Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở việt nam hiện nay

.PDF
102
858
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRẦN THI ̣THÚY HÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ THÚY HÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN LỰC HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ VÀ VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ.............................. 7 1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử công sở ........................................................ 7 1.1.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm ứng xử .......................................................................... 18 1.1.3. Khái niệm công sở ......................................................................... 24 1.1.4. Khái niệm văn hóa công sở ............................................................ 26 1.1.5. Khái niệm văn hóa ứng xử công sở ................................................ 29 1.1.6. Nội dung biểu hiện của văn hóa ứng xử công sở ............................ 34 1.2. Những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử công sở.............................. 46 1.2.1. Tác động của hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh và các quy chế quy định về ứng xử công sở đối với việc hình thành văn hóa công sở .......................................................................................... 46 1.2.2. Cơ chế hoạt động: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ .......................................................................................... 49 1.2.3. Sự phản ánh, hiệu lực và tính công bằng của pháp luật .................. 52 1.2.4. Ảnh hưởng của người đứng đầu công sở ........................................ 55 1.2.5. Ảnh hưởng của tham nhũng đối với việc hình thành văn hóa công sở .......................................................................................... 58 1.3. Vai trò của văn hóa ứng xử công sở ...................................................... 59 1.3.1. Tạo lập và củng cố vẻ đẹp của văn hóa .......................................... 59 1.3.2. Kích thích công chức hoàn thành nhiệm vụ và gắn bó với cơ quan (công sở) ............................................................................... 60 1.3.3. Góp phần hoàn thiện nhân cách công chức..................................... 61 1.3.4. Góp phần chủ yếu thể hiện và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân .............. 62 1.3.5. Văn hóa công sở góp phần xây dựng xã hội văn minh .................... 62 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................. 63 2.1. Thực trạng văn hóa ứng xử ở Việt Nam hiện nay .................................. 63 2.1.1. Thực trạng sự tác động của hiến pháp, pháp luật, pháp chế và quy định hoạt động của công chức đối với công sở ........................ 63 2.1.2. Thực trạng tác động của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ ...................................................................... 64 2.1.3. Thực trạng môi trường văn hóa công sở ......................................... 65 2.1.4. Thực trạng đời sống văn hóa của công chức ................................... 70 2.1.5. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ......................... 72 2.1.6. Sự gắn bó của công chức trong các công sở ................................... 76 2.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa ứng xử ở Việt Nam hiện nay.......................................................................................................... 80 2.2.1. Xây dựng môi trường văn hóa công sở.............................................80 2.2.2. Phát huy tính bình đẳng trong ứng xử công sở của mỗi công chức..83 2.2.3 Nâng cao hiệu lực của cuộc đấu tranh chống tham nhũng……….....84 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 86 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ..................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 90 BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CBCCVC : Cán bộ công chức, viên chức CNVCLĐ : Công nhân viên chức lao động TBCN : Tư bản chủ nghĩa VHCS : Văn hóa công sở XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân PCTN : Phòng chống tham nhũng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ứng xử là phạm trù chỉ phạm vi giao tiếp hay cách thức quan hệ của con người, của xã hội loài người. Nó vừa là một trong những sản phẩm được hình thành trong sản xuất và sinh hoạt đồng thời vừa là một trong những yếu tố tạo thành nền văn hóa tộc người,của dân tộc cũng như của loài người. Văn hóa được xây đắp từ nhiều yếu tố khác nhau; có những yếu tố vật chất; có những yếu tố tinh thần. Các yếu tố đó không xa lạ, không cao siêu. Nó gần gũi với con người trong cuộc sống thường nhật. Hình thành rồi biến đổi, thay thế rồi bổ sung, tích tụ rồi phá huỷ… để phù hợp với cuộc sống đích thực của con người, của cộng đồng người; để hình thành nên nền văn hóa. Ứng xử vừa là sản phẩm, vừa phản ánh sinh hoạt cộng đồng, đồng thời vừa là kết quả phát triển của nền văn hóa. Ứng xử ban đầu như sự giao tiếp trong gia đình, trong dòng tộc, tạo nên phong tục tập quán để theo đó hình thành những quy định chung cho các tổ chức cộng đồng lớn hơn như bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, quốc gia… Có những cộng đồng có cách giao tiếp, quan hệ khác nhau trong cùng một vấn đề, song, quá trình mở rộng quan hệ, người ta cũng tự điều chỉnh để có sự thống nhất và từ đó những quy định chung được con người quan tâm để ngày càng phù hợp hơn. Ứng xử ban đầu như là sự chấp hành mệnh lệnh hoặc tuân thủ nghiêm minh những quy định đề ra. Trải qua thời gian, những quy định được tu chỉnh, bổ sung, nó thành thói quen và tạo nên mối quan hệ thân thuộc giữa các tầng lớp xã hội thành nếp sống văn hóa – văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử được hình thành trực tiếp từ giao tiếp, từ các mối quan hệ xã hội. Nó không chỉ là kết quả của quá trình phát triển mà còn đóng vai trò gắn kết, thúc đẩy các thành viên chia sẻ thành công, vượt qua thiếu thốn, 1 khó khăn để vươn lên phía trước, cùng nhau xây dựng môi trường xã hội văn minh. Cũng giống bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang hình thành một thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kì này đang diễn ra nhiều biến đổi quan trọng. Chúng ta đang cố gắng để hạn chế càng nhanh càng tốt những bất cập do nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp để lại. Văn hóa ứng xử của thời kì đó, mặc dù đã được hình thành nhưng còn phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn mới. Chúng ta đã ban hành pháp lệnh Văn hóa ứng xử công sở nhưng sự hình thành ứng xử có văn hóa trong công sở là một quá trình lâu dài, khó khăn và không kém phần phức tạp. Vì vậy, nghiên cứu Văn hóa ứng xử công sở để có những kiến giải thuyết phục nhằm điều chỉnh hiệu quả vấn đề này vẫn còn tiếp tục. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ triết học nhằm góp phần nhỏ vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và văn hóa ứng xử công sở nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội cũng như giữa các cộng đồng xã hội với nhau đã được đề cập từ buổi bình minh của loài người. Ở Trung Quốc, ngay từ thời kì cổ đại, do xã hội cuối triều Chu suy vong mà các nhà Nho đã dốc công sưu tập, san định những nét cơ bản trong đời sống tinh thần để cho cả đương đại cũng như hậu thế nghiên cứu, suy ngẫm. Với Tứ Thư, Ngũ Kinh, Nho gia đã đánh dấu vai trò to lớn của trường phái mình trong lịch sử Trung Quốc. Kinh điển của họ không chỉ là khối tri thức cho xã hội mà còn là nền tảng cho nhiều phong tục tập quán cũng như cách xử thế trong nhiều mối quan hệ xã hội của Trung Quốc nói riêng và của một số nước phương Đông nói chung. 2 Kinh Lễ hay còn gọi Lễ ký là một trong bộ Ngũ Kinh của Nho gia, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp, giản hoá còn 85 thiên gọi là Đại Đới Lễ ký, sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hoá Đại Đới Lễ ký còn 46 thiên, thêm vào các thiên Nguyệt lệnh, Minh Đường vị và Nhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, được gọi là Tiểu Đới Lễ ký. Đại Đới Lễ ký đến thời Tuỳ, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đó Tiểu Đới Lễ ký là bản Kinh Lễ thông dụng hiện nay. Toàn bộ Kinh Lễ được viết bằng tản văn, không chỉ miêu tả chế độ lễ nghi đương thời mà còn giáo dục về nhân nghĩa, đạo đức, ngoài ra có giá trị về văn học rất lớn. Đại Học và Trung Dung, hai cuốn sách kinh điển của Nho giáo, chính là hai thiên trong Kinh Lễ. Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng Lễ : “Thời, Thuận, Thể, Nghi và Xứng” (Thiên 10. Lễ khí) để qua các đời, các nhà Nho bổ sung, san định lại phong tục theo những quy định trong sinh hoạt gia đình cũng như ngoài xã hội (Thiên 1. Khúc Lễ thượng; Thiên 2. Khúc Lễ hạ); quy định về tang lễ (Thiên 3. Đàn cung thượng; Thiên 4. Đàn cung hạ; Thiên 15. Tang Thục tiên kí; Thiên 34. Bôn tang; Thiên 49. Tang phục tứ chế…); những quy tắc thờ phụng cha mẹ, cách thức giáo dục con cái (Thiên 12. Nội tắc); quy định cách thức sinh hoạt thường ngày của thiên tử, chư hầu, đại phu, kẻ sĩ qua dung mạo, xưng hô, y phục ăn uống (Thiên 13. Ngọc tảo); quy định hành vi ứng xử giữa người với người (Thiên 17. Thiếu nghi); tang vua chư hầu, đại phu, kẻ sĩ (Thiên 22. Tang đại kí); vai trò của lễ (Thiên 30. Phường kí), Quy định đức hạnh của nhà Nho như cư xử thận trọng, đứng ngồi cung kính, lời nói phải thể hiện trung thực, giữ tín, thái độ đàng hoàng, ngay thẳng, không tranh chấp, không cố chấp (Thiên 41. Nho Hạnh), Kinh Lễ không chỉ quy định ứng xử trong công việc mà còn có cả ứng xử trong thư giản của các kẻ sĩ như trò chơi 3 ném thẻ gỗ vào trong miệng bình, ai ném trúng được thưởng rượu, ai không ném trúng thì bị phạt thơ (Thiên 40. Đầu hồ)… Khổng Tử hiệu đính và san định lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ). Trung Dung là một trong bốn cuốn của bộ Tứ Thư. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ (Thiên 31. Trung dung). Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử. Mục đích của sách Trung Dung là nếu theo Đạo có thể giúp chúng ta đạt được trình độ cao của đạo đức. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách Trung Dung chia làm hai phần: Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; mức ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi. Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung. Cả hai quyển sách Đại Học (Thiên 42) và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư. Có thể nói, bằng Kinh Lễ, Nho gia đã đặt nền tảng về văn bản ứng xử cho con người, cho xã hội Trung Quốc. Theo đó họ cũng đặt nền tảng cho văn hóa ứng xử. 4 Ngày nay, khi dịch hay giới thiệu Tứ Thư, Ngũ Kinh, các học giả Trung Quốc cũng như học giả ngoài Trung Quốc đều trên cơ sở phân tích phạm vi tác động của Tứ Thư, Ngũ Kinh đều kết hợp nêu tính hợp lí cũng như chỉ ra những hạn chế của chúng, nhưng ai cũng trân trọng và cho rằng chúng vẫn còn có giá trị nhất định đối với hiện tại. Nhận thức rõ văn hoá ứng xử công sở có tác dụng then chốt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính hiện nay của Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng như nhiều tác giả ở Việt Nam đã bước đầu có sự quan tâm nghiên cứu. Văn hóa ứng xử công sở là toàn bộ những giá trị tạo nên nền nếp, hiệu quả hoạt động của các cơ quan. Những tác động của văn hóa ứng xử công sở ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Dưới sự bảo trợ tài chính của nhà nước, một số tác giả ở Việt Nam đã bước đầu chú ý đến vấn đề văn hoá công sở, như đề tài: - “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh” - Đỗ Minh Cương; “Văn hóa tổ chức” - Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thu Linh - Học viện Hành chính Quốc gia; “Văn hóa và kinh doanh” - Chủ biên Phạm Xuân Nam; Alen Kennedy và Tren Sdill: Văn hóa Công ty phương Tây; Miêu Tú Kiệt: Phương pháp quản lý hành chính có hiệu quả/ Văn hóa hành chính, Nxb. Lao động Xã hội 2004; Đỗ Huy, tác phẩm “Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay - Dưới góc nhìn giá trị”; Phan Ngọc, tác phẩm “Bản sắc văn hóa Việt Nam”; Trần Ngọc Thêm, tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Nxb. Giáo dục 2011; Nguyễn Văn Thịnh, tác phẩm “Những nền văn minh lớn của nhân loại”, Nxb. Văn hóa - Thông tin 2010; Trần Quốc Vượng tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Nxb. giáo dục 2008; Vũ Dương Ninh, tác phẩm “Lịch sử văn minh thế giới”; Trần Mạnh Thường, tác phẩm “Những nền văn minh lớn của nhân loại”, Nxb. Văn hóa thông tin 2010; Trần Hoàng, (2004), Văn 5 hóa ứng xử công sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Hoàng, Trần Việt Hoa, (2011), Kỹ năng thực hành văn hóa công sở, lễ tân và nghi thức nhà nước ở cơ quan, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Ngoài ra còn có một số bài tiểu luận khoa học khác của GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm, TS. Lưu Kiếm Thanh, GS.TS Nguyễn Đăng Dung… bàn về một số khía cạnh cụ thể có liên quan đến Văn hóa công sở. Trong các công trình nêu trên, ở các góc độ khác nhau, các nhà khoa học đã đề cập tới quan niệm văn hóa ứng xử; một số công trình nghiên cứu đã đề cập tới ứng xử từ phương diện định hướng giá trị, từ phương diện đạo đức; có tác giả đã nghiên cứu ứng xử từ phương diện văn hoá, khẳng định các khía cạnh của văn hoá ứng xử. Phần lớn những đề tài trên đã có những đóng góp nhất định cho việc hiểu chung về khái niệm Văn hóa công sở, mà không đi sâu vào khái niệm Văn hóa công sở của các cơ quan hành chính, cũng như những biểu hiện đặc thù của nó trong thời hội nhập. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được trong các nghiên cứu trong thời gian qua chưa thực sự đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Nên việc nghiên cứu sâu và tiến hành khảo sát thực trạng những biểu hiện của vấn đề Văn hoá công sở nói chung, văn hóa ứng xử công sở nói riêng và tác dụng của nó đến hiệu quả hoạt động đến các cơ quan hành chính đang là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ những vấn đề chung về văn hóa ứng xử công sở để đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử công sở, những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử công sở và vai trò của văn hóa ứng xử công 6 sở. - Làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử công sở ở các công sở công quyền Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng văn hóa ứng xử công sở công quyền ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu  Văn hóa ứng xử công sở và Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay * Phạm vi nghiên cứu Các công sở công quyền hành chính ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử - lôgíc… 6. Ý nghĩa của luận văn Về lý luận Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy văn hóa ứng xử công sở ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… Về thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng điều chỉnh văn hóa ứng xử công sở phù hợp sự phát triển của đất nước. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần mục lục, luận văn bao gồm 2 chương, 5 tiết: Chương 1: Văn hóa ứng xử công sở và vai trò của văn hóa ứng xử công sở. Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay. 8 Chương 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ VÀ VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ CÔNG SỞ 1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử công sở 1.1.1. Khái lược khái niệm văn hóa 1.1.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu khái niệm văn hóa Thuâ ̣t ngữ văn hóa xuấ t hiê ̣n từ lâu trong ngôn ngữ nhân loa ̣i . Qua các thời kỳ lich ̣ sử , khái niệm văn hóa đã được bổ sung , phát triển thêm các nội dung mới . Cho đế n nay , văn hóa vẫn là mô ̣t trong những khái niê ̣m phức ta ̣p . Nói tới văn hóa là nói tới con người , là nói việc phát huy những năng lực , bản chấ t của con người nhằm hoàn thiê ̣n con người , hoàn thiện xã hội , do vâ ̣y văn hóa chứa đựng t ính nhân văn . Văn hóa ngày nay là nề n tảng tinh thầ n của xã hô ̣i, là mục tiêu , đô ̣ng lực của phát triể n . Văn hóa bao gồ m : văn hóa chính tri ,̣ văn hóa kinh doanh , văn hóa đa ̣o đức , văn hóa nghê ̣ thuâ ̣t… trên cơ sở đó , văn hóa ứng xử cũng là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n trong đời số ng văn hóa của xã hô ̣i , nó có mă ̣t trong mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của con người , trong lao đô ̣ng sản xuấ t , trong quan hê ̣ giao tiế p hàng ngày , trong viê ̣c xây dựng môi trường số ng và làm viê ̣c , hoàn thiệ n nhân cách con người , giúp con người mỗi ngày dần vươn tới chuẩn mực của đời số ng tinh thầ n : Chân, Thiê ̣n, Mỹ. Trải qua thời gian, văn hóa được nhân loại hiểu ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Đến thế kỷ XIX, Theo E.B.Taylo, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Sang thế kỷ XX, khái niệm văn hóa thay đổi theo F. Boas. Theo ông, văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. A.L.Kroibơ và 9 C.L.Klucchôn quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin có cách tiếp cận riêng của mình. Trong toàn bộ các tác phẩm kinh điển đồ sộ của mình, tuy các ông không để lại một tác phẩm nào với tư cách là sự trình bày hệ thống các quan điểm của mình về văn hóa như một lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt, độc lập; nhưng toàn bộ tư tưởng của các ông về vấn đề này được biểu hiện như hệ thống các quan điểm về con người xã hội. Trong lịch sử phát triển lâu dài của triết học, bất kỳ trường phái, hệ thống triết học nào, "nhất là của triết học hiện đại" (nói như Engen) cũng đều phải giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề "mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại". Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ triết học nào cũng đều phải trả lời bằng cách này hay bằng cách khác câu hỏi tổng quát về vai trò của con người đối với thế giới. Triết học Mác cũng xuất phát từ con người và trở lại với con người. Con người trong triết học Mác là "cái xã hội". Con người trước hết phải là một "thực thể tự nhiên", là con người "sinh học" với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu sự quy định của những quy luật tự nhiên. Mác nói "tự nhiên là thân thể vô cơ của con người". Nhưng cái quy định bản chất của con người, cái tạo nên sự khác biệt về chất có "tính tộc loại" để phân biệt con người với tư cách là một "thực thể xã hội". Trong "Luận cương về Phoiơbắc (1845) Mác viết: "... bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội". Trong nhiều tác phẩm của mình, Mác đã bàn đến "tính xã hội" của con người (của bản chất con người) trong các hoạt động sống của họ như là những tiền đề đầu tiên của sự tồn tại và sáng tạo. Như vậy, cái làm nên bản chất người, 10 cái tạo nên sự khác biệt giữa con người với bất kỳ giống loài nào của tự nhiên, không có gì khác chính là những "hoạt động sống" của con người. Trong "Bản thảo kinh tế - triết học" (1844), Mác viết: "Súc vật cố nhiên cũng sản xuất... nhưng súc vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó cần đến, sản xuất một chiều; còn con người thì sản xuất một cách phổ biến; súc vật chỉ sản xuất dưới sự thống trị của nhu cầu vật chất trực tiếp, trong khi đó con người sản xuất ngay cả khi thoát khỏi nhu cầu vật chất, và chỉ khi thoát khỏi nhu cầu đó thì mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của chữ đó; súc vật chỉ tái sản xuất ra bản thân mình, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ tự nhiên". Như vậy, nếu nói "hoạt động" thì con vật cũng hoạt động theo một nghĩa nào đó. Nhưng sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hoạt động của con vật là ở chỗ, con vật chỉ hoạt động theo thước đo và nhu cầu giống loài của nó như là phương thức của tồn tại vật còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất kỳ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng, tạo nên sự khác biệt bản chất của phương thức tồn tại người. Mác gọi những hoạt động sống của con người (trong đó Mác nhấn mạnh "hoạt động sản xuất vật chất") là những hoạt động có tính tộc loại của con người trong sự tồn tại phổ biến của nó, làm mở ra những lực lượng bản chất của con người. Và do đó, bản chất hoạt động của con người là "nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp" - đó chính là năng lực bản chất đặc thù chỉ có ở con người, gắn với mọi hoạt động của con người. Bởi vậy, có thể nói, sự thể hiện, phát huy những năng lực bản chất người" - đó chính là văn hóa. Trong đời sống hiện thực, con người bằng hoạt động "nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp" đã chuyển bản chất của mình vào những đối tượng do chính mình tạo ra, tạo nên một "thiên nhiên thứ hai" với tư cách là "sự đối tượng hóa", "khách thể hóa" chính bản chất con người, mà trong đó con người có thể "đối lập một cách tự do với sản phẩm của mình". Nhờ sự sản xuất đó, 11 giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của nó (con người) và thực tại của nó. "Thiên nhiên thứ hai" do con người sáng tạo bằng lao động sáng tạo và tri thức của mình, kết tinh những giá trị tinh thần của nó - đó cũng chính là văn hóa. Xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người và về phương thức xác định bản chất của sự "tồn tại người" của triết học Mác, chúng ta có thể đi tới một kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con người. Nói cách khác, văn hóa là sự kết tinh năng lực bản chất người trong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con người với tư cách là một "sinh vật có tính loài" - là "một thực thể xã hội". Như vậy, văn hóa là khái niệm phản ánh tổng thể và sự phát huy những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng thức tồn tại hoạt động của con người và là sự phản ánh tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn - lịch sử - xã hội của mình. 1.1.1.2. Cấu trúc của văn hóa Văn hóa thường được chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nói đến văn hóa là nói đến những giá trị do con người sáng tạo ra đó là giá trị vật chất, giá trị tinh thần (phân biệt một cách tương đối), vì những sản phẩm tinh thần như khoa học, văn học nghệ thuật, các phong tục tập quán... và những sản phẩm vật chất như đồ đạc, nhà cửa, đường xá... Tuy nhiên, thật khó và ngày càng khó phân biệt rạch ròi đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần. Mặt khác, không có sản phẩm tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và cũng như không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Thật vậy, 12 những nhà cửa, đường phố, cầu cống và ngay cả những vật dụng tầm thường nhất, kể cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt, cũng là hiện thân của những giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ và tài năng của những người làm ra chúng. Hiểu được mối liên hệ mật thiết không thể tách rời của những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất là điều vô cùng quan trọng. Văn hóa vật chất là khái niệm để chỉ những sản phẩm hữu hình do con người sáng tạo ra, hay cải biến những thứ có trong tự nhiên, để phục vụ cho các nhu cầu sống và nhu cầu hưởng thụ của con người. Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động , tư liệu tiêu dùng, hạ tầng kinh tế như giao thông, nguồn năng lượng, thông tin; hạ tầng xã hội như nhà ở, hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe; hạ tầng tài chính như ngân hàng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm. Văn hóa vật chất qua đời sống vật chất của quốc gia. Chính vì vậy văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó. Văn hóa tinh thần: là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục tập quán, thói quen, cách ứng xử, ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ có lời và phi ngôn ngữ), các giá trị và thái độ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, các phương thức giao tiếp và cách thức tổ chức xã hội. Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con người phát minh, nhận thức và tích lũy lại, bổ sung, nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ. Các phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Phong tục tập quán có những đặc điểm là có tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình 13 phát triển lịch sử của xã hội loài người; là cơ chế tâm lý bên trong, có chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên trong nhóm, cộng đồng; phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của các cá nhân. Và phong tục tập quán có những chức năng quan trọng như giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầu cho con người; là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội của các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau; là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống văn hoá nhóm, cộng đồng. Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có những thói quen và cách cư xử khác nhau. Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận; còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị. Ngôn ngữ là yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện của giao tiếp, là công cụ giúp con người nhận thức thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người. Tôn giáo là một hình thức tổ chức xã hội có những ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị, thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong một cộng đồng xã hội đối với nhau và với cộng đồng xã hội khác. Giáo dục là yếu tố quan trọng đển nền văn hóa. Trình độ và chất lượng của giáo dục xã hội sẽ tạo ra những giá trị và chuẩn mực văn hóa và đạo đức của con người. Nói tóm lại, văn hóa tinh thần có thể tồn tại dưới dạng vật thể hay phi vật thể; có những sáng tạo của con người vừa là văn hóa vật chất cũng vừa là văn hóa tinh thần, chẳng hạn như ngôi chùa vốn là văn hóa vật chất, nhưng ngôi chùa cũng còn là trung tâm sinh hoạt tính ngưỡng của cộng đồng. 14 Các nền văn hóa: do những điều kiện hình thành và phát triển khác nhau nên mỗi một khu vực hay một trung tâm nào đó có một đặc điểm, một sắc thái riêng. Trải qua bao đổi thay, thăng trầm để tạo nên sự khác biệt giữa các nền văn hoá. Nền văn hoá là để phân biệt nét đặc sắc riêng có của khu vực đó. Chính nó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sự phát triển của nền văm minh nhân loại. Mỗi dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển luôn tạo dựng một nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc mình. Điều đó cho thấy trên khắp hành tinh chúng ta, có bao nhiêu quốc gia dân tộc là có bấy nhiêu nền văn hóa. Những nền văn hóa lớn có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử và có một ảnh hưởng nhất định đối với nền văn hóa thế giới là: . Nền văn hóa dưới đáy đại dương . Nền văn hóa sông Nile - Ai Cập . Nền văn hóa Hy Lạp . Nền văn hóa La Mã . Nền văn hóa Tây Á . Nền văn hóa sông Hằng - Ấn Độ . Nền văn hóa Trung Hoa . Nền văn hóa Maya . Nền văn hóa Aztec . Nền văn hóa Andes Các vùng văn hóa: Trong một nền văn hoá các nhà nghiên cứu còn phân ra các vùng văn hoá. Cách chia này là để dễ nghiên cứu và đầu tư bảo tồn và phát huy bản sắc riêng có trong quá trình phát triển văn hoá . Vùng văn hoá là không gian hay khu vực nhỏ của nền văn hoá . Nó được đặc trưng nét riêng có vùng đó làm cơ sở . Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu phân chia các vùng văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc phân chia Việt Nam thành bao nhiêu vùng văn hóa lại chưa thật sự thống nhất. Có nhiều cách phân chia khác 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan