Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đối với đời sống của ngư...

Tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (nghiên cứu tại lý thường kiệt, yên mỹ, hưng yên)

.PDF
132
490
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ MAI VAI TRÕ CỦA CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI XÃ HỘI VÀ TRỢ GIÖP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ LÝ THƢỜNG KIỆT, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƢNG YÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI LÊ THỊ MAI VAI TRÕ CỦA CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI XÃ HỘI VÀ TRỢ GIÖP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ LÝ THƢỜNG KIỆT, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƢNG YÊN) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THỊ MINH HƢƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Xã hội học khóa 2012, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về xã hội học làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Thị Minh Hương đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn, đã có rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng cô đã hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chú tại xã Lý Thường Kiệt đã tận tình, ân cần không quản thời gian làm việc của mình để trả lời phỏng vấn một cách trung thực, chính xác giúp tôi có được kết quả tin cậy trong luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn rất nhiều hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và anh chị học viên. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Lê Thị Mai MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 6 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 6 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................. 7 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ............................................. 16 3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 16 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 16 4. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 17 4.1. 4.2. 4.3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 17 Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 17 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 17 5. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................... 18 5.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 18 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 18 6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 18 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................. 18 8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 18 8.1. Phƣơng pháp luận ......................................................................................... 18 8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 19 9. KHUNG PHÂN TÍCH .............................................................................................. 21 10. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU ....................................... 22 PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 24 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 24 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................... 24 1.1.1. Hệ khái niệm công cụ đề tài ...................................................................... 24 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.1.3 1.1.1.4 1.1.1.5 1.1.1.6 1.1.2. 1.1.2.1 Khái niệm “vai trò” ................................................................................... 24 Khái niệm “Chính sách” ........................................................................... 24 Khái niệm “Ƣu đãi xã hội” ....................................................................... 25 Khái niệm “Trợ giúp xã hội” .................................................................... 27 Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ ............................................................................ 28 Thƣơng binh .............................................................................................. 29 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 31 Lý thuyết nhu cầu của Maslow ................................................................. 31 1.1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội của M.Werber .............................................. 33 1.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 34 CHƢƠNG 2. VAI TRÕ CỦA UĐXH VÀ TGXH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH- LIỆT SĨ................................................................................. 37 2.1. Khái quát chung về tình hình gia đình thƣơng binh, liệt sĩ tại xã Lý Thƣờng Kiệt. ........................................................................................................................... 37 2.2. Vai trò chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội đối với đời sống thƣơng binh, gia đình thƣơng binh. ...................................................................................................... 41 2.2.1. Một số đặc điểm về nhân khẩu của thƣơng binh ...................................... 41 2.2.2. Chính sách ƣu đãi phụ cấp trợ cấp hàng tháng đối với thƣơng binh ........ 42 2.2.3. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về y tế đối với gia đình thƣơng binh ................................................................................................................... 47 2.2.4. Vai trò của chính sách ƣu đãi trong giáo dục đối với gia đình thƣơng binh . ................................................................................................................... 50 2.2.5. Vai trò của chính sách ƣu đãi trợ giúp trong lao động và việc làm đối với gia đình thƣơng binh ................................................................................................... 51 2.2.6. Vai trò của chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với gia đình thƣơng binh ....... 52 2.3. Vai trò chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội đối với đời sống thân nhân liệt sĩ. 54 2.3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu của thân nhân liệt sĩ ..................................... 54 2.3.2. 2.3.3. 2.3.4. 2.3.5. Vai trò của trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sỹ. .................. 55 Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về y tế đối với thân nhân liệt sĩ... 58 Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về giáo dục đối với gia đình liệt sĩ . ................................................................................................................... 59 Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp trong lao động và việc làm ............... 60 2.3.6. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về nhà ở đối với gia đình liệt sĩ .. 61 CHƢƠNG 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÁC VAI TRÕ CỦA UĐXH VÀ TGXH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH LIỆT SĨ ............................................................................................................ 62 3.1. Lao động và việc làm .......................................................................................... 62 3.2. Công tác chăm sóc sức khỏe ............................................................................... 65 3.3. Việc hỗ trợ nhà ở ................................................................................................. 67 3.4. Những hạn chế khác ............................................................................................ 68 3.5. Những mong muốn của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ. .................................. 69 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 71 Kết luận ......................................................................................................................... 71 Khuyến nghị .................................................................................................................. 73 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ ASXH An sinh xã hội ĐBXH Đảm bảo xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CSXH Chính sách xã hội LĐTBXH Lao động Thƣơng binh và Xã hội TCXH Trợ cấp xã hội TGXH Trợ giúp xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa UĐXH Ƣu đãi xã hội DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Phân loại đối tƣợng ngƣời có công tại xã Lý Thƣờng Kiệt ............................38 Bảng 2: Cơ cấu thƣơng binh theo tỷ lệ thƣơng tật, phân loại gia đình liệt sỹ trong toàn xã ..................................................................................................................................38 Bảng 3: Một số thông tin về nhân khẩu của thƣơng binh ............................................41 Bảng 4: Tỷ lệ mức độ mất sức lao động với mức trợ cấp một lần ...............................43 Bảng 5:Tƣơng quan giữa tuổi và vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng của các đối tƣợng thƣơng binh ........................................................................................................45 Bảng 6:Một số thông tin về nhân khẩu của thân nhân liệt sĩ ........................................54 Bảng 7:Tƣơng quan giữa tuổi và vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng ......................56 Biểu 1: Đánh giá vai trò của trợ cấp hàng tháng đối với nguồn thu nhập(%) ..............45 Biểu 2: Những ƣu đãi trong khám chữa bệnh của thƣơng binh ...................................48 Biểu 3: Sự hài lòng đối với những ƣu đãi khi khám chữa bệnh ...................................49 Biểu 4: Đánh giá vai trò của trợ cấp hàng tháng đối với nguồn thu nhập(%) ..............56 Biểu 5: Cơ sở khám chữa bệnh trong vòng 1 năm qua …………………………..…..50 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc và ác liệt, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng triệu ngƣời con hy sinh, hàng chục vạn ngƣời đã góp một phần xƣơng máu của mình cho Tổ quốc, khi trở về cuộc sống đời thƣờng, họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hạn chế trong lao động sản xuất. Khắc phục những hậu quả đó và đảm bảo cuốc sống cho gia đình thƣơng binh liệt sĩ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc lúc bấy giờ rất quan tâm tới công tác chăm sóc gia đình thƣơng binh, liệt sĩ. Trong thƣ gửi cụ Vũ Đình Tụng – Bộ trƣởng Bộ thƣơng binh (cũ) nhân ngày 27/7/1956, bác có viết “Thương bệnh binh, quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Bởi vậy, cho đến khi qua đời, trong di chúc Bác không quên nhắc nhở Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta: “Đối với những người đã hi sinh một phần xương máu của mình vì độc lập tự do cho đất nước, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải bằng mọi cách làm cho họ có đủ nơi ăn, chốn ở yên ổn”.Vấn đề ƣu đãi ngƣời và gia đình có công với cách mạng đã trở thành nguyên tắc Hiến định và đƣợc ghi nhận trang trọng ở Chƣơng V, Điều 67 của Hiến pháp năm 1992: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc”. Nguyên tắc này đã đƣợc thể chế trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng) do Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 29/8/1994, và đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 28/CP ngày 29-46 1995 của Chính phủ. Đây là một bƣớc tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những bài học của nửa thế kỷ qua với một hệ thống trên 1.400 văn bản quy định về chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng [21, 34 - 35]. Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đã nêu rõ một nguyên tắc chung là chế độ ƣu đãi phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội và đƣợc bảo đảm bằng ngân sách nhà nƣớc. Các nội dung ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đƣợc luật pháp hoá, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống nhƣ (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ƣu đãi về giáo dục-đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng, miễn giảm thuế...). Nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội tới đời sống của gia đình thƣơng binh liệt sỹ, tác giả đã đi tìm hiểu đề tài nghiên cứu: “Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay”, đƣợc tiến hành nghiên cứu tại xã Lý Thƣờng Kiệt, huyện Yên Mỹ, Hƣng Yên. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Trong những năm qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến ASXH nói chung và UĐXH,TGXH nói riêng. Các nghiên cứu cập đến cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn của hệ thống chính sách.  Nhóm nghiên cứu lý luận Nửa đầu những năm 1980 đến những năm 1990, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội và những chuyển biến về quá trình đổi mới thì vấn đề về ASXH đã thu hút đƣợc nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu “Một số vấn đề về chính sách BĐXH ở nước ta hiện nay” (1993) thuộc đề tài “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện chính sách BĐXH trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở Việt Nam”. Đây là một đề tài nhánh của đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nƣớc “Những luận cứ khoa học cho việc đổi mới các CSXH 7 và việc quản lý các CSXH” (KX.04.05). Tác phẩm này là sự tổng hợp các bài viết, tham luận của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau xoay quanh các lĩnh vực ĐBXH nhƣ: BHXH, TGXH, UĐXH. Trong khoảng thời gian 1993 – 2002, Viện Xã hội học đã hoàn thành chƣơng trình phân tích dữ liệu định lƣợng quốc gia để tìm hiểu mối tƣơng quan giữa PLXH và biến đổi kết cấu giai tầng xã hội trong thời gian qua. Chƣơng trình “Một phân tích tổng quan về CSXH quốc gia” nêu lên 7 khuyến nghị chính kết thúc đã đƣa ra kết quả nhận diện 5 trục phát triển cơ bản của hệ thống PLXH đó là: xây dựng ba khu vực chính của hệ thống này (UĐXH, BHXH – BHYT, CTXH); hình thành các quan hệ lao động, PLXH cho các nhóm yếu thế (trẻ em, phụ nữ, ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, ngƣời nghèo,ngƣời có hoàn cảnh khó khăn…); xóa đói giảm nghèo; khuôn khổ hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực PLXH. Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Đình Liêu [17]. Cuốn sách đƣợc nêu ra những vấn đề mấu chốt của chính sách UĐXH, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, đƣa ra thực trạng của pháp luật này, đồng thời đƣa ra những nhận định và khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về UĐXH tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về TGXH trong hệ thống pháp luật ASXH Việt Nam”, thạc sĩ Nguyễn Hiền Phƣơng [23] đã khái quát chính sách TGXH trong tổng thể hệ thống ASXH Việt Nam trong suốt thời kỳ thực hiện đối với các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách. Bài viết “Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại” của Trần Hữu Quang [20] đề cập đến Sự phát triển của các hệ thống phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu lớn lao của nhiều quốc gia trên thế giới trong thế kỷ XX. Phúc lợi xã hội đƣợc nhìn nhận nhƣ là một trong những quyền căn bản của con ngƣời trong một quốc gia văn minh và hiện đại. Bài viết này lƣợc thuật lại một số quan niệm chính về 8 phúc lợi xã hội, đồng thời đƣa ra những quan điểm cũng nhƣ những nhận định của nhiều tác giả trên thế giới về các thuật ngữ liên quan nhƣ: ASXH, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, CSXH… Bên cạnh đó, tác giả phân tích một số lý thuyết phân loại các hệ thống phúc lợi xã hội trên thế thông qua các đánh giá của các nhà phân tích trên thế giới về phúc lợi xã hội. Đề tài cấp nhà nƣớc về "Hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2006- 2010" Đề tài nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về TCXH, hệ thống ASXH trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển và ổn định xã hội. Phân tích thực trạng chính sách TCXH ở nƣớc ta giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra những vấn đề cần phải hoàn thiện để nâng cao chất lƣợng chính sách và mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng nhằm xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta. Luận văn tập chung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn việc xác định cơ sở khoa học, hình thành chính sách TCXH ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. - Phân tích thực trạng hình thành và tổ chức thực hiện chính sách TCXH ở nƣớc ta giai đoạn vừa qua và một số bài học kinh nghiệm nƣớc ngoài có liên quan. Đóng góp của đề tài: - Nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận của việc lựa chọn căn cứ khoa học cho các chính sách TCXH và hệ thống ASXH; - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách TCXH ở nƣớc ta giai đoạn vừa qua và một số kinh nghiệm của một số nƣớc ngoài; - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ban hành và thực hiện các chính sách TCXH giai đoạn tới. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam năm 2002 đƣa ra cuốn chuyên khảo về “Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và ngưòi có công”. Cuốn chuyên khảo là một nghiên cứu tổng quát hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và ngƣòi có công thời điểm hiện tại. Cuốn sách giúp cho chúng ta có một hệ thống tài liệu về các văn bản pháp luật đúng đắn nhất để có thể đánh giá đúng 9 đắn, nhìn nhận chính xác quá trình thực thi các chính sách đến với các đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ. Cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay do GS. TS. Mai Ngọc Cƣờng (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản: Nội dung cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ nhất: các tác giả giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và quá trình chính sách xã hội, cũng nhƣ hệ thống các chính sách xã hội phổ biến ở các nƣớc và những nội dung có khả năng vận dụng ở nƣớc ta. Phần thứ hai: các tác giả đề cập thực trạng với những thành tựu đạt đƣợc cũng những hạn chế, vƣớng mắc của chính sách xã hội dƣới góc độ các lĩnh vực nhƣ: chính sách về thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội; chính sách việc làm; chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; cung ứng các dịch vụ xã hội cá nhân; chính sách đối với ngƣời có công; chính sách bình đẳng giới. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đƣa ra những giải pháp và một số khuyến nghị về xây dựng hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam những năm tới. Cuốn sách ''Phát triển hệ thống ASXH Việt Nam đến năm 2020'', năm 2013 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) [26]. Cuốn sách ''Phát triển hệ thống ASXH Việt Nam đến năm 2020'' đƣa ra những vấn đề chung về ASXH, nội dung cơ bản của Nghị quyết số 15-NQ/TW, các kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại của chính sách ASXH hiện hành và các định hƣớng chính sách cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Cuốn sách gồm hai phần là những vấn đề chung về ASXH và ASXH Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Khẳng định đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống ASXH bao phủ toàn dân với các yêu cầu nhƣ bảo đảm để ngƣời dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm ngƣời dân tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu, 10 góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.  Nhóm nghiên cứu thực nghiệm Cùng với những nghiên cứu lý luận về hệ thống ASXH – PLXH còn có nhiều những công trình thực nghiệm liên quan đến các bộ phận hợp thành của hệ thống, mà UDXH và TGXH là một trong những bộ phận không thể tách rời trong tổng hệ thống này. Năm 2007, Đàm Hữu Đắc có bài viết với chủ đề “Việt Nam đang hướng tới hệ thống ASXH năng động và hiệu quả” cũng chỉ ra thực trạng chung khi thực hiện hệ thống chính sách ASXH tới ngƣời dân, những thành quả đạt đƣợc và những mặt còn tồn tại khi thực hiện [11, tr 34 – 38]. Vào năm 2010, tác giả cũng biên soạn và đƣa ra kết quả về “chính sách PLXH và phát triển dịch vụ xã hội – chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập” dựa trên đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu chính sách PLXH và phát triển dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập”. Tác giả chú trọng đến các phƣơng diện liên quan đến chế độ phúc lợi cho nhóm ngƣời cao tuổi trong xã hội hiện nay, đánh giá thể chế chính sách, tài chính, tổ chức … để hoàn thiện hệ thống PLXH dành cho ngƣời cao tuổi. Nguyễn Hải Hữu (2007), thực hiện đề tài của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về “Đổi mới chính sách và cơ chế TGXH cho phù hợp với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [13]. Tác giả phân tích cụ thể đối tƣợng đƣợc hƣởng từng chính sách ASXH và đánh giá khách quan đối với từng chính sách cụ thể để đƣa ra đƣợc những mặt tích cực và hạn chế trong việc ban hành và thực hiện các chính sách đó tới các đối tƣợng đƣợc hƣởng trong xã hội. Cũng trong năm này, tác giả có bài báo cáo chuyên đề “Thực trạng TGXH và UĐXH ở nước ta, năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm 2015” đƣa ra một bức tranh tổng thể về TGXH của Việt Nam 11 trong cả một giai đoạn với những thuận lợi và không ít thách thức khi đất nƣớc bƣớc vào quá trình CNH – HĐH đất nƣớc, từ đó đƣa ra những khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ thống chính sách TGXH và UĐXH Việt Nam trong tổng thể hệ thống ASXH nói chung. Báo cao về Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng những năm vừa qua, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của Bùi Hồng Lĩnh [18], Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã đƣa ra cái nhìn khái quát về tình hình thực hiện pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trong thời gian qua, để tìm ra những khó khăn và có những giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới. Luận văn Thạc sĩ Xã hội học “Đánh giá hoạt động UĐXH ở Việt Nam” [21] gồm các phần: Đánh giá thực trạng chính sách UĐXH ở Việt Nam bao gồm các hoạt động nhƣ: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa…; Quan điểm của đảng và nhà nƣớc về UĐXH; chính sách UĐXH Việt Nam qua các thời kỳ; Quan điểm cụ thể về mức độ trợ cấp,ƣu đãi hàng tháng đối với ngƣời có công với cách mạng; Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiêu biểu năm 2010. Luận văn tập chung nghiên cứu sâu về vấn đề UĐXH đối với cá nhân, gia đình, nhóm ngƣời có công với tổ quốc nhƣ CS ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh, những ngƣời tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam. Chính sách ƣu đãi đối với gia đình liệt sĩ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng. Luận văn cũng đã chỉ ra những điểm hạn chế trong công tác thực hiện chính sách UĐXH đối với ngƣời có công nhƣ: việc thực thi Pháp lệnh chƣa đồng bộ, mức độ trợ cấp chƣa phù hợp với điều kiện sống của ngƣời dân hiện tại. Luận văn về “Tình hình thực hiện UĐXH người có công với cách mạng ở xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa” [16]. Khoa Công tác Xã Hội trƣờng Đại học Lao Động Xã Hội, 2010. Báo cáo đánh giá tổng quan vấn đề thực hiện chính sách UĐXH đối với ngƣời có công nhƣ thân nhân liệt sĩ, thƣơng bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng 12 chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Báo cáo chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách với những đối tƣợng có công với cách mạng, đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng có cuộc sống ổn định hơn về cả vật chất và tinh thần. Những chính sách ƣu tiên cho con em đối tƣợng có công với cách mạng, đồng thời đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện lại bộ máy chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ việc thực hiện các chính sách ASXH của Đảng và Nhà nƣớc đối với các đối tƣợng này. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Toản “chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam [25]. Luận án đã đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách TGXH thƣờng xuyên cộng đồng ở Việt Nam với những thành tựu đạt đƣợc trong thời gian qua cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại, từ đó đƣa ra những giải pháp nhƣ: Từng bƣớc mở rộng đối tƣợng hƣởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cƣ khó khăn; Nghiên cứu xây dựng mức chuẩn trợ và hệ số TCXH phù hợp; Đa dạng các hình thức chăm sóc trong đó ƣu tiên trợ giúp tại cộng cồng, gia đình; Chuyển đổi cơ chế miễn giảm trong việc thực hiện một số chính sách hiện nay sang cung cấp tiền mặt để đối tƣợng tự chi trả khi sử dụng dịch vụ; Xây dựng khung pháp luật và kế hoạch quốc gia về chính sách TGXH thƣờng xuyên cộng đồng; Nâng cao hiệu quả công cụ giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy tổ chức thực thi chính sách… Tác giả Bùi Thu Hiền (2013) có bài viết về đối tƣợng ngƣời có công: Chính sách đối với người có công thực trạng và một số kiến nghị. Đăng trên tạp chí cộng sản số 6 năm 2013, Bài viết đã nêu lên những vấn đề thực hiện chính sách đối với nhóm ngƣời có công đối với đất nƣớc, nêu những mặt đạt đƣợc và những hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách đối với ngƣời có công trong thời gian qua, từ đó có một số kiến nghị để hoàn thiện chính sách hơn. Tác giả Mai Ngọc Anh (2012) với bài viết “Chính sách xã hội đối với người có công ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 181, tháng 7-2012. Bài viết cho thấy Ngƣời có công là những nhân chứng lịch sử; 13 đời sống vật chất, tinh thần của những đối tƣợng này có tác động tích cực đến quan điểm, nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về những sự trả ơn của nhà nƣớc đối với những đóng góp của họ. Các chính sách và thực thi ƣu đãi cho nhóm đối tƣợng này, do đó, không chỉ có ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc về truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc, mà còn có ý khích lệ tinh thần xả thân bảo vệ tổ quốc của các thế hệ tƣơng lai. Bài viết khái quát quá trình hình thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công ở Việt Nam qua các thời kỳ, đánh giá đúng tình hình và đời sống thực tế của ngƣời có công trong thời gian qua và đƣa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đối với nhóm đối tƣợng này. Tác giả Lê Văn Hân với bài viết đăng trên tạp chí Cộng sản, số 7 năm 2013 về vấn đề “Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam góp phần thực hiện chính sách xã hội”. Bài viết phản ánh những vấn đề trong công tác đền ơn đáp nghĩa đối với nhóm ngƣời có công mà điển hình là gia đình liệt sĩ trong quá trình phát triển hiện nay, nêu lên những thành tựu và bất cập trong việc hỗ trợ các gia đình liệt sĩ cả về mặt vật chất và tinh thần, từ đó góp phần xây dựng và thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với nhóm đối tƣợng này. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2014) với báo cáo về “Chính sách ưu đãi người có công: Nhiều thay đổi lớn cho đối tượng”. Báo cáo cho biết trong năm 2012 và 2013 là khoảng thời gian mà chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng có nhiều thay đổi lớn. Ngày 16/7/2012, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi NCC với cách mạng; ngày 9/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐCP quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh. Theo đó, nhiều quy định đƣợc sửa đổi, bổ sung có lợi cho đối tƣợng thụ hƣởng chính sách… Theo các văn bản nói trên, Nhà nƣớc thực hiện trợ cấp hàng tháng đối với ngƣời hoạt động cách mạng, hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày; bổ sung trợ cấp ngƣời 14 phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; trợ cấp ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đƣợc chia làm 4 mức, thay vì 2 mức nhƣ trƣớc đây; bổ sung chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ v.v...Để triển khai thực hiện các quy định của Pháp lệnh và Nghị định, Bộ LĐ – TBXH đã ban hành Thông tƣ số 05/2013/TTBLĐTBXH hƣớng dẫn về thủ tục, hồ sơ thực hiện chế độ ƣu đãi, phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành Thông tƣ liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hƣớng dẫn xác nhận liệt sĩ, thƣơng binh trong chiến tranh không còn giấy tờ. Nhìn chung, tác giả đã điểm qua các nội dung và những tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề ASXH – PLXH nói chung và chính sách UĐXH và TGXH nói riêng trong suốt thời gian qua thì có thể thấy rằng, các nghiên cứu tập chung chủ yếu vào 3 chủ đề chính bao gồm: - Nhóm chủ đề nghiên cứu về cơ sở lý luận và khung phân tích vấn đề; nhóm chủ đề nghiên cứu thực nghiệm đối với đối tƣợng cụ thể đƣợc hƣởng lợi từ các CSXH và PLXH; nhóm nghiên cứu đƣa ra những phƣơng thức nhằm thay đổi các chính sách cho phù hợp với thực tiễn. - Trong những nghiên cứu đi sâu vào các bộ phân hợp thành của hệ thống chính sách ASXH thì có thể đánh giá chung rằng: Về mặt khu vực, các nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về các lĩnh vực UĐXH, TGXH, BHYT từ những năm đầu của thập niên 90 đến nay; - Kế tiếp là những nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu về nhóm đối tƣợng ngƣời có công, thông qua các chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội mà mỗi tác giả đi nghiên cứu chuyên biệt về mỗi mảng, nhằm đánh giá quá trình thực hiện pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công cũng nhƣ đi tìm hiểu đời sống của họ nhằm đƣa ra những hạn chế, yếu kém trong công tác chăm sóc ngƣời có công. 15 Tất cả các nghiên cứu trên đều có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của hệ thống chính sách ASXH nói chung và cho chính sách UĐXH và TGXH nói riêng. Đối với những nghiên cứu tập chung tìm hiểu sâu về UĐXH và TGXH thì hầu hết nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, tình hình thực hiện cũng nhƣ quá trình hoạt động của các CSXH tới từng nhóm đối tƣợng cụ thể, còn rất ít những nghiên cứu đi phân tích, đánh giá vai trò của những chính sách đó trên từng phƣơng diện của đời sống. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này có ý nghĩa và rất cần thiết cho những đánh giá thực nghiệm, thực tiễn liên quan đến chính sách UĐXH và TGXH. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học  Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học vào việc nhận diện và phân tích một vấn đề xã hội đang đƣợc quan tâm, đó là việc thực hiện các chính sách UĐXH và TGXH trong toàn hệ thống ASXH đối với từng nhóm đối tƣợng chính sách hiện nay trên địa bàn nghiên cứu.  Đánh giá vai trò của các chính sách UĐXH và TGXH tới đời sống của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ hiện nay có ý nghĩa lý luận trong xã hội học, góp phần phong phú thêm lý luận xã hội học. Qua đề tài này, ngƣời nghiên cứu có cơ hội áp dụng những kiến thức lý luận, những lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu trong xã hội học vào thực tế. Đồng thời kiểm chứng một vài luận điểm của lý thuyết nhu cầu, thuyết hành động trong thực tiễn.  Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với đời sống của gia đình thƣơng binh, liệt sĩ hiện nay. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn  Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vai trò các chính sách UĐXH và TGXH đối với đời sống của thƣơng binh, gia đình thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ hiện nay thông qua nghiên cứu tại địa bàn xã Lý Thƣờng Kiệt, huyện Yên Mỹ, Hƣng Yên; 16  Phân tích những yếu tố tác động đến việc triển khai thực hiện chính sách UĐXH và TGXH tại địa phƣơng;  Nghiên cứu đƣa ra kiến nghị góp phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách trong việc định ra những chính sách phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực, đồng thời có những giải pháp điều chỉnh kịp thời trong từng trƣờng hợp cụ thể để góp phần thực hiện công bằng xã hội; 4. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với đời sống của ngƣời dân xã Lý Thƣờng Kiệt, Yên Mỹ, Hƣng Yên hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào 2 đối tƣợng thụ hƣởng chính sách là thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ. 4.3. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nội dung đề tài: Đề tài trọng tâm nghiên cứu vào 2 nhóm đối tƣợng cụ thể là thƣơng binh và thân nhân liệt sĩ. Nghiên cứu vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với đời sống của thƣơng binh, gia đình thƣơng binh, liệt sĩ cũng đƣợc tác giả giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những tác động của các chính sách UĐXH và TGXH tới phƣơng diện đời sống vật chất của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ. Nghiên cứu vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với đời sống của thƣơng binh, gia đình thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ. Cụ thể bao gồm các chính sách UĐXH và TGXH (chính sách trợ cấp, phụ cấp xã hội hàng tháng, chính sách ƣu đãi trợ giúp y tế, chính sách ƣu đãi, trợ giúp về giáo dục, chính sách ƣu đãi trợ giúp về lao động và việc làm, chính sách hỗ trợ nhà ở).  Không gian nghiên cứu: Xã Lý Thƣờng Kiệt, huyện Yên Mỹ, Hƣng Yên.  Thời gian nghiên cứu: tháng 7 -12 năm 2014. 17 5. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với đời sống của thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ đồng thời chỉ ra những Yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc thực hiện triển khai các vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với gia đình thƣơng binh liệt sĩ. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Phân tích, đánh giá vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với thu nhập, việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ hiện nay;  Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến việc triển khai các vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với gia đình thƣơng binh liệt sĩ. 6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Chính sách UĐXH và TGXH đóng vai trò nhƣ thế nào đối với thu nhập, việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục của gia đình thƣơng binh, liệt sĩ hiện nay?  Yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc thực hiện triển khai các vai trò của chính sách UĐXH và TGXH đối với gia đình thƣơng binh liệt sĩ? 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU  Chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội có vai trò trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình thƣơng binh liệt sĩ nhƣ: cải thiện nguồn thu nhập, tăng khả năng tiếp cận giáo dục, tăng tiếp cận dịch vụ y tế, hỗ trợ trong lao động và việc làm, cải thiện nhà ở;  Các yếu tố khách quan từ phía các ban bộ ngành thực hiện chính sách, chủ quan từ mỗi cá nhân, gia đình thƣơng binh, liệt sĩ đã ảnh hƣởng tới việc thực hiện các vai trò của UĐXH và TGXH đối với gia đình thƣơng binh liệt sĩ. 8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1. Phương pháp luận 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan