà nước đối với Giáo hội tôn giáo của tác giả Thiều Quang Thắng đăng trong sách Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội của Viện Nghiên cứu tôn giáo, do GS,TS. Đỗ Quang Hưng chủ biên (Nhà xuất bản Tôn giáo, 2003) cũng tập trung bàn về nội hàm thuật ngữ “Quản lý Nhà nước” và “Quản lý hành chính nhà nước” trong lĩnh vực tôn giáo, về chủ thể và khách thể quản lý trong lĩnh vực này, cùng với mối quan hệ giữa các pháp nhân công quyền và các pháp nhân dân sự trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở nước ta. Ngoài bài viết này ra, cuốn sách tập trung vào những bài viết về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Tuy đó không phải là những bài liên quan trực tiếp đến đề đề tài nghiên cứu của chúng tôi, nhưng cũng là những bài viết có nội dung tham khảo ở mức độ vĩ mô. Về những vấn đề chung còn có bài viết của Bùi Đức Luận Những bước tiến trong việc thể chế hoá chủ trương, chính sách về tôn giáo ở nước ta hiện nay (Nghiên cứu tôn giáo, số 1 (19)/2003) nêu bật những tiến bộ trong việc thể chế hoá những chủ trương về công nhận và cho phép hoạt động đối với giáo hội và các tổ chức tôn giáo tương đương; về đất đai, tài sản có liên quan đến tôn giáo; về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo trong tình hình mới. Cùng quan tâm đến vấn đề này còn có tác giả Trần Minh Thư với bài viết Một số ý kiến về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình mới (Tạp chí Công tác tôn giáo số 5/2007) nêu lên được một số nội dung cần quan tâm về hoạt động của các tổ chức tôn giáo và đề xuất một số giải pháp về đẩy mạnh việc đổi mới và 5 nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời gian đến. PGS, TS. Ngô Hữu Thảo có bài viết Sự biến đổi của tôn giáo Việt Nam và những yêu cầu đối với công tác tôn giáo đăng trên tạp chí Công tác tôn giáo, số 1+2 tháng 1/2007, nêu lên một số đề xuất về công tác tôn giáo hiện nay nhằm chủ động trong việc quản lý. Về tổng kết thực tiễn, qua 4 năm thực hiện Pháp lệnh, Tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh đã có báo cáo tổng kết đánh giá thực trạng hoạt động của các tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh mình. Về phía Ban Chỉ đạo Tây Nguyên có sự chỉ đạo và sơ kết, tổng kết tình hình tôn giáo tại khu vực qua từng năm, gần đây nhất là văn bản Về việc tăng cường chỉ đạo công tác đấu tranh xoá bỏ Tin Lành Đêga (5/2008) và Báo cáo tình hình và công tác tôn giáo ở Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2008 (6/2008). Qua đó, nêu lên những kết quả đạt được, một số nhận xét, đánh giá và những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai, thực hiện. Đây là những tài liệu hết sức quan trọng, định hướng cho việc nghiên cứu của chúng tôi. Trên tạp chí Công tác tôn giáo có đăng tải bài viết của một số tác giả về công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở các tỉnh như ĐăkNông, Gia Lai, Kon Tum… Ngoài ra còn có một số đề tài khoa học cấp cơ sở và cấp Bộ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III có liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên. - Đề tài cấp Bộ có: + Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, đưa đồng bào theo các đạo giáo ở Tây Nguyên đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1995) do TS. Trần Quốc Long làm chủ nhiệm (1997). Trên cơ sở phân tích quá trình các đảng bộ ở Tây Nguyên thực hiện chính sách tôn giáo và những chuyển biến của tôn giáo ở Tây Nguyên trong 20 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra một số kiến nghị. 6 + Đối với một tôn giáo cụ thể, có đề tài Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên – quá trình xâm nhập, đặc điểm và việc thực hiện chính sách (Qua khảo sát thực tế tỉnh ĐắckLắK) do TS. Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm (2001). Từ khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của đạo Tin Lành tại các tỉnh Tây Nguyên, các tác giả rút ra đặc điểm và xu hướng vận động của tôn giáo này. Qua đó, các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện chính sách tôn giáo đối với tôn giáo này tại Tây Nguyên. + Đề tài Một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm ổn định chính trị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay do PGS,TS. Phạm Hảo làm chủ nhiệm (2005) đã nêu lên được một số giải pháp trên lĩnh vực tôn giáo như: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc và thực hiện tốt một số chính sách tôn giáo – dân tộc. Các nhà khoa học của Học viện còn có một số bài viết về tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên đăng trên tạp chí như: Giáo dục ý thức pháp luật – cơ sở quan trọng đảm bảo cho các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với lợi ích dân tộc của TS. Lê Văn Đính; Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên của PGS,TS. Hồ Tấn Sáng; Ảnh hưởng của đạo Tin Lành với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyện của PGS,TS. Nguyễn Văn Nam (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 2008). Như vậy, ngoài sơ kết thực tiễn qua 4 năm (2004 – 2008) của các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo thì với các nhà nghiên cứu, cho đến nay vấn đề này chỉ mới được đề cập một cách vĩ mô và cũng chưa mang tính hệ thống. Việc nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo cho cả khu vực Tây Nguyên qua 5 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo để nhìn nhận một cách tổng quát nhất tại địa bàn này đã đạt được những kết quả nào, những gì bất cập cần được điều chỉnh, những kinh nghiệm rút ra được là gì, và cần có những giải pháp nào trong thời gian tới vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở góc độ một công trình khoa học. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7 Thông qua tổng kết để rút ra một số kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và nêu lên một số giải pháp đối với công tác này trong thời gian đến. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ: + Làm rõ một số vấn đề về lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. + Khảo sát hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại Tây Nguyên thời gian đến. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp lịch sử, lô gích, phân tích và tổng hợp trong quá trình nghiên cứu viết chuyên đề và báo cáo tổng quan. Đặc biệt, quan tâm đến nghiên cứu tình hình thực tiễn để nắm bắt được những vấn đề đặt ra trong hoạt động của các tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. 6. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần vào việc tổng kết thực tiễn 5 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo tại một khu vực có tính đặc thù về vấn đề tôn giáo – dân tộc là Tây Nguyên. Qua đó đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian đến. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III nói riêng, của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói chung. Đồng thời, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho những nhà nghiên cứu khác về vấn đề quản lý nhà nước tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA 1.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA Theo Ăngghen, “Quản lý là tất yếu khi nhiều người cùng hoạt động chung với nhau, khi có sự hiệp tác của một số người, khi có sự phối hợp của nhiều người”1. Cũng như đối với mọi lĩnh vực xã hội khác, việc quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo là điều đương nhiên của mọi chế độ, dưới mọi thời đại. Bởi lẽ, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức mà còn là một thực thể xã hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ. Tôn giáo tồn tại, phát triển không ngoài xã hội, dựa vào cơ sở vật chất, văn hóa chung của xã hội, quan hệ và tác động đến xã hội gián tiếp và trực tiếp ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống nên rất cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước đối với thực thể này. Việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo là một vấn đề lâu dài. Mặc dù trong Tân ước có câu: “Của Xêda trả về Xêda; của Thiên chúa trả về thiên chúa” (Mt 22,21), nhưng thực tế cho thấy không phải ngay từ đầu đã có sự khẳng định rõ ràng về một nguyên tắc xây dựng tổ chức xã hội, đó là nguyên tắc phải tách biệt trong quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Chúng ta đều biết rằng, trong lịch sử, đặc trưng nhất là lịch sử Tây Âu thời trung đại đã từng hàng ngàn năm duy trì tình trạng thần quyền đứng trên thế quyền. Chỉ đến thế kỷ XVI, với các cuộc cách mạng tư sản, rõ nhất là với cuộc đại cách mạng tư sản Pháp (1789) thì vấn đề nhà nước thế tục mới được thực hiện. Di sản tư tưởng của Cách mạng Pháp 1789 là, lần đầu tiên, cuộc cách mạng ấy tạo ra một quyền lực bằng chính chủ thể con người, tách khỏi 1 Mác-Ăngghen: Toàn tập. T18. Nxb Sự Thật. H, tr 303-304. 9 sự phán xét của thần quyền. Khái niệm nhà nước thế tục là một biến cố quan trọng trong lịch sử luật pháp nhân loại”1. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 1905, với bộ luật Phân ly nước Pháp mới tìm ra được mô hình thỏa ước đưa các hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ của các hiệp hội. Theo đó, chế độ thỏa ước khẳng định 3 nguyên tắc cơ bản: tách giáo hội ra khỏi Nhà nước, tách nhà trường – hệ thống giáo dục ra khỏi giáo dục nhà thờ và coi tôn giáo là việc cá nhân của mỗi người. Dẫu thế, trên bình diện sinh hoạt chính trị - xã hội trên thế giới hiện nay, tôn giáo vẫn thường giữ địa vị đáng kể. Nó vẫn ảnh hưởng cách này hay cách khác đến xã hội dân sự. Tuy nó đứng ngoài quyền lực, nhưng sức ép của nó đối với chính quyền lại rất lớn. Nó là một trong những đoàn thể áp lực2 và là một đoàn thể áp lực có thế lực tiềm tàng. Vì, xét theo bình diện hình thái ý thức xã hội thì thế giới quan tôn giáo chi phối, hướng dẫn hành vi mỗi tín đồ, còn về thiết chế xã hội thì Giáo hội tổ chức, điều hành và định hướng các hoạt động tôn giáo. Thời đại ngày nay, tôn giáo tồn tại và phát triển mạnh mẽ, có mặt rộng khắp trong mọi quốc gia, dân tộc. Số lượng tín đồ tôn giáo ngày một tăng. Năm 1986 trên thế giới số người tuyên bố có đạo lên đến 80%. Số người tuyên bố vô thần chỉ chiếm 4%, còn lại là số người bất khả tri chiếm khoảng 16%. Thống kê năm 2001, dân số thế giới 6 tỷ 055 triệu người, số người vô thần chỉ chiếm 155 triệu. Trong đó, các đạo Ki tô chiếm 1 tỷ 999 triệu người (Công giáo 1 tỷ 056 triệu; Tin Lành 342 triệu; Chính thống giáo: 215 triệu; Do Thái giáo: 14 triệu; Công giáo không theo Rô Ma: 6,6 triệu; Anh giáo: 79 triệu); Ixlam giáo: 1 tỷ 188 triệu; Ấn giáo 811 triệu: Phật giáo: 359 triệu3. Đến năm 2004 số người vô thần chỉ còn hơn 100 triệu. Tất cả các tôn giáo lớn đều 1 Đỗ Quang Hưng : Nhà nước và giáo hội. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn. Bài in trong : Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, do Đỗ Quang Hưng chủ biên. Nxb Tôn giáo. H, 2003, tr20. 2 Trong cuốn Les groupes de pression, Armand Colin giải thích « đoàn thể áp lực » (Pressure groups) là khái niệm chỉ các nghiệp đoàn, hiệp hội tôn giáo luôn có hoạt động gây áp lực với công quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp. Về kỹ thuật, các đoàn thể ấy chưa phải là một tổ chức chính trị vì nó đứng ngoài chính quyền, chính đảng. Nó không ra tranh cử, không tham dự trực tiếp vào bộ máy quyền lực và cũng chưa có mục tiêu giành chính quyền ». Dẫn theo Đỗ Quang Hưng. Sđd, tr31. 3 Dẫn theo Mai Thanh Hải: Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam. Nxb Văn hóa - Thông tin H, 2006. T1, tr287. 10 tăng số lượng tín đồ. Trong hơn 10 năm qua, dân số thế giới tăng khoảng 15%, nhưng Hồi giáo tăng 23,5%, Tin Lành tăng: 23,4%; Ấn giáo: 18,3%; Công giáo: 13,7%: Phật giáo: 11,4%; Chính thống giáo: 5,6%. Lấy Mỹ làm một ví dụ, đây là đất nước đa chủng tộc, đa tôn giáo và hiện có khoảng 90% dân số có niềm tin tôn giáo, trong đó đông nhất là Tin Lành (55%), đến Công giáo (25%), tiếp đến là các tôn giáo như Hồi giáo, Do Thái giáo, Hin đu giáo1. Không chỉ là sự tồn tại một cách phong phú, đa dạng mà sự vận động và biến đổi của các tôn giáo trong thời đại hiện nay là vô cùng phức tạp. Đó là sự đua tranh cải cách để thích nghi của các tổ chức tôn giáo mang tính phổ quát; sự biến thái của một số nhóm, giáo phái theo nhiều hướng khác nhau, trong đó không ít nhóm đang ngày càng trở nên cực đoan với những hoạt động khủng bố đầy tính bạo lực. Đó là sự phục hồi mạnh mẽ của các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống như là một sự đền bù cho một thời gian im hơi lặng tiếng, và là “ý thức gián tiếp nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc”2. Cùng với sự phát triển của các tôn giáo là sự tác động đa chiều của thực thể này lên đời sống xã hội trên nhiều khía cạnh khác nhau, với nhiều xu hướng tích cực và tiêu cực khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tác động của tôn giáo đến một quốc gia nhiều hay ít, tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc rất lớn từ việc quốc gia (nhà nước) đó quản lý tôn giáo như thế nào. Năm 2003, Viện Can dự toàn cầu (Institute for Global Engagement) tổ chức một cuộc hội thảo nghiên cứu về nguyên nhân và sự tác động của các tôn giáo hiện đại đến thế giới, (sau đó xuất bản thành sách) đã đưa ra một luận điểm cơ bản là: “Sự thiếu tôn trọng, tự do tôn giáo sẽ bị tổn thương do nhiều mối đe dọa đến ổn định và an ninh. Ngược lại nếu các quốc gia tìm cách bảo vệ tự do tôn giáo thật sự và có nguyên tắc trong mọi xã hội dân sự thì phần 1 Nguyễn Văn Dũng: Tôn giáo và sự phân chia quyền lực ở Hoa Kỳ. Tạp chí Công tác tôn giáo, số 6/2007. 2 Đặng Nghiêm Vạn - Những điểm mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 3 năm 2006. 11 lớn có được một nền an ninh bền vững”1. Rõ ràng luận điểm này là có cơ sở; và quan trọng hơn, nó đã một lần nữa khẳng định lại vai trò to lớn của việc quản lý nhà nước đối với tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác quản lý đối với tôn giáo - mà cụ thể là vừa đảm bảo được sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho các công dân, đồng thời đưa mọi họat động của các tôn giáo vào trong khuôn khổ pháp luật sẽ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước. Rõ ràng, dù chỉ bàn đến vấn đề tôn giáo, nhưng hoạt động của tôn giáo không chỉ dừng lại ở tính chất nội bộ của tôn giáo mà nó còn có sức lan tỏa lớn hơn rất nhiều, ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính vì vậy, bất cứ quốc gia nào, nhà nước nào, ở đâu có hoạt động tôn giáo thì ở đó đều có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích của nhà nước. Nếu chính sách đối với tôn giáo sai lầm, sự quản lý nhà nước đối với tôn giáo không tốt sẽ có thể dẫn đến những bất ổn. Có thể dẫn ra đây một số trường hợp về thái độ và sự quản lý của nhà nước đối với tôn giáo. Ở Châu Âu trong lịch sử đã từng có thời thần quyền đứng trên thế quyền, giáo hội đứng trên nhà nước. Ở Nga, thời Nga Sa Hoàng, nói chung luật pháp không cho phép công dân không có đạo, chủ nghĩa vô thần không được công nhận, thậm chí còn bị khủng bố. Thời Stalin Brêgiơnep lại có sai lầm tả khuynh trong chính sách đối với tôn giáo. Hiến pháp năm 1936 của Nga có ghi: “Tự do tôn giáo và tự do chống tôn giáo”. Ở Trung Quốc, năm 1992 Chính phủ Trung Quốc công khai thừa nhận thời “Cách mạng văn hoá” từ 1966-1976 có sai lầm đối với tôn giáo. Bấy giờ, tôn giáo là một trong những đối tượng công kích, một số chùa, thánh đường, nhà thờ bị phá huỷ. Hiện Chính phủ Trung Quốc công nhận 5 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo, Tin Lành. Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với các Hội thánh Tin Lành tư gia và Giáo hội Công giáo ngầm. 1 Theo tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3 năm 2006 12 Ở Thái Lan do những yếu tố lịch sử, văn hoá, dân tộc, tôn giáo và chính phủ Thái Lan đã có những sai lầm trong chính sách dân tộc và tôn giáo nên dẫn đến những bất ổn xã hội về hai lĩnh vực này. Khuynh hướng chính trị hoá vấn đề dân tộc và tôn giáo ở miền Nam Thái Lan đang ngày càng trở nên rõ nét. Ở Inđônêxia, Hiến pháp nhấn mạnh niềm tin vào Thượng đế trong 5 nguyên tắc của nền cộng hoà (1, Thượng đế; 2, Nhân đạo; 3, Dân chủ; 4, Thống nhất; 5, Công bằng). Hiến pháp không chỉ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, mà gần như bắt buộc mỗi người dân phải theo một trong năm tôn giáo đang được nhà nước cho hoạt động là: Hồi giáo, Tin Lành, Công giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo. Do đó, ở Inđônêxia hầu như không có người nào là không có tín ngưỡng tôn giáo. Hiện nay ở các quốc gia đều có một cơ quan chuyên trách giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Ở Việt Nam, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước đã xác định quản lý nhà nước về tôn giáo là một công việc quan trọng trong tổng thể quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội thể hiện ở chỗ chính quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo, nhưng các tôn giáo phải đồng hành cùng dân tộc, các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân. Vấn đề nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở nước ta lại được đặt ra và quan tâm một cách cấp thiết bởi điều này xuất phát từ nhiều yêu cầu khách quan sau đây: - Đầu tiên - và trên bình diện chung nhất, yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở nước ta xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động của các tôn giáo với đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay. Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo, có nhiều người hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều chức sắc có trình độ cao, nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo. 13 Năm 2005 ở nước ta có 16 tổ chức tôn giáo của 6 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, có 60.286 chức sắc, chức việc. Tổng số tín đồ của 6 tôn giáo này là 22.027.006 người1. Hiện nay (2010), cả nước đã có 32 tổ chức tôn giáo của 12 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Tổng số tín đồ các tôn giáo tính đến cuối năm 2008 có trên 20 triệu người, khoảng 80.000 chức sắc các tôn giáo, trên 25.000 cơ sở thờ tự2. Điều này đặt ra hàng loạt vấn đề quản lý nhà nước về phong chức phong phẩm, công nhận và hướng dẫn các tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, giải quyết vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự; quan hệ đối ngoại về tôn giáo v.v... Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay lại diễn ra khá nhộn nhịp. Xu hướng các tôn giáo hiện nay đang gia tăng về số lượng cũng như lĩnh vực hoạt động3. Các tôn giáo không còn đóng khung trong các chùa, nhà thờ, thánh thất như trước nữa mà đã trở nên nhộn nhịp không chỉ ở đời sống tôn giáo thể hiện trong giáo lý, tổ chức, xây dựng cơ sở thờ tự v.v..., mà còn tham gia vào các vấn đề của xã hội: cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Và tất nhiên, mọi hoạt động đó thường có hai mặt: cả tích cực và hạn chế, tiêu cực. Đó là những hoạt động nhân đạo từ thiện chỉ vì từ thiện và lợi dụng hoạt động nhân đạo từ thiện để truyền đạo sai trái; việc rao giảng đức tin với những giá trị đạo đức và cả những hạn chế về thế giới quan trong giáo lý các tôn giáo; những vấn đề thuộc về văn hóa tôn giáo và cả những nội dung, những hoạt động phản văn hóa; những hoạt động “tốt đời đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc, vì một mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và cả những hoạt động vì mục đích chính trị phản động chống phá nhà nước Cộng 1 Số liệu cộng từ phụ lục trong sách trắng: Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của Ban Tôn giáo Chính phủ. H, 2005, các trang 80-84. 2 Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo, tháng 7/2009. 3 Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo, tháng 7/2009. 14 hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những hoạt động lành mạnh, đúng pháp luật và cả những hoạt động trái pháp luật của các tổ chức tôn giáo. Một diễn biến khác rất đáng lo ngại là sự xuất hiện những giáo phái mới. Năm 1998, nước ta có khoảng 30 loại tôn giáo mới, hiện nay (2010) đã là 70 hiện tượng tôn giáo mới mà phần lớn trong số này lại “lành ít, dữ nhiều”, thể hiện sự cuồng tín đến phi nhân tính, phản văn hóa như khuyến khích tình dục, bạo lực, tự sát, loạn luân... Sự xuất hiện và truyền bá của những tôn giáo, giáo phái như vậy sẽ gây nên những hậu quả khôn lường cho xã hội. Chính bởi thực tế này mà việc quản lý nhà nước đối với tôn giáo - hơn bao giờ hết phải được đặt ra và xem xét một cách khoa học, nghiêm túc và đầy tính linh hoạt chủ động, nhằm có thể ngăn chặn một nguy cơ, hiểm họa rất có khả năng xảy ra trong thời gian tới ở nước ta. Mặc dù trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới về quan điểm và chính sách đối với hoạt động của các tôn giáo, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra; về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước; về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo do thực tiễn sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đặt ra. - Thứ hai, những diễn biến phức tạp do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động mạnh đến các tôn giáo tại Việt Nam. Cần phải khẳng định rằng, việc hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa đang đưa đến cho Việt Nam rất nhiều những cơ hội và thách thức. Ở đó, có một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Đầu tiên, toàn cầu hóa đã và đang làm cho đời sống tôn giáo nói riêng và đời sống xã hội nói chung ngày càng trở nên phong phú, bề bộn. Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin khiến cho sự truyền bá, phổ biến các tín lý, đức tin tôn giáo ngày càng trở nên đa chiều và rộng khắp. Đây là điều kiện để các tôn giáo có giáo hội chung - trong toàn quốc, khu vực như Phật giáo, trên 15 cả thế giới như Công giáo... nhanh chóng truyền tải thông tin, “chỉ thị” đến các tín đồ; thắt chặt mối quan hệ giữa giáo hội trung ương với giáo hội cơ sở. Điều này vô hình trung tạo nên không ít khó khăn đối với chính quyền bởi sự can dự sâu (và trở nên trực tiếp) của các tổ chức tôn giáo đối với tín đồ của mình, mà nếu nhà nước không tăng cường công tác quản lý tốt thì mối quan hệ giữa nhà nước với công dân - tín đồ sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chúng ta biết rằng, một tín đồ tôn giáo luôn thể hiện tính thống nhất giữa hai mặt: công dân và tín đồ. Mặt công dân (xã hội) và tín đồ (tôn giáo) là thống nhất trong người công dân – tín đồ nhưng không đồng nhất, mặt công dân phải là số một, mặt tín đồ số hai. Không những thế, với sự bùng nổ thông tin, một công dân (tín đồ) có rất nhiều điều kiện để chủ động (và cả bị động) tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, giáo lý, giáo luật... của các tôn giáo để từ đó chọn lựa và quyết định tham gia hoặc không tham gia vào một tôn giáo nào đó. Điều này dự báo sẽ dẫn đến một xu hướng ngày càng nở rộ các tôn giáo, giáo phái xâm thực vào Việt Nam. Cạnh đó, chúng ta không thể không tính đến “độ nhiễu” của các nguồn thông tin từ internet, các đài, báo... nước ngoài xuất phát từ mục đích riêng, đặc biệt từ sự lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị, khiến cho nguồn thông tin khi đến với các tín đồ đã bị sai khác rất nhiều và dẫn đến những nhận thức (cả niềm tin) bị lệch lạc. Và ắt hẳn kết quả của điều này sẽ đưa đến những lệch lạc trong hành động. Minh chứng điều này, có thể trích dẫn một nhận xét của Trí Tánh Đỗ Hữu Tài là một Phật tử hiện sống ở nước ngoài nói về tác hại của các nguồn thông tin cũng như việc xử lý các nguồn thông tin hiện nay, rằng: “Sau bốn chuyến đi này [tức những chuyến đi về Việt Nam]... tôi bắt đầu dè dặt hơn về những thông tin và lý luận của “nước” Việt Nam hải ngoại phất phới đâu đó lá cờ vàng ba sọc đỏ ... Và tôi bỗng khám phá ra một chuyện tuy bên lề nhưng ai cũng biết vô cùng quan trọng để cảnh giác chính mình: Đó là làm sao xử lý được thông tin một cách chính xác và lương thiện trong thời đại bùng nổ thông tin này. Điều này rất khó, đặc biệt cho người Việt Nam vì ai 16 cũng tưởng là...dễ ợt!”1. Qua dẫn chứng này, tự thân nó đã nói lên vai trò không thể thiếu của quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo nói riêng và nhiều lĩnh vực khác nói chung trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Như vậy có thể khẳng định rằng, toàn cầu hóa là một thực tế không thể cưỡng lại nhưng nó không hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Vấn đề đối với công tác quản lý hiện nay là làm sao để hạn chế bớt những tác động tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó thành động lực cho việc xây dựng, bảo vệ và phát triển an ninh, chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước. - Thứ ba, xuất phát từ sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong xã hội. Đảng ta đã có sự nhận thức đúng đắn và kịp thời về sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với việc khẳng định “tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”, Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” và Nghị quyết số 25 khóa IX “Về công tác tôn giáo” cũng một lần nữa khẳng định về sự tồn tại lâu dài này. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Quả thật, chủ nghĩa Mác Lê nin khẳng định rằng tôn giáo có tính lịch sử, sẽ không tồn tại vĩnh hằng; sẽ đến một lúc nào đó tôn giáo mất đi, nhưng đó là một tương lai xa, khi con người không chỉ mưu sự mà còn thành sự. Thậm chí, ngay cả khi con người thành sự, khi cuộc sống vật chất của nhân loại được phát triển cao, khi khoa học kỹ thuật có những bước nhảy vĩ đại, thì trên thế giới và trong vũ trụ vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà chúng ta không dễ gì khám phá, lý giải được một cách thấu đáo, tức nó vẫn là chỗ dựa cho các lực 1 Trí Tánh Đỗ Hữu Tài: Như thị ngã văn. Nxb Lao Động 2008, tr65. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan