Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tuyển sinh lớp 10 Môn văn 12 đề thi thử vào 10 môn ngữ văn có đáp án Bắc Giang...

Tài liệu 12 đề thi thử vào 10 môn ngữ văn có đáp án Bắc Giang

.DOC
44
100
132

Mô tả:

12 đề thi thử vào 10 môn ngữ văn có đáp án Bắc Giang file word
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI THỬ VÀO 10 NĂM HỌC 2017- 2018 Môn: Ngữ văn lớp 9 Ngày khảo sát: 12/5/2017 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2.0 điểm) Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?... (Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. 3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó. Câu 2. (3.0 điểm) Tự tin là một trong những phẩm chất hàng đầu tạo nên thành công cho con người. Từ ý kiến trên, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống. Câu 3. (5.0 điểm) Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.(...) ( “Nói với con”- Y Phương) -------------------- Hết ---------------------Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi kiểm tra không giải thích thêm HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 Môn Ngữ văn * Dưới đây là những gợi ý mang tính định hướng. Giáo viên khi chấm cần linh hoạt, nhất là trong bài tập làm văn. Tránh đếm ý cho điểm một cách thuần túy. Cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc... Câu Ý a b 1 c Nội Dung Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt Đoạn trích tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung phong dũng cảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô cùng gắn bó, yêu thương, quan tâm hết mực đến nhau - Hai câu rút gọn trong đoạn trích: +Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. + Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. - Hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn: Làm cho câu văn ngắn Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 gọn, tránh lặp từ; thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự khốc liệt của chiến trường. Sự tự tin trong cuộc sống. A. Về kỹ năng - Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục mạch lạc, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ, giàu cảm xúc. B. Về kiến thức 2.1. Mở bài: giới thiệu được vấn đề nghị luận 2.2.Thân bài: 0.25 2 3 a. Giải thích vấn đề:Tự tin là tin vào chính mình, vào năng lực của bản thân mình. Đây là thái độ sống tích cực của con người. 0.25 b. Bàn luận chứng minh: 1.5 - Những người có sự tự tin thường chủ động, bản lĩnh trước mọi tình huống trong cuộc sống, luôn có ý thức khẳng định mình trước mọi người, tin ở khả năng của mình…(dẫn chứng) - Sự tự tin giúp con người dễ đi đến thành công hơn vì người tự tin thường có khả năng giao tiếp tốt, có những quyết định nhạy bén, sáng suốt, hay nắm bắt được cơ hội cho mình …Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại. …(dẫn chứng) - Cần phân biệt sự tự tin với tự cao, tự đại. Để thành công, ngoài sự tự tin, cần có thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi. Trái ngược với sự tự tin là sự tự ti. 0,5 c. Bàn bạc mở rộng: - Phản đề: Phê phán những người lúc nào cũng tự ti, mặc cảm, không Câu Ý Nội Dung tin vào khả năng của bản thân; hoặc những người tự cao, tự đại, lúc nào cũng xem mình giỏi hơn người khác. Lật lại vấn đề: Tự tin là cần thiết nhưng quá tự tin sẽ dẫn tới tự cao, tự đại, kiêu căng và dễ có những hành động mù quáng,không nhận thức được mình đang ở đâu… Điểm d. Bài học nhận thức và hành động: - Tuổi trẻ cần phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự tự tin trong thành công của con người, phải tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, tự tin…. 0.25 2.3. Kết bài: thí sinh có thể kết bài bằng nhiều cách, có thể khái quát lại vấn đề được trình bày hoặc dùng bài học kinh nghiệm (phần d) để làm kết bài,… A. Về kỹ năng - Biết cách viết văn nghị luận văn học. - Bố cục mạch lạc, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ, giàu cảm xúc. B. Về kiến thức: Đảm bảo một số ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề nghị luận: cội nguồn dinh dưỡng của mỗi con người. 2. Thân bài: Cảm nhận về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: a. Mạch cảm xúc b. Cội nguồn gia đình c. Cội nguồn quê hương d. Đánh giá nghệ thuật, nội dung đoạn thơ 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng. - Liên hệ cảm xúc bản thân 0,25 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 0,5 0,5 1,5 1,5 0,5 0,5 VIỆT YÊN MÔN THI: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1. (2.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: - Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: - Họ hoàn toàn có thể. - Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: - Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? - Một bình hoa. - Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. (Theo Hạt giống tâm hồn – nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136) a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu: - Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? b. Câu : Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. thuộc kiểu câu nào khi chia theo mục đích nói? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. Câu 2. (3.0 điểm): Từ hình ảnh bình hoa trong câu chuyện trên, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần lạc quan. Câu 3. (5 điểm): Cảm nhâ ̣n của em về đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Mô ̣t bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Nói với con,Y Phương) -----------------HẾT---------------- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN 3 VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 2 Nội dung Phần a - Thành phần biệt lập tình thái: có thể b - Câu : Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. thuộc kiểu câu trần thuật. c - Biện pháp nghệ thuật: so sánh. - Tác dụng:Khẳng định sức mạnh của tinh thần lạc quan, tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa sâu sắc. Nghị luận xã hội:sức mạnh của tinh thần lạc quan a. Đảm bảo thể thức của một bài văn ngắn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo định hướng sau: a. MB: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh tinh thần lạc quan. b. TB *Giải thích: Tinh thần lạc quan là thái độ, là niềm tin, là những suy nghĩ tích cực về tương lai. *Bàn luận: - Tinh thần lạc quan chính là liều thuốc bổ cho sức khỏe. - Tinh thần lạc quan giúp con người có niềm tin để sống. Đó cũng là điều kiện để tạo nên sức mạnh giúp con người vượt qua thử thách, khó khăn, vươn đến thành công. - Sống lạc quan được mọi người tin yêu. *Phản đề: Phê phán kiểu người bi quan: người luôn mang một nét mặt sầu thảm, chán chường, luôn than thân trách phận. Người bi quan mất niềm tin vào cuộc sống thâm chí mất niềm tin vào chính mình. Bi quan làm con người thất vọng, chán nản, buông xuôi mọi thứ, tê liệt ý chí vươn lên. Vì thế người bi quan khó thành công trên đường đời. *Lật lại vấn đề: -Tránh kiểu“lạc quan” ảo tưởng đến mức tiêu cực trong cuộc sống. Đó là một thái độ tự an ủi bản thân, tự huyễn hoặc bản thân, tự thôi miên bản thân để giúp bản thân dễ dàng chấp nhận, bỏ qua Điểm 2.0 0.5 0.5 1.0 3.0 0.25 0.25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 cái thất bại để có thể mỉm cười sống tiếp. Như vậy, con người sẽ mất chí tiến thủ, sẽ không còn giá trị sống. - Lạc quan không phải là yếu tố duy nhất giúp con người thành công. * Rút ra bài học trong nhận thức và hành động: Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng học cách sống lạc quan với đời, lạc quan trong học tập và rèn luyện để đạt được những ước mơ, những mục tiêu mà mình đề ra. Đó là thành công với chính mình, thành công với cuộc đời. c KB: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. 0,5 0,25 Nghị luận Văn học 5 a. Về kỹ năng - Biết cách viết văn nghị luận văn học. - Bố cục mạch lạc, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ, giàu cảm xúc. b. Về nội dung 0.5 Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, về cơ bản cần đạt được một số nội dung sau: 1.5 - Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ. - Về nội dung 1.5 + Bốn câu đầu diễn tả không khí hạnh phúc trong ngôi nhà khi cha mẹ chứng kiến những bước đi đầu tiên của con. + Bảy câu tiếp là lời người cha “nói với con” về cội nguồn sinh 1.0 dưỡng với mục đích nhen lên ở con niềm tự hào, tình yêu với gia đình, quê hương xứ sở. + Mượn lời “nói với con”, người cha đã kín đáo bộc lộ niềm tự 0.25 hào, lòng gắn bó tha thiết với gia đình, quê hương. - Về nghệ thuật: 0.25 + Thể thơ tự do với giọng điệu thiết tha, trìu mến tạo nên chất trữ tình vừa sâu lắng suy tư, vừa ân cần thương mến. + Ngôn từ trong tác phẩm mộc mạc bình dị mà giàu chất thơ. Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu tính khái quát. Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những gợi ý làm căn cứ định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng thể bài làm của thí sinh. - Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, đặc biệt là câu 2 và câu 3, tuyệt đối tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cần khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, có quan điểm và kiến giải độc đáo. - Cho điểm lẻ thấp nhất đến 0,25 và không làm tròn. 3 ------------------------------------- Hết ---------------------------------------SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan, hoa tím rụng tơi bời.” (“Bức tranh quê”- Anh Thơ) Câu 1 (0,25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra các từ láy và cho biết cảm nhận của em về bức tranh quê qua những từ láy ấy. Câu 3 (0,75 điểm). Trong câu thơ “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi” biện pháp tu từ nào được sử dụng? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Khoan dung là đức tính đem lại lợi ích về cả cho ta lẫn cho người khác”. Từ ý kiến trên, em hãy viết bài văn ngắn bày tỏ quan điểm của riêng mình về “lòng khoan dung”. Câu 2 (5.0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính trong hai đoạn thơ sau: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. (Trích “Đồng chí” – Chính Hữu) (Và) “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái.” (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật) ĐÁP ÁN N THANG ĐIỂM (Đáp án – Thang điểm có 04 trang) Phần Câu I Nô ̣i dung TIẾNG VIỆT 1 2 3 II 1 - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả - Các từ láy được sử dụng: êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời. - Các từ láy góp phần miêu tả vẻ đẹp thanh bình, yên ả của bức tranh xuân đồng bằng Bắc Bộ. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Nhân hóa - Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ: Miêu tả trạng thái lặng im của con đò một cách gợi cảm xúc nhất, tạo sự sinh động cho bức tranh. Điểm 2.0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 LÀM VĂN Viết bài văn ngắn bày tỏ quan điểm của riêng mình về “lòng khoan dung”. 7,0 3,0 a.Đảm bảo đúng yêu cầu của mô ̣t bài văn NLXH. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề theo đúng kiểu đề, kết bài kết luâ ̣n được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luâ ̣n: Lòng khoan dung. c. Biết triển khai vấn đề nghị luâ ̣n, vâ ̣n dụng các thao tác lâ ̣p luâ ̣n, kết hợp chă ̣t chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhâ ̣n thức và hành đô ̣ng. * Giải thích: - Khoan dung: Là một phẩm chất tốt đẹp; đó là thái độ biết cảm thông, biết tha thứ với những sai phạm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình * Biểu hiện: Khoan dung có những biểu hiện vô cùng phong phú trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội như: + Bạn luôn nhìn nhận thấy điểm tốt đẹp của người khác để đề cao điểm mạnh ấy, sẵn sàng nâng đỡ khi có khả năng; biết chấp nhận và cảm thông cho những khiếm khuyết của họ. + Biết tha thứ, bỏ qua những tổn thương mà người khác gây ra cho mình; không có tư tưởng và hành động thù oán, ghét bỏ… * Khoan dung có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống: + Khoan dung khiến tâm hồn chúng ta luôn nhẹ nhàng, thanh thản, sống thoải mái không vướng bận lo âu. + Khi biết khoan dung chúng ta sẽ tránh được những mâu thuẫn, xô xát, tránh được những hậu quả khôn lường của hận thù…để xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. + Khoan dung sẽ tạo cơ hội cho người khác sửa chữa lỗi lầm để sống tốt hơn, đẹp hơn.  Đem lại lợi ích về cả cho ta lẫn cho người khác. 0,75 0,25 0,75 0,75 0,5 ( Học sinh cần lấy ví dụ gần gũi, thực tiễn, tiêu biểu để chứng minh) *Nêu phản đề và rút ra bài học: + Không chỉ khoan dung với người khác mà còn cần biết chấp nhận, biết tha thứ cho bản thân để hướng mình tới cái thiện… + Khoan dung không đồng nghĩa với bao che cho tội ác, làm ngơ cho cái xấu, cái ác lộng hành. => Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 2 Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính trong hai đoạn thơ: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luâ ̣n văn học: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn 5,0 0,25 văn, kết bài kết luâ ̣n được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luâ ̣n: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong hai đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luâ ̣n thành các luâ ̣n điểm; vâ ̣n dụng tốt các thao tác lâ ̣p luâ ̣n; kết hợp chă ̣t chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. *Mở bài: Giới thiêụ khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm và hai đoạn trích. ( Cần tìm những điểm chung nổi bật để giới thiệu ngắn gọn) - Hai bài thơ là hai tác phẩm tiêu biểu nhất khắc họa vẻ đẹp hình tượng người lính trong hai cuộc chiến tranh. - Hai đoạn trích tập trung miêu tả hiện thực chiến trường và tâm hồn lãng mạn, ý chí người lính. * Thân bài: - Học sinh phân tích những nét đặc điểm cơ bản của hình tượng trong hai đoạn thơ: + Người lính trong thơ Chính Hữu hiện lên trong những gian khổ, thiếu thốn; Trong sự sẻ chia, gắn bó khăng khít, xúc động của tình đồng chí để vượt qua gian khó; Trong bản lĩnh và tâm hồn lãng mạn bay bổng + Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật được miêu tả với nét đẹp trẻ trung, lạc quan yêu đời qua tư thế ung dung làm chủ những con đường, làm chủ chiến trường; kiêu dũng trước hiểm nguy, trước thiếu thốn; Tâm hồn cũng lãng mạn bay bổng để hòa mình vào vẻ đẹp đất trời… - So sánh: Chỉ ra điểm gặp gỡ và điểm riêng khác biệt của hai hình tượng trong hai đoạn thơ: + Điểm chung: Cả hai tác phẩm nói chung và 2 đoạn thơ nói riêng đều khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến trường để qua đó làm nổi bật vẻ đẹp chung của người lính cụ Hồ: Dũng cảm, đoàn kết, lạc quan yêu đời…, và hơn hết là tình yêu quê hương, đất nước. Cả hai đoạn thơ đều có sự kết hợp đẹp đẽ bút pháp lãng mạn và hiện thực. + Điểm riêng: Bài thơ “Đồng chí” được sáng đầu năm 1948 nên hình tượng người lính hiện lên với những nét đặc trưng rất riêng biệt của người lính thời kì đầu chống Pháp: Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc, không kém phần lãng mạn, bay bổng. Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” được Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến chống Mĩ nên hình tượng người lính hiện lên đậm chất lính – Trẻ trung, ngang tàng đầy khí phách mà lạc quan,yêu đời. *Kết bài: Đánh giá chung về thành công của hai hình tượng, hai bài thơ và thành công của hai tác giả về đề tài người lính. 1. 2. 3. 4. 0,25 0,25 0,25 2,0 1,0 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiê ̣n suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,25 luâ ̣n e. Chính tả, dùng từ, đă ̣t câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đă ̣t câu. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I II = 10, 00 điểm Lưu ý chung: Do đă ̣c trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở môi câu, đồng thời phải chă ̣t ch̃, diên đạt lưu loát, có cảm xúc. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí l̃ thuyết phục. Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rông hoă ̣c phần thân bài ở câu hai phần làm căn chỉ viết mô ̣t đoạn văn. 5. Cần trừ điểm đối với những lôi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2018 - 2019 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi ở dưới: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017, Tr.156) a. Trong hai từ mặt ở câu thơ đầu, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ. (0,5 điểm) b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình. (1,0 điểm) c. Theo em, nhà thơ giật mình trước những điều gì? (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) “Ước mơ tựa như đôi cánh giúp con người thoát khỏi khó khăn để vươn tới những điều tốt đẹp.” (Ước mơ - Albert Camus) Từ cách hiểu của em về ý kiến nêu trên, hãy viết một bài văn về vai trò của ước mơ đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. ---Hết--- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .......................................... Số báo danh:......................................... Giám thị 1 (Họ tên và ký): ............................................................................................ Giám thị 2 (Họ tên và ký): ............................................ ................................................. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Câu Ý Nội dung Về đoạn trích trong Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy. a - Từ mặt thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc, từ mặt thứ hai được dùng theo nghĩa chuyển. - Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ. - Biện pháp tu từ: nhân hóa (ánh trăng im phăng phắc); đối (im phăng phắc >< giật mình). - Tác dụng: Khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. Nhấn mạnh vào sự thức tỉnh nhân cách con người trước sự thủy chung trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ. - Nhà thơ “giật mình” trước sự suy thoái về đạo đức, lối sống của xã hội, trong đó có bản thân mình: Khi sống trong hòa bình đã vội quên đi quá khứ lam lũ ở làng quê và những hi sinh mất mát thời chiến tranh. (Sự vô tình, thờ ơ, lãng quên quá khứ lam lũ khi sống trong hòa bình đẹp đ̃). 1 b c 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TS LỚP 10 THPT Năm học 2018 - 2019 Môn: Ngữ Văn (Huớng dẫn chấm gồm 03 trang) Điểm 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Vấn đề vai trò của ước mơ. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm của vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 3,0 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của ước mơ. c. Triển khai vấn đề: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học trong nhận thức và hành động. * Giải thích: - Ước mơ là những dự định, những toan tính lớn lao mà con người khao khát đạt được, là mục tiêu mà con người đặt ra cho mình. - “Ước mơ tựa như đôi cánh giúp con người thoát khỏi khó khăn để vươn tới những điều tốt đẹp” là một so sánh tương đồng khẳng định vai trò to lớn của ước mơ trong cuộc sống mỗi con người. * Bàn luận: Vai trò của ước mơ trong cuộc sống mỗi con người: + Ước mơ chính là động lực khích lệ chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. Là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp, làm tâm hồn ta phong phú. Ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. (dẫn chứng) + Nếu không có ước mơ cuộc sống của chúng ta sẽ mất phương hướng vô định, sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì, sẽ dẫn tới lối sống hoài sống phí, tâm hồn khô cằn và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. * Bình luận mở rộng: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám. Con đường đến với ước mơ không phải dễ dàng, đòi hỏi chúng ta phải có niềm tin, ý chí nghị lực. Không ước mơ viển vông thiếu thực tế và không trong sáng. * Liên hệ thực tế: trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 3 mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không có ý chí phấn đấu, sống buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới hoặc có những ước mơ hão huyền. Chúng ta cần lên tiếng phê phán. * Rút ra bài học nhận thức và hành động: Mỗi chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình và cố gắng thực hiện chúng.. Có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp,... Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một nhân vật trong truyện ngắn: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng l̃ Sa Pa” học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long: ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của ông không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình - Giới thiệu về tác phẩm sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai, in trong tâp “Giữa trong xanh” 1972 - Truyện xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ. b. Thân bài b1. Công việc và hoàn cảnh sống: - Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh n ăm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng. Anh có 4 ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng có mưa gió, bão tuyết. - Hoàn cảnh sống đặc biệt. Cái khó khăn lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để được gặp mọi người. b2. Nhân vật anh thanh niên có nhiều phẩm chất đáng quý: - Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất dẹp, giản dị mà sâu sắc. Anh quan niệm sống là cống hiến. Anh có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: Yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. - Một người hiếu khách, cởi mở và chân tình: + Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết, chuyến nào chạy lên bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm. + Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên n hà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hàng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách…Đến khi chia tay anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ ốp”, và có lẽ để che giấu cái e 0.25 0,25 0,25 5,0 0,5 1,0 2,5 ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay n hau ngay, bởi biết là không bao giowg gặp nhau nữa. - Một người Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét. - Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: + Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người. + Anh tự tạo niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi. + Anh sống ngăn nắp, gọn gang với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách… b3. Tác động của anh thanh niên đến những người xung quanh: - Anh làm cho những người tiếp xúc với mình cảm thấy khâm phục: Ông họa sĩ thấy “ người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc”. Nhọc vì 0,25 không biết làm thế nào để vẽ hết cái hồn của người thanh niên ấy vào bức chân dung của mình. Còn cô kĩ sư cảm thấy bàng hoàng, làm cô hiểu them về cuộc sống một mình dũng cảm, tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới của những người mà anh kể, và về cả con đường cô đang đi tới. => Con người anh và những công việc anh đang làm đã truyền cảm hứng, say mê công việc và niềm tin cho những người xung quanh. b4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. - Miêu tả nhân vật ở nhiều điểm nhìn khác nhau. 0,25 - Nhân vật tự bộc lộ chủ yếu qua đối thoại. - Lời văn giản dị ,tinh tế. c. Kết luận: - Khẳng định vẻ đẹp nhân vật về tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, công việc. Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có 0,5 lý tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. - Rút ra bài học cho bản thân: + Sống có lý tưởng, mục đích, cống hiến. + Sống giản dị, cởi mở, chân thành với mọi người Tổng điểm 10, 0 * LƯU Ý KHI CHẤM BÀI: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Cho điểm lẻ thấp nhất đến 0,25 và không làm tròn. UBND HUYỆN LẠNG GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ LẦN 2 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2018 - 2019 Môn thi: Văn Ngày thi: 26/4 /2018 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (2.0 điểm). Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trôi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”. (Lũy làng - Ngô Văn Phú) a. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên. b. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn đó. c. Trong câu văn “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nêu ngắn gọn hiệu quả của cách sử dụng nghệ thuật ấy. Câu 2 (3.0 điểm). Từ câu văn “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” trong đoạn văn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về tình mẫu tử của con người trong cuộc sống ngày nay. Câu 3 (5.0 điểm). Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. ----------------------------------Hết------------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ý a b c 2 1 Nội dung Về đoạn trích “Lũy làng” của Ngô Văn Phú - Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốc(tre), mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây. - Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? - Chức năng: Khẳng định - Trong câu văn tác giả đã sử dụng nghệ thuật: đảo ngữ. - Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng. Bàn về tình mẫu tử của con người trong cuộc sống ngày nay qua câu văn.. * Yêu cầu về kỹ năng - Đảm bảo hình thức một bài văn nghị luận xã hội, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. - Đảm bảo chuẩn xác về câu, dùng từ, diễn đạt, chính tả,... Điểm 2,0 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 3,0 0,25 0,25 2 *Yêu cầu về nội dung Đề mang tính mở nên thí sinh có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản nhằm định hướng chấm bài: MB TB Giới thiệu được vấn đề nghị luận, trích dẫn được câu văn nêu trong đề, định hướng được vấn đề nghị luận. * Gợi hướng: 1. (Giải thích) Tình mẫu tử là gì? - Nêu ý nghĩa ngắn gọn câu văn đã nêu ở đề bài liên hệ tới tình mẫu tử của con người - Nêu khái niệm tình mẫu tử: + Đây là một tình cảm tự nhiên ,thiêng liêng giữa mẹ và con + Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con =>Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc giữa mẹ và con 0,25 2, (Bàn luận) Vì sao cần có tình mẫu tử đối với mỗi con người?(vai trò) - Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi.. - Giúp chúng ta thức tỉnh khi vấp ngã trong cuộc sống… 0. 5 3, (Biểu hiện)Tình mẫu tử được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? - Tình cảm yêu thương… trách nhiệm của mẹ với con,….(dẫn chứng) - Là lòng biết ơn, là sự yêu thương,.. trách nhiệm của con với mẹ (dẫn chứng) 0. 5 0.25 - Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa (dẫn chứng) - Làm con phải biết vâng lời, nhưng trong những việc mẹ dạy, điều nào ta biết chắc là chưa đúng thì cần tâm sự chia sẻ cùng mẹ giúp mẹ hiểu ra lẽ phải… 4. Nếu con người không coi trọng tình mẫu tử thì cuộc sống sẽ ra sao? (Lật ngược vấn đề - bàn về mặt trái ): 0.25 - Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ… 5. Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử - Con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó… - Không ngừng nỗ lực học tập , tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta… - Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử 0. 5 dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được… KB Trở lại câu văn trong đoạn trích - nhấn mạnh vấn đề nghị luận và nêu lời khuyên Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê 3 1 2 * Yêu cầu về kỹ năng - Đảm bảo hình thức một bài văn nghị luận văn học, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. - Đảm bảo chuẩn xác về câu, dùng từ, diễn đạt, chính tả, có ý tưởng cách viết sáng tạo *Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 0,25 5.0 0,25 0,25 MB - Giới thiệu đôi nét về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” và 0.5 tác giả Lê Minh Khuê - Giới thiệu Phương Định - một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường. TB A, Về nội dung: (2,5 điểm) * Lưu ý: Học sinh có thể cảm nhận – phân tích vẻ đẹp của nhân vật theo nhiều hướng khác nhau, xong cần có những nội dung cơ bản sau: * Ý 1: Giới thiệu khái quát nhân vật( xuất thân, lý do đến chiến trường...) * Ý 2: Vẻ đẹp của chị toát lên ngay trong hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi chiến trường gian khổ và ác liệt: - Hoàn cảnh sống: (phân tích dẫn chứng) ..-> Khó khăn gian khổ.. - Công việc: (phân tích dẫn chứng)- >Công việc hết sức nguy hiểm => Vẻ đẹp của sự sẵn sàng chịu đựng gian khổ và hy sinh- vẻ đẹp của dáng đứng con người thời đại… * Ý 3: Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn giữ được nét đẹp dịu dàng, duyên dáng hồn nhiên,mơ mộng. - Nét đẹp về ngoại hình: (phân tích dẫn chứng)… -> Vẻ đẹp của cô gái dịu dàng nữ tính giữa mưa bom bão đạn - Vẻ đẹp về tâm hồn: (phân tích dẫn chứng)…-> Vẻ đẹp tâm hồn giầu mộng mơ, lãng mạn * Ý 4: Đặc biệt là vẻ đẹp bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu: - Trong một lần phá bom: (phân tích dẫn chứng)… -> Phương Định trong chiến đấu dày dạn kinh nghiệm, bản lĩnh,…giầu tâm trạng.. => Vẻ đẹp của sự dũng cảm kiên cường – quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh 0.5 0,5 0,75 0,75 * Ý 5: Tình cảm gắn bó với đồng chí,đồng đội. - Yêu mến,quan tâm, chăm sóc.. (phân tích dẫn chứng) 0,5 => Vẻ đẹp của tình cảm đồng đội đồng chí gắn bó keo sơn như tình thân ruột thịt. Đó là sức mạnh tiếp thêm sức mạnh cho những người lính nơi chiến trường. KB 0.5 B, Về nghệ thuật: ( 0,5 điểm) - Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động… - Ngôn ngữ tự sự kết hợp với miêu tả , nhịp văn dồn dập, kiểu câu rút gọn… - Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vật (khẳng định lại vấn đề) 0.5 -Khẳng định giá trị - vị trí của tác phẩm trong nền văn học. - Liên hệ bản thân về trách nhiệm với đất nước(tích hợp giáo dục quốc phòng)… * Lưu ý khi chấm bài: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo; tùy mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. - Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN YÊN Câu 1: Cho đoạn thơ sau: ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2017 N 2018 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 29/5/2018 Thời gian làm bài: 120 phút Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà.. ( Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan) a. Tìm câu rút gọn trong đoạn thơ. b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp hai câu thơ cuối c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ. Câu 2: Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách với mục đích chưa tốt. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Câu 3: Cảm nhận của em về tình phụ tử qua đoạn trích sau: “ Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba... a... a... ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên - nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.......... Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con.- Không! - Con bé hét lên, hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Trích "Chiếc lược ngà" - Nguyên Quang Sáng Họ và tên học sinh................................................ Số báo danh:.................. HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 lần 4 Môn Ngữ văn Câu 1: (2đ) a. Câu rút gọn: Bước tới đèo ngang bóng xế tà 0,5 b. Lom khom/ dưới núi /tiều vài chú VN TN CN Lác đác /bên sông /chợ mấy nhà.. VN TN 0,25 CN 0,25 c - Từ láy: lom khom, lác đác. 0,5 - Tác dụng : Gợi sự sống thưa thớt của con người trên Đèo Ngang, khiến 0,5 cho cảnh Đèo Ngang càng trở nên hoang sơ, mênh mông. Câu 2: - Yêu cầu về kỹ năng: 0.25 (3đ) - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận xã hội – về một hiện tượng . - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả. - Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng. - Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận. 0,25 *Thân bài: - Giải thích: 0,25 Điện thoại di động ( còn goị là điện thoại cầm tay) là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vạo mạng viễn thông nhờ có sự kết nối sóng( kết nối không dây) mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. - Thực trạng. + Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường 0,25 học: + Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: Dùng ngay trong các giờ học để 0,25 nhắn tin , nói chuyện riêng, trong các giờ kiểm tra dùng để tải tài liệu trên Internet để làm bài, đối phó...... + Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: tải hình ảnh, tải các văn hóa 0,25 đồi trụy, phát tán các clips có nội dung xấu lên mạng, dùng để nhắn tin hù dọa........ - Hậu quả: + Sử dụng điện thoại trong giờ học dẫn đến không hiểu bài, hổng kiến 0,25 thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra tạo thói quen lười biếng, ỷ lại 0,25 khonng tốt cho việc học tập.... + Sử dụng điện thoại với mục đích xấu làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người chung quanh, lệch chuẩn về đạo đức, vi phạm pháp luật.......... - Nguyên nhân. + Xã hội phát triển, đời sống tinh thần được nâng cao điện thoại di động trở thành vật dụng không thể thiếu đối với con người. + Nhiều gia đình có điều kiện chiều con trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại lỏng lẻo trong việc quản lí việc sử dụng điện thoại của con em mình. + Học sinh lười học, thiếu hiểu biết, ý thức chưa tốt quá lạm dụng các chức năng của điện thoại. - Giải pháp. + Bản thân học sinh cần nhận thức được mặt lợi và mặt hại trong việc sử dụng điện thoại di động, biết sống có văn hóa, có đạo đức chấp hành tốt nội quy nhà trường, sống và làm việc theo pháp luật. + Gia đình quan tâm hơn đến các em, gần gũi, tìm hiểu kịp thời uôn nắn những hành vi sử dụng điện thoại sai lệch... + Nhà trường cần nâng cao giáo dục văn hóa sử dụng điện thoại..... *Kết bài: Khẳng định lại thực trạng của vấn đề, đưa ra lời khuyên. Câu 3: * Yêu cầu về kỹ năng (5đ) - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận về đoạn truyện. - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả. - Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a) Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; vị trí đoan trích, khái quát nội dung và nghệ thuật đoạn truyện. b) Thân bài - Giới thiệu chung: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” xoay quanh tình cảm giữa cha con ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu là một cán bộ cách mạng thoát li đi kháng chiến, khi bé Thu còn chưa đầy một tuổi. Trong những năm kháng chiến phải sống xa nhà ông luôn khao khát được gặp con. Ngày được trở về anh vui mừng hạnh phúc khi nghĩ tới được gặp con được nghe con gọi tiếng ba. Trớ trêu thay khi gặp được con, Thu lại lạnh lùng xa cách khiến ông Sáu rất buồn.Trong buổi chia tay hạnh phúc bỗng vỡ òa với ông khi con gọi tiềng ba.Đoạn truyện đã thể hiện cảm động tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan