Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay...

Tài liệu Quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay

.PDF
455
1241
23

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ______________________ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010 Mã số: B.10-18 Tên đề tài: QUYỀN TIẾP CẬN VĂN HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Quyền con người Chủ nhiệm đề tài: TS, Hoàng Văn Nghĩa Thư ký đề tài: CN Trần Thị Hồng Hạnh 8544 Hà Nội – 11/2010 DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chủ nhiệm đề tài: TS, Hoàng Văn Nghĩa Thư ký đề tài: CN Trần Thị Hồng Hạnh Cộng tác viên: 1. TS, Nguyễn Thị Báo 2. TS, Đặng Dũng Chí 3. PGS, TS, Phạm Duy Đức 4. Ths, Chu Thị Thuý Hằng 5. TS, Lương Thu Hiền 6. Ths, Trần Thị Hoè 7. Ths, Hoàng Mai Hương 8. GS, TS, Đặng Cảnh Khanh 9. Ths, Đỗ Thị Thơm 10. TS, Nguyễn Đức Thuỳ 11. TS, Đỗ Thị Minh Thuý 12. TS, Nguyễn Văn Tình i MỤC LỤC Trang v 1 MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương I. Lý luận chung về văn hóa và phát triển, quyền con ngươi và quyền tiếp cận văn hoá 16 1.1. Khái luận chung về văn hóa, phát triển và quyền con người 1.2. Quyền văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa 1.3. Quyền tiếp cận văn hoá trong xã hội hiện đại 1.4. Tiếp cận văn hóa với tư cách là một quyền cơ bản của con người 1.5. Văn hóa trong phát triển và phát triển bền vững 1.6. Mối quan hệ giữa quyền tiếp cận văn hóa với phát triển Chương II. Quyền tiếp cận văn hoá trong hệ thống pháp luật quốc tế và bối cảnh hiện nay 16 18 27 30 32 2.1. Quyền tiếp cận văn hoá trong hệ thống pháp luật quốc tế 2.1.1. Sự phát triển của khái niệm quyền tiếp cận văn hóa 2.1.2. Nội dung của khái niệm quyền tiếp cận văn hóa 2.2. Một số quy định quốc tế và khu vực về quyền tiếp cận văn hóa 2.2.1. Một số quy định mang tính toàn cầu 2.2.2. Các quy định mang tính khu vực về quyền văn hoá 2.3. Cơ chế quốc tế và khu vực bảo vệ và thúc đẩy quyền văn hoá 2.3.1. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc 2.3.2. Hội đồng Nhân quyền 2.3.3. Uỷ ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên hợp quốc 2.3.3. Một số tổ chức khu vực 2.4. Quyền tiếp cận văn hóa trong bối cảnh hiện nay 2.4.1. Không gian mở, tự do thông tin với việc hiện thực hóa quyền tiếp cận văn hóa 2.4.2. Internet và không gian mở với quyền tiếp cận văn hóa 2.4.3. Ảnh hưởng của Internet đối với sự phát triển khoa học và quyền tiếp cận văn hóa Chương III. Quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa 3.1. Một số quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng ta về văn hóa và ii 47 47 47 48 50 50 51 51 52 52 53 53 54 54 57 63 68 69 quyền tiếp cận văn hóa 3.1.1. Chính sách văn hoá 3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn hóa 3.1.3. Chính sách phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 3.2. Quyền tiếp cận văn hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam 3.2.1. quyền tiếp cận văn hóa trong Hiến pháp 3.2.2. quyền tiếp cận văn hóa trong các Bộ Luật và Luật cơ bản 3.3. Quyền tiếp cận thông tin trong hệ thống pháp luật Việt Nam Chương IV. Thực tiễn, thành tựu và thách thức của việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta 4.1. Thực trạng khung khổ pháp luật về quyền tiếp cận văn hóa ở nước ta hiện nay 4.2. Thực tiễn phát triển chính sách văn hóa nhằm bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa ở nước ta 4.2.1. Chính sách đầu tư cho các phương tiện văn hoá ở Việt Nam 4.2.2. Chính sách tăng nguồn lực cho hoạt động văn hoá 4.2.3. Chính sách xã hội hoá văn hoá và hợp tác quốc tế 4.3. Thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhằm bảo đảm QTCVH ở nước ta trong quá trình phát triển 4.3.1. Thực tiễn bảo tồn các di sản văn hóa Việt Nam 4.3.2 Thực tiễn thực hiện chính sách trong lĩnh vực điện ảnh 4.3.3 Thực tiễn thực hiện chính sách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 4.3.4. Thực tiễn trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc ít người 4.4. Thực tiễn bảo đảm quyền tiếp cận thông tin nhằm thúc đẩy QTCVH ở nước ta 4.4.1. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và Internet và việc thúc đẩy QTCVH ở nước ta 4.4.2. Ảnh hưởng của mạng Internet đối với đời sống văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay 4.4.3. Tự do thông tin và sự phát triển đời sống văn hóa ở Việt Nam 4.5. Thành tựu và thách thức của việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay 4.5.1. Thành tựu bảo đảm QTCVH trong thời kỳ đổi mới ở nước ta iii 73 73 77 87 87 88 89 94 94 100 100 102 103 105 106 108 109 111 113 113 116 118 122 122 4.5.2. Một số khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tiếp cận văn hóa Chương V. Một số giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hóa quyền tiếp cận văn hóa trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay 131 KẾT LUẬN 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 iv 138 MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT ACHR: Ủy ban Liên chính phủ (ASEAN) về quyền con người ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam châu Á BĐVHX: Bưu điện văn hóa xã CNH, HĐH: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ĐHĐ LHQ: Đại hội đồng Liên hợp quốc EU: Liên minh châu Âu AU: Liên minh châu Phi HĐND: Hội đồng Nhân dân ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự-chính trị (ĐHĐ LHQ thông qua năm 1966) ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế-xã hội và văn hóa (ĐHĐ LHQ thông qua năm 1966) ICT: Công nghệ thông tin và truyền thông KGM: Không gian mở KT-XH, VH: Kinh tế, xã hội và văn hóa KTTT: Kinh tế thị trường KHCN : Khoa học Công nghệ LHQ: Liên hợp quốc PT: phát triển PTBT: Phát triển bền vững QCN: Quyền con người QCD: Quyền công dân QTCVH: Quyền tiếp cận văn hóa QVH: Quyền văn hóa QSHTT: Quyền sở hữu trí tuệ TCVH: Tiếp cận văn hóa UBND : Ủy ban Nhân dân UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (ĐHĐ LHQ thông qua 1948) UNESCO: Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ VH: Văn hóa WTO: Tổ chức thương mại thế giới v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người sáng tạo ra văn hoá, là chủ thể văn hoá, đồng thời cũng là sản phẩm của văn hoá. Văn hoá vừa là khách thể, vừa là chủ thể của con người, vừa là phương tiện và vừa là mục đích của sự phát triển xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong sự phát triển bền vững lấy vốn con người là trung tâm. Thông qua văn hoá có thể đánh giá được nhân cách của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng và của cả một dân tộc. Đồng thời thông qua mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc có thể hiểu được trình độ sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hoá của chính họ. Vì vậy, đảm bảo cho mỗi cá nhân quyền tiếp cận văn hoá, tức là cung cấp cho họ khả năng sáng tạo và hưởng thụ đời sống văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Văn hoá là một trong 4 thành tố cơ bản của sự phát triển bền vững1. Phát triển suy đến cùng chính là nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của các cá nhân, nhờ đó giải phóng triệt để sức sản xuất của xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo và hiện thực hoá các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người. Theo ý nghĩa đó, phát triển đích thực là phát triển là định hướng vào sự phát triển tự do, hoàn thiện nhân cách văn hoá của mỗi cá nhân con người. Quyền và tự do cơ bản của con người do đó vừa là động lực trực tiếp và vừa là mục tiêu của quá trình phát triển. Trong các quyền con người, quyền tiếp cận văn hoá là một trong những quyền cơ bản và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân của mỗi người, cũng như trong việc xác lập và sáng tạo giá trị văn hoá của cộng đồng người và của dân tộc, quốc gia dân tộc. Quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là ở những thời kỳ quá độ, luôn vừa tạo ra những thời cơ và những thách thức đối với cá nhân trong việc thụ hưởng các thành quả phát triển. Những nhóm người dễ bị tổn thương, người nghèo thường là những đối tượng khó tiếp cận được các giá trị văn hoá trong quá trình phát triển. Quy luật vận động của nền kinh tế thị trường luôn có xu hướng lấy lợi nhuận và sự phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu, do đó nó gạt bên lề những giá trị cơ bản vốn là nền tảng phát triển bền vững của xã hội như văn hoá, quyền của những nhóm dễ bị tổn thương, của người nghèo,… Quyền con người là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đến chính sách của Nhà nước ta đó là ‘Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn 1 Phát triển bền vững bao gồm 4 thành tố đó là kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá. 1 trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia’2. Thành tựu đổi mới đất nước trong hơn hai mươi năm qua đã đánh dấu những bước tiến tiến vượt bậc về sự thụ hưởng các giá trị và thành quả của quá trình phát triển mà người dân được hưởng, trong đó đặc biệt đáng chú ý là sự cải thiện và ngày câng nâng cao mức độ thụ hưởng các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá. Bao gồm, quyền thoát khỏi đói nghèo, quyền có nhà ở, quyền có việc làm, quyền được giáo dục, quyền được thụ hưởng các giá trị văn hoá,…Tuy nhiên, quá trình phát triển của xã hội dựa trên nền kinh tế thị trường cũng tạo ra những thách thức ghê ghớm đối với sự hưởng thụ các quyền con người cơ bản nói chung, cũng như các quyền về văn hoá nói riêng, của những nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,… Quyền tham gia vào đời sống văn hoá đòi hỏi cần phải quyền tiếp cận đối với đời sống văn hoá. Hơn thế nữa, nó chỉ ra nghĩa vụ hàng đầu của Nhà nước trong việc thực thi tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp, cũng như các biện pháp khác, để đảm bảo quyền này cho mọi công dân. Vì vậy, quyền tiếp cận văn hoá là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá. Quyền này càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển xã hội nói chung cũng như phát triển văn hoá và phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá liên hệ mật thiết với việc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản khác, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, quyền được giáo dục và quyền tự do biểu đạt. Trọng tâm của quyền con người nói chung và của quyền tiếp cận văn hoá nói riêng đó là nguyên tắc bình đẳng. Bình đẳng không chỉ đơn thuần là sự đối xử một cách như nhau, mà điều quan trọng hơn là tôn trọng và thừa nhận sự khác biệt và đa dạng. Điều này đặc biệt vô cùng ý nghĩa đối với quyền tiếp cận văn hoá. Tôn trọng và thừa nhận sự đa dạng của các nền văn hoá và các giá trị văn hoá của các cộng đồng người hay nhân cách đặc thù của mỗi cá nhân chính là đặc trưng cơ bản của nguyên tắc bình đẳng và bảo đảm quyền con người. Nó chỉ ra rằng các quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người cần phải có nghĩa vụ thực thi tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, luật có liên quan nhằm đảm bảo quyền tiếp cận văn hoá của tất cả các cộng đồng người với những nhu cầu tiếp cận các giá trị văn hoá đặc thù văn hoá đặc thù cũng như giá trị văn hoá chung của một dân tộc, quốc gia 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG H., 2001 2 dân tộc và cộng đồng nhân loại. Đồng thời, nó cũng chỉ ra sự cần thiết và thẩm quyền của quốc gia thành viên trong việc ban hành những chính sách đặc thù cho những nhóm người khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu về văn hoá đặc thù của họ. Thực tiễn cho thấy điều này không dễ dàng trong quá trình phát triển xã hội dựa trên sự thống nhất chung của đa dạng các giá trị và nền văn hoá khác biệt. Quyền tiếp cận văn hoá là một quyền cơ bản của con người được được ghi nhận và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia. Chẳng hạn, trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (điều 27) và trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế-xã hội và văn hoá (điều 15 (1)). Đặc biệt là, Tuyên ngôn Thế giới về Đa dạng Văn hoá (2001)3 và Công ước về Bảo vệ và Thúc đẩy sự Đa dạng các Hình thức Văn hoá4 của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO), Công ước của UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới5 và Công ước Bảo vệ Bảo vệ Di sản Văn hoá Phi vật thể6, và Công ước Châu Âu về Giá trị của Di sản Văn hoá đối với Xã hội7,... đều đề cập đến các quyền về tiếp cận văn hoá, đều nhấn manh đến tầm quan trọng của việc phải tăng cường công tác giáo dục và phổ biên các giá trị và di sản văn hoá và bảo đảm quyền được tiếp cận các giá trị này của tất cả mọi người, đặc biệt của những cộng đồng người chịu sự thiệt thòi của quá trình phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hoá văn hoá đã và đang diễn ra với quy mô và phạm vi hết sức sâu rộng. Bên cạnh đó còn có các văn kiện quốc tế ghi nhận quyền về văn hoá của các cộng đồng người nhất định mà khả năng tiếp cận văn hoá của họ dường như bị bỏ quên của quá trình phát triển của lịch sử quốc gia-dân tộc và lịch sử xã hội loài người, chẳng hạn Tuyên ngôn của LHQ về Bảo vệ Những nhóm Thiểu số về Ngôn ngữ, Tôn giáo, Sắc tộc và Dân tộc8 cũng như Tuyên ngôn của LHQ về quyền của các dân tộc bản địa,.. 3 UNESCO, Universal Declaration on Cultural Diversity, adopted on 20 November 2001. See www.unesco.org, legal instruments. 4 UNESCO, Convention on the Protection and Promotion of the Diversity of Cultural Expressions, adopted on 20 October, 2005 and entry into force on 18 March 2007. See www.unesco.org, legal instruments. 5 UNESCO, Convention on the Protection of the World Cultural and Natural Heritage, adopted on 16 November 1972 and entry into force on 17 December 1975. See www.unesco.org, legal instruments. 6 UNESCO, Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, adopted on 27 October 2003, entry into force 20 April 2006. See www.unesco.org, legal instruments. 7 Council of Europe treaty series, no. 199, Framework Convention on the Value of Cultural Heritage for Society, Faro, 27 October 2005, not yet in force (7 ratifications, 10 needed). See http://conventions.coe.int/Treaty/EN/Treaties/Html/199.htm 8 United Nations, Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities, 92nd plenary meeting, 18 December 1992, A/RES/47/135. See http://www.un.org/documents/ga/res/47/a47r135.htm. 3 Năm 2008, Uỷ ban Châu Âu đã đề xuất và phát động sáng kiến về quyền tiếp cận văn hoá (access to culture)9 theo đó nhấn mạnh đến sự tham gia của người dân vào quá trình sáng tạo và hưởng thụ kết quả của quá trình sáng tạo cũng như vào quá trình giáo dục và học tập với tính cách vừa là phương tiện của quá trình hưởng thụ và sáng tạo văn hoá. Quan điểm của chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của đời sống vật chất, là một quá trình sản xuất liên tục ra đời sống vật chất của con người và xã hội loài người. Thông qua quá trình ấy, con người sản sinh ra chính bản thân mình với tư cách là ‘cái xã hội’ (‘giới tự nhiên thứ hai’) hay nhân cách văn hoá. Văn hoá và phát triển có mối quan hệ biên chứng với nhau. Văn hoá là nền tảng của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá mạnh mẽ trong xã hội thông tin và xã hội tri thức ngày nay, văn hoá vừa là phương tiện vừa là thước đo của sự phát triển và phát triển bền vững. Đồng thời phát triển sẽ mở rộng các cơ hội thụ hưởng và sáng tạo giá trị văn hoá mà nhờ đó chất và lượng của quá trình sản xuất ra đời sống xã hội và đời sống văn hoá được nâng lên. Việt Nam là một quốc gia tham gia tích cực và thực thi tương đối đầy đủ các Công ước quốc tế về quyền con người, bao gồm Công ước quốc tế về quyền kinh tế-xã hội và văn hoá10. Các quy định quốc tế về quyền con người đã được nội luật hoá vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được thông qua các chính sách, chương trình quốc gia và bảo đảm trong thực tiễn. Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 quy định, ‘ở nước CHXHCN Việt Nam, tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá đều được tôn trọng và bảo đảm’. Bộ Luật dân sự (1995), Luật Di sản Văn hoá (2001), Luật Điện ảnh (2006), Luật Xuất bản (2004), Luật Khoa học và Công nghệ (2000),…đã cụ thể hoá những nguyên tắc hiến định về quyền tiếp cận văn hoá. Nhà nước cũng đã thông qua rất nhiều các chính sách và chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hoá. Mặc dù thực tế triển khai và thực thi chính sách và luật có liên quan cũng như việc hiện thực hoá các quyền về văn hoá trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn có những bật cập nhất định đòi hỏi cần có sự điều chỉnh, hoàn thiện. 9 European Commission, The Platforms of Access to Culture, www.efa-aef.eu/en/activities/european-house-forculture/ (accessed 10.09.09) 10 Cho đến nay Việt Nam đã gia nhập hơn 10 CƯQT, bao gồm Công ước quốc tế về quyền dân sự-chính trị, CƯ về quyền kinh tế xã hội và văn hoá, CƯ Quyền trẻ em, CƯ Xoá bỏ Mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ, CƯ Quyền của Người Khuyết Tật, CƯ Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, CƯ Xoá bỏ và Trừng trị tội Apácthai, CƯ Không hạn chế các Luật định đối với tội phạm chíên tranh và chống nhân loại,.. 4 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nền văn hoá Việt Nam là sự kết tinh và tổng hoà của sự đa dạng văn hoá gữa các dân tộc anh em trải qua hàng ngàn năm hấp thụ và tiếp biến các giá trị văn hoá nội sinh và ngoại sinh. Việt Nam cũng là một quốc gia giàu bản sắc văn hoá và sở hữu những di sản văn hoá độc đáo của nhân loại, bao gồm những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, cùng với đó là hàng loạt các di sản văn hoá quốc gia. Quá trình đổi mới và phát triển trong suốt hơn hai thập kỷ qua đã góp phần to lớn vào việc hiện thực hoá các quyền con người nói chung và quyền tiếp cận văn hoá nói riêng. Tuy nhiên, việc tiếp cận của người dân, đặc biệt là của những cộng đồng người nhất định như người dân tộc thiểu số, người nghèo và người có thu nhập thấp, người khuyết tật,..vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế vần còn có những hạn chế là rào cản mang tính khung khổ chính sách, pháp luật, nhưng cũng có những rào cản mang tính thực thi (như trình độ nhận thức và năng lực của cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách, điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực, ..). Cùng với những mặt trái của nền kinh tế thị trường ở nước ta, những rào cản này đã làm gia tăng việc hạn chế khả năng tiếp cận các giá trị văn hoá của những nhóm và cộng đồng nhất định vốn luôn được xem là đối tượng dễ bị tổn thương của quá trình phát triển. Đó là người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,… Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh việc đặt con người là trung tâm của sự phát triển. Bảo đảm quyền con người nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của cá nhân là mục đích tự thân và sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Thành tựu hơn 20 năm đổi mới đã chỉ rõ cho thấy những bước tiến vượt bậc về mức độ thụ hưởng các quyền cơ bản của công dân, bao gồm các quyền về văn hoá. Hiển nhiên, sự mở rộng mức độ thụ hưởng các quyền con người ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và trình độ dân trí của người dân. Mặc dù vậy, thực tiễn cho thấy mức độ thụ hưởng và sáng tạo giá trị văn hoá, đời sống văn hoá của các bộ phận tầng lớp nhân dân còn hạn chế đặt ra cho công tác hoạch định chính sách, quản lý và thực thi, và công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền cần có sự điều chỉnh và không ngừng cải thiện. Nền kinh tế thị trường luôn có xu hướng đặt lợi nhuận và lợi ích kinh tế lên hàng đầu và quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã và đang đặt ra những thách thức đối với việc đảm bảo quyền tiếp cận văn hoá của những những cộng đồng người nhất định và các quốc gia đang phát triển. Vấn đề bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi những chính sách bảo hộ ngặt nghèo một mặt là cơ sở để bảo vệ lợi ích kinh tế và thúc đẩy quá trình sáng tạo và sản xuất, nhưng mặt khác nó có 5 những tác động tiêu cực đến mức độ thụ hưởng giá trị văn hoá và thành tựu khoa học kỹ thuật của những quốc gia đang phát triển cũng như những nhóm người có thu nhập thấp, người nghèo và những nhóm dễ bị tổn thương khác. Là một quốc gia thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), Việt Nam cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và quy định của tổ chức này và của pháp luật quốc tế nói chung, trong đó chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ của TRIPS (Hiệp định về Các Quyền sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương Mại). Việc bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đã vô hình chung có tác động tiêu cực tới quyền được tiếp cận các giá trị văn hoá, thành tựu của khoa học và công nghệ của người dân. Hiển nhiên điều này đã là một rào cản ghê ghớm đối với việc tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ của những nhóm người nhất định. Quyền tiếp cận văn hoá chỉ ra nghĩa vụ của Nhà nước phải đảm bảo quyền này cho mọi cá nhân và các cộng đồng người, đồng thời chỉ ra khả năng có thể tiếp cận được các giá trị và đời sống văn hoá với điều kiện có thể chi trả được hoặc hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, các sản phẩm văn hoá nói riêng và mọi hoạt động của đời sống văn hoá nói chung không dễ dàng đến được với tất cả mọi người vì những rào cản về thể chế (như khung khổ pháp luật, chính sách) cũng như khả năng thực thi trên thực tế (như điều kiện vật chất cần thiết, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và thực thi,..). Quyền tiếp cận văn hoá đặc biệt đối với những cộng đồng dân tộc thiểu số nơi mà quá trình toàn cầu hoá văn hoá và nền kinh tế thị trường đang có nguy cơ làm mai một bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như những trở ngại mà quá trình phát triển đã tạo ra cho những nhóm người thiểu số trong việc tiếp cận các giá trị về văn hoá, thành tựu khoa học kỹ thuật. Quá trình toàn cầu hoá văn hoá đã và đang thách thức đến sự sống còn của bản sắc văn hoá và giá trị truyền thống, cùng với đó là sự bảo hộ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ do rào cản khung khổ pháp luật quốc tế và quốc gia đưa lại đã làm gia tăng đặc biệt là của những cộng đồng người hạn chế về nguồn lực và khả năng tiếp cận đời sống văn hoá. Cho đến nay ở Việt Nam, vấn đề quyền tiếp cận văn hoá là gì và vai trò, ý nghĩa của nó đối với phát triển và phát triển bền vững như thế nào chưa thực sự được nghiên cứu sâu rộng từ nhiều giác độ khoa học khác nhau cũng như chưa được tiếp cận từ góc độ liên ngành và đa ngành. Vì vậy, đây là những vấn đề lý luận cần được làm sáng tỏ. 3.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: 6 Vấn đề quyền con người nói chung, cũng như quyền tiếp cận văn hoá nói riêng, đã từ rất lâu được nghiên cứu trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là từ khi ra đời của Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người và hàng loạt các Công ước quốc tế về quyền con người trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX. Quyền tiếp cận văn hoá trở thành đối tượng nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành như triết học, luật học, xã hội học, văn hoá và khoa học phát triển,… Ngay từ những năm 60 và 70 các nhóm nghiên cứu về người bản địa, các dân tộc thiểu số cũng như các nhóm xã hội khác đã xây dựng những luận cứ khoa học về tình trạng đáng báo động của những nền văn hoá và giá trị văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc và cộng đồng người trên thế giới. Đồng thời chỉ rõ cho thấy khả năng tiếp cận quyền về văn hoá của những cộng đồng người này bị hạn chế do những mặt trái của quá trình phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hoá. Các nhóm nghiên cứu của LHQ về từng chủ đề cụ thể liên quan đến quyền của người bản địa và văn hoá đã giúp LHQ xây dựng hàng loạt các văn kiện quốc tế đã ra đời nhằm tạo khung khổ pháp lý cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tiếp cận văn hoá của mọi cồng đồng. Chẳng hạn, Công ước của UNESCO về Di sản Văn hoá và Thiên nhiên (thông qua năm 1972); Tuyên ngôn của LHQ về Bảo vệ Những nhóm Thiểu số về Ngôn ngữ, Tôn giáo, Sắc tộc và Dân tộc và Tuyên ngôn của LHQ về quyền của các dân tộc bản địa,.. Tư tưởng về phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người ; nhưng phải đến thế kỷ XX, tư tưởng này mới phát triển, chuyển hoá thành phong trào xã hội – văn hoá, trước tiên ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trên thế giới thuật ngữ "phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm "Chiến lược bảo tồn thế giới" do "Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế" – IUCN, công bố. Tiếp đó, từ cuối thập niên 1980, nó được phổ biến rộng rãi thông qua các báo cáo về môi trường của "Ủy ban môi trường và phát triển thế giới" – WCED11. Từ năm 1992, sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (LHQ) tai Rio de Janeiro (Braxin), và đặc biệt từ Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg, tại Johannesburg (Nam Phi) vào năm 2002, nội dung khái niệm "phát triển bền vững” được làm rõ hơn, là : bảo đảm và thực hiện sự hài hoà giữa phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và sự đa dạng của môi trường sinh thái được gìn giữ và bảo vệ. Ủy ban này còn được gọi là "Uỷ ban Brundtland" – gọi theo tên bà G. Harlem Brundland, nguyên Thủ tướng Na Uy và là chủ tịch đầu tiên Ủy ban này. 11 7 Tác giả R. Stivers của Hoa Kỳ vào năm 1976 đã xuất bản công trình nghiên cứu ‘Xã hội bền vững: Đạo đức và tăng trưởng kinh tế (The Sustainable Society: Ethics and Economic Growth, Nxb Philadelphia: Westminster Press), theo đó nhấn mạnh đến sự sói mòn của các giá trị văn hoá và đạo đức trong quá trình kinh tế thị trường (với tính cách là ngòi nổ của sự phát triển), đồng thời kêu gọi việc định hướng phát triển dựa trên những giá trị cốt lõi của con người đó là văn hoá và đạo đức. Cùng thời gian này xuất hiện tư tưởng "phát triển bền vững xã hội" trong các công trình của Barry Commner "Vòng tròn khép kín" (1971); của Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) ; của Amry Lovins "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài " (1977) ; và của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981),v.v...Có thể coi nhà chính trị học Mỹ W.Ophuls là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "steady state society"- xã hội bền vững, trong công trình "Sinh thái học và chính sách thiếu hụt". Tiếp đó thuật ngữ "sustainable development"- phát triển bền vững, được hình thành bằng cách hợp nhất các thuật ngữ "phát triển" và "bền vững". Đến thập niên 1980, thuật ngữ "Phát triển bền vững" được sử dụng chính thức trong các báo cáo và chương trình của các tổ chức LHQ, như UNESCO, FAO,... Thuật ngữ này được Uỷ ban Brundtland định nghĩa là : "Sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống con người, động vật và thực vật". Khái niệm này có nội hàm rộng, không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái, mà còn gồm cả nhân tố xã hội, con người. Nó bao hàm cả sự bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo, giữa các thế hệ, thậm chí cả sự cần thiết giải trừ quân bị như là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính để thực hiện phát triển bền vững. Trong thập niên 1990, nhiều nhà khoa học phương Tây tiếp tục làm rõ nguồn lực và cách tiếp cận đối với phát triển bền vững. Nhà xã hội học người Mỹ James Coleman (1926 – 1995) phân biệt ba loại vốn cho phát triển bền vững là : vốn vật thể (chủ yếu là vốn tài chính), vốn con người, vốn xã hội. Đi xa hơn J. Coleman, Francis Fukuyama (tác giả công trình nổi tiếng ‘Sự tận cùng của lịch sử’ (the End of History) cho rằng, vốn con người và vốn xã hội liên quan với nhau; và không phải loại vốn nào cũng đều tốt. Vấn đề ở chỗ: cách thức sử dụng và phối hợp chúng như thế nào. 8 Từ mối liên hệ lẫn nhau giữa các loại vốn, một số nhà khoa học đã hướng đến cách tiếp cận văn hoá đối với phát triển bền vững. Thực tế là "phát triển bền vững" có nội hàm rất rộng; do đó không nên thiên về thành tố này, cách tiếp cận này mà xem nhẹ thành tố kia, cách tiếp cận kia. Vì thế chỉ có cách tiếp cận văn hoá mới có thể bao quát và hướng vào những xu hướng cơ bản của nội hàm vốn rất rộng của phát triển bền vững. Pierre Bourdieu (1930 – 2002), một nhà nghiên cứu người Pháp, cho rằng, nên coi văn hoá như một loại vốn – tương tự như ba loại vốn khác (vốn vật thể, vốn con người, vốn thiên nhiên); và vốn văn hoá gồm hai loại: vật thể và phi vật thể. Vào năm 2007, trong công trình "Quan niệm phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa", tập thể các nhà khoa học Nga đứng đầu là tiến sĩ V.G.Khoros, Giám đốc Trung tâm các vấn đề phát triển và hiện đại hóa, nhấn mạnh rằng, phát triển bền vững phải thỏa mãn 4 nguyên tắc : 1) Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người hiện đang sống ; 2) Các tiêu chuẩn ngang nhau trong sự thỏa mãn này cho toàn thể cư dân trên hành tinh ; 3) Sử dụng tiết kiệm, có cân nhắc các nguồn lực thiên nhiên ; 4) Duy trì các khả năng để các thế hệ tương lai có thể thực hiện các nhu cầu cơ bản. Nhà triết học và kinh tế học người Ấn-Độ Amartya Sen (đoạt giải Nobel kinh tế học vào năm 1998), trong tác phẩm Phát triển là quyền tự do (Development as Freedom)12, đã khẳng định rằng, văn hóa vừa là phương tiện, vừa là mục đích của sự phát triển. Theo ý nghĩa này thì tiếp cận văn hóa là cách thức bảo đảm và thực hiện quyền phát triển bền vững của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng. Nhiều học giả trên thế giới cho rằng, văn hóa là "trụ cột thứ tư" trong " tứ trụ" kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường, của phát triển bền vững ; và cách tiếp cận văn hóa là cách tiếp cận liên ngành kinh tế - xã hội - môi trường, đồng thời thể hiện tính tích cực của con người với tư cách là chủ thể phát triển . Vào cuối thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20, cũng như đầu thế kỷ XXI, hơn bao giờ hết vấn đề thách thức toàn cầu đối với sự phát triển bền vững được nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu và diễn đàn chính trị-quốc tế. Các công trình nghiên cứu nổi bật liên quan đến quyền tiếp cận văn hoá trong quá tình phát triển bao gồm: - Kay Mathiesen, Các quyền tiếp cận văn hoá của các dân tộc bản xứ và quyền tiếp cận của cá nhân (Indigenous Peoples’ Rights to Culture and Individual 12 Sen, Amartya (2001), Phát triển là quyền tự do- Development as Freedom (Oxford: Oxford University Press) 9 Rights to Access), School of Information Resources and Library Science, University of Arizona. - Avishai Margalit and Moshe Halbertal (2004), Chủ nghĩa tự do và quyền văn hoá (Liberalism and the Right to Culture), Social Research, 71, pp. 529-48. - Robert Winthrop, Định nghĩa Quyền về Văn hoá và Một vài Cách tiếp cận (Defining a Right to Culture, and Some Alternatives), Cultural Dynamics, Vol. 14, No. 2, 161-183 (2002) - Yvonne Donders & Vladimir Volodin, Quyền con người về Giáo dục, Khoa học và Văn hoá: Thành tựu và Thác thức về mặt luật pháp (Human Rights in Education, Science and Culture: Legal Developments and Challenges). Ashgate Publishing Group. - Antony Hooper (2007), Văn hoá và Phát triển bền vững ở Thái Bình Dương (Culture and Sustainable Development in the Pacific), Nxb Đại học Quốc gia Ôtxtrây-lia, (ANU E-Press & Asia Pacific Press), - Hawkes, Jon (2006), Trụ cột thứ 4 của Sự bền vững: Vai trò đặc biệt của văn hoá trong việc lập kế hoạch công: lược khảo- (The Fourth Pillar of Sustainability: Culture’s Essential Role in Public Planning: Summary. http://culturaldevelopment.net/downloads/FourthPillarSummary.pdf) - Leach, Melissa (1998), Văn hoá và sự bền vững- “Culture and Sustainability”. In World Culture Report (1998), specially edited by Louis Emmerji and Paul Streeton, 93-104. Paris: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation. - World Commission on Culture and Development (1995), Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta (Our creative diversity) Paris: UNESCO; Uỷ ban Châu Âu đặc biệt nhấn mạnh tiếp cận văn hoá là một quyền cơ bản của con người cần được bảo vệ và thúc đẩy, đặc biệt trong bổi cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá sâu sắc mà mặt trái của nó đã và đang đe doạ những giá trị văn hoá của người bản địa hay những nhóm yếu thế. Nhìn chung cho đến nay, các công trình nghiên cứu quốc tế quan niệm nội hàm của khái niệm phát triển bền vững rất rộng; và làm rõ các loại vốn của phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là, tiếp cận văn hoá không thể chỉ được nhìn nhận từ giác độ con người là đối tượng thụ hưởng sự phát triển, mà còn từ giác độ là chủ thể của quyền, đặc biệt là quyền tiếp cận văn hoá. Trong thời đại ngày nay, phát triển phải luôn xuất phát từ con người và hướng đích vào việc hiện thực hoá các quyền cơ bản của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng; phát triển phải dựa trên nguyên tắc nền tảng trao cơ hội bình đẳng cho tất cả các cá nhân và nhóm người, đặc biệt là 10 những nhóm yếu thế, được tiếp cận và thụ hưởng các giá trị và thành tựu của quá trình ấy. Ở các nước XHCN như Trung Quốc,Việt Nam..., quan niệm về quyền phát triển càng được thực tế chấp nhận hơn, khi con người được coi là gốc của sự phát triển nhanh (phát triển rút ngắn) theo con đường XHCN. Cùng với vốn con người, vốn văn hoá là giá trị nền tảng của sự phát triển bền vững. Bởi vậy, quyền tiếp cận văn hoá là một trong dạng thức của việc hiện thực hoá quyền phát triển, và là chỉ dấu của phát triển lấy con người là trung tâm và định hướng vào các giá trị nhân văn của con người và xã hội, đồng thời nó cũng là một thước đo của sự phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, việc thiếu quan tâm, chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của tẩt cả mọi cá nhân, mọi cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách cũng như việc thực thi chính sách, tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả phát triển thiếu bền vững, như: gia tăng bất bình đẳng xã hội, tàn phá môi trường, sự suy thoái về các giá trị đạo đức và nhân văn,..) điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của văn hoá, và quyền tiếp cận văn hoá đối với sự phát triển bền vững. 3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Tiếp cận văn hoá nói chung và quyền tiếp cận văn hoá nói riêng đã bắt đầu được nghiên cứu từ nhiều góc độ và chuyên ngành khác nhau, bao gồm triết học, văn hoá, chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học và đặc biệt là pháp luật và quyền con người. Quyền về văn hoá đã bắt đầu được đề cập đến như là một nội dung của nhóm quyền kinh tế-xã hội và văn hoá (trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế-xã hội và văn hoá của LHQ năm 1966) trong các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quyền con người, quyền công dân thuộc Học viện Cao cấp Nguyễn Ái Quốc năm 1991 (nay là Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh); chương trình KH&CN cấp Nhà nước KX07-16 ‘Các điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong công cuộc đổi mới’ do GS TS Hoàng Văn Hảo làm chủ nhiệm (1991-1996), Đề tài KHCN cấp Nhà nước, ‘Quyền con người trong thời kỳ đổi mới: thành tựu, vấn đề và phương hướng giải quyết’ do TS Cao Đức Thái làm chủ nhiệm, thực hiện trong giai đoạn 2001-2005; Đề tài KHCN cấp Bộ, ‘Quyền kinh tế-xã hội và văn hoá và có chế bảo đảm các quyền này trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta’, do GS TS Hoàng Văn Hảo làm chủ nhiệm, thực hiện trong giai đoạn 1995-1996; Đề tài KHCN cấp Bộ, ‘Sự phát triển các quyền kinh tế-xã hội và văn hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam’, do Viện NC Quyền con người thuộc Học viện thực hiện trong giai đoạn 20012003; và một số công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành liên quan đến các quyền về văn hoá, ‘Tự do văn hoá và Phát triển’ 11 của tác giả Phan Công Khanh đăng trên tạp chí Triết học (năm 2007); ‘Giao lưu văn hoá trong thời hội nhập’ của tác giả Hồ Sĩ Vịnh đăng trên tạp chí Văn Hiến Việt Nam; ‘Một số vấn đề văn hoá và phát triển’ của tác giả Ngô Thế Phúc (Niên giám thống kê 2007); ‘Văn hoá và mô hình phát triển phổ biến’ của tác giả Khuất Duy Dũng (tạp chí Triết học 2009), ‘Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người’ của tác giả Nguyễn Văn Phúc (T/c Triết học, 2008); … Bên cạnh đó còn có những công trình trực tiếp liên quan đến văn hoá và phát triển, quyền về văn hoá, phát triển bền vững, bao gồm: như ‘Bàn về văn hiến Việt Nam’ (KHXH 1996) của GS Vũ Khiêu, ‘Văn hóa và Phát triển’ (CTQG 1998) của GS Phạm Xuân Nam; ‘Văn hoá là mục tiêu và là động lực của sự phát triển’ (CTQG 2006) của GS Nguyễn Văn Huyên; ‘Tăng trưởng kinh tế và những bảo đảm cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển lâu bền’ của GS Nguyễn Trọng Chuẩn (T/c Triết học, số 4.1992); ‘Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững’ của GS Võ Quý (T/c Thông tin môi trường,số 3.1993); ‘Văn hoá trong phát triển của xã hội Việt Nam’ của Thành Duy (KHXH 1996), tác giả nhấn mạnh tính hài hoà trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ di sản văn hoá và môi trường ở Việt Nam; ‘Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp’ (KHXH 1997) của GS Phạm Xuân Nam; ‘Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kỳ CNH, HĐH’ (CTQG 2003) của Phạm Minh Hạc của Nguyễn Khoa Điềm; ‘Phát triển bền vững : Tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm’ (www.chungta.com, 2008) của Trần Hữu Dũng,…Các công trình này đã làm rõ khái niệm, lý luận và thực tiễn về văn hóa, phát triển và phát triển bền vững, đặc biệt đều nhấn mạnh đến các thành tố và trụ cột của phát triển bền vững (phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa). Trong diễn văn khai mạc Hội nghị châu Á - Thái bình dương về đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam và UNESCO đồng tổ chức tại Hà Nội, 12/2008, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh giáo dục và văn hoá là hai động lực của hoà bình và phát triển, là hai vec-tơ chủ đạo của đối thoại và phát triển bền vững. Khái niệm phát triển bền vững được đề cập nhiều ở Việt Nam từ khoảng đầu thập niên 1990. Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng (1992) lần đầu tiên xác định tư tưởng chính của "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000" là: Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân. Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định trong "Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001 – 2010" và được khái quát là: Phát triển nhanh, 12 có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tư tưởng phát triển bền vững còn được thể hiện trong kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khoá IX, về việc gắn nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế, nhiệm vụ then chốt chỉnh đốn Đảng với nhiệm vụ xây dựng nền tảng tinh thần văn hoá. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước, một mặt chuyển hoá quan điểm phát triển bền vững của "Uỷ ban Brundtland" vào thực tiễn Việt Nam; mặt khác cũng đã phát triển nội hàm của tiếp cận văn hoá đối với phát triển bền vững với tính cách là tiếp cận tổng hợp kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và môi trường, đồng thời cũng là cách tiếp cận quyền phát triển nhằm vào giá trị phát triển của con người và cộng đồng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chưa đề cập sâu rộng đến vấn đề văn hoá và phát triển dưới góc độ quyền con người, cũng như quyền tiếp cận văn hoá. Vì vậy, đề tài "Quyền tiếp cân văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện na" nhằm luận giải về khái niệm, bản chất và nội dung của quyền tiếp cận văn hoá, cũng như việc bảo đảm và hiện thực hóa quyền này trong quá trình phát triển ở nước ta. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó về quyền con người, phát triển và văn hoá, đề tài sẽ đưa ra những sự khái quát hoá, phân tích và tổng hợp về vai trò của quyền tiếp cận văn hoá đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của văn hoá cũng như của mỗi cá nhân nói riêng. 4. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là nhằm làm rõ cơ sở lý luận - thực tiễn của quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay, về vai trò và tầm quan trọng của quyền tiếp cận văn hoá đối với sự phát triển bền vững. Thông qua đánh giá thành tựu và hạn chế của quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta, đề tài đề xuất những giải pháp về chính sách và thể chế nhằm tăng cường việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá của người dân trong quá trình phát triển. Đề tài cũng sẽ góp phần xây dựng những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và ban hành các chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển bền vững, văn hoá và quyền con người ở cấp quốc gia và cấp địa phương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang định hướng phát triển nhanh và mạnh mẽ về kinh tế nhưng bền vững về xã hội và phát triển định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện mục tiêu này, hệ thống các chuyên đề của đề tài tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau: 13 - Làm sáng tỏ khái niệm và nội hàm của quyền tiếp cận văn hoá và phát triển; - Làm sáng tỏ vai trò và tầm quan trọng của văn hoá cũng như quyền tiếp cận văn hoá đối với sự phát triển bền vững; - Phân tích những nội dung cơ bản của quyền tiếp cận văn hoá trong hệ thống quan điểm, chính sách và pháp luật. - Đánh giá về thực trạng, thành tựu và hạn chế, của việc bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở Việt Nam, đặc biệt kể từ khi đổi mới đến nay. - Đề xuất một số giải pháp lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và thực thi chính sách, công tác quản lý văn hoá, phát triển và quyền con người ở nước ta. 5. Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào luận giải những nội dung cơ bản sau đây: 1) Thứ nhất, khái luận chung về văn hóa, phát triển và phát triển bền vững, quyền văn hoá và quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay; 2) Thứ hai, những nội dung cơ bản về quyền tiếp cận văn hoá từ giác độ pháp luật quốc tế và quốc gia, chính sách văn hoá và các điều kiện bảo đảm quyền tiếp cận văn hoá ở phạm vi quốc gia và địa phương; 3) Thứ ba, thành tựu và thách thức của việc đảm bảo quyền tiếp cận văn hoá ở Việt Nam hiện nay; 4) Thứ tư, một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm và hiện thực hoá quyền về tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta nước ta hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về quyền con người, về văn hoá, phát triển, và phát triển bền vững để phân tích, đánh giá và luận giải các vấn đề liên quan đến quyền tiếp cận văn hoá trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay. - Sử dụng các phương pháp khoa học chuyên ngành và liên ngành: triết học, luật, văn hoá và xã hội học. Đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, hệ thống-cấu trúc; - Phương pháp khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp chuyên gia: bằng bài viết và ý kiến tham gia hội thảo. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan