Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội TIỂU LUẬN bộ luật hình sự 2015 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong đấu tranh phòng...

Tài liệu TIỂU LUẬN bộ luật hình sự 2015 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong đấu tranh phòng chống tham nhũng (Hỗ trợ tải tài liệu zalo: 0587998338)

.DOCX
10
152
149

Mô tả:

TIỂU LUẬN Đề tài: Bộ luật hình sự 2015 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. A. MỞ ĐẦU Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Thời gian qua, cùng với những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế - xã hội, đối ngoại, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, công tác phòng chống tham những cũng có nhiều chuyển biến tích cực cả về phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh. Đặc biệt là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm xử lý tội phạm về tham nhũng nói chung và Bộ luật hình sự nói riêng đã góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “ Bộ luật hình sự 2015 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong đầu tranh phòng chống tham nhũng” để làm tiểu luận với mong muốn đi sâu nghiên cứu những quy định mới trong BLHS 2015 đã góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân ta đối với Đảng và Nhà nước. B. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BLHS 1999 VỀ TỘI PHẠM THAM NHŨNG 1. Quy định của BLHS 1999 chưa phù hợp với Công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng UNCAC. Thứ nhất, Bộ luật hình sự 1999 chỉ xác định tội phạm tham nhũng và xử lý trong lĩnh vực công, chưa quy định trong lĩnh vực tư. UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên phải tăng cường các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng trong cả khu vực công và cả trong khu vực tư. Tuy nhiên, BLHS Việt Nam quy định về tội phạm tham nhũng còn một số điểm chưa tương thích với các quy định trong Công ước, cụ thể như: - Việc xác định tính chất pháp lý của hành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ chưa phù hợp. BLHS Việt Nam xác định tội nhận hối lộ (quy định tại Điều 279) là tội phạm tham nhũng, còn tội đưa hối lộ (quy định tại Điều 289) và môi giới hối lộ (quy định tại điều 290) không phải là các tội phạm tham nhũng mà là các tội phạm khác về chức vụ. Trong khi đó Công ước coi cả ba hành vi này đều là hành vi tham nhũng. - Về chủ thể của tội phạm tham nhũng: BLHS 1999 Việt Nam quy định chủ thể của tội phạm tham nhũng là các cán bộ, công chức của Nhà nước hay những người được giao thực hiện công vụ, đại diện cho quyền lực công, những người có quyền hạn, ảnh hưởng nhất định trong thực thi công quyền của quốc gia. Trong khi đó, Công ước xác định chủ thể của tội phạm tham nhũng, gồm: công chức quốc gia, công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công; người điều hành hay làm việc, ở bất kỳ cương vị nào, cho tổ chức thuộc khu vực tư. Như vậy, so với yêu cầu của Công ước chống tham nhũng về việc hình sự hóa hành vi tham nhũng trong khu vực tư thì BLHS 1999 của Việt Nam chưa đáp ứng được. Thứ hai, theo BLHS 1999, lợi ích mà chủ thể tham nhũng nhận được hoặc sẽ nhận đươc trong hai tội danh trên chỉ là lợi ích vật chất (tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác). Điều này không phù hợp với Công ước quốc tế chống tham nhũng của Liên hợp quốc vì theo quy định của Công ước, lợi ích mà chủ thể tham nhũng nhận được hoặc sẽ nhận được bao gồm cả lợi ích phi vật chất. 2. Quy định của BLHS 1999 còn bất cập với tình hình thực tế Thứ nhất, Điều 277 BLHS Việt Nam chỉ quy định chủ thể của tội phạm về tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn trong thực hiện công vụ. Theo đó, chủ thể của các tội phạm về tham nhũng phải là những người được giao thực hiện công vụ hoặc đại diện cho quyền lực quyền lực Nhà nước (quyền lực công). Do vậy, tham nhũng theo quy định của luật hình sự Việt Nam chỉ xảy ra trong lĩnh vực thực thi công quyền, mà chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn làm việc ở trong các cơ quan, tổ chức của Việt Nam (những người thi hành công vụ), bao gồm: cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp của nhà nước. Còn những người có chức vụ, quyền hạn của nước ngoài, của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế hay nước ngoài, những người làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh có vốn nhà nước tham gia ít hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ, hợp tác xã ...không phải là chủ thể của các tội tham nhũng. Thứ hai, chỉ xác định tội phạm tham nhũng và xử lý trong lĩnh vực công, mà không quy định trong lĩnh vực tư là bất cập với tình hình thực tiễn. Thực tế, ở Việt Nam đã xuất hiện một số trường hợp vì lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình mà cá nhân, người Việt Nam đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế hay nước ngoài để nhận những ưu thế nhất định nhưng lại không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với các đối tượng này về hành vi nhận hối lộ cũng như hành vi. Mặt khác, việc không quy định người có chức vụ, quyền hạn làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ thể của tội tham nhũng dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, xử lý không công bằng. Cùng là hành vi chiếm đoạt tài sản do mình đang quản lý nhưng nếu người thực hiện là cán bộ, công chức thì bị xử lý về tội tham ô tài sản, còn chủ thể khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu cán bộ, công chức thực hiện hành vi nhận tiền để làm một việc thuộc trách nhiệm của mình thì sẽ bị xử về tội nhận hối lộ, nhưng nếu là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, tập đoàn không có vốn của Nhà nước hoặc có vốn của Nhà nước nhưng có tỷ lệ bằng hoặc dưới 50% thì không bị xử lý về tội này. Thứ ba, dấu hiệu định tội của một số tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự gần giống nhau dẫn đến khó xác định, khó áp dụng, như tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ (Điều 281), tội ‘Lạm quyền trong khi thi hành công vụ’ (Điều 282). Thứ tư, khó khăn khi xác định cấu thành tội phạm tham nhũng. Bộ luật quy định 7 tội danh tham nhũng, trong đó mặt khách quan của tội phạm có những hành vi như: gây hậu quả nghiêm trọng; gây hậu quả nghiêm trọng khác; gây hậu quả rất nghiêm trọng khác; gây hậu quả đặt biệt nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào là: gây hậu quả nghiêm trọng; gây hậu quả nghiêm trọng khác; gây hậu quả rất nghiêm trọng khác; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Vì vậy, dẫn đến cách hiểu và vận dụng từng ngành, địa phương có khác nhau. C. NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI CỦA BLHS 2015 ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có một số điểm mới tiến bộ so với BLHS 1999 về nhóm Tội phạm tham nhũng được đánh giá là phù hợp với thực tiễn, nhằm nâng cao mục tiêu phòng ngừa tội phạm của pháp luật hình sự. Về hình thức, các tội phạm về tham nhũng trong BLHS 2015 vẫn được quy định gồm 07 tội danh giống như BLHS 1999. Tuy nhiên trong từng tội danh cụ thể, BLHS 2015 đã có những thay đổi tích cực và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Những thay đổi cụ thể như sau: 1. Mở rộng phạm vi không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Điều 24 BLHS 1999 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hai nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tô ̣i phạm, thể hiê ̣n thái đô ̣ kiên quyết của Nhà nước trong viê ̣c xử lý đến cùng tô ̣i phạm tham nhũng, Điều 28 Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353; tội nhận hối lộ đặc biệt nghiệm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354. Đối với các trường hợp này, bất kể thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý, kể cả khi người phạm tội đã về hưu, nghỉ việc. 2. Mở rộng chủ thể của tội phạm về chức vụ BLHS 1999 không coi người có chức vụ, quyền hạn làm việc ở các doanh nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước là chủ thể tội phạm tham nhũng. Tuy nhiên, BLHS 2015 đã bổ sung thêm chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng không chỉ trong khu vực Nhà nước, những người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ mà còn mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước. Tội phạm về chức vụ ở khu vực ngoài Nhà nước áp dụng đối với 4 tội danh là: “Tội tham ô tài sản”, “Tội nhận hối lộ”, “Tội môi giới hối lộ” và “Tội đưa hối lộ”. Trong đó, tội danh tham nhũng có 2 tội là: “Tội tham ô tài sản” quy định tại khoản 6, Điều 353 và “Tội nhận hối lộ” quy định tại khoản 6, Điều 354 BLHS 2015. Đây là sự sửa đổi phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên. Trên thực tế, qua thực tiễn thi hành BLHS, ở nước ta đã xuất hiện những “lỗ hổng pháp luật” . Ví dụ trường hợp vì lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình mà cá nhân là người Việt Nam đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho công chức người nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhưng chúng ta không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với các đối tượng này về hành vi nhận hối lộ cũng như đưa hối lộ vì BLHS 1999 không coi người có chức vụ, quyền hạn làm việc ở các doanh nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước là chủ thể tội phạm tham nhũng. 3. Mở rộng khái niệm “của hối lộ” Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, "của hối lô ̣" chỉ bao gồm tiền, tài sản hoă ̣c lợi ích vâ ̣t chất khác trị giá được bằng tiền. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tô ̣i phạm cho thấy, bên cạnh viê ̣c dùng tiền hay các lợi ích vâ ̣t chất khác để hối lô ̣ người có chức vụ quyền hạn như vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, thì lợi ích tinh thần bao gồm nhiều hình thức khác nhau có thể mang lại giá trị về mặt tinh thần cho người thụ hưởng (như tình dục, vị trí, viê ̣c làm...) cũng được các đối tượng sử dụng để hối lô ̣ nhằm đạt được mục đích của mình. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung “lợi ích phi vâ ̣t chất” vào các cấu thành định tô ̣i đối với tô ̣i nhâ ̣n hối lô ̣, tô ̣i lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Quy định này cũng hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn các tội phạm chức vụ nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng ở Việt Nam vừa qua. Việc bổ sung quy định này vào BLHS 2015 được đánh giá là một bước tiến bộ đáng kể trong quá trình lập pháp của nước ta. Quy định này cũng phù hợp với xu hướng trên thế giới bởi các nước phát triển như Singapre, Mỹ,… đều quy định của hối lộ là lợi ích phi vật chất. Điều này cũng phù hợp với công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, để quy định này sớm đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng cần có sự nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn luật nhằm tạo cơ sở pháp lý, khoa học, đầy đủ. Vì trên thực tế, việc xử lý đối với hành vi nhận và đưa hối lộ lợi ích phi vật chất, ví dụ như “hối lộ tình dục” là điều không đơn giản. Bởi, thông thường, khi nói đến hối lộ thì người ta thường căn cứ vào giá trị vật chất để xem xét mức hình phạt tương ứng. Còn trong trường hợp “hối lộ tình dục”, việc chứng minh hành vi phạm tội đã khó, việc định giá “tài sản” hối lộ còn khó hơn gấp nhiều lần. 4. Tăng mức định lượng về giá trị tiềnn tài san tham ôn chiếm đoạtn của hối lô ̣. Bộ luật hình sự năm 1999 chưa có sự phân hóa phù hợp về giá trị tài sản giữa các khung trong mô ̣t điều luâ ̣t cụ thể, chưa bảo đảm mức đô ̣ tương xứng giữa giá trị tài sản và mức hình phạt trong khung, cũng như chưa phù hợp với tình hình phát triển mới về kinh tế - xã hô ̣i và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tô ̣i phạm. Để khắc phục tình trạng này, Bộ luật hình sự năm 2015 đã nâng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tại các điều khoản có liên quan. Cụ thể là, đối với nhóm tô ̣i liên quan đến hối lô ̣: Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiê ̣m hình sự quy định tại khung 1 các Điều 345 (Tô ̣i nhâ ̣n hối lô ̣), Điều 364 (Tô ̣i đưa hối lô ̣), Điều 365 (Tô ̣i môi giới hối lô ̣) từ “hai triê ̣u đồng đến dưới mười triê ̣u đồng” theo quy định tại các điều khoản tương ứng của BLHS năm 1999 lên “từ hai triê ̣u đồng đến dưới mô ̣t trăm triê ̣u đồng”; nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 2 các Điều nói trên “từ mười triê ̣u đồng đến dưới năm mươi triê ̣u đồng” theo quy định của BLHS năm 1999 lên “từ mô ̣t trăm triê ̣u đồng đến dưới năm trăm triê ̣u đồng”; nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 3 các Điều nói trên từ “năm mươi triê ̣u đồng đến dưới ba trăm triê ̣u đồng” theo quy định của BLHS năm 1999 lên “từ năm trăm triê ̣u đồng đến mô ̣t tỉ đồng”; Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 4 các Điều nói trên từ “từ ba trăm triê ̣u đồng trở lên” theo quy định của BLHS năm 1999 lên “từ mô ̣t tỉ đồng trở lên”. Quy định này được cho là phù hợp so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. Nếu vẫn giữ nguyên giá trị định lượng như BLHS 1999 là không đảm bảo đến tính khách quan trong việc đánh giá hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự của loại tội phạm về tham nhũng. 5. Giam hình phạt tử hình Nhằm hạn chế viê ̣c áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, góp phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm để hưởng chính sách khoan hồng, Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân. Việc quy đưa quy định này vào trong BLHS 2015 là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đối với loại tội phạm về tham nhũng việc cần thiết là thu hồi lại tiền, tài sản mà người phạm tội đã hưởng lợi để khắc phục hậu quả, hình phạt tù chung thân cũng đã đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung trong xã hội mà không cần thiết phải cách ly người phạm tội một cách vĩnh viễn khỏi xã hội. Ngoài ra, quy định như trên cũng phù hợp với xu hướng chung của pháp luật thế giới. Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới đã bỏ hình phạt tử tình. Việc thu hẹp phạm vi tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam một lần nữa thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội. Đề cao việc khắc phục hậu quả hơn là sự trừng trị người phạm tội nhằm đảm bảo đạt được các mục đích khác của hình phạt là răn đe và phòng ngừa chung. D. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN CỦA BLHS 2015 VỀ CÁC TỘI PHẠM THAM NHŨNG BLHS 2015 hầu hết đã khắc phục được những hạn chế của BLHS 1999 về các tội phạm tham nhũng. Tuy nhiên, về mặt lý luận thì BLHS 2015 vẫn còn những vấn đề cần hoàn thiện nhằm đảm bảo các quy định trong BLHS được rõ ràng, đảm bảo việc các cơ quan tố tụng áp dụng trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được thống nhất góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng cũng như phòng ngừa chung trong xã hội. Để đạt được mục đích trên, tôi xin nêu một số ý kiến như sau: Một là; Lợi ích phi vật chất được quy định tại khoản 1 Điều 354 tội Nhận hối lộ, khoản 1 Điều 358 tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tuy nhiên các khoản 2, 3, 4, 5, 6 của hai điều luật trên đều không định lượng về lợi ích phi vật chất mà chỉ định lượng về lợi ích vật chất là tiền hoặc tài sản có giá trị. Như vậy, ta có thể thấy lợi ích phi vật chất chỉ được quy định ở khoản 1 là cấu thành định tội cơ bản mà không có cấu thành tăng nặng. Điều này là không hợp lý bởi lẽ thực tế lợi ích phi vật chất cũng như lợi ích vật chất đều có sự phân hóa về định lượng rõ ràng. Lợi ích vật chất hay phi vật chất nhiều hay ít thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đáng kể hay không đáng kể. Do đó cần quy định thêm dấu hiệu lợi ích phi vật chất ở cấu thành tăng nặng các tội phạm trên bên cạnh việc đã quy định các lợi ích vật chất. Hai là; theo quy định tại Điều 354 của BLHS 2015 thì người nhận hối lộ để làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích của người đưa hối lộ. Thực tế xử lý tội phạm về hành vi hối lộ có hai hình thức là nhận lợi ích để sẽ làm hoặc sẽ không làm vì lợi ích của người đưa (hối lộ hứa hẹn) hoặc nhận lợi ích vì đã làm hoặc đã không làm vì lợi ích của người đưa (hối lộ trả công). Tuy nhiên, theo công ước quốc tế của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng còn một hình thức hối lộ nữa đó là người có chức vụ quyền hạn nhận lợi ích của người đưa không phải để làm hoặc không làm một việc gì đó. Người đưa lúc này chỉ đưa để mang tính ngoại giao, xây dựng quan hệ, nuôi dưỡng quan hệ nhằm sử dụng lúc cần thiết. Đây rõ ràng cũng là một hình thức hối lộ (hối lộ bảo hiểm). Nhưng thực tế pháp luật hình sự nước ta chưa đề cập đến vấn đề này. Do đó cần xây dựng một điều luật mang tính phòng ngừa. Cụ thể, tác giả đề xuất xây dựng thêm điều luật quy định về tội phạm “Nhận quà biếu có giá trị lớn”. Người nào có chức vụ, quyền hạn mà nhận quà biếu có giá trị lớn vì chức vụ, quyền hạn của mình thì cần phải xử lý theo pháp luật hình sự. E. KẾT LUẬN Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực và thu được những thành tựu đáng kể. Hàng loạt những vụ án lớn về các tội phạm Tham ô tài sản, Nhận hối lộ,… đã được điều tra truy tố và xét xử công khai. Điều này đã lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước cũng như toàn bộ bộ máy công quyền. Để đạt được những thành quả như vậy bên cạnh việc nỗ lực cố gắng của các cơ quan chuyên trách như Ủy ban phòng chống tham nhũng, Quốc hội,… chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý chặt chẽ, phù hợp với điều kiện xã hội, với xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong khuôn khổ là một bài tiểu luận, tác giả đã chọn lọc những vấn đề nổi bật nhất trong BLHS 2015 về các quy định đối với tội phạm về tham nhũng để trình bày. Kính mong thầy cô cho ý kiến để tác giả hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Xin chân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan