Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tuyển sinh lớp 10 Môn văn Bộ 39 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2020 của các sở giáo dục trên...

Tài liệu Bộ 39 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2020 của các sở giáo dục trên cả nước có đáp án

.DOC
235
217
124

Mô tả:

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 Sở GD&ĐT Quảng Ninh KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn PHẦN I. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: (1) Có người hỏi tôi, tại sao sân bay quốc tế Vân Đồn, một sân bay còn rất "trẻ", lại được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch. Khi ấy, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là tập thể của mình. Cùng với cơ sở vật chất, phương tiện và quy trình, thì nhiệt huyết lần trách nhiệm và lòng yêu nước của các anh, chị, em tối là sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn. Tôi nhìn thấy niềm hạnh phúc trong ánh mắt, nụ cười "đồng đội" khi thấy đồng bào đặt chân lên đất mẹ. (2) Chiều nay, vừa nhận được tin nhắn của con gái không được gặp ba sau nhiều tháng xa cách "Ba nhớ giữ gìn sức khỏe!", cũng là lúc đồng nghiệp gửi cho tôi hình chụp lời bình luận trên mạng dưới thông tin sân bay quốc tế Vân Đồn đón đồng bào về nước: "Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có thể chưa cất cánh về mặt kinh tế, nhưng đã khởi đầu bằng một nhiệm vụ quốc gia nặng nghĩa nặng tình!". (3) Khóe mắt tôi bỗng cay cay. Hình ảnh một thương cảng Vân Đồn sầm uất 100 năm trước hiện lên cùng niềm tin. Tôi biết, sau những chuyến đón đồng bào về tổ quốc, sẽ là những chuyến đón đưa nhộn nhịp kết nối Việt Nam với khắp năm châu. Sau những ánh mắt mừng vui của các "chiến binh" áo trắng, áo xanh của tôi ngoài kia đón "người mình” an toàn về tổ quốc, sẽ là nụ cười hạnh phúc của các anh chị em, thấy quê hương mình phát triển và trên con đường chông gai khó kể, Vân Đồn sẽ cất cánh bằng niềm tin của Tổ quốc Việt Nam. (Phạm Ngọc Sáu, http://vnexpress.net/goc-nhin/cat-canh-bang-niem-tin4074950.html) Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn văn (1), tác giả khẳng định những cơ sở nào khiến sân bay Vân Đồn được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch ? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định các lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (2). Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn (3). Câu 4. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn in đậm. PHẦN II. Tạo lập văn bản (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Tạm dừng việc đến trường, không dừng việc học" là thông điệp Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắn gửi tới các giáo viên, học sinh toàn quốc trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Từ thông điệp trên, hãy viết một đoạn văn (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối (gạch chân từ nối). Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều, dẫn theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, trang 94) Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2020 PHẦN I. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: (1) Có người hỏi tôi, tại sao sân bay quốc tế Vân Đồn, một sân bay còn rất "trẻ", lại được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch. Khi ấy, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là tập thể của mình. Cùng với cơ sở vật chất, phương tiện và quy trình, thì nhiệt huyết lần trách nhiệm và lòng yêu nước của các anh, chị, em tối là sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn. Tôi nhìn thấy niềm hạnh phúc trong ánh mắt, nụ cười "đồng đội" khi thấy đồng bào đặt chân lên đất mẹ. (2) Chiều nay, vừa nhận được tin nhắn của con gái không được gặp ba sau nhiều tháng xa cách "Ba nhớ giữ gìn sức khỏe!", cũng là lúc đồng nghiệp gửi cho tôi hình chụp lời bình luận trên mạng dưới thông tin sân bay quốc tế Vân Đồn đón đồng bào về nước: "Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có thể chưa cất cánh về mặt kinh tế, nhưng đã khởi đầu bằng một nhiệm vụ quốc gia nặng nghĩa nặng tình!". (3) Khóe mắt tôi bỗng cay cay. Hình ảnh một thương cảng Vân Đồn sầm uất 100 năm trước hiện lên cùng niềm tin. Tôi biết, sau những chuyến đón đồng bào về tổ quốc, sẽ là những chuyến đón đưa nhộn nhịp kết nối Việt Nam với khắp năm châu. Sau những ánh mắt mừng vui của các "chiến binh" áo trắng, áo xanh của tôi ngoài kia đón "người mình” an toàn về tổ quốc, sẽ là nụ cười hạnh phúc của các anh chị em, thấy quê hương mình phát triển. Và trên con đường chông gai khó kể, Vân Đồn sẽ cất cánh bằng niềm tin của Tổ quốc Việt Nam. (Phạm Ngọc Sáu, http://vnexpress.net/goc-nhin/cat-canh-bang-niem-tin4074950.html) Câu 1. (0,5 điểm) Những cơ sở nào khiến sân bay Vân Đồn được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch: "đầu tiên tôi nghĩ đến là tập thể của mình. Cùng với cơ sở vật chất, phương tiện và quy trình, thì nhiệt huyết lần trách nhiệm và lòng yêu nước của các anh, chị, em tối là sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn." Câu 2. (0,5 điểm) Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (2): "Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có thể chưa cất cánh về mặt kinh tế, nhưng đã khởi đầu bằng một nhiệm vụ quốc gia nặng nghĩa nặng tình!". Câu 3. (0,5 điểm) Hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn (3): cay cay., nhộn nhịp Câu 4. (0,5 điểm) Biện pháp tu từ ẩn dụ giúp câu văn càng trở nên sâu sắc và ấn tượng hơn, gợi cảm xúc trân trọng, đáng quý đúng như lời Vân Đồn sẽ cất cánh bằng niềm tin của Tổ quốc Việt Nam. PHẦN II. Tạo lập văn bản (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Đang cập nhật Câu 2. (5,0 điểm) Đảm bảo các ý sau: I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Giới thiệu đoạn thơ cuối (8 câu cuối) "Buồn trông cửa bể chiều hôm ......... Âm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”. II. Thân bài: - Cặp lục bát 1: Phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa. - Cặp lục bát 2: Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực. - Cặp lục bát 3: Phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt. - Cặp lục bát 4: Phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua. => Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. * Tổng kết nghệ thuật: - Điệp cấu trúc với điệp ngữ “buồn trông” - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình - Hình ảnh có sự tăng tiến gợi tả sự tăng tiến của cảm xúc III. Kết bài: – Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. – Phân tích bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Bạc Liêu NĂM HỌC: 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Văn Ngày thi: 13/7/2020 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau: Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”. (Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236) Câu 1: (3,0 điểm) a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm) b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm) c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."(1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) - Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ? Câu 3: (2,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). Câu 1: (5,0 điểm). Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. Câu 2: (8,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biến bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long, (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2018, tr.140) Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2020 Câu 1: (3,0 điểm) a. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. b. Trích dẫn trực tiếp. c. Phép thế: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc." = "Thay vì thế" Câu 2: (2,0 điểm) - Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại. Câu 3: (2,0 điểm) Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.) Ví dụ: Đồng tình vì: - Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại. - Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công. - Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình. II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). Câu 1: (5,0 điểm). Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. - Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không? Bàn luận vấn đề - Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện. - Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn. - Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra dc một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp. - Vấp ngã thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ. - Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn. - Mở rộng: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy. Câu 2: (8,0 điểm) Dàn ý tham khảo: 1. Giới thiệu chung - Tác giả: Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” - Dẫn dắt vào đoạn trích: là khổ 3 và khổ 4 của bài thơ, miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm với những vẻ đẹp bình dị của bút pháp hiện thực và trí tưởng tượng phong phú. 2. Cảm nhận a. Khổ thơ thứ nhất - Mở đầu đoạn trích là hình ảnh đoàn thuyền đang băng băng lướt sóng: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng.” Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la qua cái nhìn của nhà thơ bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ. Đoàn thuyền ấy có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như mở ra bát ngát mênh mông. Đoàn thuyền hòa nhập với thiên nhiên, con người cũng vươn lên ngang tầm vũ trụ, làm chủ thiên nhiên với sự tự tin, mạnh mẽ. - Giữa không gian bao la của trời biển, con thuyền trở thành trung tâm, vừa đẹp đẽ, khỏe khoắn, vừa giàu chất thơ. Thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền. - Người lao động đã đánh thức thiên nhiên, cùng thiên nhiên vũ trụ giao hòa trong công cuộc lao động. Lòng tin yêu con người và trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Thiên nhiên không đối lập với con người, không làm cho con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ mà càng trở nên lớn lao, mạnh mẽ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. - Hai câu tiếp theo miêu tả những công việc cụ thể của đoàn thuyền đánh cá: Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng Nhịp thơ hối hả, lôi cuốn. Con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền sức mạnh. Cuộc đánh cá có phương tiện kĩ thuật, được chuẩn bị như một cuộc chiến đấu với khí thế của những con người có niềm tin chiến thắng. b. Khổ thơ thứ hai - Những câu thơ miêu tả đàn cá đặc sắc, biển cả giàu có với những loại cá ngon và quý. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo cách nói dân gian “chim thu nhụ đé” để viết: Cá nhụ cá thu cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. - Hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa. Vảy cá đen hồng lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng vàng chóe. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội. - Vẻ đẹp của bức tranh lao động tiếp tục được thể hiện rõ hơn trong những đoạn thơ tiếp theo. c. Nhận xét - Hai đoạn thơ miêu tả khung cảnh lao động tươi vui với sự trù phú, giàu có của biển cả. - Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, so sánh đặc sắc. - Thể hiện phong cách nghệ thuật Huy Cận sau cách mạng tháng Tám: tin yêu vào cuộc sống mới, con người mới. 3. Tổng kết - Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn của tác giả vẽ nên bức tranh sơn mài rực rỡ về thiên nhiên và con người trong lao động. - Hình ảnh con người nâng lên ngang tầm vũ trụ và công việc đánh cá trở thành một công việc nên thơ. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của sở GD&ĐT Bình Dương Đề thi môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bình Dương KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn - đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156). Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm). Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188). Đáp án Phần I. Đọc hiểu Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng" Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình. Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ. Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn” II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) * Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống * Bàn luận vấn đề * Giải thích khái niệm: - Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,... - Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải. - Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống: + Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu. + Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai. + Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân. - Vì sao phải có lòng khoan dung? + Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn. + Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn. + Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ. Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ và còn khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn. - Rút ta bài học: + Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ. + Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng. Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: lòng khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt mà con người cần phát huy. Câu 2 (5.0 điểm) I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Dẫn dắt đề tài: nhân vật anh thanh niên II. Thân bài: * Giới thiệu tình huống truyện - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động. * Phân tích nhân vật anh thanh niên - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ. + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) => Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình. - Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người + Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:  Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m).  Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”  Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.  Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp + Hành động, việc làm đẹp Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) + Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp  Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực  Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người  Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé => Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. + Anh thanh niên đại diện cho người lao động Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. III. Kết bài: - Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Khánh Hòa KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn I. ĐỌC HIỂU (3,00 điểm) Đọc văn bản sau: NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ, Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện. (Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau: Hai tuẫn cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống. Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào? Câu 3. Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa gì? Câu 4. “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,00 điểm) Câu 1 (2,00 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự biết ơn. Câu 2 (5,00 điểm): Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và đất nước trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng, Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng đi Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao... (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 55-56) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu Đang cập nhật II. Làm văn Câu 1 (2đ) Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất. Câu 2 (5đ) I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả: Thanh Hải + Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam + Phong cách sáng tác + Tác phẩm tiêu biểu - Giới thiệu tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ + Hoàn cảnh sáng tác + Nội dung, nghệ thuật - Giới thiệu khái quát ba khổ đầu bài thơ II. Thân bài: * Khổ thơ thứ nhất - Bức tranh thiên nhiên xứ Huế + Hình ảnh: dòng sông, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện => Hình ảnh đặc trưng của xứ Huế mộng mơ => Phải là người am hiểu sâu sắc, tường tận về Huế thì mới có thể viết được những vần thơ chân thật, giản dị mà rất đỗi ngọt ngào đến vậy! * Khổ thơ thứ hai - Khung cảnh mùa xuân của đất nước. + Hình ảnh: người cầm súng, người ra đồng => Những người rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta + Nếu người ra đồng là người cung cấp lương thực, thực phẩm, nuôi sống các anh bộ đội "lộc trải dài nương mạ" + Thì "người cầm súng" là những người có trách nhiệm to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. III. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài thơ - Tình cảm của em dành cho bài thơ Đề thi vào lớp 10 năm 2019 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Cao Bằng KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn Câu 1: (2,0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con." (Theo Trần Quốc Minh) Câu 2: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sát và trả lời các câu hỏi: "Câu hát căng buồn với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi." a) Đoạn thơ được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ? Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một). Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2020
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan