Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa xứ đoài qua địa danh hai huyện thạch thất và ba vì, hà nội...

Tài liệu Văn hóa xứ đoài qua địa danh hai huyện thạch thất và ba vì, hà nội

.PDF
211
166
62

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày t lới cảm n chân thành tới: Ban Lãnh đạo Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Ph ng Khoa học công nghệ và đào tạo, Ph ng Nghiên cứu Khu vực học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi gi p đ tôi trong suốt quá trình học tập. GS.TS Trần Nho Thìn và PGS.TS Trịnh Cẩm Lan đã định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn; các thầy cô giáo tại Viện Việt Nam học và khoa học phát triển đã động viên tinh thần, dành th i gian trao đ i, cố vấn chuyên môn cho tôi trong quá trình hoàn thành luận án. UBND các xã thuộc hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội đã nhiệt tình hợp tác và cung cấp tài liệu địa phư ng cho tôi trong quá trình điền dã và khảo sát thực địa. Tác giả Nguyễn Phượng Anh MỤC LỤC TRANG Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt 5 Danh mục bảng biểu 5 Danh mục hình vẽ 7 Danh mục sơ đồ 8 MỞ ĐẦU 9 1. Lí do chọn đề tài 9 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án 13 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 13 7. Bố cục của luận án 13 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN 14 NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 14 1.1.1. Các ghi chép, khảo cứu liên quan đến Xứ Đoài trước năm 1888 14 1.1.2. Các ghi chép, khảo cứu liên quan đến Xứ Đoài sau năm 1888 đến 1945 18 1.1.3. Các nghiên cứu về địa danh và văn hóa Xứ Đoài sau năm 1945 20 1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 23 1.2.1. Xứ Đoài trong tâm thức chung của người Việt 23 1.2.2 Xứ Đoài theo quan điểm của các nhà nghiên cứu 24 1.2.3. Vị trí của huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì trong không gian Xứ Đoài 28 1.2.3.1. Địa bàn huyện Thạch Thất – điều kiện tự nhiên và xã hội 29 1.2.3.2. Địa bàn huyện Ba Vì – điều kiện tự nhiên và xã hội 30 1.3. Cơ sở lí thuyết 31 1.3.1. Một số vấn đề về văn hóa 31 1.3.1.1. Khái niệm văn hóa 31 1.3.1.2. Chủ thể và khách thể của văn hóa 32 1 1.3.1.3. Không gian văn hóa 34 1.3.2. Một số vấn đề về địa danh 41 1.3.2.1. Khái niệm địa danh 41 1.3.2.2. Chức năng của địa danh 44 1.3.2.3. Địa danh trong mối quan hệ với văn hoá khu vực 45 1.3.2.4. Cấu tạo phức thể địa danh 46 1.3.2.5. Phân loại địa danh 47 1.4. Tiểu kết chương 1 53 Chương 2: KHÔNG GIAN LỊCH SỬ CỦA XỨ ĐOÀI (QUA ĐỊA DANH 55 HAI HUYỆN THẠCH THẤT VÀ BA VÌ, HÀ NỘI) 2.1. Xứ Đoài - vùng đất bản bộ của người Việt 55 2.1.1. Đặc điểm cư trú trên đất Xứ Đoài giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn 55 2.1.1.1. Địa bàn tụ cư nguyên thuỷ và lớp cư dân khai phá Xứ Đoài 55 2.1.1.2. Sự mở rộng địa bàn tụ cư trên vùng đất Xứ Đoài 56 2.1.2. Đặc điểm cư trú trên đất Xứ Đoài trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn 58 2.1.2.1. Những nhóm làng đầu tiên trên đất Xứ Đoài 58 2.1.2.2. Những sự giao thoa tiếp với người Tày Thái và Nam Đảo 62 2.1.2.3. Những sự giao thoa tiếp xúc với người phương Bắc 67 2.2. Địa danh và tổ chức hành chính ở Xứ Đoài trước cách mạng tháng Tám 71 2.2.1. Địa danh và tổ chức hành chính ở Xứ Đoài thời Bắc thuộc 71 2.2.1.1. Địa danh và tổ chức hành chính trước giai đoạn An nam đô hộ phủ 71 2.2.1.2. Địa danh và tổ chức hành chính trong giai đoạn An nam đô hộ phủ 73 2.2.2. Địa danh và tổ chức hành chính ở Sơn Tây - Xứ Đoài thời Quốc gia Đại Việt 77 2.2.2.1. Địa danh và tổ chức hành chính trên đất Xứ Đoài thời Lí - Trần 77 2.2.2.2 Sự ra đời của địa danh Sơn Tây và tổ chức hành chính của Sơn 80 Tây thời Lê Trịnh 2.2.2.3. Địa danh và tổ chức hành chính ở Trấn/Tỉnh Sơn Tây thời Nguyễn 84 2.2.2.4. Các đơn vị hành chính ở tỉnh Sơn Tây thời thuộc Pháp 88 2.3. Biến đổi địa danh hành chính ở Xứ Đoài sau Cách mạng Tháng 91 Tám đến năm 2008 2 2.3.1. Biến đổi địa danh ở Xứ Đoài sau Cách mạng Tháng Tám (Qua 91 địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì) 2.3.2. Cảnh quan địa danh ở Xứ Đoài sau trước khi nhập vào Hà Nội 95 (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì) 2.4. Tiểu kết chương 2 99 Chương 3: KHÔNG GIAN ĐỊA LÍ CỦA XỨ ĐOÀI (QUA ĐỊA DANH HAI 101 HUYỆN THẠCH THẤT VÀ BA VÌ, HÀ NỘI) 3.1.Vị trí của Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, 101 Hà Nội) 3.1.1. Vị trí của Xứ Đoài qua lớp địa danh có yếu tố chỉ phương hướng 101 3.1.2. Vị trí của Xứ Đoài qua lớp địa danh mượn tên riêng của thực thể 102 tự nhiên 3.1.3. Vị trí của Xứ Đoài qua đặc trưng lớp địa danh tiêu chuẩn hoá có 103 tính lịch sử 3.2. Địa hình và môi trường tự nhiên của Xứ Đoài (Qua địa danh hai 110 huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội) 3.2.1. Địa hình và môi trường tự nhiên của Xứ Đoài 110 3.2.2. Đặc điểm địa hình và môi trường tự nhiên của Xứ Đoài qua cảnh 112 quan địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội 3.2.2.1 Cảnh quan địa danh phía tây bắc 112 3.2.2.2 Cảnh quan địa danh phía đông nam 119 3.3. Tiểu kết chương 3 128 Chương 4: KHÔNG GIAN XÃ HỘI CỦA XỨ ĐOÀI (QUA ĐỊA 130 DANH HAI HUYỆN THẠCH THẤT VÀ BA VÌ, HÀ NỘI) 4.1.Không gian sản xuất ở Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch 130 Thất và Ba Vì, Hà Nội) 4.1.1.Không gian thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 131 4.1.1.1 Đặc điểm canh tác của người Xứ Đoài nhìn từ địa danh chỉ nơi 131 sản xuất 4.1.1.2. Đặc điểm canh tác của người Xứ Đoài nhìn từ địa danh chỉ nơi 3 134 cư trú 4.1.2. Không gian không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 137 4.1.2.1. Khu vực đồi núi phía tây 138 4.1.2.2. Khu vực gò đồi trung tâm 140 4.2. Diện mạo làng xã Xứ Đoài truyền thống (Qua địa danh hai huyện 141 Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội) 4.2.1. Không gian làng qua lớp địa danh chuyển hoá từ công trình công cộng 141 4.2.2. Không gian làng qua lớp địa danh có yếu tố chỉ phương hướng 144 4.2.2.1. Các yếu tố chỉ phương hướng trong không gian liên làng 144 4.2.2.2. Các yếu tố chỉ phương hướng trong không gian nội làng 146 4.3. Kết cấu xã hội ở Xứ Đoài 148 4.3.1. Tên làng Xứ Đoài và các dòng họ 148 4.3.2. Những dấu vết của sự di dân 151 4.4. Quan điểm chính trị nguyện vọng của cư dân trong địa danh ở Xứ Đoài 153 4.4.1.Quan điểm chính trị trong quá trình Hán tự hoá địa danh ở Xứ Đoài 153 4.4.2. Quan điểm chính trị trong quá trình đặt địa danh ở Xứ Đoài 159 4.4.3. Nguyện vọng về cuộc sống tốt đẹp trong việc đặt địa danh Xứ Đoài 163 4.5 Tiểu kết chương 4 165 KẾT LUẬN 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN 172 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu tắt 1. Việt sử lược VSL 2. Đại Việt sử kí toàn thư ĐVSKTT 3. An Nam chí lược ANCL 4. Kiến văn tiểu lục KVTL 5. Lịch triều hiến chương loại chí LTHCLC 6. Khâm định Việt sử thông giám cương mục KĐVSTGCM 7. Đại Nam nhất thống chí ĐNNTC 8. Đồng Khánh dư địa chí ĐKDĐC 9. Đơn vị hành chính ĐVHC 10. Đơn vị cư trú ĐVCT 11. Địa danh hành chính ĐDHC 12. Địa danh dân cư ĐDDC 13. Khu vực tự nhiên KVTN 14. Khu vực nhân văn KVNV 15. Cơ sở dữ liệu CSDL 16. Hán Việt Việt hoá HVVH 17. Proto Việt Mường PVM 18. Proto Mon-Khơme PMK 19. Thứ tự TT 20. Như trên -nt- 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Tài liệu liên quan đến văn hoá Xứ Đoài (tỉnh Sơn Tây đầu thế 19 kỉ XX) thuộc kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm Bảng 1.2: Bảng phân loại địa danh theo tiêu chí lưỡng phân 48 Bảng 2.1: Địa bàn cư trú của cư dân xứ Đoài thời tiền Đông Sơn 57 Bảng 2.2: Tên làng có dấu vết của ngôn ngữ Môn-Khơme và Proto Việt 59 Mường Bảng 2.3: Tên làng có dấu vết tiếp xúc với ngôn ngữ Tày Thái và Nam Đảo 63 Bảng 2.4: Tên làng có yếu tố Hán Việt cổ 67 Bảng 2.5: Tên làng có yếu tố Hán Việt đơn tiết 68 Bảng 2.6: Tên làng có yếu tố Hán Việt Việt hoá 69 Bảng 2.7: Biến đổi địa danh trên đất Xứ Đoài và các vùng lân cận (giai 72 đoạn Hán - Ngô - Tấn - Tống - Tề) Bảng 2.8: Biến đổi địa danh trên đất Xứ Đoài và các vùng lân cận (giai 75 đoạn Tuỳ - Đường) Bảng 2.9: Địa danh hành chính ở Sơn Tây (thế kỉ XV - XVII) 82 Bảng 2.10: Tình hình biến đổi địa danh ở Sơn Tây (thế kỉ XVIII - XIX) 85 Bảng 2.11: Tên huyện và tên tổng ở Xứ Đoài – Sơn Tây (thế kỉ XVIII - XIX) 86 Bảng 2.12: Các xã thôn thuộc Xứ Đoài bị đổi tên giai đoạn 1945 - 1955 92 Bảng 3.1: Lớp địa danh mượn tên thực thể tự nhiên ở Xứ Đoài 103 Bảng 3.2: Số lượng vi địa danh chỉ nơi cư trú (thôn) từng là tên của các 108 xã hoặc tên của thôn tương đương với xã Bảng 3.3: Lớp địa danh tự nhiên chỉ địa hình núi thấp – khối tảng 113 Bảng 3.4: Địa danh chỉ địa hình gò - đồi quanh chân núi (Lớp địa danh 115 chỉ khu vực tự nhiên) Bảng 3.5: Địa danh chỉ địa hình đồi và đồng bằng đồi quanh chân núi 117 (Lớp địa danh chỉ khu vực nhân văn) Bảng 3.6: Địa danh chỉ địa hình trong đới sụt – Phần hữu Tích (Lớp địa 6 121 danh chỉ khu vực tự nhiên) Bảng 3.7: Địa danh chỉ địa hình trong đới sụt – Phần hữu Tích (Lớp địa 122 danh chỉ khu vực nhân văn) Bảng 3.8: Địa danh chỉ địa hình đồng bằng ngoài sông – Phần tả Tích 123 (Lớp địa danh chỉ khu vực nhân văn) Bảng 3.9: Lớp địa danh chỉ địa hình bãi bồi – Cù lao ven sông (Lớp địa 124 danh chỉ khu vực nhân văn) Bảng 4.1: Tên Nôm miêu tả đặc trưng canh tác và các sản phẩm nông 134 nghiệp ở Xứ Đoài Bảng 4.2: Địa danh trong các phức thể chỉ sản phẩm nông nghiệp 136 Bảng 4.3: Địa danh chỉ các khu du lịch mới 139 Bảng 4.4: Các công trình công cộng xuất hiện trong địa danh 142 Bảng 4.5: Địa danh thể hiện quan điểm chính trị, đạo đức, ý thức hệ Nho Giáo 155 Bảng 4.6: Địa danh thể hiện quan điểm thẩm mĩ 155 Bảng 4.7: Chữ kiêng huý xuất hiện trong địa danh (từ triều Gia Long 157 đến triều Minh Mạng) Bảng 4.8: Các chữ kiêng húy xuất hiện trong địa danh (triều Thiệu Trị) 157 Bảng 4.9: Các chữ kiêng húy xuất hiện trong địa danh (triều Tự Đức) 158 Bảng 4.10: Địa danh hành chính cấp huyện ở Xứ Đoài thể hiện ý niệm 160 chính trị thời kì Bắc thuộc Bảng 4.11: Tần suất của các yếu tố thể hiện lí tưởng "Trường trị cửu an" 161 trong địa danh hành chính cấp xã huyện (Trường hợp địa danh các xã thộc đất huyện Ba Vì và Thạch Thất hiện nay) Bảng 4.12: Tần sất của các yếu tố thê hiện lý tưởng "Quyền lực chuyên chế" 162 trong địa danh hành chính cấp xã huyện (Trường hợp địa danh các xã thộc đất huyện Ba Vì và Thạch Thất hiện nay) Bảng 4.13: Tần suất của các yếu tố thể hiện nguyện vọng của chủ thể văn hoá trong địa danh hành chính cấp xã huyện (Trường hợp địa danh các xã thộc đất huyện Ba Vì và Thạch Thất hiện nay) 7 164 DANH MỤC BẢN ĐỒ - LƯỢC ĐỒ Trang Ảnh 2.1: Phân bố vị trí các làng cổ Xứ Đoài theo tên Nôm (phía tây bắc) 70 Ảnh 2.2: Phân bố vị trí các làng cổ Xứ Đoài theo tên Nôm (phía đông nam) 70 Ảnh 2.3: Các đơn vị hành chính thuộc Xứ Đoài - Sơn Tây thời Trần Hồ 80 Ảnh 2.4: Các đơn vị hành chính thuộc Thừa tuyên Sơn Tây thời Lê sơ 84 Ảnh 2.5: Bản đồ huyện Bất Bạt tỉnh Sơn Tây (Trước thế kỉ XX) 89 Ảnh 3.1: Phân bố địa danh hành chính cấp xã (trường hợp huyện Thạch Thất) 107 Ảnh 3.2: Phân bố địa danh hành chính cấp xã (trường hợp huyện Ba Vì) 108 Ảnh 3.3: Địa hình xã Vân Hoà 119 Ảnh 3.4: Địa hình xã Tản Lĩnh 119 Ảnh 3.5: Địa hình ven sông Hồng và các điểm địa danh ở huyện Ba Vì 127 Ảnh 3.6: Địa hình vùng nội đồng và các điểm địa danh các xã Tiên 128 Phong, xã Thụy An, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Cấu tạo địa danh 46 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân loại địa danh theo đối tượng 48 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ phân loại địa danh theo nguồn gốc 48 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ phân loại địa danh theo hệ thống 50 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xứ Đoài là tên gọi dân gian của vùng đất nằm ở phía tây kinh đô Thăng Long xưa. Khu vực này vốn là đất bản bộ của người Việt, sau đó lại được coi là một trong tứ trấn bảo vệ Thăng Long. Xứ Đoài hiện đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cả về vật chất lẫn tinh thần và được nhắc tới như một không gian văn hóa đặc trưng của châu thổ Sông Hồng. Ngày 29/5/2008, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo Nghị quyết này, Thủ đô Hà Nội được mở rộng bằng cách hợp nhất toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Tiếp theo, Chính phủ cũng công bố dự án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi nghị quyết trên được ban hành, vấn đề đặt ra hiện nay là gìn giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của Xứ Đoài, đáp ứng được các chiến lược tổng thể về bảo tồn và phát triển bền vững không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội mới. Văn hóa Xứ Đoài có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ như dân tộc học, văn hóa dân gian, xây dựng kiến trúc… Mỗi cách tiếp cận có tính đặc thù và có phương pháp riêng, có giá trị riêng, bổ sung cho nhau. Khu vực học tiếp cận Xứ Đoài như một không gian văn hoá đặc thù, tìm cách lý giải các tác nhân tạo nên khu vực văn hoá đó. Địa danh là một loại sáng tạo hữu thức dựa trên mối quan hệ quy chiếu giữa kí hiệu ngôn ngữ với khu vực địa lí và dựa trên sự cần thiết cho hoạt động xã hội. Trước hết, chúng được đặt ra để đánh dấu không gian. Sau đó, chúng gián tiếp thể hiện những tri nhận về sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, môi trường, sự biến động của cư dân, đặc trưng nguồn gốc chủng tộc, những yếu tố lịch sử tác động đến sự phát triển của cộng đồng, cũng như những quan điểm về chính trị - xã hội mà cộng đồng cư đã cùng nhau gây dựng và trải qua. 9 ` Tuy nhiên, Xứ Đoài không phải địa danh hành chính, không phải tên gọi chính thống, biên độ không gian mà địa danh Xứ Đoài quy chiếu tới khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, để định vị và làm sáng tỏ đặc trưng không gian văn hóa Xứ Đoài nhất định phải dựa vào phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành của Khu vực học. Trong phạm vi luận án, hệ thống địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội) được coi là những trường hợp cụ thể để tiếp cận miêu tả, làm rõ đặc trưng văn hóa Xứ Đoài. Trên đây là những lí do căn bản để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án là Văn hóa Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Bằng các cứ liệu địa danh của huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì (Hà Nội), thông qua phương pháp nghiên cứu liên ngành để mô tả, định vị Xứ Đoài như một không gian văn hoá đặc thù. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định phạm vi của không gian văn hóa Xứ Đoài; - Phân tích, lí giải sự hình thành, quá trình phát triển của không gian văn hóa Xứ Đoài, cũng như những yếu tố chính trị - xã hội mà nó chịu tác động; - Miêu tả, phân tích làm sáng tỏ những đặc trưng tiêu biểu của Xứ Đoài về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, đặc điểm cư trú đời sống sản xuất, phong tục tập quán của cư dân Xứ Đoài; - Đánh giá nguồn lực tiềm năng và cơ hội phát triển của không gian Xứ Đoài, đề xuất một số giải pháp lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của hệ thống địa danh xứ Đoài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa xứ Đoài qua hệ thống địa danh huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì (Hà Nội). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: lịch sử hình thành vùng Xứ Đoài về, cách thức chủ thể văn hóa tri nhận về môi trường tự nhiên, không gian xã hội của Xứ Đoài và 10 ` ghi dấu lại trong địa danh. - Phạm vi địa bàn nghiên cứu: huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì (Hà Nội). - Phạm vi thời gian: từ thời điểm 1/8/2008 trở về trước. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu định hướng Khu vực học (Area Study) Từ định hướng Khu vực học, Xứ Đoài được xem như một không gian văn hóa tạo nên bởi tổng thể của những mối quan hệ đặc thù về vị trí (phía tây Hà Nội), về môi trường tự nhiên (vùng chuyển tiếp bán sơn địa), phong tục tập quán, thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo... do chủ thể văn hoá (là các cộng đồng cộng cư lâu đời ở đây) sáng tạo ra và đồng thời chịu tác động. Trong không gian văn hoá đó, hệ thống địa danh đóng vai trò là sản phẩm văn hóa do chủ thể tạo ra trong quá trình định cư, sinh hoạt, phát triển. Chúng phản ánh tri nhận của chủ thể, ghi lại những sự biến đổi trong quá trình vận động của lịch sử. Nhìn vào cách thức cấu tạo của địa danh, cách chúng ra đời, tồn tại, mất đi, hợp nhất, phân khai, cách thức chúng phân bố giữa những mối tương quan về không gian có thể cho phép ta định hình được bức tranh không gian văn hoá khu vực. 4.2. Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu văn hóa (Interdisciplinaire) Từ ba chiều cạnh ngôn ngữ - địa lí – lịch sử, luận án xem xét, mô tả đặc trưng, đánh giá khả năng tương tác giữa các lớp địa danh, cụ thể là địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì để tạo nên không gian văn hóa Xứ Đoài. - Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp của ngôn ngữ học – địa danh học được sử dụng trong việc phân tích phức thể địa danh Xứ Đoài như một đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa đặc trưng. - Phương pháp so sánh lịch sử được sử dụng để tìm ra mối liên hệ lịch đại của lớp địa danh hiện đang được sử dụng. Nhờ các mối liên hệ với các sự kiện, hiện tượng lịch sử, có thể lí giải được nguồn gốc ra đời, các quy luật bản chất của sự tồn tại và diễn tiến của các lớp địa danh. - Phương pháp phân tích và phê khảo sử liệu cho phép kiểm chứng các cách thức lí giải dân gian về nội dung ý nghĩa của địa danh thông qua nguồn sử liệu, phát hiện các thông tin đáng tin cậy. Từ đó có thể biết được các cách thức lí giải này là 11 ` chính xác khách quan hay được phản ánh sai lệch do nhầm lẫn hoặc do những hoàn cảnh lịch sử nhất định, đồng thời có thể phục dựng lại hiện thực lịch sử trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu nhận được. - Phương pháp miêu tả và phân tích cảnh quan của địa lí học dùng để phân loại địa lí tự nhiên của một khu vực thành các vùng và tiểu vùng dựa trên đặc trưng của một thực thể hay một khu vực địa lí. Các đặc điểm địa lí thường là cơ sở ban đầu của việc đặt địa danh. Trong một vài trường hợp, chúng trở thành căn cứ để phân loại địa danh, là cơ sở nguồn gốc lí do để tìm hiểu địa danh. Xa hơn một bước nữa, thoát khỏi vỏ bọc của địa lí, địa danh của một khu vực không phải là bảng từ rời rạc với mối liên hệ đơn nhất giữa vỏ âm thanh và ý nghĩa mà là một mạng lưới phức hợp của những mối quan hệ nội tại – ngoại tại. Nhờ phân tích cảnh quan, khi một nhân tố lịch sử - xã hội nào đó cùng xuất hiện đồng loạt trong một loại địa danh của khu vực sẽ tạo thành cảnh quan địa danh. Tổng hợp các cảnh quan địa danh cụ thể, đặc trưng của không gian văn hóa sẽ được làm sáng tỏ. Bản đồ dùng để khảo sát là các bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ, lược đồ cổ. Thông tin trên bản đồ cho phép xác định được lí do, nguồn gốc và ý nghĩa của một số nhóm địa danh. Bên cạnh đó, việc khảo sát, đối chiếu các bản đồ ở nhiều giai đoạn khác nhau sẽ cho biết sự hình thành, tồn tại, mất đi của địa danh, quá trình thay đổi về ngữ âm, chữ viết, hay các biến thể tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng, Từ đó, phát hiện nguyên nhân và mục đích của sự thay đổi. 4.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study) Xứ Đoài là một không gian văn hoá dân gian với những đường biên mờ, ranh giới rộng hẹp khác nhau theo từng quan niệm. Tuy nhiên, huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất là những khu vực hành chính luôn thuộc về Xứ Đoài trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì thời điểm lịch sử nào. Hai trường hợp địa danh của huyện Ba Vì và địa danh của huyện Thạch Thất có đầy đủ các cảnh quan địa hình đặc trưng cho Xứ Đoài, lưu giữ hầu hết những sản phẩm văn hoá điển hình Xứ Đoài. Đồng thời, đây cũng là những địa điểm chịu nhiều tác động từ quá trình phát triển kinh tế kể cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, sử dụng cứ liệu địa danh của hai khu vực này để mô tả chung cho toàn bộ không gian văn hoá Xứ Đoài là khả thi. 12 ` 4.4. Phương pháp điền dã (Field research method) Phương pháp điền dã được thực hiện qua các bước sơ thám (làm quen với khu vực), khảo sát theo các lộ trình chi tiết và ghi lại trong nhật kí hành trình (bao gồm: thu thập các vi địa danh, sơ đồ hoá vị trí phân bố của các vi địa danh, tìm hiểu các nguyên nhân đặt địa danh, cách lí giải dân gian của các trí thức địa phương, các phong tục tập quán có quan hệ với địa danh...). 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Định vị và mô tả đặc trưng văn hóa Xứ Đoài từ góc độ không gian, với ba chiều cạnh là lịch sử, địa lí môi trường và không gian xã hội. - Chọn hệ thống địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội) như là một trường hợp điển hình lưu giữ những giá trị văn hóa Xứ Đoài, sử dụng các cứ liệu địa danh này để để tiếp cận văn hóa Xứ Đoài dưới góc độ khu vực học và bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lí luận: mô tả, phân tích, chỉ ra những đặc trưng của một không gian văn hoá từ cứ liệu địa danh - Ý nghĩa thực tiễn: nhận diện các giá trị cổ truyền trong các lớp địa danh của Xứ Đoài. Từ đó, luận án đề xuất các phương pháp bảo tồn, tận dụng các giá trị đó trong quá trình hội nhập và phát triển. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm các chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết. Chương 2: Không gian lịch sử của Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội). Chương 3: Không gian địa lí của Xứ Đoài (Qua hệ danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội). Chương 4: Không gian xã hội của Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội). 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT Xứ Đoài được coi là một dạng thức không gian có tính đặc thù cao, tồn tại như một biểu tượng văn hoá trong tâm thức người Việt. Tuy nhiên, trong hầu hết các ghi chép, nghiên cứu về Xứ Đoài thường bắt đầu bằng việc giải thích “Xứ Đoài là tên gọi khác của Trấn Sơn Tây/Sơn Tây”. Sơn Tây thường được coi là trung tâm tiếp nhận và lan tỏa không gian văn hóa xứ Đoài. Người Sơn Tây được coi là chủ thể của văn hóa của Xứ Đoài. Phải đến những năm cuối thế kỉ XX thì Xứ Đoài mới chính thức được gọi tên như một đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội. Đó là lí do vì sao, tổng quan nghiên cứu về Xứ Đoài có thể chấp nhận cả những tài liệu viết về Sơn Tây và liên quan tới Sơn Tây. Trong phạm vi của luận án, Xứ Đoài được tiếp cận dựa trên các lí thuyết văn hoá mà trọng tâm là nghiên cứu không gian văn hoá. Đồng thời, bằng sự kết hợp sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ với các phương pháp phân tích cảnh quan, phương pháp so sánh lịch sử, phân tích và phê khảo sử liệu, không gian văn hoá Xứ Đoài sẽ được mô tả, làm sáng tỏ từ địa danh của hai huyện Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội). 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các ghi chép, khảo cứu liên quan đến Xứ Đoài trước năm 1888 Những ghi chép đầu tiên liên quan đến lịch sử, địa lí, địa danh vùng đất mà sau thế kỉ XVII được gọi là Xứ Đoài là của các tác giả Trung Quốc. Có thể kể đến Hán thư - Địa lí chí (Ban Cố - đời Hán), Thủy kinh chú (Lịch Đạo Nguyên, Dương Thủ Kính – đời Bắc Ngụy), Nguyên Hòa quận huyện chí (Lý Cát Phủ - đời Đường), Thái Bình hoàn vũ kí (Nhạc Sử - đời Bắc Tống), Quận huyện thích danh (Quách Tử Chương - đời Nguyên), Đại Minh nhất thống chí (đời Nguyên), Gia Khánh trùng tu nhất thống chí (đời Thanh). Trong đó, phần quận quốc thuộc Hán thư Địa lí chí (quyển 28 hạ) đã ghi lại địa danh Mê Linh và Chu Diên trong những nội dung viết về quận Giao Chỉ [142, tr.73]. Đây là hai địa danh lịch sử liên quan mật thiết đến sự 14 hình thành Xứ Đoài. Thủy kinh chú miêu tả về sông Diệp Du (sông Hồng) có nhánh thứ tư và thứ năm “qua huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ chảy ra biển” [55, tr.408] “huyện Mi Linh mở ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế, là lị sở của Đô Uý” [55, tr.421]. Giao Châu ngoại vực kí nhắc tới một con sông “đối với huyện Chu Diên” rồi “chảy về phía đông qua huyện Câu Lậu” - con sông mà Đào Duy Anh xác định là sông Đáy [1, tr.53]. Cựu Đường Thư – Địa lí chí cho biết địa danh Châu Phong/Phong Châu được đặt vào đời nhà Tuỳ, giữ nguyên cho đến đời Đường, vốn là đất huyện là huyện Gia Ninh đời Hán, thuộc Tượng Quận ở đời Tần, quận Tân Hưng ở đời Ngô, quận Tân Xương đời Tấn, Hưng Châu đời Tống, đời Tề. Ngoài huyện Gia Ninh, thuộc Phong Châu còn có 5 huyện trực thuộc khác là Tân Xương, An Nhân, Trúc Lạc, Thạch Đê [144, tr.1381]. Phong Châu quy chiếu đến một vùng đất rộng lớn, gắn với nhiều huyền tích của châu thổ Bắc Bộ, nằm ở phía đông bắc của khối núi Ba Vì hiện nay và giữa hai bờ sông Thao, sông Hồng. Sau này, Đại Thanh nhất thống chí chép “Phủ Quảng Oai lãnh hai huyện Ma Lung và Mĩ Lương”, Thiện hạ quận quốc lợi bệnh thư viết năm Vĩnh Lạc 1407 “đặt phủ Giao Châu. Châu Từ Liêm lãnh hai huyện Đan Sơn và Thạch Thất. Châu Tam Đới lãnh sáu huyện… Phủ Tuyên Hóa lãnh ba huyện… Phủ Tam Giang có Châu Thao Giang lãnh bốn huyện…Châu Tuyên Giang lãnh ba huyện… Châu Đà Giang lãnh hai huyện….” [Dẫn theo Đại Nam Nhất thống chí, tập 2, tr.74; tr.1424-1425]. Đối với các công trình trong nước, có thể phân thành bốn loại sau: Các bộ thông sử nhắc đến địa danh vùng Sơn Tây – Xứ Đoài qua các sự kiện lịch sử. Việt sử lược (khuyết danh) nhắc chuyện “đời Trang Vương nhà Chu (696682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương” [39, tr.18]; “đời Quang Vũ nhà hậu Hán, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ người huyện Mê Linh là Trưng Trắc, con gái Lạc tướng, lấy chồng người huyện Chu Diên là Thi Sách” [39, tr.24]… Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) và Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên) nhắc việc chia nước thành 15 bộ, trong đó có bộ Giao Chỉ, Chu Diên, nhắc đến việc Sơn Tinh “đón vợ về núi Tản Viên” [44, tr.18], “Thủy Tinh tấn công vào chân núi Quảng Oai rồi theo dọc bờ lên cửa Hát” [44, tr.24]; 15 nhắc sự kiện Kiều Công Hãn chiếm cứ Phong Châu, Nguyễn Khoan chiếm Tam Đái khi loạn 12 sứ quân, nhắc việc nhà Lý đổi 10 đạo thành 24 lộ vào năm Canh Tuất, Thuận Thiên năm 1; nhà Trần đổi 24 lộ thành 12 lộ vào nhăm Nhâm Dần thứ 11 (1242)… Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhắc đến sự kiện tháng 4 năm 1668, “Trịnh Tạc tự gia phong là đại nguyên soái thượng sư thái phụ Tây vương” [73, tr.320]. Cũng chính bởi tước phong này mới có sự việc đổi một loạt các địa danh có chữ Tây thành Đoài, mà Sơn Tây là một trong những trường hợp đó. Sách địa chí chia thành hai tiểu loại là quốc chí và phương chí, ghi chép tổng hợp, cụ thể về cương vực, hình thế, phong tục, cổ tích… của một khu vực hay một địa danh. Trong các sách quốc chí viết trước thời Nguyễn như An Nam chí lược (Lê Tắc – đời Trần), Dư địa chí (Nguyễn Trãi – đời Lê), Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn – đời Lê Trung Hưng), Sơn Tây – Xứ Đoài được nhắc tới như một bộ phận không thể thiếu của lãnh thổ quốc gia. An Nam chí lược (Lê Tắc - 1333) ghi lại các địa danh hành chính được sử dụng đến cuối đời Trần và trong giai đoạn Minh thuộc như Quốc Oai Châu, Phong Châu, huyện Mi Linh [87, tr.55-57]; các địa danh chỉ khu vực tự nhiên như núi Tản Viên với chú thích “hình núi như cái tán”, núi Phật Tích với chú thích “trên đá có dấu chân”; núi Lập Thạch là “hòn đá đứng sững” [87, tr.60-61]; Lô Giang là “sông Tam Đái”, “Đại Ác giang” [87, tr.61]. Nếu như các thông tin về trấn Quốc Oai trong ANCL còn hết sức sơ lược, thì đến Dư địa chí (Nguyễn Trãi), diên cách, địa hình, tên sông núi, đặc sản của Sơn Tây Thừa tuyên đã hiện lên rõ ràng hơn rất nhiều. Danh mục địa danh hành chính được kê khai đến tên huyện cùng với tổng số các xã và nhân khẩu [101, tr.219]. Đến giai đoạn Lê Trung Hưng (1533 - 1788) căn cứ theo Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), thông tin về trấn Sơn Tây không có nhiều khác biệt so với thời kì trước ngoại trừ một vài thay đổi về định giới, tên gọi của các phủ, huyện và tổng số xã trong mỗi huyện. Đến cuối thế kỉ XIX, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí và Đồng Khánh địa dư chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã cung cấp một danh mục đầy đủ các đơn vị hành chính và hệ thống bản đồ toàn tỉnh, bản đồ cho từng phủ, huyện cho từng tỉnh thành thuộc nước Đại Nam, bên cạnh những 16 thông tin có tính chất “địa chí” truyền thống. Cùng với ĐKDĐC và ĐNNTC, Bắc thành địa dư chí lục của Lê Chất cũng ghi lại danh sách địa danh hành chính 12 trấn phía Bắc vào thời điểm trước 1888, trong đó có tên gọi của 5 phủ, 24 huyện 1264 thôn ấp thuộc trấn Sơn Tây. Cùng với tài liệu nói trên, Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây quận huyện bị khảo, Sơn Tây tỉnh chí là những tài liệu có tính chất phương chí của Sơn Tây. Bên cạnh thể loại sử kí và địa chí, cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện công trình Các tổng trấn xã danh bị lãm chuyên viết về địa danh. Trong đó, riêng trấn Sơn Tây, sách đã thống kê tên gọi của 5 phủ, 24 huyện, 195 tổng, 1269 xã, thôn, trang, trại, phố, giáp, phường vạn, sách sở châu. Bản đồ cũng là một nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu về Sơn Tây – Xứ Đoài. Trong tập Thiên hạ bản đồ (Hồng Đức 21 -1490), vị trí phía tây nam Trung đô được ghi là Sơn Tây. Ở tờ bản đồ Sơn Tây thừa tuyên sáu phủ hai mươi tư huyện, Đà Giang (Sông Đà) được vẽ giao với Nhĩ Hà (Sông Hồng), Đà Dương phủ (7) vẽ hình ba ngọn núi (Tản Viên), Bạch Hạc Tam Kì, Đại Giang, Quảng Oai phủ, Lâm Thao phủ, Đà Dương phủ. Vào năm 1838, Quốc sử quán Triều Nguyễn cho in Đại Nam nhất thống toàn đồ gồm 76 bản đồ của 31 tỉnh và 45 phủ, trong đó có phần bản đồ của tỉnh Sơn Tây. Cuối thế kỉ XIX, trong tập Đồng Khánh địa dư chí, ngoài phần giới thiệu chung, phần ghi chép cụ thể về từng phủ huyện trong tỉnh Sơn Tây còn có bản đồ toàn tỉnh và bản đồ các phủ huyện. Nhờ các bản đồ này, chúng ta có thể biết được vị trí của các điểm địa danh và mối quan hệ lẫn nhau của các địa danh trên bề mặt không gian trong thế kỉ XIX. Nguồn tài liệu cổ trung đại cho thấy, dù địa danh Sơn Tây mới được công nhận ở thể kỉ XV, tên gọi Xứ Đoài bắt đầu được sử dụng ở thế kỉ XVII nhưng trước đó, vùng đất phía tây Thăng Long – Hà Nội đã liên tục được nhắc tới như một phần của không gian văn hóa Bắc Bộ. Trong các sách lịch sử, địa danh ở vùng Xứ Đoài như một phần không thể thiếu của các sự kiện. Trong các sách địa chí, các vấn đề liên quan đến diên cách, môi trường tự nhiên, văn hóa, phong tục của Xứ Đoài được 17 giới thiệu một cách tổng hợp. Một vài sách chú thích cả tên Nôm của các thôn, xã bên cạnh tên chữ nhưng vẫn đơn thuần là sự liệt kê địa danh hành chính phục vụ cho việc quản lí của triều đình. Rất nhiều địa danh trong tài liệu ghi chép không còn được sử dụng hoặc sử dụng với một sự quy chiếu cho không gian khác. Mặc dù vậy, các công trình này này đóng vai trò là nguồn tư liệu thành văn phục vụ việc đối chiếu quá trình biến đổi địa danh, tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân quá trình đặt tên, đổi tên, hợp tên và mất tên trong các địa danh Xứ Đoài hiện nay. 1.1.2. Các ghi chép, khảo cứu liên quan đến Xứ Đoài từ 1888 đến 1945 Sau năm 1887, Bắc Kì trở thành một xứ bảo hộ nằm trong Liên bang Đông Dương. Bối cảnh lịch sử khá đặc biệt này dẫn đến sự tồn tại của 3 nguồn tài liệu liên quan đến văn hóa và địa danh Xứ Đoài: văn bản Hán Nôm, văn bản tiếng Pháp và văn bản bằng chữ Quốc ngữ. Nguồn sách viết bằng chữ Hán vẫn kế thừa tư tưởng, văn phong và bút pháp của các thể loại thông sử, địa chí của giai đoạn trước. Về lịch sử, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục và bộ Đại Nam nhất thống chí mà Quốc sử quán triều Nguyễn làm thời Tự Đức vẫn được tiếp tục sửa chữa và hoàn chỉnh. Thêm vào đó các sách chuyên về địa danh như Sơn Tây quận huyện bị khảo, Sơn Tây tỉnh toàn hạt phủ huyện châu tổng xã thôn trại phường trang trại được biên soạn và sao chép. Trong đó Sơn Tây tỉnh toàn hạt phủ huyện châu tổng xã thôn trại phường trang trại là một bản kê các đơn vị hành chính của tỉnh Sơn Tây từ cấp phủ đến cấp nhỏ nhất là xóm, điếm của tỉnh Sơn Tây vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đầu thế kỉ XX, để phục vụ cho mục đích cai trị, thực dân Pháp và triều đình phong kiến cho tiến hành thu thập số liệu thông tin về điền địa, phong tục, thần, Phật ở nhiều địa phương trong cả nước. Vì vậy, một loạt các tài liệu địa bạ, thần tích thần sắc, tục lệ được viết hoặc sao bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ (chủ yếu vẫn là văn bản chữ Hán) được các trí thức và quan viên làng xã thực thiện. Xét riêng trong các các làng xã thuộc tỉnh Sơn Tây, số tài liệu dạng này hiện lưu trữ tại Viện Hán Nôm là 152 đầu tài liệu (Xem bảng 1.1): 18 Bảng 1.1: TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HOÁ XỨ ĐOÀI (TỈNH SƠN TÂY ĐẦU THẾ KỈ XX) THUỘC KHO SÁCH CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM TT Lĩnh vực 1 Thần tích Số lượng 29 2 Thần sắc 31 3 Cổ chỉ 4 Tục lệ 1 34 5 Xã chí 6 Địa bạ 9 48 TỔNG Kí hiệu Địa bàn thu thập AEa10 Bất Bạt, Phúc Thọ, Tiên Phong, Tùng Thiện, Thạch Thất, Yên Sơn. ADa10 Bất Bạt, Phúc Thọ, Quảng Oai, Tiên Phong, Tùng Thiện, Thạch Thất, Yên Sơn. AHa Bất Bạt, Tiên Phong. AFa Bất Bạt, Phúc Thọ, Tiên Phong, Tùng Thiện, Thạch Thất, Yên Sơn. AJa Bất Bạt, Thạch Thất, Phúc Thọ. AGa3 Bất Bạt, Phúc Thọ, Thạch Thất, Tiên Phong, Tòng Thiện, Yên Sơn. 152 (Nguồn: Phòng tư liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm, 2017) Vào thời điểm này, các văn bản bằng tiếng Pháp để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng xuất hiện. Về tiếng Pháp có thể kể đến Notice sur la province de Son-Tay (Địa chí tỉnh Sơn Tây) của Bùi Định Thịnh viết năm 1932 về lịch sử, thủy văn, tài nguyên mỏ và rừng, công nghiệp, đường giao thông, thương mại, phong tục tập quán; các chùa nổi tiếng và các danh nhân của tỉnh... Từ thế kỉ XX trở đi, cùng với sự tiếp xúc của văn hóa phương Tây, sự ra đời của chữ Quốc ngữ, một loạt sách viết về địa dư, phong thổ Bắc Kì đã được viết theo hướng hiện đại hơn. Năm 1926, dựa trên những bản báo cáo do Tòa Công sứ các tỉnh gửi cho phủ thống sứ Bắc Kì, Viện Viễn đông bác cổ đã xuất bản công trình Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kì viết bằng chữ Pháp. Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng tài liệu này để tìm hiểu về địa danh hoặc tổ chức hành chính đầu thế kỉ XX của Bắc Kì nói chung và Sơn Tây nói riêng. Năm 1930, Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn và Phạm Văn Thư đã biên soạn Địa dư các tỉnh Bắc Kì để dạy cho các trường Pháp Việt. Phần Tỉnh Sơn Tây giống như các tỉnh khác được nói rõ diện tích, địa hình, sơn xuyên dân cư, khí hậu, các phủ huyện xã thôn, đường giao thông đi lại, canh nông thổ sản, kĩ nghệ thương mại, cổ tích, thắng cảnh. Địa đồ được vẽ theo 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan