Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn huyện cần ...

Tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn huyện cần đước, tỉnh long an

.PDF
86
64
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN HẬU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN HẬU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN Ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHAN VĂN HẬU MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ .............................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. ..................................................................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị .... 7 1.1.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị... 13 1.2. Cơ sở pháp lí về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị . 17 1.2.1. Các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị .... 17 1.2.2. Hình thức xử phạt ........................................................................................ 18 1.2.3. Thẩm quyền xử phạt ..................................................................................... 26 1.2.4. Trình tự, thủ tục, xử phạt……………………………………………..…27 1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ............................................................................................................. 30 1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ..................... 30 1.3.2. Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính............................................. 31 1.3.3. Đội ngũ công chức trong thực thi công vụ.................................................. 31 1.3.4. Yếu tố kinh tế ................................................................................................ 33 Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN .................................................................................................. 36 2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế -xã hội, đặc điểm hệ thống hạ tầng đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An ...................... 36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................... 36 2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ............................................................................... 37 2.1.3. Đặc điểm hệ thống hạ tầng đô thị ................................................................ 38 2.2. Tình hình vi phạm hành chính về trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An ........................................................................................................... 39 2.2.1. Vi phạm trật tự xây dựng đô thị................................................................... 39 2.2.2. Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ...................................................... 41 2.2.3. Vi phạm trong quản lý trật tự giao thông, trật tự công cộng đô thị ........... 42 2.2.4. Nguyên nhân của vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An ...................................................................... 45 2.3. Thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An ............................................................................. 47 2.3.1. Hoạt động chỉ đạo của các cấp chính quyền huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong lĩnh vực trật tự đô thị ..................................................................................... 47 2.3.2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An ........................................................ 48 2.3.3. Các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An................................................................ 48 2.3.4. Những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô trên địa bàn huyện Cần Đước, T.Long An 49 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN........................ 588 3.1. Quan điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An .................................................................... 588 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An................................... 60 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................... 660 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ................................................................................. 69 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 755 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 777 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông HĐND : Hội đồng nhân dân QLNN : Quản lý nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTĐT : Trật tự đô thị UBND : Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính XHCN : Xã hội chủ nghĩa XLVPHC : Xử lý Vi phạm hành chính DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dưng từ năm 2015 đến 2019. ................................................................................ 40 Bảng 2.2 Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2015 đến 2019 ................................ 444 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đô thị hóa không còn giới hạn trong phạm vi một thành phố, đô thị, một vùng lãnh thổ hay quốc gia mà mở rộng trên quy mô liên quốc gia và toàn cầu. Dân cư đô thị được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới. Dân số đô thị thế giới đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 1950 (hơn 0,7 tỷ người dân đô thị/ 2,5 tỷ dân). Dự báo đến năm 2050 dân số thế giới là 9,15 tỷ người, trong đó 2/3 có là dân đô thị (68%). Tính trong phạm vi cả nước cho đến ngày nay có khoảng 831 đô thị, trong đó tỷ lệ thành phố và thị xã chiếm khoảng 1/8 , nghĩa là có khoảng hơn 100 thành phố và thị xã. Nhà nước ta đã phê duyệt việc quy hoạch các thành phố và thị xã này. Tuy nhiên, khi xây dựng thì phải đảm bảo các đô thị phải được xây dựng đúng yêu cầu mà quy hoạch đã đặt ra. Đồng thơi việc xây dựng cũng phải đúng với quy chuẩn và đúng với các tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực cụ thể. Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam vùng hạ của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên (DTTN) 218,103 km2, chiếm 4,86% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được chia thành 17 đơn vị hành chính (16 xã và 1 thị trấn). Cần Đước là địa bàn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, thuộc vành đai ngoài của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được bao bọc bởi sông Rạch Cát và Sông Vàm Cỏ. Những điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội đã giúp cho huyện Cần Đước có lợi thế thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh, có điều kiện tiếp thu nhanh và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, có nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng thu hút các nhà đầu tư lớn từ TP. Hồ Chí Minh và nước ngoài. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Cần Đước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm. 1 Để thực hiện phát triển đô thị đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải thiết lập được trật tự đô thị, điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thời gian qua, công tác quản lý trật tự đô thị tại Long An đã được tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công tác quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý đất đai; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; huy động sự vào cuộc tích cực của nhiều chủ thể và nhân dân. Vì vậy, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ các công trình xây dựng có phép, đúng phép tăng dần, góp phần vào cải thiện cảnh quan kiến trúc đô thị và điều kiện sinh sống của nhân dân.Tuy nhiên, công tác quản lý trật tự đô thị ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Long An còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém. Với mục đích lập lại trật tự đô thị nói trên, không chỉ riêng cho huyện Cần Đước, mà là cho cả tỉnh Long An nói chung thì công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị một cách triệt để nghiêm minh trên địa bàn huyện này là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn huyện Cần Đước, Tỉnh Long An” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình, nhằm phân tích rõ về lý luận và thực tiễn thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở Long An là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy có những công trình liên quan đến đề tài luận văn của mình như sau: - Phan Thị Kim Giao (2006), “Giải pháp cơ bản để thiêt lập trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước ở đô thị”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; - Đỗ Vượng (2012),“Trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, luận văn 2 thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; - Trần Sơn Hà (2012), “Vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 199; - Hoàng Thế Liên (2013), “Luật xử lý vi phạm hành chính với nhiệm vụ bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8; - Nguyễn Bá Phùng (2014), “Một số hạn chế, tồn tại trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học kiểm sát số 3. - Nguyễn Chi Mai (2018), “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh hướng tới bảo đảm trật tự an toàn xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu phát triển số 25; - Phạm Tiến Luật (2018), “Định hướng xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 266; - Vương Văn Đạt, Trần Hữu Dào (2019), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11. Các công trình này hầu hết đã nghiên cứu về thực tiễn cũng như lí luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đó là lí do tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu mang ý nghĩa thiết thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn, dự kiến sẽ có những đóng góp mới về khoa học của chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính như sau: - Tổng hợp các kết quả có giá trị khoa học từ các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó ở trong nước, các quy định của pháp luật về xử phạt vi 3 phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, từ đó tác giả đã kế thừa và phát huy có chọn lọc để định hướng cho luận văn những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo. - Làm rõ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định cụ thể về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, rút ra những đặc trưng cơ bản của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. - Đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu phân tích phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị; từ cơ sở lý luận đó, luận văn đi sâu vào đánh giá thực trạng, kết quả đạt được trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước; đồng thời luận văn cũng nêu lên được những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xử lý vi phạm trật tự đô thị ở huyện Cần Đước; trên cơ sở những bất cập, khó khăn và vướng mắc ấy tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Tìm hiểu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. + Đánh giá và làm sáng tỏ các quy định pháp luật cũng như thực tiễn xử phạt liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. + Đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến xử 4 phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thời gian nghiên cứu của luận văn là từ năm 2015 đến năm 2019. Không gian nghiên cứu là trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu, số liệu: Bằng các phương pháp này, tác giả đã gặp gỡ các nhà khoa học để tìm hiểu, thu thập, thống kê số liệu, sau đó đọc, phân tích, tổng hợp những số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung của luận văn. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để ghi chép, lập luận, giải thích làm sáng tỏ những tài liệu, số liệu đã xử lý trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê là quá trình thu thập, tích lũy, so sánh, tổng hợp, phân tích các tài liệu thống kê phản ánh về vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, nhằm rút ra kết luận đúng đắn về xử phạt vi phạm hành chính và soạn thảo các biện pháp giải quyết 5 phù hợp. Phương pháp chuyên gia, trao đổi: Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã trao đổi với các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Việc phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị góp phần hoàn thiện các thể chế pháp luật phục vụ yêu cầu công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn dùng làm tài liệu học tập trong các trường luật, hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Tác giải phân bố cục của luận văn được kết cấu gồm 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 1.1.1 Khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị Vi phạm hành chính là một trong số các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên so với các vi phạm pháp luật khác như vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm), vi phạm pháp luật dân sự (vi phạm dân sự), vi phạm kỷ luật nhà nước (vi phạm kỷ luật)… thì vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật phổ biến nhất trong đời sống xã hội hiện nay. Thuật ngữ “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được pháp luật hành chính Việt Nam định nghĩa trong Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo Nghị định số 143-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27/5/1977 với tên gọi “phạm pháp vi cảnh”. Theo đó, Điều 2 của Điều lệ xử phạt vi cảnh giải thích “phạm pháp vi cảnh” là những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác”. Sau đó, ngày 07/12/1989, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh số 28LCT/HĐNN8 về xử phạt vi phạm hành chính, đây là văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “vi phạm hành chính”. Điều 1 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 giải thích: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. 7 Có thể thấy nội hàm của thuật ngữ “vi phạm hành chính” trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 rộng hơn so với thuật ngữ “phạm pháp vi cảnh” trong Nghị định số 143-CP. Theo Điều lệ xử phạt vi cảnh, có 3 dấu hiệu để xác định một hành vi là “phạm pháp vi cảnh” như sau: (i) là hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội; (ii) có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng và (iii) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác. Nếu thiếu một hoặc một số dấu hiệu nêu trên thì không được coi là “phạm pháp vi cảnh”. Trong khi đó, theo định nghĩa của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 thì hành vi bị coi là vi phạm hành chính phải có đầy đủ các dấu hiệu sau: (i) do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; (ii) xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và (iii) theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Đến ngày 06/7/1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 41-L/CTN xử lý vi phạm hành chính mới thay thế cho Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989. So với trước đây, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 không đưa ra quy định giải thích thuật ngữ “vi phạm hành chính” một cách trực tiếp mà lại quy định gián tiếp qua khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính”. Theo khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Tuy không đưa ra định nghĩa “vi phạm hành chính” nhưng thông qua định nghĩa “xử phạt vi phạm hành chính” có thể thấy nội hàm của thuật ngữ “vi phạm hành chính” trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 cũng tương tự nhau. 8 Vào ngày 02/7/2002, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10 đã ban hành Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 về việc xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007, 2008) thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Pháp lệnh này cũng không trực tiếp đưa ra khái niệm “vi phạm hành chính” nhưng thông qua định nghĩa “xử phạt vi phạm hành chính” để “ngầm” giải thích thuật ngữ “vi phạm hành chính” như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” (khoản 2 Điều 1). Vào ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa 13 ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Đây là đạo luật đầu tiên quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta. Đạo luật này đã quay lại cách quy định như Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 để đưa ra một định nghĩa rõ ràng về “vi phạm hành chính” tại khoản 1 Điều 2 như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Như vậy, vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có các dấu hiệu sau: (i) là hành vi có lỗi; (ii) xâm hại đến hoạt động quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm; (iii) theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì định nghĩa “vi phạm hành chính” trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vẫn tồn tại một số điểm chưa hợp lý. Cụ thể như sau: Một là, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa làm rõ khách thể của vi phạm hành chính, dẫn đến gây nhầm lẫn khách thể là quy định của pháp 9 luật về quản lý nhà nước. Theo lý luận về pháp luật, khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến. Do đó, định nghĩa của luật cho rằng khách thể của vi phạm hành chính là các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước là chưa chính xác. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn cho rằng nội hàm của “quản lý nhà nước” là vô cùng rộng, chính vì vậy khi đồng nhất khách thể của vi phạm hành chính với “trật tự quản lý nhà nước” dễ tạo ra sự lúng túng khi tiếp cận khái niệm khoa học, bởi suy cho cùng tất cả các ngành luật đều bảo vệ “trật tự quản lý nhà nước” chứ không chỉ có ngành luật hành chính. Hai là, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sử dụng cụm từ “mà không phải là tội phạm” để phân biệt vi phạm hành chính với vi phạm hình sự (tội phạm) dễ làm cho các chủ thể có thẩm quyền hiểu lầm rằng mình có thẩm quyền xác định hành vi nào là tội phạm, hành vi nào là vi phạm hành chính trong khi thẩm quyền xác định các loại vi phạm pháp luật thuộc về nhà làm luật chứ không phải là các chủ thể áp dụng pháp luật. Ba là, điều kiện thứ ba để xác định vi phạm hành chính đó là “phải bị xử phạt hành chính”, tức là hành vi vi phạm phải chịu ít nhất một trong các hình thức xử phạt tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tuy nhiên, quy định này chưa phù hợp ở cả góc độ khoa học lẫn góc độ thực tiễn bởi lẽ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì không phải mọi vi phạm hành chính đều bị xử phạt vi phạm hành chính, chẳng hạn các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 như: không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt... Trong khi đó nếu phân tích kỹ có thể thấy định nghĩa “vi phạm hành chính” trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã thiếu đi một chế tài hành chính quan trọng đó là “các biện pháp khắc phục hậu quả”. Do đó, định nghĩa “vi phạm 10 hành chính” trong đạo luật này vừa không thống nhất với các quy định khác của Luật vừa không phù hợp với thực tế xử phạt vi phạm hành chính [14, tr.56]. Trật tự đô thị là sự điều chỉnh, sắp xếp các quan hệ xã hội đô thị hoạt động theo một quy tắc, quy chuẩn phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo cho môi trường dân sự đô thị được phát triển bền vững theo những nguyên tắc nhất định. Ở nước ta, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đúng quy tắc, quy chuẩn của pháp luật hiện hành vì vậy để đánh giá đô thị đó có trật tự hay không thì sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong các yếu tố đó có các văn bản quy phạm pháp luật ban hành, năng lực của chủ thể quản lý, quy hoạch tổng thể của địa phương… Qua đó, có thể rút ra khái niệm về “vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị” như sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự đô thị được pháp luật hành chính bảo vệ và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”. Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 mặc dù có đưa ra khái niệm “vi phạm hành chính” nhưng lại không đưa ra khái niệm về “xử phạt vi phạm hành chính”. Điều này xuất phát từ lý do nội dung của Pháp lệnh này chỉ điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm hành chính chứ không điều chỉnh vấn đề áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như các Pháp lệnh sau này do đó không cần thiết phải đưa ra khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” để phân biệt với thuật ngữ “xử lý vi phạm hành chính”. Trong khi đó, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 tuy không định nghĩa “vi phạm hành chính” nhưng lại quy định rất rõ ràng khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” tại khoản 2 Điều 1 như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm 11 các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 tiếp tục kế thừa gần như toàn bộ khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Theo khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này thì “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là đạo luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động xử lý vi phạm hành chính đã rất tiến bộ khi vừa đưa ra khái niệm “vi phạm hành chính” vừa giải thích khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính”. Cách quy định của Luật thể hiện sự hợp lý, có tính khoa học, khắc phục nhầm lẫn trong nhận thức về hai khái niệm này vốn đã tồn tại trong các Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và 2002. Theo đó, khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 định nghĩa: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Cách định nghĩa về “xử phạt vi phạm hành chính” của Luật là đúng với bản chất của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính vì định nghĩa này cho thấy yếu tố quan trọng nhất, không thể thiếu trong nội hàm của khái niệm này là việc áp dụng các chế tài hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính (gồm hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả) mà không bao gồm việc áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế khác (chẳng hạn như biện pháp phòng ngừa hay ngăn chặn vi phạm). Các chế tài này thể hiện sự đánh giá cuối cùng của Nhà nước đối với hành vi và chủ thể vi phạm hành chính, là “hậu 12 quả kết cục” của vi phạm và là sự giải quyết thực chất vụ việc vi phạm [15, tr.21]. Nếu thiếu đi nội dung này thì không thể đưa ra một khái niệm hợp lý về “xử phạt vi phạm hành chính”. Qua những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự” như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là việc người có thẩm quyền xử phạt tiến hành các hoạt động nhằm áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự đô thị mà theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. 1.1.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị Trong lĩnh vực trật tự đô thị, khi xử phạt vi phạm hành chính có một số đặc điểm sau: Nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mỗi cơ quan lại có thẩm quyền xử phạt khác nhau, khác với các vụ việc hình sự chỉ do một cơ quan xem xét Tòa án. Thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp, thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra v.v.. Xử phạt hành chính là biện pháp xử lý có tính cưỡng chế của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Người có thẩm quyền cưỡng chế khi ra quyết định cưỡng chế có nhiệm vụ tổ chức cưỡng chế như lập kế hoạch, huy động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan