Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật So sánh chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc...

Tài liệu So sánh chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc

.DOCX
3
266
77

Mô tả:

I. Mở đầu Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lí quan trọng, bởi hậu quả pháp lí của nó là sự kết thúc quan hệ lao động và trong một số trường hợp nó ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động. Do đó pháp luật đã có rất nhiều quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Một trong những quy định đó là quy định về chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc. Sau đây em xin trình bày bài tiểu luận “So sánh chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc” để hiểu rõ hơn về hai chế độ chợ cấp này. II. So sánh chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc 1. Sự giống nhau giữa chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc - Chủ thể chi trả: trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc đều có có chủ thể chi trả là người sử dụng lao động. - Giúp người lao động ổn định cuộc sống hơn sau khi bị mất việc và thôi việc. 2. Sự khác nhau giữa chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc  Căn cứ pháp lý: - Trợ cấp mất việc: + Do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ; + Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp. - Trợ cấp thôi việc: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.  Điều kiện trợ cấp: 1 - Trợ cấp mất việc: Người lao động thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên. - Trợ cấp thôi việc: Người lao động thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên. Trừ trường hợp người lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc; người lao động bị xử lý xa thải theo quy định tại điểm a và điểm b Điều 85 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007); người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007)  Cơ cấu trợ cấp: - Trợ cấp mất việc: Chỉ có trợ cấp mất việc làm, không được phụ cấp lương. - Trợ cấp thôi việc: Ngoài trợ cấp thôi việc còn có phụ cấp lương.  Mức trợ cấp: - Trợ cấp mất việc: Mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. - Trợ cấp thôi việc: Mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp (nếu có).  Nguồn chi trả trợ cấp: - Trợ cấp mất việc: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm. - Trợ cấp thôi việc: + Đối với doanh nghiệp, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông; + Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc do ngân sách nhà nước cấp trong chi thường xuyên của cơ quan; 2 + Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đó tự chi trả trợ cấp thôi việc.  Thời gian thực hiện trách nhiệm trợ cấp: - Trợ cấp mất việc: Chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm. - Trợ cấp thôi việc: Ngoài thời hạn 7 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. III. Kết luận Từ những so sánh về chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc, chúng ta có thể hiểu đươc phần nào những quy định của pháp luật về hai chế độ trợ cấp này. Quá đó có thể thấy, với những quy định của pháp luật như vậy, người lao động sẽ luôn được đảm bảo thu nhập và đời sống khi họ bị mất việc hoặc thôi việc. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan