Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp đồng cho thuê tài chính...

Tài liệu Hợp đồng cho thuê tài chính

.PDF
116
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN VĂN TOẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ NGUYỄN VĂN TOẠI HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ KHÓA 30 TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Thị Thành Dương Học viên: Nguyễn Văn Toại Lớp: Cao học Luật Khóa: 30 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Văn Toại – là học viên lớp Cao học Khóa 30, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Hợp đồng cho thuê tài chính” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Phan Thị Thành Dương. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên thực hiện NGUYỄN VĂN TOẠI MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH............................................................................................6 1.1. Cho thuê tài chính. ...................................................................................6 1.2. Hợp đồng cho thuê tài chính. ................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm hợp đồng cho thuê tài chính. ............................................... 10 1.2.2. Những đặc điểm của hợp đồng cho thuê tài chính. ............................... 11 1.2.3. Phân loại hợp đồng cho thuê tài chính. ............................................... 16 1.2.4. Hình thức của hợp đồng cho thuê tài chính. ......................................... 18 1.2.5. Nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính. .......................................... 18 1.2.5.1. Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính.................................... 18 1.2.5.2. Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính. ...................................... 19 1.2.5.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng cho thuê tài chính. ................................................................................................................ 22 1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng cho thuê tài chính. ...................................................................................................................... 30 Kết luận chương 1......................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ....................................................... 34 2.1. Về hình thức của hợp đồng cho thuê tài chính. ...................................... 34 2.2. Về nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính. ........................................ 36 2.2.1. Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính. ........................................ 36 2.2.2. Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính. ............................................ 38 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê tài chính. ...... 42 2.2.4. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê tài chính........................................................................................................... 53 2.2.5. Chấm dứt hợp đồng, thu hồi và xử lý tài sản thuê................................. 57 2.2.6. Giải quyết tranh chấp. ........................................................................ 68 Kết luận chương 2......................................................................................... 68 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam trong những năm gần đây đang ngày càng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đang chú trọng phát triển theo hướng đẩy mạnh sản xuất. Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cho thuê tài chính là kênh huy động vốn hiệu quả, linh hoạt mà không cần tài sản thế chấp1. Nhiều doanh nghiệp đã dần biết đến kênh huy động vốn này bên cạnh những hoạt động cấp tín dụng truyền thống của ngân hàng. Tuy nhiên, cho thuê tài chính đang tồn tại những hạn chế về hành lang pháp lý ít ỏi. Sự thiếu vắng những quy định pháp luật tường minh, đầy đủ khiến cho các công ty cho thuê tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp mình, tiềm ẩn những rủi ro về tranh chấp hợp đồng, nợ xấu. Các doanh nghiệp tiếp cận lĩnh vực cho thuê tài chính chưa thật sự tự tin vì thiếu những quy định bảo vệ. Hiện nay, hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam chỉ được điều chỉnh bởi Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Đây là văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính, làm cơ sở cho thông tư hướng dẫn tiếp theo là Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Thông tư số 20/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính; Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Bộ Công an – Bộ Tư pháp về hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính. Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động cho thuê tài chính còn rất khiêm tốn, các quy định chưa đầy đủ, linh hoạt. Qua quá trình làm việc tại công ty cho thuê tài chính, tiếp cận rất nhiều các vấn đề phát sinh thông qua Hợp đồng cho thuê tài chính, tác giả thấy cần thiết nghiên cứu các quy định của pháp luật, tổng hợp lại những kinh nghiệm về giao kết và thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính; kinh nghiệm xét xử của nhiều Tòa án, cơ quan Thi hành án, kinh nghiệm tham gia giải quyết của chính quyền địa phương. Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn: “Hợp đồng cho thuê tài chính”. Từ đó nghiên cứu quy định pháp luật chuyên ngành, kết 1 Ngô Huy Cương, Tập bài giảng về thuê (leasing), Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.19. 2 hợp với kinh nghiệm thực tế, tìm ra những vấn đề bất cập, kiến nghị đề xuất một số quy định của pháp luật nhằm hoàn thiện những quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính, đề xuất những lưu ý trong các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính nhằm phù hợp với quy định chung của pháp luật Việt Nam như Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại… trong trường hợp các quy định của pháp luật về cho thuê tài chính còn chưa hoàn thiện, cụ thể. 2. Kết quả khảo sát lịch sử nghiên cứu đề tài, chỉ rõ các nội dung sẽ kế thừa, phát triển, các nội dung sẽ tiếp tục nghiên cứu. Cho thuê tài chính là lĩnh vực còn mới, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về luật trong lĩnh vực cho thuê tài chính. Tác giả đã tiếp cận những bài viết qua sách báo, văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn công tác tại công ty cho thuê tài chính, giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực cho thuê tài chính dựa trên các quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính. Những công trình khoa học nghiên cứu: nền tảng lý thuyết; thực trạng pháp luật; giải pháp hoàn thiện pháp luật. Mỗi công trình nghiên cứu theo các giác độ khác nhau phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Dưới đây là một số công trình: - Hồ Diệu (1995), Vận dụng tín dụng thuê mua trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh; - Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản (1996), Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh; - Doãn Hồng Nhung (2009), Pháp luật về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam, NXB Lao động; - Phạm Thị Hồng Nhung (2014), Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; - Lê Thị Thu Thủy (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; - Ngô Thanh Hương (2017), Pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; - Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh; 3 - Bùi Duy Hải Trân (2019), Pháp luật về chuyển nhượng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; - Lê Minh Bình (2019), Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã kế thừa các kết quả nghiên cứu về: (1) nền tảng lý thuyết chung về cho thuê tài chính, pháp luật về cho thuê tài chính; (2) sự cần thiết của việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính trong nhiều năm qua tại đơn vị công tác với hơn 200 vụ việc tranh chấp về hợp đồng cho thuê tài chính, tác giả nhận thấy những vấn đề thực tiễn có nhiều quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp, một số vấn đề chưa có quy định pháp luật điều chỉnh, gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn còn nhiều dư địa phát triển này, cụ thể các nội dung nghiên cứu về (1) Hình thức hợp đồng cho thuê tài chính; (2) Đối tượng cho thuê tài chính; (3) Chủ thể trong hợp đồng thuê tài chính; (4) Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng cho thuê tài chính; (5) Các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng cho thuê tài chính; (6) Chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn; (7) Thu hồi tài sản thuê, xử lý tài sản thuê; (8) Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho thuê tài chính. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài: “Hợp đồng cho thuê tài chính” được thực hiện với các mục tiêu phân tích lý luận, quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp những vấn đề liên quan từ hợp đồng cho thuê tài chính, từ đó đánh giá tính phù hợp hoặc thiếu sót của quy định pháp luật, đề xuất bổ sung, thêm mới, thay đổi một số quy định pháp luật, những lưu ý trong điều khoản hợp đồng cho thuê tài chính. Góp phần hoàn thiện những quy định, giúp doanh nghiệp và các công ty cho thuê tài chính tự tin hơn trong việc phát triển kênh huy động vốn quan trọng này. Để giải quyết các mục tiêu trên, đề tài Luận văn này phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: - Tính chặt chẽ của quy định pháp luật hiện hành về cho thuê tài chính như thế nào? - Thực tế các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay áp dụng pháp luật vào các loại hình hợp đồng cho thuê tài chính như thế nào? 4 - Những quyền lợi, nghĩa vụ của bên cho thuê, bên thuê được quy định như thế nào, có những rủi no nào? - Những vướng mắc trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên cho thuê, bên thuê trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho thuê tài chính, thu hồi và xử lý tài sản thuê? - Hướng đề xuất giải quyết những vướng mắc nêu trên? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính, bao gồm đối tượng, hình thức, các nội dung cơ bản của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, những lưu ý khi thoả thuận ký kết hợp đồng để hạn chế rủi ro cho cả bên thuê và bên cho thuê. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật vào hợp đồng cho thuê tài chính trên thực tế. Từ đó đưa ra các lưu ý, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa, phương pháp so sánh pháp luật. Theo đó: - Nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu lý luận qua văn bản pháp luật Việt Nam, sách, giáo trình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố; Các thông tin thứ cấp được thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn thống kê của cơ quan quản lý nhà nước, từ sách, báo, tạp chí, internet… và nguồn thông tin nội bộ từ các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. - Nghiên cứu vụ việc thực tế: Nghiên cứu thực tiễn thông qua hợp đồng cho thuê tài chính đã được ký kết; phân tích các vụ việc, tranh chấp liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính. 6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận. Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn dự kiến phát hiện ra được những vấn đề cần luật định để hoàn thiện hình thức, nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính bao gồm: tầm quan trọng của việc giao kết hợp đồng cho thuê tài chính và đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng; nghiên cứu mở rộng đối tượng hợp đồng cho thuê tài chính; nghiên cứu mở rộng, bổ sung chủ thể của hợp đồng cho 5 thuê tài chính; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể; biện pháp bảo đảm; chấm dứt và hệ quả của việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính; tính đồng bộ trong việc giải quyết tranh chấp, thu hồi và xử lý tài sản thuê giữa pháp luật cho thuê tài chính và những pháp luật liên quan... Đây là những phát kiến có ý nghĩa để hoàn thiện hơn những quy định áp dụng vào hợp đồng cho thuê tài chính. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài gồm hai chương: CHƯƠNG 1: Khái quát về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính. CHƯƠNG 2: Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện. 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1.1. Cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính là loại hình ngày càng được ưa chuộng trên thị trường huy động vốn. Loại hình này cung cấp cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cách thức huy động vốn dễ dàng, từ đó giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng mà không cần tài sản thế chấp. Cho thuê tài chính đã có từ lâu đời trên thế giới nhưng còn mới tại thị trường Việt Nam với dấu mốc cho sự ra đời là năm 1995. Với sự giúp đỡ, tư vấn của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bắt tay vào việc nghiên cứu và soạn thảo quy chế về cho thuê tài chính nhằm xúc tiến đưa ngành cho thuê tài chính vào Việt Nam. Cho đến năm 2007, những hợp đồng cho thuê tài chính đầu tiên mới được ký kết và đi vào thực hiện trên thực tế và phát triển dần cho đến nay với 10 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động. Kiến thức về cho thuê tài chính vẫn còn khá mới đối với đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam. Về mặt pháp lý, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về cho thuê tài chính. Theo Điều 1 của Công ước quốc tế UNIDROIT về thuê tài sản ký tại Ottawa (Canada) ngày 28/5/1988 (sau đây gọi là “Công ước UNIDROIT”) thì giao dịch cho thuê tài chính là giao dịch mà bên cho thuê dựa trên các điều khoản yêu cầu của bên thuê, ký thỏa thuận với nhà cung ứng, theo đó bên cho thuê mua nhà máy, tư liệu sản xuất hoặc các thiết bị khác theo các điều khoản đã được phê duyệt bởi bên thuê, và cấp cho bên thuê quyền sử dụng các thiết bị đó để đổi lại việc thanh toán tiền thuê.2 Theo Peter Breslauer, giao dịch cho thuê tài chính bao gồm ba bên: - Một là bên thuê, là người lựa chọn thiết bị từ nhà cung cấp và trả một khoản phí thuê cho bên cho thuê để có quyền sử dụng thiết bị này. - Hai là nhà cung ứng, người cung cấp thiết bị do bên thuê chỉ định, nhận khoản tiền thanh toán từ bên cho thuê thông qua hợp đồng cung ứng. - Ba là bên cho thuê, là nhà tài trợ vốn mua các thiết bị do bên thuê chỉ định từ nhà cung cấp, cho bên thuê sử dụng tài sản và nhận thanh toán tiền thuê từ bên thuê thông qua hợp đồng thuê tài chính.3 2 Convention on International Financial Leasing of The International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT), opened for signature on 28 May 1988, Leasing Convention - UNIDROIT, (entered into force 28 May 1988), art.1. 3 “A financial leasing transaction involves three parties: (a) the lessee, who selects the equipment from the supplier and pays rent to the lessor for the right to use the equipment; (b) the supplier, who provides the 7 Theo David A. Levy: cho thuê tài chính là “mối quan hệ ba chiều đặc biệt”4 đòi hỏi phải có ba bên riêng biệt: - Một là bên cho thuê đã ứng trước kinh phí để mua các thiết bị cấu thành đối tượng của giao dịch cho thuê. - Hai là bên thuê, là người lựa chọn thiết bị và trả một khoản phí thuê để có quyền sử dụng nó. - Ba là nhà cung ứng chuyên bán các thiết bị cho bên cho thuê. Cho thuê tài chính cũng liên kết hai hợp đồng riêng biệt, nhưng có liên quan với nhau: hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê, và hợp đồng cung ứng giữa nhà cung ứng và bên cho thuê.5 Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế: cho thuê tài chính là giao dịch thỏa mãn một trong các tiêu thức sau: - Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng; - Hợp đồng cho thuê có quy định quyền chọn mua; - Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản; - Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản. Tại Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nêu định nghĩa hoạt động cho thuê tài chính và những điều kiện thỏa mãn theo quy định tại Điều 113. Theo đó, hoạt động cho thuê tài chính được định nghĩa là (1) việc cấp tín dụng trung và dài hạn; (2) trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính; và (3) thỏa mãn một trong các điều kiện sau: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên; hoặc equipment specified by the lessee and who is paid for the equipment by the lessor in the supply agreement; and (c) the lessor, whose basic function is that of a financier to purchase the equipment specified by the lessee from the supplier under the supply agreement, and to enter into a leasing agreement with the lessee granting the lessee the right to use the equipment in exchange for payment”. Peter Breslauer (1992), Finance Lease Hell or High Water Clause and Third Party Beneficiary Theory in Article 2A of the Uniform Commercial Code, 77 Cornell Law Review 318, Vol. 77, No. 318, 319, [https://core.ac.uk/download/pdf/216738724.pdf]. Convention on International Financial Leasing of The International Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT), opened for signature on 28 May 1988, Leasing Convention - UNIDROIT, (entered into force 28 May 1988), art.1. 4 The Leasing Convention explicitly recognizes the “distinctive triangular relationship” created by the financial leasing transaction, Leasing Convention, note 2. U.C.C. § 28:2A–103. Definitions and index of definitions, (“A finance lease is the product of a three party transaction.”). [https://code.dccouncil.gov/us/dc/council/code/sections/28:2A-103]. 5 David A. Levy (1995), Financial Leasing under the Unidroit Convention and the Uniform Commercial Code: a Comparative Analysis, Ind. Int'l & Comp. Law Review, Vol. 5:2, No. 272, [https://journals.iupui.edu/index.php/iiclr/article/view/17572/17672]. 8 - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại; - Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó; - Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Dựa trên định nghĩa đã nêu, pháp luật riêng quy định chi tiết tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là “Nghị định số 39/2014/NĐ-CP”) nêu định nghĩa: Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính. Ngoài ra, theo Chuẩn mực kế toán số 6 về thuê tài sản (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) (sau đây gọi tắt là “Chuẩn mực kế toán số 6”) có giải thích thuật ngữ trong chuẩn mực kế toán về thuê tài chính: “là thuê tài sản, trong đó bên cho thuê chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu của tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”. Tính chất cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng6 trung và dài hạn thông qua việc cho thuê tài sản, cũng vì thế nên nó có tên gọi là cho thuê vốn.7 Tín dụng ngân hàng (theo nghĩa hẹp) là quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng (bên cấp tín dụng) với các tổ chức, cá nhân (bên đi vay), trong đó tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển giao các nguồn tiền tệ hoặc tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất 6 Khoản 10 Điều 3 Thông tư số 23/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 7 Nguyễn Minh Kiều (2011), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Lao động – Xã hội, tr.288. 9 định theo nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi vay.8 Trong quan hệ cho thuê tài chính, mặc dù việc mua bán được ký kết giữa bên cho thuê và nhà cung ứng, nhưng việc lựa chọn nhà cung ứng, đàm phán, thỏa thuận những nội dung mua bán không phải là bên cho thuê mà chính là bên thuê.9 Bởi vì bên cho thuê chỉ là đơn vị tài trợ nguồn vốn. Bên thuê là đơn vị trực tiếp vận hành, thụ hưởng những lợi ích từ việc vận hành tài sản thuê, có chuyên môn và am hiểu về tài sản thuê. Do vậy, bên thuê có trách nhiệm trong việc lựa chọn tài sản thuê phù hợp với mục đích sử dụng, mục đích kinh doanh của mình. Đây là một căn cứ để bên cho thuê được giải phóng mọi trách nhiệm liên quan đến tài sản thuê như mọi khuyết tật, rủi ro của tài sản thuê nhưng vẫn được hưởng lợi ích từ tiền thuê từ bên thuê với tư cách là chủ sở hữu tài sản thuê. Cuối thời hạn thuê, “bên cho thuê sẽ không thể yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuê hoặc yêu cầu khôi phục quyền chiếm hữu nếu bên thuê trả tiền thuê theo đúng thỏa thuận và không có những vi phạm hợp đồng nào khác”.10 Như vậy nhìn chung, các nguyên tắc cốt lõi của cho thuê tài chính sẽ luôn bao gồm một trong những nội dung sau: - Hoạt động cấp tín dụng có hợp đồng không hủy ngang, thông qua việc mua và cho thuê tài sản theo nhu cầu của bên thuê. - Quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng cho thuê tài chính. - Mặc dù bên cho thuê là chủ sở hữu, nhưng bên thuê là người trực tiếp sử dụng, khai thác tài sản thuê và chịu trách nhiệm toàn bộ về những vấn đề liên quan đến tài sản thuê trong quá trình vận hành. - Tiền thuê trả theo hợp đồng cho thuê tài chính phải đủ để khấu hao toàn bộ hoặc một phần đáng kể các chi phí mua tài sản ban đầu. - Bên thuê được quyền ưu tiên mua lại tài sản thuê với giá danh nghĩa để chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên cho thuê sang bên thuê. Trong phạm vi Luận văn này, bên cho thuê được hiểu là bên cho thuê tài chính; bên thuê được hiểu là bên thuê tài chính; tài sản thuê được hiểu là tài sản thuê tài chính. Từ đây, chúng ta cần phân biệt loại hình cho thuê tài chính với các loại hình Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật ngân hàng, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 213. 9 Ngô Thanh Hương (2017), Pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 37. 10 Ngô Thanh Hương (2017), tlđd (9), tr. 37. 8 10 khác: Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê hoạt động, theo đó công ty cho thuê tài chính cho thuê tài sản đối với bên thuê vận hành để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả tài sản khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Công ty cho thuê tài chính sở hữu tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê. Bên thuê vận hành sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê vận hành.11 Thời hạn thuê rất ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn. Đồng thời bên cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế, phí… cùng rủi ro về sự sụt giảm giá trị tài sản.12 Mua trả góp là hợp đồng mua bán hàng hóa và tài sản trong đó người mua phải thanh toán một phần khi mua, phần còn lại sẽ được trả hàng tháng, bao gồm cả lãi suất.13 Có thể hiểu rằng, bên bán và bên mua thỏa thuận chia nhỏ giá trị tài sản được quy ra tiền để người mua trả dần trong thời hạn nhất định. Tài sản thuộc sở hữu của bên mua, và bên mua nhận nợ với bên bán. Cho vay của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 14 Có thể thấy, vốn vay được thể hiện bằng tiền thông qua hợp đồng tín dụng song phương giữa ngân hàng và người đi vay. 1.2. Hợp đồng cho thuê tài chính. 1.2.1. Khái niệm hợp đồng cho thuê tài chính. Theo Công ước UNIDROIT: Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng cho thuê được ký kết giữa bên cho thuê với bên đi thuê, cho phép bên đi thuê có quyền sử dụng các thiết bị và nhận thanh toán các khoản tiền thuê.15 Trong khoa học pháp lý, hợp đồng được định nghĩa là: sự thoả thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhằm xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất Khoản 16 Điều 3 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN. International Finance Corporation – World Bank Group (2012), Leasing in development - guidelines for emerging economies, The World Bank, NW Washington DC, tr.8. 13 Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.350. 14 Khoản 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. 15 Công ước Unidroit về cho thuê tài chính quốc tế (Ottawa, 28 tháng 5 năm 1988). 11 12 11 định trên cơ sở phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội.16 Định nghĩa hợp đồng theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản 12 Điều 3 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP định nghĩa: Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang, được ký giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê tài chính đối với một hoặc một số tài sản cho thuê. Tại điểm a khoản 2 Điều 35 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 30/2015/TT-NHNN”) quy định: Hợp đồng cho thuê tài chính là thỏa thuận giữa bên cho thuê tài chính và bên thuê tài chính về việc cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang. Như vậy, hợp đồng cho thuê tài chính dù được thể hiện ở câu chữ khác nhau nhưng đều được hiểu một cách thống nhất là phương thức thực hiện giao dịch cho thuê tài chính, là hình thức pháp lý của quan hệ cho thuê tài chính, thể hiện các thỏa thuận giữa các bên và là hợp đồng không hủy ngang, chịu sự điều chỉnh của pháp luật cho thuê tài chính nói riêng và pháp luật ngân hàng nói chung. Hợp đồng cho thuê tài chính là cơ sở ghi nhận những quyền, nghĩa vụ giữa các bên, bảo vệ các bên trước các tranh chấp có liên quan. 1.2.2. Những đặc điểm của hợp đồng cho thuê tài chính. Thứ nhất, hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang. Trong các văn bản pháp luật không định nghĩa hợp đồng không hủy ngang. Tuy nhiên, ta có thể tham khảo các định nghĩa tương tự về tính chất không hủy ngang như sau: Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Thông tư số 23/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng nêu khái niệm: “Không thể hủy ngang là việc không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Tr. 111. 16 12 đổi theo quy định của pháp luật”. Theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 6: Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang: Là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ 04 trường hợp (1) được sự đồng ý của bên cho thuê; (2) hai bên thoả thuận một hợp đồng mới về thuê chính tài sản đó hoặc tài sản tương tự; (3) bên thuê thanh toán thêm một khoản tiền ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản; hoặc (4) có sự kiện bất thường xảy ra, như: - Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê; - Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định; - Một trong hai bên vi phạm hợp đồng; - Bên thuê bị phá sản hoặc giải thể; - Người bảo lãnh bị phá sản, hoặc giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê; - Tài sản cho thuê bị mất, hoặc hư hỏng không thể sửa chữa phục hồi được. Một định nghĩa khác về cam kết cho vay không hủy ngang quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 41/2016/TT-NHNN”). Theo đó: “Cam kết cho vay không hủy ngang là cam kết cho vay không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật”. Hoặc quy định về cam kết bảo lãnh là không huỷ ngang: bên bảo lãnh không được đơn phương chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh hoặc tăng phí bảo lãnh khi khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, đối tác bị suy giảm; bên bảo lãnh phải thực hiện kịp thời nghĩa vụ bảo lãnh khi khách hàng, đối tác không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.17 Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng hợp đồng không hủy ngang là hợp đồng không được phá vỡ, đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập và đang thực hiện giữa các bên, trừ trường hợp phải hủy bỏ, chấm dứt hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính được gọi là một hợp đồng thuê thanh toán đầy đủ (full payout lease), vì các khoản tiền thuê được thanh 17 Điểm b khoản 3 Điều 14 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. 13 toán trong suốt thời hạn của hợp đồng thuê sẽ bù đắp tất cả các chi phí ban đầu của tài sản thuê cộng với tiền lãi do bên cho thuê tính (lợi nhuận).18 Bên cho thuê chỉ đóng vai trò như một bên cấp tín dụng hơn là một bên cung cấp tài sản thuê thông thường, và lợi ích của họ đơn thuần nằm ở việc thu hồi được khoản đầu tư gốc và thu được một phần lãi từ người được cấp tín dụng là bên thuê.19 Bên cho thuê không có năng lực chuyên môn khai khác hiệu quả tài sản thuê, cũng như vai trò trung gian trong việc mua bán, thanh lý tài sản thuê, nên thường sẽ không kỳ vọng thu hồi lại tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính như trong hợp đồng thuê vận hành.20 Một khi đã chấp nhận tài sản thuê được chuyển giao về mặt vật lý từ nhà cung cấp và về mặt pháp lý từ bên cho thuê, bên thuê sẽ phải trả tiền thuê tương ứng với toàn bộ thời gian thuê, ngay cả khi họ không sử dụng tài sản thuê nữa. Đây là một điều khoản mặc định được áp dụng cho loại hợp đồng cho thuê tài chính này mà không cần sự thỏa thuận của các bên. Quy định này được phản ánh trong Điều 2A-407 của UCC (Bộ luật thương mại thống nhất UNIFORM COMMERCIAL CODE), Điều 10 của Luật mẫu (Bộ luật mẫu UNIDROIT về cho thuê năm 2008). Theo đó, bên thuê bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ không thể rút lại và độc lập (irrevocable and independent) của mình, không bị hủy bỏ, chấm dứt, sửa đổi, từ chối, miễn giảm hoặc thay thế mà không có sự đồng ý của bên có quyền.21 Hợp đồng cho thuê tài chính có tính chất tín dụng tương tự hợp đồng tín dụng thông thường, thay vì bên cho thuê tài trợ cho bên thuê một khoản tiền thì lại cấp cho bên thuê một khoản tín dụng bằng tài sản (máy móc, thiết bị, phương tiện…). Bên cho thuê thu lại phần vốn gốc và lợi ích từ vốn gốc đã đầu tư, không quan tâm đến việc bên thuê sử dụng, thu lợi từ tài sản thuê như thế nào. Như vậy, với tính chất không hủy ngang, một khi các bên giao kết hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê đã nhận nợ toàn bộ giá trị tài sản thuê và lãi thuê trong suốt thời gian cho thuê tài chính. Bên cho thuê được đảm bảo nguồn doanh thu phát sinh trong hợp đồng cho thuê tài chính đã ký kết. Thứ hai, hợp đồng cho thuê tài chính phải được đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng. International Finance Corporation – World Bank Group (2012), tlđd (12), tr.8. Lê Minh Bình (2019), Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.17, 18. 20 Lê Minh Bình (2019), tlđd (19), tr. 18. 21 Trích theo Lê Minh Bình (2019), tlđd (19), tr. 19. 18 19 14 Mục 1-203 của UCC của Hoa Kỳ xác định hợp đồng thuê tài chính không phải là hợp đồng thuê thông thường mà là một hợp đồng mang lợi ích bảo đảm khi thỏa mãn các điều kiện dẫn đến quan hệ cho thuê tài chính. Khi kiểm định tại các công cụ luật thương mại xuyên quốc gia, nhằm mục đích cần có độ chính xác cao hơn đối với các khu vực pháp lý như Pháp và Hoa Kỳ, cuộc thảo luận ngắn này về các khái niệm cơ bản nhất cho phép tuyên bố rằng một số loại hợp đồng cho thuê tài chính có chức năng tương tự như giao dịch bảo đảm.22 Trong hợp đồng cho thuê tài chính, tài sản thuê được coi như sự bảo đảm cho quyền được thanh toán tiền thuê nên bên thuê phải có nghĩa vụ tuân thủ đúng cách thức sử dụng tài sản thuê hay bị hạn chế việc cho thuê lại tài sản.23 Sự bảo đảm cho bên cho thuê mạnh hơn những trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông thường bởi những gì họ có là nhiều hơn một quyền lợi bảo đảm, đó là quyền sở hữu tài sản.24 Điều này lý giải cho những nghĩa vụ khắc khe mà bên thuê phải chấp hành khi thuê tài chính sẽ được đề cập ở phần sau của luận văn này. Nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, ví dụ vi phạm nghĩa vụ thanh toán, bên cho thuê có thể ngay lập tức yêu cầu bên thuê ngừng sử dụng tài sản, thu hồi tài sản thuê để xử lý bù đắp khoản đầu tư của mình. Về mặt pháp lý, bên cho thuê không gặp bất cứ trở ngại pháp lý nào khi thực hiện những công việc trên do bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định bắt buộc phải đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính 25 mà đối tượng của việc đăng ký này là tài sản thuê. Việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính có mục đích tương tự như đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai thông tin về các quyền trên tài sản thuê cho người thứ ba được biết. Bởi tài sản thuê tài chính được giao trực tiếp từ nhà cung cấp tới bên thuê và được bên thuê chiếm hữu và sử dụng trong một thời gian rất dài, chiếm phần lớn vòng đời tài sản, nên mọi người thứ ba đều có thể suy đoán hợp lý rằng tài sản đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thuê,26 nếu không có các dấu hiệu chỉ ra quyền sở hữu của bên cho thuê trên tài sản. Việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính không phải là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ làm phát sinh giá trị pháp lý đối với người thứ ba, từ đó xác lập quyền ưu tiên của bên cho thuê tài chính đối với các chủ thể khác có 22 Tổng hợp theo Herbert Kronke (2011), Financial Leasing and Its Unification by UNIDROIT - General Report, tr.29, [https://www.unidroit.org/english/publications/review/articles/2011-1&2-kronke-e.pdf]. 23 Ngô Thanh Hương (2017), tlđd (9), tr. 39. 24 Lê Minh Bình (2019), tlđd (19), tr.21. 25 Ngô Thanh Hương (2017), tlđd (9), tr. 77. 26 Nguyễn Ngọc Điện (2013), “Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu - bài học về tình huống luật xa rời cuộc sống”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (02,03), tr. 234-235. 15 liên quan (ví dụ: chủ nợ bảo đảm).27 Còn hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực từ ngày được các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính.28 Thứ ba, về chủ thể của hợp đồng cho thuê tài chính: Bên cho thuê (bao gồm cả bên mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) phải là các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính29 (pháp luật Việt Nam ghi nhận đó là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) và bên thuê (bao gồm cả bên bán và thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) là pháp nhân, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình. Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, khi tham gia quan hệ thuê tài chính thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch thuê tài chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch thuê tài chính.30 Giải thích rõ về chủ thể sẽ được trình bày chi tiết tại mục 1.2.5.2 của Luận văn này. Thứ tư, về chủ sở hữu tài sản thuê: trong suốt thời hạn thuê, bên cho thuê luôn nắm giữ quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuê và có quyền thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng, bên thuê có quyền sử dụng và khai thác tài sản cho các mục đích thoả thuận trong hợp đồng. Mọi rủi ro đối với tài sản trong suốt thời gian của hợp đồng bao gồm cả trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê được chuyển giao cho bên thuê, bù lại bên thuê được hưởng những lợi ích kinh tế do tài sản mang lại. 31 Cuối thời hạn thuê, bên thuê được quyền ưu tiên mua lại tài sản thuê với giá trị danh nghĩa. Ngoài những đặc điểm trên, có những đặc điểm trong giao kết hợp đồng thông thường sẽ dẫn đến hợp đồng cho thuê tài chính. Xuất phát từ định nghĩa thuê tài chính tại Chuẩn mực kế toán số 6: “Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”. Kết hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010,32 các trường hợp thuê tài sản thường dẫn đến hợp đồng thuê Hồ Quang Huy, “Đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính: Cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên cho thuê tài chính”, Trang thông tin điện tử Bộ tư pháp, [https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=1430] (truy cập ngày 24/7/2022). 28 Điểm c khoản 2 Điều 35 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN. 29 Khoản 13 Điều 3 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN. 30 Khoản 14 Điều 3 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN. 31 Khoản 5 Điều 20 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP. 32 Điều 113 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. 27 16 tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau: (1) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên; (2) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê; (3) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu; (4) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê; hoặc (5) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Ngoài ra, Chuẩn mực kế toán số 6 cũng quy định: Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau: (1) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê; (2) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; hoặc (3) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. 1.2.3. Phân loại hợp đồng cho thuê tài chính. Dưới góc độ pháp luật,33 hợp đồng cho thuê tài chính được phân loại thành hai dạng là: (1) Hợp đồng cho thuê tài chính thông thường: hợp đồng thuê có đầy đủ 03 chủ thể gồm bên cho thuê, bên thuê và nhà cung ứng. Theo đó bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận lựa chọn tài sản thuê, lựa chọn nhà cung ứng để cung cấp tài sản thuê, bên cho thuê ký kết hợp đồng mua bán với nhà cung ứng để mua tài sản thuê và cho bên thuê thuê tài chính tài sản thuê này theo hợp đồng cho thuê tài chính; và (2) Hợp đồng mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là “mua và cho thuê lại”): là việc bên cho thuê tài chính mua máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê 33 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan