Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài sản và hoàn thiện pháp luật về tài sản (8d)...

Tài liệu Tài sản và hoàn thiện pháp luật về tài sản (8d)

.DOC
22
116
76

Mô tả:

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 B. NỘI DUNG……………………………………………………………………….1 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN……………………………1 1. Khái niệm tài sản………………………………………………………………….1 2. Đặc điểm của tài sản………………………………………………………………1 3. Phân loại tài sản…………………………………………………………………...2 4. Tiến trình phát triển của của pháp luật Việt Nam quy định về tài sản…………….3 II. TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH……………….4 1. Vật ( Định nghĩa, đặc điểm và phân loại vật )…………………………………….4 2. Tiền ……………………………………………………………………………….8 a. Khái niệm tiền……………………………………………………………………..8 b. Đặc điểm của tiền…………………………………………………………………8 c. Bản chất pháp lí của tiền…………………………………………………………..9 d. Phân biệt tiền và vật……………………………………………………………...10 3. Giấy tờ có giá…………………………………………………………………….10 a. Khái niệm giấy tờ có giá…………………………………………………………10 b. Đặc điểm của giấy tờ có giá……………………………………………………...11 c. Chức năng của giấy tờ có giá……………………………………………….........12 d. Phân biệt giấy tờ có giá và một số loại tài sản…………………………………...12 4. Quyền tài sản…………………………………………………………………….13 a. Khái niệm quyền tài sản…………………………………………………….........13 b. Đặc điểm pháp lý của quyền tài sản……………………………………………..13 c. Phân loai quyền tài sản…………………………………………………………...13 III. HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ. TÀI SẢN………………………………………………………………………………...15 1. Những bất cập trong quy định pháp luật về tài sản………………………………15 2. Hướng hoàn thiện những quy định về tài sản……………………………………16 3. Tài sản ảo………………………………………………………………………...17 C. TỔNG KẾT……………………………………………………………………...20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0 A. LỜI MỞ ĐẦU Tài sản là một khái niệm quen thuộc với bất kì ai bởi hiểu theo một cách đơn giản tài sản chính là công cụ của đời sống con người, do đó chế định về tài sản và quyền sở hữu thực dự quan trọng đối với các nhà lập pháp, cũng như đối với đời sống xã hội nói chung. Trong một xã hội có nền sản xuất kinh tế thị trường phát triển sôi động như ở Việt Nam, tài sản trong xã hội ngày càng được tạo ra nhiều và phong phú hơn. Theo đó, quan niệm về tài sản cũng ngày một thay đổi và mở rộng cho phù hợp với đời sống xã hội thì việc quy định rõ ràng hơn về tài sản là một điều cần thiết. Kể từ khi bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 ra đời thay thế cho BLDS năm 1995, định nghĩa về tài sản đã có những điểm khác biệt rõ rệt, tuy nhiên, ngay cả bản thân của BLDS năm 2005 cũng bộc lộ nhiều khiêm khuyết cần phải sửa đổi để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, hoàn thiện mình hơn trong các quy định của pháp luật về tài sản. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN TÀI SẢN 1. Khái niệm tài sản Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật dân sự 1995 quy định “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163, Bộ luật dân sự (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự năm 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. 2. Đặc điểm của tài sản Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá rình sản xuất, phân phối lao động và tiêu thụ sản phẩm, cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. 1 Quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang ý chí của các chủ thể tham gia, phù hợp với ý chí của chủ thể tham gia và phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thông qua các QPPL dân sự. Quan hệ tào sản do luật dân sự mang tính chất hàng hóa tiền tệ phù hợp với định hướng chiến lược của nước ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thi trường định hướng XHCN. Sự đền bù tương đương trong trao đổi biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền tệ là đặc trưng của các quan hệ dân sự, tuy nhiên không phải tất cả sự dịch chuyển tài sản dịch vụ đều có sự đền bù tương đương. 3. Phân loại tài sản * Căn cứ vào bản chất và tính năng sử dụng của tài sản phân thành các loại sau - Động sản và bất động sản: BLDS 2005 (Điều 174) dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản và có thể chuyển dịch bằng cơ học hay không để xác định theo phương pháp loại trừ. - Bất động sản là những tài sản bao gồm: a. Đất đai. b. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền vớinhà ở, công trình xây dựng đó. c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai. d. Các tài sản khác do pháp luật qui định. - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Việc phân loại động sản và bất động sản có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọngthể hiện: + Đối với bất động sản (nhà ở, công trình xây dựng khác,...) là loại tài sản cần đượcđăng ký quyền sở hữu. + Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với mỗi loại tài sản cũng khác nhau chẳnghạn mua bán nhà ở phải lập thành văn bản, có công chứng và đăng ký quyền sở hữu. 2 + Bộ luật Dân sự còn có qui chế pháp lý riêng đối với từng loại tài sản - Hoa lợi và lợi tức - Vật chính và vật phụ 4 Tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam quy định về tài sản Ngay từ thời xưa, cha ông ông ta đã quan niệm mọi đồ vật đều là tài sản, cùng với sự phát triền ngày càng nhanh của xã hội đã xuất hiện thêm nhiều loại tài sản mới với cấu trúc ngày càng đa dạng, phong phú. Tài sản là một chế định quan trong trong pháp luật của các quốc gia, mỗi một nước lại có chế định riêng quy định về tài sản để phù hợp với nước mịnh. Vì thế, ở Việt Nam, quy định về tài sản cũng thay đổi theo từng thời kì của đất nước. Thời Pháp thuộc BLDS Bắc kỳ và Nam kỳ không định nghĩa tài sản là gì mà chỉ xác định tài sản gồm động sản và bất động sản. Các quy định này được nhiều nước trên thế giới được Nga, Pháp tiếp nhận nhưng còn nhiều hạn chế vì không chỉ rõ những gì được coi là tài sản. Cacsquan niệm nhưu thế này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt, không bao quát được tất cả các loại tài sản. BLDS năm 1995 đã có bước tiến mới, ỏ đay đã xác định được phạm vi tài sản và tài sản là gì. Điều 172, BLDS 1995 đã quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền và các giấy tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản”. Nhưng cách định nghĩa này vẫn còn sự hạn chế khi làm phạm vi tài sản có phần hẹp hơn. Qua gần 10 năm áp dụng vào thực tiễn, quy định về tài sản nói riêng. BLDS 1995 ra đời là một nhu cầu thiết yếu nhưng cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết cần phải sửa đổi, bổ sung. BLDS 2005 ra đời (Bộ luật dân sự hiện hành) đã có một bước đột phá khi mở rộng pham vi về tài sản. Điều 163, BLDS 2005 quy định “Tài sản bao gồm vật. tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự năm 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Tuy nhiên, BLDS 2005 3 cũng mắc một khiếm khuyết như BLDS 1995 khi đưa ra hình thức liệt kê không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội. II. Tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 1. Vật a. Định nghĩa về vật Vật là một phạm trù pháp lí, là một bộ phân thuộc về thế giới vật chất đáp ứng nhu cầu nào đó của cuộc sống con người nhưng không phải mọi vật của thế giới vật chất đều được coi là vật trong quan hệ dân sự. Vật trong quan hệ dân sự phải là vật mà con người chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được và phải là vật đang tồn tại hiện thực hoặc được hình thành trong tương lai. Không khí, nước trong tự nhiên nếu đóng vào chai, bình có thể coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. BLDS năm 1995 đưa ra khái niệm tài sản tại Điều 172: Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền và các quyền về tài sản. Trong đó, vật có thực được xác định bởi các điều kiện như vật phải có hình dáng, kích thước cụ thể, con người có thể tri giác được và có giá cả tương ứng với giá trị của vật. BLDS năm 2005 đã xác định lại khái niệm tài sản tại Điều 163: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Theo tinh thần Điều 163 BLDS thì phạm vi của “vật” rộng hơn so với khái niệm cũ trước đó, bao gồm cả những vật có thực và những vật sẽ có thực trong tương lai, quan niệm về giao dịch dân sự hợp pháp cũng được mở rộng hơn theo hướng đa dạng hơn, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nhiều thành phần hiện nay ở nước ta, làm cho thị trường mua bán hàng hóa sôi động hơn. (VD: con trâu đang có chửa thì không chỉ con trâu mà cả con nghé trong bụng con trâu cũng là tài sản vì nó sẽ hình thành khi con trâu đến kì sinh nở).Khái niệm về vật trong khoa học pháp lí cũng được mở rộng, các chất thải ở dạng bình thường không được coi là vật nhưng sử dụng làm nguyên liệu sản suất thì được coi là vật. b. Đặc điểm của vật 4 Vật thuộc bộ phận thế giới vật chất và phải do con người chiếm hữu được. Thế giới vật chất rất đa dạng, những vật như mưa, gió, nước ở sông, biển,… con người không thể sở hữu được vì vậy những vật này không phải là tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ một vật để phục vụ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày (quần áo để mặc, xe đạp, xe máy để đi lại,…) Vật có thể có kết cấu đa dạng, phức tạp chính vì vậy mà đối với những vật có kết cấu cầu kì như cái máy giặt hay chiếc ô tô thì phải có sự hợp tác của nhiều chủ thể mới có thể làm ra nó. Sở hữu có quyền định đoạt đối với vật thuộc quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. A là một sinh viên đại học, anh ta có một chiếc xe đạp và anh ta có quyền cho, tặng, bán, cho thuê tuy ý thích của mình. c. Phân loại vật * Căn cứ vào tính di dời và mục đích sử dụng, vật được chi làm hai loại: bất động sản và động sản. - Bất động sản (phương pháp liệt kê) + Đất đai; + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với công trình xây dựng đó; + Các loại tài sản khác gắn liền vơi đất đai; + Các loại tài sản khác do pháp luật quy định. * Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vật được chia làm hai loại: hoa lợi và lợi tức. Điều 175: Hoa lợi, lợi tức 1) Hoa lợi là sản phẩm tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: trái cây. 2) Lợi tức là các khoản lợi thu từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: tiền lãi. * Căn cứ vào tính chất độc lập của vật, vật được chia làm hai loại: vật chính và vật phụ. Điều 176: Vật chính và vật phụ 5 1) Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng. Ví dụ: tivi, laptop… 2) Vật phụ là những vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ: remote, anten, mouse máy tính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. * Căn cứ vào tính chất và tính năng sử dụng của vật, sau khi phân chia, vật được chia làm hai loại: vật chia được và vật không chia được. Điều 177. Vật chia được và vật không chia được 1.)Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: gạo, muối đường, nước mắm...... 2) Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu (vật lý). Ví dụ: bàn, ghế, tủ giường, gia súc, laptop. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Tranh chấp nhiều nhất là xác định khi nào vật chia được khi nào vật không chia được. Ví dụ: ngôi nhà, căn cứ vào giá trị sử dụng tài sản sau khi phân chia, nhiều trường hợp bất lợi cho người nhận tiền * Căn cứ vào tính chất ổn định về giá trị và công dụng của vật trong quá trình sử dụng, vật được chia làm hai loại: vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Điều 178: Vật tiêu hao và vật không tiêu hao 1) Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ : gạo, muối, thực phẩm, bột giặt, xăng dầu. 2) Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần nhưng cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ : Bàn ghế, xe máy, máy lạnh. 6 * Căn cứ vào tính cá biệt của vật, vật được chia làm hai loại: vật đặc định, vật cùng loại. Điều 179: Vật cùng loại và vât đặc định 1) Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. 2) Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ví dụ: xe máy có biển số xe, số sườn. Bất động sản là vật đặc định. Vật cùng loại sau đó thành vật đặc định. Ví dụ: sách mua về từ NS (cùng loại) sau đó ghi chép tên lên là đặc định. * Căn cứ vào mối liên hệ giữa các vật cho một chức năng chung và vật đồng bộ. Điều 180: Vật đồng bộ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Ví dụ : bộ ấm chén, đôi giày. Điều 436. Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ (bảo vệ quyền lợi bên mua) 1) Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây a. Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ. b. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bôi thường thiệt hại. 2) Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ. 7 * Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật, vật được chia thành + Vật được lưu thông; + Vật hạn chế lưu thông; + Vật được tự do lưu thông. 2. Tiền a. Khái niệm về tiền Tiền là một vật ngang đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành có chức năng thanh toán, lưu thông, cất giữ. Tiền Việt Nam và ngoại tệ, ngoại tệ khi giao dịch phải tuân thủ quy định của pháp luật. Xã hội trải qua một quá trình phát triển lâu dài tiền mới được ban hành và lưu thông. Trước đây con người chỉ biết đổi vật lấy vật để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Người nông dân sản xuất ra lúa gạo thì đem lúa gạo đổi lấy vải vóc, thức ăn của các thương nhân. Ở thời nhà nước La Mã người ta dùng gia súc làm vật trao đổi. Các loại gia súc thì khó bảo quản, cất trữ và có những con béo con gầy nên khó khăn trong việc trao đổi. Chính vì vậy người ta đã dùng kim loại làm công cụ trao đổi thay cho gia súc. Kim loại có tính bền, dễ cất trữ và bảo quản. Tuy nhiên việc cân kim loại cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc trao đổi không còn chính xác nữa. Lúc này tiền đã ra đời. Xuất phát là những đồng tiền xu bằng kim loại mang đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Dần dần và cho đến ngày nay nhiều quốc gia trên thế giới đã phát hành ra tiền giấy và không còn sử dụng tiền xu nữa. Ở Việt Nam hiện nay chỉ lưu hành tiền giấy với các mệnh giá khác nhau được ghi trên bề mặt đồng tiền. b. Đặc điểm của tiền Tiền còn được hiểu là VNĐ, những ngoại tệ được phép lưu thông ở nước ta phải quy đổi sang VNĐ. Tiền được sử dụng rộng rãi trong phạm vi một quốc gia. Mỗi cá nhân đều có thể sử dụng tiền để thanh toán cho các mặt hàng mà mình chi tiêu ở bất cứ đâu trên đất nước. 8 Tính dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng để có thể chấp nhận nó. Chia tiền thành các loại mệnh giá khác nhau là cách để nhận biết các loại tiền và góp phần giúp người bán nhận được đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì được nhận tiền trả lại. Tiền phải có tính lâu bền thì mới có thể thực hiện được chức năng thanh toán trong trao đổi và cất trữ. Chính vì vậy mà ở Việt Nam hiện nay tiền được in trên chất liệu polime, bền, đẹp. Tính khan hiếm, tiền do ngân hàng nhà nước phát hành và con người chỉ có thể kiếm được tiền thông qua các công viêc. Nếu kiếm được tiền một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa nữa, tình trạng lạm phát xảy ra, khi đó đồng tiền sẽ bị mất giá. Tiền có chức năng thanh toán, dự trữ, bình ổn giá. c. Bản chất pháp lý của tiền Tiền là một loại tài sản đặc biệt. Người ta dùng tiền để xác định giá trị của các loại tài sản từ đó có thể biết được tài sản nào có giá trị hơn. Tất cả các loại tài sản đều có thể quy đổi ra tiền. Tiền có ba chức năng cơ bản: Tiền là công cụ thanh toán đa năng. Không phải như trước kia, thay vì người nông dân mang lúa đi đổi lấy vải rồi lại mang lúa đi đến người thợ may để may quần áo thì ngày nay người nông dân có thể đem lúa đi bán để lấy tiền sau đó đem tiền đi mua các hàng hóa khác. Vì vậy mà tiền được coi là công cụ thanh toán hữu hiệu nhất. Tiền là công cụ tích lũy tài sản. Một người có rất nhiều tài sản có giá trị nhưng không có tính lâu bền theo thời gian hoặc công kềnh khó cất trữ thì người đó có thể đem bán hay bằng một hình thức nào đó quy đổi ra tiền để cất trữ. Chức năng này được thực hiện khi tiền tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai. Tiền là thước đo giá trị. Khi xã hội còn chưa phát triển chưa có nhiều mặt hàng để trao đổi chúng ta có thể áp dụng việc đổi mặt hàng này lấy mặt 9 hàng khác như 1 mét vải = 10 kg thóc. Khi nhiều hàng hóa ra đời thì những trao đổi này trở nên khó khăn. Tiền ra đời có thể dùng tiền để so sánh giá của các mặt hàng với nhau. Tiền giúp cho mọi việc thanh toán trong nền kinh tế trở nên đơn giản. d. Phân biệt tiền và vật Tiền và vật đều là tài sản nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau cơ bản: Chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích trực tiếp từ một vật như dùng quần áo dể mặc, dùng xe để đi lai, dùng thịt để ăn,… nhưng không thể khai thác công dụng trực tiếp từ tờ tiền mà chỉ có thể khai thác công dụng thông qua chức năng của nó. Tiền chỉ có thể do ngân hàng nhà nước ban hành còn vật do nhiều chủ thể khác nhau làm ra. Để tạo ra một chiếc ôtô thì cần phải nhập các bộ phận như bánh xe, động cơ,… từ các công ty khác nhau rồi đưa về một công ty lắp ráp. Chủ sở hữu có quyền tiêu hủy vật thuộc sở hữu của mình nhưng không có quyền tiêu hủy tiền. Vật được xác định số lượng bằng đơn vị đo lường như 10 kilogam gạo, 1 mét vải,… còn tiền được xác định thông qua mệnh giá của nó như 10000đ, 20000đ,… 3. Giấy tờ có giá a. Khái niệm giấy tờ có giá Giấy tờ có giá: gồm cổ phiếu , trái phiếu, hối phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. Các giấy tờ có giá khi giao dịch phải tuân thủ quy định của pháp luật, không mua bán trao đổi tùy tiện, trái pháp luật. Giấy tờ có giá là giấy tờ giá trị được bằng tiền, là loại tài sản đặc biệt do nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định. Có nhiều loại giấy tờ có giá với những quy chế pháp lí khác nhau như: công trái, trái phiếu, 10 kì phiếu, cổ phiếu, séc,…. Giấy tờ có giá có thể vô danh hoặc hữu danh. Phạm vi sử dụng không rộng rãi như tiền, không phải ai cũng được sử dụng giấy tờ có giá, tính ổn định không cao bằng tiền. ( các loại giấy tờ như thẻ ATM, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, sổ số không phải là tài sản ). Ở Việt Nam trước năm 1975 giấy tờ có giá không xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, nó chỉ tồn tại dưới dạng tem phiếu để mua các tiêu chuẩn phân phối tại các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Đến năm đầu những năm 90 giấy tờ có giá bắt đầu xuát hiện đầu tiên là các loại trái phiếu xây dựng Tổ quốc, trái phiếu ngân hàng. Giấy tờ có giá chính thức được thừa nhận hợp pháp tại điều 172 BLDS năm 1995 “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.” Và nó được quy định cụ thể chi tiết hơn tại điều 163 BLDS năm 2005 ‘ giấy tờ có giá” thay cho ‘ giấy tờ trị giá được bằng tiền “ điều đó thể hiện sự phát triển của giấy tờ có giá ở nước ta b. Đặc điểm của giấy tờ có giá Các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Giấy tờ có giá có thể do Nhà nước phát hành hoặc các chủ thể khác phát hành: kì phiếu, trái phiếu… Giấy tờ có giá có thể hữu danh hoặc vô danh, có tính ổn định không cao bằng tiền, phạm vi sử dụng hẹp hơn tiền và không phải ai cũng có thể sử dụng được giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là một chứng chỉ được thành lập theo hình thức, trình tự luật định (ví dụ cụ thể về một thủ tục nào đó) Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. Giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là công cụ và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu. Tính thanh khoản được thể hiện ở chỗ nó dễ dàng quy đổi thành tiền mặt. 11 Giấy tờ có giá có tính thời hạn, tính rủi ro,…ví dụ như trái phiếu có thời hạn là năm năm. c. Chức năng của giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là một công cụ tín dụng. Các loại giấy tờ biểu hiện cho chức năng này là hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ, séc,… Giấy tờ có giá là công cụ tài chính gồm có cổ phiếu và trái phiếu Giấy tờ có giá có chức năng là phương tiện tín dụng là các loại hàng hóa được ghi trên thị trường tài chính như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tín phiếu ngân hàng. d. Phân biệt giấy tờ có giá và một số loại tài sản * Giấy tờ có giá và vật Vật và giấy tờ có giá đều là tài sản nhưng vật có thể xác định được số lượng, giá trị thông qua đơn vị đo lường còn giấy tờ có giá xác định giá trị thông qua giá trị ghi trên giấy tờ tuy nhiên giá trị của nó có thể cao hơn giá trị bề măt của nó như cổ phiếu. Chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích của vật tư chính vật còn giấy tờ có giá thì phải thông qua giá trị được xác nhận trên tờ giấy đó. Chủ sở hữu có quyền hủy vật thuộc quyền sở hữu của mình nhưng không có quyền hủy giấy tờ có giá. Giấy tờ có do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như trái phiếu do chính phủ phát hành,… còn vật có thể được tạo ra bởi nhiều chủ thể khác nhau. * Giấy tờ có giá và tiền Tiền là thước đo giá trị của các loại tài sản khác còn giấy tờ có giá thì giá trị được bằng tiền và chuyển giao trong giao lưu dân sự Tiền do ngân hàng nhà nước độc quyền phát hành còn giấy tờ có giá được tạo ra bởi một số chủ thể đủ điều kiện do luật định. Tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng. 12 Tiền được coi là tài sản đang có giá trị lưu hành còn giấy tờ có giá được coi là tài sản khi chúng được phát hành hợp pháp ở thời điểm có hiệu lực. 4. Quyền tài sản a. Khái niệm quyền tài sản Điều 181. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. b. Đặc điểm pháp lý của quyền tài sản Hiểu theo nghĩa rộng thì quyền tài sản chính là cách xử sự giữa con người với con người thông qua một tài sản. Quyền tài sản là một loại tài sản đặc biệt bởi nó mang một số đặc điểm cơ bản sau: Quyền tài sản giá trị được bằng tiền mà tiền là loại tài sản đặc biệt định giá các loại tài sản khác vì vậy một quyền khi trị giá được bằng tiền như quyền tác giả, quyền sử dụng đất,… được coi là tài sản. Quyền tài sản là tài sản vô hình. Chúng ta không thể nhìn thấy, sờ thấy bằng các giác quan giống như tiền, vật hay giấy tờ có giá. Quyền tài sản có thể được dùng là đối tượng trong giao lưu dân sự hoặc quyền tài sản là quyền của chủ thể trong một số giao lưu dân sự tuyệt đối. BLDS năm 2005 không coi vật và quyền như hai cách hình dung khác nhau về tài sản mà quy định đây là hai tài sản khác nhau. Quyền tài sản trong pháp luât thực định Việt Nam được xây dựng như một khái niệm đối lập với vật trong hệ thống phân loại cơ bản. c. Phân loại quyền tài sản Điều 322. các quyền tài sản: quyền đòi nợ, một số quyền trong quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền được nhận một số tiền đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sainh từ hợp đồng, quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong quan niệm la tinh, khối tài sản có của một người được tạo thành từ hai loại quyền: quyền đối vật, tức là các quyền được thực hiện trên các vật 13 cụ thể và xác định, và quyền đối nhân, bao gồm các quyền tương ứng với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền. Quyền đối vật là quyền sở hữu đối với tài sản được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa một người và một vật. Ông X có một chiếc xe máy, quyền sở hữu của ông X đối với xe máy, một khi được xác lập, sẽ hoà nhập vào xe máy: chiếc xe máy đó là của ông X. Ðể quyền sở hữu được thực hiện, chỉ cần có chủ sở hữu và vật, không cần có người thứ ba. Sự tham gia của người thứ ba chỉ có tác dụng quyết định giá trị của tài sản; có hay không có người thứ ba, tài sản vẫn tồn tại với tư cách là một vật và chủ sở hữu vẫn thực hiện các quyền của mình, một cách trực tiếp, trên vật đó. Quyền đối nhân là quyền được thiết lập trong mối quan hệ giữa hai người, hai chủ thể của quan hệ pháp luật. Có thể hiểu quyền đối nhân như là quyền cho phép một người yêu cầu một người khác đáp ứng đòi hỏi của mình nhằm thoả mãn một nhu cầu gắn liền với một lợi ích vật chất của mình. Mối quan hệ giữa hai người gọi là quan hệ nghĩa vụ. Người có quyền yêu cầu gọi là chủ thể có của quan hệ nghĩa vụ; người được yêu cầu (người có nghĩa vụ) gọi là chủ thể nợ của quan hệ đó. Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định, thì người có quyền được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại, thì phải thanh toán giá trị của vật và phải bồi thường thiệt hại. d. Phân biệt quyền tài sản với giấy tờ có giá Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao lưu dân sự chính là giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản vô danh, giá trị của giấy tờ có giá bằng với giá trị của quyền tài sản đó. Nếu như giấy tờ có giá là một vật hiện hữu thì quyền tài sản là một vật vô hình. Chúng ta có thể thực hiện quyền chiếm hữu, định đoạt đối với giấy tờ có giá nhưng không thực hiện được chức năng này ở quyền tài sản. Giấy tờ có giá được khai thác công dụng thông qua giá trị được xác nhận trên tờ giấy đó còn quyền tài sản chỉ mang lại lợi ích cho 14 chủ thể khi chúng được chuyển giao cho một chủ thể khác thông qua việc mua bán quyền tài sản. III. HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN 1. Những bất cập, hạn chế trong quy định về tài sản Tại Điều 163 BLDS 2005 quy định về tài sản: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Ta hiểu quyền sử dụng đất chính là một quyền về tài sản có thể tham gia giao dịch (tặng, cho, trao đổi…) để chuyển quyền sử dụng đất cho người khác. Điều 247 BLDS 2005 cho phép người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình, liên tục, công khai có quyền được hưởng quyền dân sự theo thời hiệu không chỉ với đối tượng là động sản mà cả bất động sản. Đất đai cũng là một loại bất động sản. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng được Nhà nước trao quyền dân sự về đất đai cho người dân, nên những chủ thể được hưởng quyền dân sự theo thời hiệu mà đối tượng tài sản là quyền sử dụng đất thì chủ thể đó sẽ được hưởng các quyền của người sử dụng đất mà luật đã quy định, chứ không phải các chủ thể được hưởng quyền dân sự theo thời hiệu sẽ trở thành chủ sở hữu về đất đai. BLDS 2005 chưa quy định cụ thể vấn đề này nên trong thực tiễn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau. Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Cách định nghĩa theo kiểu liệt kê các loại tài sản mà chưa đưa ra vi phạm về tài sản điều này dẫn tới việc khó khăn kiểm soát khi phát sinh những tài sản mới đặc biệt là khi xã hội phát triển. Các quy định về bên thế chấp nhượng bán tài sản thế chấp và trách nhiệm của người mua tài sản thế chấp đối với bên nhận thế chấp và việc bên nhận thế chấp có thể chuyển nhượng thế chấp chưa được pháp luật Việt Nam thể hiện rõ trong các quy định về tài sản. 15 Tiền là một loại tài sản đặt biệt được sử dụng rộng rãi áp dụng với tất cả mọi người trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 163 thì tiền ở đây là gì? Nó chỉ là tiền nội tệ hay bao gồm cả tiền ngoại tệ?. Đây chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các quy định về tiền trong pháp luật dân sự. BLDS chỉ quy định giấy tờ có giá là một loại tài sản mà không đưa ra một gaiir thích nào. Chính điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề này vì thực tế có nhiều loại giấy tờ có giá nhưng không phải là tài sản. Khoản 9, Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 thì giấy tờ có giá là giấy tờ trị giá được bằng tiền và được chuyển giao trong giao dịch dân sự. Còn Điều 4 quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 4/1/2005 quy định “giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa các tổ chức tín dụng và người mua”. Các văn bản này đang còn thiếu sự thống nhất vì vậy BLDS cần có sự bổ sung thêm các điều luật đề hoàn thiện vấn đề này. Trong quan niệm về quyền tài sản của BLDS chỉ là một mối quan hệ giữa một chủ thể với các chủ thể khác trong đó mỗi chủ thể hưởng một lợi ích mà chưa đưa ra khái niệm về quyền trực tiếp hay quyền đối vật. Quyền tài sản đối với Việt Nam được xây dựng là một loại tài sản đối lập với vật tức là một loại tài sản vô hình. Vì vậy khi kết hợp cách phân loại giữa vật và quyền với các phân loại tài sản vô hình. Vì vậy, khi kết hợp cách phân loại giữa vật và quyền với cách phân loại giữa động sản và bất động sản sẽ không tạo ra khái niệm quyền tài sản mang tính chất bất động sản. Trong trường này thì quyền tài sản sẽ là động sản, điểu này không phù hợp với quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất về phương diện thực quyền là một phần đất và tính chất bất động sản của nó là rất rõ rang nhưng luật hiện hành hiện nay lại không ghi nhận quyền sử dụng đất là bất động sản. 2. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài sản 16 Cần quy định rõ hơn về tài sản, mở rộng phạm vi tài sản hơn nữa do số lượng những yếu tố mới được coi là tài sản đang nhiều lên.. Vì vậy, cần lập điều luật theo hướng mở rộng phạm vi của tài sản để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội ngày nay. Đối với mỗi loại tài sản được quy định ở Điều 163, BLDS 2005 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản cần có sự giải thích rõ hơn trong bộ luật về các loại tài sản để tạo ra sự thống nhất giữa BLDS với các văn bản pháp luật chuyên ngành. Đối với vật các nhà làm luật cần bổ sung các quy định về khái niệm của vật và làm rõ hơn bản chất pháp lý của nó. Cần xây dựng khái niệm về giấy tờ theo hướng: Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong qun hệ pháp luật dân sự, được hiểu là chưng chỉ xác nhận quyền tài sản cảu một chủ thể xét trong mối qun hệ pháp lý với các chủ thể khác, giá trị được bằng tiền và có và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Pháp luật cần phải tạo cho thị trường nhiều loại giấy tờ có giá để trao đổi, mua bán song bên cạnh đó cần có chế tài phù hợp để giải quyết tranh chấp, đồng bộ hóa các thể chế và các chế định liên quan. Do đó, ngoài việc đưa ra các khái niệm về giấy tờ có giá thì pháp luật phải giải thích cụ thể về giấy tờ có giá theo hướng: chỉ những giấy tờ có giá vô danh, được tự do chuyển nhượng trên thị trường mới được coi là tài sản trong giao lưu dân sự. Quyền tài sản cần xây dựng như một đối tượng của quyền nhân thân (quyền có thể chuyển giao cho người khác không phải quyền nhân thân). Ở Việt Nam quyền tài sản được hiểu theo một nghĩa rất hẹp, nó không bao hàm được tất cả các quyền không phải là quyền nhân thân. Vì vậy, cần có một chế định về quyền tài sản và mở rộng phạm vi khái niệm về quyền tài sản để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Hoàn thiện các quy định về tài sản phải luôn đặt trong mối quan hệ tổng thể với hệ thống pháp luật nói chung, các quy định pháp luật chuyên nghành nói riêng để đảm bảo hệ thống pháp luật thống nhất và hài hòa. 3. Các quyền và tài sản ảo 17 Vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, vấn đề tài sản ảo (ví dụ như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản game online…) cũng được quan tâm nhiều hơn. Trong khi Bộ luật Dân sự đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, tài sản “ảo” có nên được công nhận là một loại tài sản được luật dân sự bảo hộ hay không đang nhận được nhiều quan điểm trái chiều. Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định tài sản bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, Bộ luật dân sự 2005 mới chỉ liệt kê những đối tượng có thể được coi là tài sản mà không đưa ra khái niệm cụ thể về tài sản, cũng không đưa ra tiêu chí chung để làm căn cứ xác định đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không? Những loại tài sản được liệt kê tại Điều 163 là kết quả của quá trình phát triển giao lưu dân sự, phải thể hiện được ý nghĩa kinh tế của nó để được thừa nhận và thể hiện trong các quy định của pháp luật. Theo tiêu chí này tài sản ảo cũng có thể trở thành loại tài sản mới được pháp luật thừa nhận bởi ý nghĩa kinh tế của nó là hiển nhiên trong giao lưu dân sự, thể hiện qua thực tiễn nó đã là đối tượng của các giao dịch kinh tế liên quan. Để xác định tài sản ảo là một loại tài sản cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể: - Về tính pháp lý: Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản Game Online. Quyền tài sản được định nghĩa cụ thể tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2005:“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Con người không thể thông qua các giác quan của mình để tiếp cận được với quyền tài sản nên quyền tài sản không tạo cho mọi người khả năng tiếp cận mang tính vật thể mà cần phải xác định loại tài sản này thông qua giá trị thể hiện bằng tiền. Nhờ thông qua giá trị bằng tiền của quyền tài sản mà chúng ta có thể tiếp cận và tạo nên khả năng cảm nhận đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản 18 ảo, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Điều đó cho thấy, tài sản ảo có bản chất “rất gần” với quyền tài sản và do đó việc thừa nhận nó như một loại tài sản cũng là hợp lý. - Về bản chất: Tài sản ảo (cung, kiếm, áo giáp ảo, tiền ảo …) chỉ là hình ảnh thể hiện ra bên ngoài, mà bên trong chính là thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính. Các đoạn mã khác nhau tạo nên những loại tài sản ảo khác nhau. Tuy nhiên, do các đoạn mã máy tính không tồn tại độc lập hoàn toàn nên không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường mà chỉ có thể thực hiện được quyền này thông qua giá trị bằng tiền của tài sản ảo đó. Điều này về bản chất không khác với quyền sở hữu trí tuệ (có tính vô hình) đã được thừa nhận là một loại quyền tài sản. Tương tự như vậy, việc thừa nhận tài sản ảo là các đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ và khai thác các lợi ích của tài sản ảo, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề về tài nguyên mạng đã gây tranh chấp hiện nay. - Về giá trị: Tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng những nhu cầu của con người. Game online đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu,… - Trong thực tế, các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo” được thực hiện khá phổ biến, mặc dù pháp luật không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này là đối tượng của giao dịch dân sự nhưng giá trị của các loại tài sản ảo này là rất lớn có thể trị giá hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Ví dụ như trò chơi Game online với tên gọi “Dự án Entropia” được tạo ra ở Thụy Điển với nội dung xây dựng thế giới mới tại hành tinh Calipso và những người chơi đóng vai trò là những cư dân. Cuộc sống mới trên hành tinh này mô phỏng cuộc sống thật trên trái đất và mọi giao dịch thực hiện bằng đô la ảo với giá trị 10 đô la ảo = 1 đô la thật. Mối liên hệ giữa cuộc sống ảo và thực thông qua mối quan hệ tiền tệ dần xóa bỏ tính “ảo” của tài sản trong trò chơi khiến nó thực như bất cứ tài sản nào khác trên trái đất. Tại Việt Nam, Công ty an 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan