Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng San Cha Chải, Nỗi ...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
104
190
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM LINH ANH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG BA TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG: SAN CHA CHẢI, NỖI NHỚ MƯA PHÙN, BÀI CA TRĂNG SÁNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM LINH ANH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG BA TẬP TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG: SAN CHA CHẢI, NỖI NHỚ MƯA PHÙN, BÀI CA TRĂNG SÁNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THIỆN Thái Nguyên, 2017 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, luận văn đã được hoàn thành. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn luận văn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện - người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn từ khi hình thành ý tưởng, lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, nghiên cứu tài liệu liên quan và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, nhất là những người thân trong gia đình đã khích lệ động viên tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, khảo cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04/2017 Tác giả luận văn Phạm Linh Anh ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 6. Đóng góp luận văn ........................................................................................ 8 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8 Chương 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM CỦA MA VĂN KHÁNG VỀ VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT .............................. 9 1.1. Khái niệm về thế giới nghệ thuật ............................................................... 9 1.2. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Ma Văn Kháng ................................ 10 1.2.1. Cuộc đời của Ma Văn Kháng ............................................................... 10 1.2.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng ................................................. 12 1.2.2.1. Giai đoạn thứ nhất: Gắn bó với mảnh đất Lào Cai với đề tài dân tộc miền núi ........................................................................................................... 12 1.2.2.2. Giai đoạn thứ hai: Trở về Hà Nội với đề tài đời sống thành thị ........ 13 1.3. Quan niệm của Ma Văn Kháng về văn chương nghệ thuật ..................... 14 1.3.1. Quan niệm Ma Văn Kháng về sống và viết .......................................... 16 1.3.2. Quan niệm Ma Văn Kháng về lao động văn chương ............................ 19 1.3.2. Ma Văn Kháng quan niệm “Nhà văn - triệu phú chữ” ......................... 22 Chương 2: NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BA TẬP TRUYỆN NGẮN SAN CHA CHẢI, NỖI NHỚ MƯA PHÙN,............... 25 BÀI CA TRĂNG SÁNG CỦA MA VĂN KHÁNG.......................................... 25 2.1. Tổng quan về ba tập truyện San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng....................................................................................................... 25 2.1.1. Tập truyện San Cha Chải ...................................................................... 25 iii 2.1.2. Tập truyện Nỗi nhớ mưa phùn .............................................................. 25 2.1.3. Tập truyện Bài ca Trăng sáng............................................................... 26 2.2. Nhân vật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng .................................................................................................. 26 2.2.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................. 26 2.2.2. Các loại nhân vật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng ................................................................................. 28 2.2.2.1. Nhân vật con người ............................................................................ 28 2.2.2.2. Nhân vật loài vật ................................................................................ 46 2.3. Không gian nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng ......................................................................... 49 2.3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................... 49 2.3.2. Các kiểu không gian nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng ........................................................... 50 2.3.2.1. Không gian miền núi .......................................................................... 50 2.3.2.2. Không gian đô thị ............................................................................... 58 2.3.2.2. Không gian làng quê .......................................................................... 60 Chương 3: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG BA TẬP TRUYỆN NGẮN SAN CHA CHẢI, NỖI NHỚ MƯA PHÙN, BÀI CA TRĂNG SÁNG CỦA MA VĂN KHÁNG .......................................................................................................... 64 3.1. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 64 3.1.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật............................................................. 64 3.1.2. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 66 3.1.3. Điểm nhìn bên trong.............................................................................. 69 3.1.4. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật ............................ 73 3.2. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................. 76 3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật.............................................................. 76 3.2.2. Ngôn ngữ đời thường giản dị ................................................................ 77 iv 3.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ......................................................................... 81 3.3. Giọng điệu trần thuật ................................................................................ 82 3.3.1. Khái niệm giọng điệu trần thuật ............................................................ 82 3.3.2. Giọng điệu triết lý, tranh biện ............................................................... 83 3.3.3. Giọng điệu ngợi ca ................................................................................ 85 3.3.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa ............................................................. 87 3.3.5. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ........................................................... 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trong hành trình lao động nghệ thuật hơn 50 năm miệt mài không ngừng nghỉ, ông được khẳng định là “một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học nước nhà. Ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: hơn 200 truyện ngắn, 20 tiểu thuyết, 1 hồi ký - tự truyện, 2 tập bút ký - tiểu luận phê bình. Trong thời kỳ đầu của sự nghiệp văn chương, hơn 20 năm sống làm việc trải qua các nghề nhà giáo, nhà báo, nhà văn tại Lào Cai mảnh đất biên ải của Tổ quốc, Ma Văn Kháng đã cho ra đời nhiều tác phẩm thuộc truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong sự nghiệp văn chương của mình, Ma Văn Kháng viết thành công nhất trong hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Truyện ngắn thể loại mà ông viết nhiều nhất, được mệnh danh là thể loại “giống như một búp chè được sao khô, nén chặt lại, nhưng khi dội nước vào nó tở ra, cho cả 1 đại dương nước trà thơm”[16]. Năm 1961 ông trình làng truyện ngắn đầu tay Phố cụt (Văn Nghệ số 136, ngày 3.3.1961) từ đó đến nay là hơn 200 truyện ngắn. Kho tàng truyện ngắn của Ma Văn Kháng có thể tạm chia làm hai nhóm đề tài đó là: Nhóm đề tài dân tộc miền núi và nhóm đề tài thành thị. Về đề tài dân tộc miền núi, ngòi bút của nhà văn hướng về phản ánh đời sống lao động và công cuộc đấu tranh bảo vệ biên ải của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc. Đó là các tập truyện như: Bài ca Trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972),… và gần đây nhất có thể kể đến tập truyện ngắn San Cha Chải được PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn với 17 truyện ngắn viết về cuộc sống của những con người miền núi và hình ảnh các chiến sĩ công an mưu trí, dũng cảm. Những truyện ngắn ở nhóm đề tài này, đã khẳng định tài năng, tâm huyết của ông với miền núi. 1 Về đề tài thành thị, ông đề cập về những vấn đề nóng hổi: đời tư, thế sự, nhân sinh… Ông quan tâm đến nhiều lĩnh vực cuộc sống hôm nay như: tình yêu, hôn nhân, tình dục, gia đình. Chúng được phản ánh qua các tập truyện: Trăng soi sân nhỏ (1995), Trốn nợ (2008), Mùa thu đảo chiều (2012), Nỗi nhớ mưa phùn (2015)… Với nhiều đóng góp sáng tạo những tác phẩm có giá trị về mặt nội dung, tư tưởng và nghệ thuật xuất sắc, ông đã vinh dự nhận được tặng nhiều Giải thưởng, trong đó có các giải thưởng cao quý: Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 1998 với tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I năm 2001 (cho cụm tác phẩm: tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt IV năm 2012 (cho cụm tác phẩm: Truyện ngắn chọn lọc, 3 tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn). 1.2 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn Kháng, về thế giới nhân vật, nghệ thuật tự sự,... của ông. Các công trình này tập trung chủ yếu vào hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, những tập truyện ngắn của ông mới xuất bản gần đây San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng cần được nghiên cứu. 1.3 Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng của nhà văn Ma Văn Kháng là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thế giới nghệ thuật qua ba tập truyện ngắn này. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng: San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng làm đối tượng nghiên cứu của mình. Chúng tôi hi vọng, đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé vào làm sáng tỏ nét độc đáo, đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật ngòi bút văn xuôi Ma Văn Kháng. Qua đó khẳng định được vị trí, đóng góp của 2 Ma Văn Kháng trong nền văn học Việt Nam đương đại. Đồng thời đây cũng là cơ hội để bản thân tôi mở rộng thêm vốn kiến thức văn học và rèn luyện thêm kỹ năng nghiên cứu và phân tích tác phẩm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là nhà văn có một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ đóng góp cho nền văn học nước nhà. Ngay từ tập truyện ngắn đầu tay của mình (1969), Ma Văn Kháng đã được giới nghiên cứu, phê bình và độc giả chú ý quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình đề cập đến một số phương diện trong sáng tác của Ma Văn Kháng của một số tác giả như: GS Phong Lê, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện. PGS.TS Lã Nguyên, PGS.TS Đào Thủy Nguyên… được đăng tải trên các sách báo và tạp chí. GS Phong Lê đã nhận định: ‘‘Truyện ngắn Ma Văn Kháng là hiện tượng nổi bật trong những năm 90’’ [24] có thể thấy Ma Văn Kháng khẳng định tài năng, vị trí của mình trong lòng bạn đọc và giới nghiên cứu và phê bình ở thể loại này. PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết ‘‘Con người giữa dòng xoáy ham muốn đời thường’’ đã nhận định: ‘‘Văn xuôi Ma Văn Kháng đang ở đỉnh cao của phong độ đã hướng ngòi bút chú mục đào sâu, soi lật cặn kẽ, nghiêm ngặt vào một khía cạnh hiện diện như một thực thể khó nắm bắt trong đời sống con người hiện đại hôm nay. Đó là sự thúc đẩy, chi phối nhiều khi với một sức mạnh vô hình, nhưng khắc nghiệt của những ham muốn tiềm ẩn nơi mỗi con người, hoặc là sự xung đột, va chạm gay gắt về lợi ích giữa những dục vọng của những cá thể khác nhau’’. Cũng trong bài viết này tác giả đưa ra nhận xét về thế giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng: ‘‘Trong cái nhìn con người, ông không lý tưởng hóa, tô vẽ nó nhân danh những tín điều cao siêu. Ông đặt con người vào đúng chỗ đứng của nó trên trần thế, vào giữa xã hội nhân quần bao bọc lấy nó, và qua ham muốn, ông lần tìm động cơ, lẽ sống của mỗi con người’’[45, tr.269 - 270] 3 PGS. TS Lã Nguyên với viết bài : ‘‘Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn’’ (1998) được in trong lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, đã có cái nhìn tổng quát truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Dựa vào sắc điệu cảm hứng thẩm mỹ, tác giả chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất những tác phẩm chủ yếu về đề tài miền núi “những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không được làm người”. Nhóm thứ hai chủ yếu là những truyện ngắn viết về đời sống thành thị trước sự đổi thay của đất nước sau chiến thắng 1975 “những truyện ngắn cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay”. Nhóm thứ ba gắn với đề tài tính dục “những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên”. Tác giả cũng chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm chân dung, tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật… Cũng trong bài viết này, tác giả đã đưa ra nhận xét: “Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng” [31]. Tác giả Phạm Mai Anh với đề tài luận văn thạc sĩ: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 (1997), đã tập trung khai thác một số yếu tố nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng như: Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. Tác giả đã bám sát đề tài và có những đóng góp đáng kể khi nhìn nhận một số phương diện nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Trong công trình nghiên cứu: Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc miền núi (2009) PGS.TS Đào Thủy Nguyên đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. 4 Đỗ Phương Thảo trong bài viết: ‘‘Vài suy nghĩ về phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng’’ cho rằng cách dựng truyện là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn trong truyện ngắn Ma Văn Kháng: ‘‘cốt truyện đơn giản, không có nhiều tình huống nổi bật, then chốt, ít xung đột và mâu thuẫn lớn song có sự bứt phá đầy sáng tạo’’ [41]. Ngoài ra còn kể đến nhiều công trình, bài báo tập trung nghiên cứu khám phá đề cập đến một số phương diện khía cạnh truyện ngắn Ma Văn Kháng như: - Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tác giả Đỗ Phương Thảo, Chuyên luận, NXB Văn học, 2008. - ‘‘Phong cách văn xuôi miền núi của Ma Văn Kháng’’, Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 175) tháng 8/2009. - ‘‘Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng’’, Nguyễn Ngọc Thiện, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 186) tháng 7/2010. - “Những người đàn bà của nhà văn Ma Văn Kháng”, Hoài Nam, Văn nghệ Công an, (số 279), 2016. Bên cạnh đó, chúng tôi lưu ý một số luận văn, đề tài nghiên cứu tiêu biểu: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007); Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hải Yến (2010); Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2013)… Gần đây nhất, có thể kể đến ba công trình của Nguyễn Minh Hạnh, Bùi Thị Thúy, Lê Thị Thanh Nhàn, bước đầu nghiên cứu về từng tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng. Với đề tài: Thế giới nhân vật trong các tập truỵên ngắn gần đây của Ma Văn Kháng (Trốn nợ 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013), tác giả Nguyễn Minh Hạnh đã đi sâu khai tác thế giới nhân vật trong ba tập truyện này qua cách phân 5 loại nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ, tình huống truyện. Còn với tác giả Bùi Thị Thúy tiếp tục nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn San Cha Chải. Song tác giả lại nghiên cứu cùng tập truyện vừa, viết sau tập truyện ngắn San Cha Chải với đề tài luận văn: Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già). Trong luận văn này, tác giả đã tập trung khai thác, phân loại thế giới nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ. Với luận văn Nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn Bông hồng vàng; Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng, tác giả Lê Thị Thanh Nhàn đã tập trung khai thác một số yếu tố nghệ thuật trong hai tập truyện như: miêu tả nhân vật, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu. Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy những bài viết các tác giả trên đã khẳng định đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, song các yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của ông mới chỉ được quan tâm ở mức độ nhất định. Đặc biệt chưa có tác giả nào có điều kiện nghiên cứu tác phẩm mới xuất bản Bài ca Trăng Sáng của Ma Văn Kháng, cũng như đi sâu tìm hiểu không gian nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng. Thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng: San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này chúng tôi sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Làm sáng tỏ các khái niệm lý luận liên quan thế giới nghệ thuật, hành trình sáng tạo của nhà văn Ma Văn Kháng. 6 Tìm hiểu thế giới nghệ thuật ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng của Ma Văn Kháng thể hiện ở các phương diện: nhân vật, không gian, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu từ đó khẳng định những đóng góp của Ma Văn Kháng đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu sự phong phú, đa dạng thuộc thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng. - Đặc sắc về nhân vật. - Đặc sắc về không gian nghệ thuật. - Đặc sắc về nghệ thuật tự sự qua cái nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong ba tập truyện ngắn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn chủ yếu qua ba tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng: Tập truyện San Cha Chải (Nhà xuất bản Công An Nhân Dân - 2013, 288 trang); Tập truyện Nỗi nhớ mưa phùn (Nhà xuất bản Lao Động - 2015, 290 trang); Tập truyện Bài ca Trăng sáng (Nhà xuất bản Kim Đồng - 2015, 202 trang). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu như: - Phương pháp nghiên cứu tác giả - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp nghiên cứu phân loại - thống kê 7 - Phương pháp phân tích - tổng hợp 6. Đóng góp luận văn Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng: San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng, chúng tôi mong muốn nghiên cứu, khám phá, phân tích sự đa dạng về thế giới nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn trên. Ở tuổi cao nhưng nhà văn vẫn không ngừng thể nghiệm những tìm tòi, sáng tạo mới. Qua đó, chúng tôi khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp về tư tưởng, giá trị nhân văn của ba tập truyện. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương + Chương 1: Khái niệm thế giới nghệ thuật và quan niệm của Ma Văn Kháng về văn chương nghệ thuật. + Chương 2: Nhân vật và không gian nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng của Ma Văn Kháng. + Chương 3: Nghệ thuật tự sự trong ba tập truyện ngắn San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn, Bài ca Trăng sáng của Ma Văn Kháng. 8 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM CỦA MA VĂN KHÁNG VỀ VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT 1.1. Khái niệm về thế giới nghệ thuật Nhà văn Seđrin đã nói “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là thế giới khép kín trong bản thân nó” [Dẫn theo 5]. Một tác phẩm hay toàn vẹn phải có thế giới nghệ thuật riêng độc đáo. Bêlinxki cũng từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó” [Dẫn theo 5]. Thế giới nghệ thuật là khái niệm được sử dụng nhiều trong văn học. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là: “Khái niệm về tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng, được tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng (…) Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và có tính sáng tạo của người nghệ sĩ”. [6, tr.302 303] Thế giới nghệ thuật là thế giới được người nghệ sĩ sáng tạo trong tác phẩm văn học. Thế giới nghệ thuật phản ánh đời sống ngoài đời thực của con người song nó khác với thế giới vật chất tâm lí của con người. “Là một thế giới riêng được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, 9 có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng,… chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật”. [6, tr.302 - 303]. Lý luận văn học tập 2 do GS. Trần Đình Sử (chủ biên) khẳng định: “Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong nhà văn. Thế giới này chỉ có trong tác phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật (…) Thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người… Và “Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ thống không đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung (…) Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật” [40, tr.8183]. Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy: thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Là thế giới thứ hai mà người nghệ sĩ sáng tạo ra trong tác phẩm văn học của mình theo những nguyên tắc tư tưởng - thẩm mỹ, thế giới nghệ thuật bao gồm toàn bộ các phương diện về nội dung và hình thức một tác phẩm văn học. Là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, thế giới nghệ thuật phản ánh đời sống hiện thực vào trong tác phẩm văn học thể hiện cá tính độc đáo, phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong từng tác phẩm của mình tác giả đều có những thế giới nghệ thuật riêng của mình. 1.2. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Ma Văn Kháng 1.2.1. Cuộc đời của Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936, quê ở làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Lớn lên trong phong trào cách mạng và kháng chiến chống 10 thực dân Pháp diễn ra sôi nổi ở khắp nơi. Ngày từ thủa còn thiếu niên, Định Trọng Đoàn đã tham gia Thiếu sinh quân và được cử đi học ở Khu học xá Trung Quốc. Năm 1954, cuộc kháng chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Đinh Trọng Đoàn tốt nghiệp trường trung cấp Sư phạm ở Nam Ninh, Trung Quốc, theo tiếng gọi Tổ Quốc ông đã xung phong lên Tây Bắc dạy học tình nguyện ở Lào Cai. Cũng chính tại mảnh đất Lào Cai “miền đất vàng”, trong một chuyến đi công tác ở nông thôn, Đinh Trọng Đoàn đã làm quen cảm phục kết nghĩa anh em với một cán bộ người Kinh mang họ Ma đó là đồng chí Ma Văn Nho Phó Chủ tịch huyện Bảo Thắng, bèn cải tên họ mới của người anh ơn sâu kết nghĩa này. Cái tên mới của Đinh Trọng Đoàn chuyển thành Ma Văn Kháng và được ông sử dụng ký học bạ cho học sinh, ông cũng lấy tên này là bút danh trong viết văn. Năm 1960, ông về Hà Nội học Đại học Sư Phạm I, năm 1963 sau khi tốt nghiệp ông trở về Lào Cai tiếp tục dạy học. Hơn 20 năm ở Lào Cai ông lần lượt làm giáo viên đứng lớp; làm hiệu trưởng trường cấp II, cấp III; Thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy; phóng viên rồi Phó tổng biên tập báo Lào Cai. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1974, năm 1976, Ma Văn Kháng rời Lào Cai về Thủ đô Hà Nội công tác, chuyên tâm với nghề viết văn - báo chí - xuất bản. Nhiều năm liền ông giữ chức vụ Phó Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao Động. Ông cũng từng đảm nhiệm các cương vị khác nhau như: Trưởng ban sáng tác, Trưởng ban Tổ Chức - Hội viên, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài, ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Đảng đoàn Hội. Ở cương vị công tác nào, ông cũng là người dễ mến, sống chan hòa với mọi người, luôn hòa thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cuộc đời lao động vất vả, trải nghiệm nhiều nghề đã để lại dấu ấn trên nhiều trang viết đậm đà hơi thở cuộc sống của Ma Văn Kháng. 11 1.2.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng Hơn nửa thế kỷ lao động cẩn mẫn, đầy tâm huyết hăng say với nghề Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ gồm hơn 8 nghìn trang in, với hơn 200 truyện ngắn, 20 tiểu thuyết, 1 hồi ký - tự truyện, 2 tập bút ký - tiểu luận phê bình. Mỗi tác phẩm của ông là tiếng nói, là sự chia sẻ cảm thông với những số phận bất hạnh của con người, là sự đấu tranh cho cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống. Trong sự nghiệp văn chương của mình Ma Văn Kháng viết thành công nhất trong hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Căn cứ đề tài, cảm hứng trong sáng của ông có thể chia quá trình sáng tác làm hai giai đoạn: 1.2.2.1. Giai đoạn thứ nhất: Gắn bó với mảnh đất Lào Cai với đề tài dân tộc miền núi Ma Văn Kháng đến với Lào Cai như một cái “duyên” của cuộc đời. Ông từng tâm sự rằng “tôi bị hấp dẫn bởi mảnh đất này, và tôi cảm giác mình có thể làm điều gì đó ở đây”. Lào Cai nơi ông bắt đầu lập nghiệp, thành danh với bút danh Ma Văn Kháng. Ông nhận ra: “miền núi cần khám phá cả trong cái nhìn chung của đời sống vừa phải có nét đặc trưng riêng”. Theo ông: “Cái quy lụât chung cần tồn tại trong cái riêng biệt cụ thể, độc đáo và cái riêng biệt ấy có nguồn rất sâu xa tự trong lịch sử, địa dư và nền văn hóa dân tộc Lào Cai - một tỉnh có hơn hai mươi dân tộc anh em sinh sống” [Dẫn theo 11]. Quan niệm ấy đã trở thành yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Ma Văn Kháng về mảng đề tài dân tộc miền núi. Chính bút danh Ma Văn Kháng cũng nói lên tâm nguyện của nhà văn “Tôi muốn làm một sự hóa thân”. Những năm tháng gắn bó cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất với người dân đã giúp Ma Văn Kháng có những chuyến đi đến từng bản làng, hòa mình vào cuộc sống của người dân, giúp ông có thêm vốn sống sự am hiểu về văn hóa, tập tục, tâm lý của đồng bào miền núi, đã tạo cho ông nguồn cảm hứng viết. 12 Bằng tình yêu, sự gắn bó với mảnh đất ấm áp tình người đầy biến động, người nghệ sĩ Ma Văn Kháng sáng tác bắt đầu từ truyện ngắn Phố Cụt được trang trọng in trên trang nhất của tuần báo Văn nghệ số 136 (1961) và sau đó ông liên tiếp cho ra đời các tập truyện ngắn Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972) … Những tập truyện ngắn thời kỳ này của Ma Văn Kháng thể hiện tình cảm trước những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú và con người miền núi hiền lành, mộc mạc, giản dị. Người đọc sẽ bắt gặp trong những truyện này hình ảnh về những con người miền núi mộc mạc, giản dị một lòng theo cách mạng, không quản khó khăn, vất vả. Những tác phẩm viết về đề tài dân tộc miền núi này của ông mang đậm tính lịch sử dân tộc. Vốn sống phong phú, sự ưa tìm tòi, không ngừng nỗ lực học hỏi say mê của bản thân trong sáng tạo nghệ thuật đã giúp Ma Văn Kháng khẳng định tên tuổi của mình trong mảng văn xuôi hiện đại viết về đề tài miền núi. Ông là một trong số ít những nhà văn hiện đại của nền văn học Việt Nam thành công khi viết về mảng đề tài này. 1.2.2.2. Giai đoạn thứ hai: Trở về Hà Nội với đề tài đời sống thành thị Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, năm 1976 Ma Văn Kháng rời Lào Cai trở về Hà Nội hoạt động với tư cách nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp. Lào Cai mảnh đất ông đã gắn bó hơn 20 năm coi như quê hương thứ hai của mình, nơi cho ra đời những trang viết đầu tiên đã để trong ông biết bao kỷ niệm “Xa Lào Cai rồi, nhưng những gì đã cảm hội được trong hai mươi năm trời, sống cùng đồng chí bạn bè một đời cần lao, giản dị ở vùng đất này của Tổ quốc, ngày đêm giục giã tôi viết tiếp” [21]. Những ấn tượng về mảnh đất thấm đẫm tình người, những dư âm của chiến tranh được Ma Văn Kháng gửi gắm vào các tập truyện Vệ sĩ Quan Châu (1988), Móng vuốt thời gian (2003). Và các tiểu thuyết: Gió rừng; Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1981), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001). 13 Thời điểm ông trở về Hà Nội vào đúng lúc đất nước đang chuyển mình sang giai đoạn mới. Cuộc sống đô thị diễn ra phức tạp và nhanh chóng. Đứng trước sự thay đổi đó, con người cũng cần thay đổi cho phù hợp với thực tại. Ma Văn Kháng nhạy cảm trước hiện thực mới. Ông vẫn gìn giữ những kỷ niệm gắn bó với mảnh đất Lào Cai đồng thời thêm cảm nhận về những bề bộn lo toan, phức tạp, bon chen mưu sinh của cuộc sống thành thị. Ông hướng ngòi bút của mình vào mảng đề tài thành thị, quan tâm tới những mảnh đời số phận bất hạnh, những cảnh đời éo le nhưng vẫn khát khao vươn lên bằng sức sống mãnh liệt. Sáng tác của ông thời kỳ này bắt đầu nở rộ có thể kể đến các tác phẩm xuất sắc đó là các tiểu thuyết: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1988), Côi cút giữa cảnh đời (1988), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), Ngược dòng nước lũ (1999). Và các tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ (1995), Heo may gió lộng (1992), Nỗi nhớ mưa phùn (2015) Bông hồng vàng (2015)… Sự thay đổi về đề tài trong sáng tác nghệ thuật của ông đi liền với sự đổi về cảm hứng: từ cảm hứng lịch sử dân tộc ông chuyển sang cảm hứng thế sự đời tư. Từ cái nhìn về cuộc sống đơn tuyến giờ đây ông đã chuyển sang cái nhìn về cuộc sống đa tuyến, nhiều chiều con người với tất cả các mặt tốt - xấu, thiện - ác đan xen lẫn nhau. Truyện ngắn thời kỳ này của ông thấm đẫm tinh thần nhân bản về vẻ đẹp tình người, tình đời. Đặc biệt trong sự nghiệp văn chương của mình ngoài truyện ngắn và tiểu thuyết Ma Văn Kháng còn viết Hồi ký, và tiểu luận phê bình. 1.3. Quan niệm của Ma Văn Kháng về văn chương nghệ thuật Trong cuộc đời hoạt động văn chương của mình, Ma Văn Kháng khởi nghiệp văn xuôi bằng thể loại truyện ngắn và thể loại này cũng giúp ông đã giặt hái được nhiều thành công nhất, nó giúp ông khẳng được tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam với những tác phẩm để đời. Từ truyện ngắn đầu 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan