Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 123

.DOCX
30
871
139

Mô tả:

Mục lục I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA:........................................................................................1 1. Điều kiện tự nhiên:........................................................................................................................1 a. Địa lý:..........................................................................................................................................1 b. Biên giới:.....................................................................................................................................1 c. Khí hậu:......................................................................................................................................2 d. Tài nguyên thiên nhiên:.............................................................................................................2 2. Văn hóa:.........................................................................................................................................2 a. Dân số:........................................................................................................................................2 b. Ngôn ngữ:...................................................................................................................................3 c. Giáo dục:....................................................................................................................................3 d. Tôn giáo, tín ngưỡng:................................................................................................................4 e. Truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống...........................................................................4 f. Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc...................................................................................................6 II. Môi trường kinh tế:.......................................................................................................................7 1. Toàn cảnh về nền kinh tế Hàn Quốc:...........................................................................................7 a. Từ năm 60 đến giữa những năm 70 – tập trung phát triển nông thôn:.................................7 b. Phát triển ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô và dịch vụ:...........................................8 c. Các chỉ số:..................................................................................................................................8 2. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Hàn Quốc:...............................................................................9 a. Công nghiệp đóng tàu:..............................................................................................................9 b. Công nghiệp chế tạo và sản xuất xe ô tô:...............................................................................10 c. Công nghiệp bán dẫn:..............................................................................................................11 d. Công nghiệp điện tử:...............................................................................................................12 e. Công nghiệp thép:....................................................................................................................13 III. Chính trị:......................................................................................................................................14 1. Bộ máy nhà nước:........................................................................................................................14 a. Tổng thống – người đứng đầu nhà nước:...............................................................................14 b. Quốc hội – cơ quan lập pháp...................................................................................................15 c. Chính phủ – cơ quan hành pháp............................................................................................15 d. Cơ quan tư pháp – Viện kiểm sát và Tòa án..........................................................................16 2. Hiến pháp:....................................................................................................................................16 3. Chính sách kinh tế:......................................................................................................................16 a. Thu hút đầu tư nước ngoài......................................................................................................16 b. Chính phủ xây dựng hệ thống hỗ trợ nhà đàu tư:.................................................................17 c. Thực hiện tự do hoá thị trường...............................................................................................17 IV. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA HÀN QUỐC.................................18 1. NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC............18 a. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.........................................................................................................18 b. VỀ VĂN HÓA..........................................................................................................................19 2. VỀ KINH TẾ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ 21 a. Nền kinh tế :.............................................................................................................................21 b. Chính sách thu hút đầu tư :....................................................................................................23 c. Các chính sách thúc đẩy đầu tư :............................................................................................24 3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC...........................................25 a. Mậu dịch:.................................................................................................................................25 b. Đầu tư:......................................................................................................................................26 c. Giả mã làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.............................................................27 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA: 1. Điều kiện tự nhiên: a. Địa lý: Là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á. Vị trí bán đảo nối liền đại lục và nhìn ra đại dương. Bắc Triều Tiên là quốc gia duy nhất giáp với Hàn Quốc. Các phía Nam, Tây, Đông đều giáp với biển Đông. Diện tích Hàn Quốc là khoảng 100.032 km² Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Hàn Quốc có rất nhiều đồi núi, chiếm 70% diện tích lãnh thổ. Các đồi núi thấp tập trung ở phía Nam và Tây, cao dần về phía Đông và Bắc Tổng diện tích toàn bán đảo, bao gồm cả những hòn đảo, là 223,170 km². Có 3,579 đảo nói nằm gần bán đảo. Phần lớn trong số chúng nằm dọc theo bờ biển phía tây và nam. Đảo lớn nhất Jeju-do nằm ở góc tây nam của bán đảo và có diện tích 1,825 km². Khoảng cách từ HQ đến Việt Nam là hơn 3000km, đến Nhật Bản và Trung Quốc hơn 200km. Hàn Quốc có nhiều sông ngòi lớn, có tiềm năng lớn phát triển về ngành năng lượng thủy điện.Một số sông ngòi lớn nổi bật ở Hàn Quốc như sông Nakdong là sông dài nhất của Hàn Quốc (521 km). Sông Hán, chảy qua Seoul, dài 514 km, và sông Geum dài 401 km. Các con sông lớn khác bao gồm Imjin, chảy qua cả hai miền và chung một cửa sông với Sông Hán; sông Bukhan một nhánh của sông Hán cũng chảy từ Bắc Triều Tiên sang, và sông Somjin. Các con sông lớn chảy từ bắc tới nam hoặc đông sang tây và chảy vào Hoàng Hải hoặc eo biển Triều Tiên. Chúng có xu hướng rộng và nông, và thay đổi độ rộng vào mùa nước lên. b. Biên giới: Đường ranh giới giữa hai miền Triều Tiên là vĩ tuyến 38°. Sau Chiến tranh Triều Tiên, Khu phi quân sự Liên Triều (DMZ) được hình thành như là ranh giới giữa hai miền. Khu phi quân sự được canh gác cẩn mật, với một dải đất rộng 4.000 mét chạy dọc theo biên giới thành lập bởi những Hiệp định đình chiến Liên Triều, từ bờ biển phía đông sang bờ tây dài khoảng 241 km (238 km hình thành nên biên giới trên đất liền với Bắc Triều Tiên). Hiện nay, cuộc chiến giữa hai miền bán đảo này vẫn chưa kết thúc hẳn và thời gian gần đây dường như tình hình chính trị đang nóng lên với những hành động kiêu chiến của Bắc Triều Tiên. Đây cũng là một điểm cần lưu ý, đắn đo khi quyết định đầu tư vào Hàn Quốc vì chúng ta không thể đoán trước được những gì Bắc Triều Tiên dự định sẽ làm do chiến tranh hai miền vẫn còn chưa kết thúc. 1 2 c. Khí hậu: Hàn Quốc là một quốc gia có khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông cực kì lạnh buốt, nhiều tuyết. Còn mùa hè thì lại rất nóng nực. Mùa xuân và mùa thu là dễ chịu, nhưng ngắn. Nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động ở mức -7 đến 10 C và nhiệt độ trung bình tháng 7 giao động đến múc từ 22C đến 29 C. Đất nước nói chung có đủ mưa để duy trì sản xuất nông nghiệp của mình. Hạn hán nghiêm trọng xảy ra khoảng tám năm một lần, đặc biệt là ở phần phía tây nam nơi sản xuất lúa gạo của cả nước. Là một quốc gia ít phải chịu nhiều thiên tai như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines. Lũ lụt đôi khi xảy ra do nạn khai thác rừng quá trớn trong quá khứ. d. Tài nguyên thiên nhiên: Khác với miền bắc, Hàn Quốc tuơng đối nghèo về khoáng sản.Tài nguyên chính của Hàn Quốc là than (đa phần là than antraxít),quặng sắt và graphit. Đá vôi, Vonfram và chì ở Hàn Quốc rất dồi dào. Diện tích trồng trọt chiếm 20.5% tổng diện tích lãnh thổ, và đây cũng là một trong những ngành quan trọng của Hàn Quốc. Là quốc gia công nghiệp hóa cao,Hàn Quốc có lượng khí thải cácbôníc rất cao: 9 tấn/đầu người mỗi năm. 2. Văn hóa: a. Dân số: Dân số Hàn Quốc hơn 51 triệu người. Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul, dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người. Theo Bộ An ninh và hành chính Hàn Quốc, tính đến thời điểm cuối năm 2016, dân số Hàn Quốc thống kê theo đăng ký thẻ chứng minh nhân dân là 51.696.216 người, tăng 166.878 người so với năm 2016, tương đương tỷ lệ tăng 0,32%. Trong số này, dân số già ở độ tuổi trên 65 chiếm tỷ trọng cao nhất với 6.995.652 người, tăng 220.551 người so với một năm trước đó, tương đương tỷ lệ tăng 3,26%. Theo đó, tỷ lệ số dân ở độ tuổi trên 65 trên tổng dân số đã tăng từ 13,1% lên 13,5%. Trong khi đó, nhóm dân số ở độ tuổi dưới 15 có xu hướng thu hẹp dần. Tổng số dân ở độ tuổi này là 6.916.147 người, rớt xuống dưới ngưỡng 7 triệu người với con số cụ thể là 7.061.513 người vào thời điểm cuối năm 2015. Năm 2000, Hàn Quốc đã bước vào nguỡng cửa xã hội đang già hóa, với tỷ lệ dân số ở độ tuổi trên 65 khi đó vượt quá 7%. Với xu thế hiện nay, Hàn Quốc dự kiến sẽ chính thức trở thành xã hội già hóa với tỷ lệ dân số già trên 14% vào năm 2018. Con người Hàn Quốc được biết đến là những con người rất đỗi xinh đẹp. 3 b. Ngôn ngữ: Người Hàn Quốc sử dụng quốc ngữ của họ là chủ yếu. Tiếng Hàn có 65 triệu người sống ở hoặc gần Hàn Quốc. Ở những nơi khác trên thế giới, có tới 5,5 triệu người nói tiếng Hàn. Đây là ngôn ngữ rất khác với bất kỳ ngôn ngữ phương Tây nào về ngữ pháp và cách phát âm. Phương ngữ của Hàn Quốc bị chi phối bởi vị trí địa lý, vùng miền sinh sống. Cách viết của người Hàn Quốc rất rõ ràng và dễ hiểu, dễ học. Được đánh giá là loại ngôn ngữ khá dễ học cho người nước ngoài. c. Giáo dục: Có thể nói Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tinh thần tôn sư trọng đạo cao nhất thế giới. Tại đây, hầu hết tất cả trường trung học đều học vào ngày thứ 7. Khác so với các nước khác rằng trường trung học sẽ kết thúc vào chiều thứ 6. Khiến cho các học sinh cũng như thầy cô không được nghỉ ngơi một cách hợp lý. Trung bình một ngày các học sinh nước này sẽ bắt đầu học tập từ 8 giờ sáng cho tới 10 giờ khuya, cốt chỉ để sau 12 năm đèn sách sẽ có được một suất vào Đại học. Các bậc phụ huynh Hàn Quốc cho rằng chỉ có học hành mới có được tương lai tươi sáng, do đó họ đầu tư rất nhiều cho việc học hành của con cái. Theo thống kê, các gia đình Hàn Quốc thường phải chi 700 – 1000 USD (15 - 22 triệu đồng) mỗi tháng cho việc học thêm, học bổ túc của con. Tỷ lệ dân số tốt nghiệp đại học tại Hàn Quốc lên đến 71%, một con số khá “khủng”. Nhưng thực tế, 4% sinh viên tốt nghiệp vẫn không tìm được việc làm sau 4 tháng. Các công ty, cơ quan, xí nghiệp ở Hàn Quốc cũng rất chuộng thi cử. Sinh viên tốt nghiệp đại học cũng chưa chắc đã vượt qua được những kỳ thi sát hạch đầu vào của các công ty. Để vượt qua được các kỳ thi này, các ứng viên phải tiếp tục theo học các lớp học phụ đạo. Hàng năm, tại Hàn Quốc, hàng chục nghìn người tham gia vào các lớp học phụ đạo như thế để vượt qua kỳ thi tuyển dụng. Khoảng cách giàu nghèo tại Hàn Quốc càng chênh lệch, mọi người càng có xu hướng đổ xô vào những nhóm ngành được coi là “đức cao vọng trọng” trong xã hội. Không chỉ dừng lại ở bằng cấp, nhiều người còn cố gắng tích lũy càng nhiều chứng chỉ chuyên môn càng tốt. Họ coi đó là “lợi thế cạnh tranh” trong cuộc đua tìm kiếm việc làm Thành đạt trong xã hội đồng nghĩa với việc bạn có một kết quả học tập xuất sắc. Do đó áp lực học tập đối với các bạn trẻ hàn Quốc là rất lớn. Nhưng nó lại 4 tạo ra một thói quen tốt cho các bạn sinh viên trong trường Đại Học cũng như trong các doanh nghiệp sau nay thói quen học hỏi không ngừng và sự nghiêm túc trong công việc. Luật pháp tại đây cũng rất nghiêm ngắc đối với các thanh thiếu niên tuổi học trò. Họ không được phép tiếp xúc vào những khu quán bar, vũ trường,… và kể cả không được mua rượu và thuốc lá. d. Tôn giáo, tín ngưỡng: Lịch sử tôn giáo ở Hàn Quốc có thể được coi như điểm hội tụ của các tôn giáo khác nhau tràn vào bán đảo này trong suốt quá trình lịch sử của đất nước. Hàn Quốc là quốc gia tự do về văn hóa, do đó hầu hết các tôn giáo đều có mặt ở đây như: Phật giáo, Đạo tin lành, Thiên chúa giáo, Nho giáo và Hồi giáo. Có khoảng 53% người dân theo đạo và có hơn 500 tổ chức tôn giáo khác nhau đang hoạt động. Phật giáo là tôn giáo lớn nhất tại Hàn Quốc, chiếm 40% số người dân theo đạo, tiếp đến là Đạo tin lành với 34%… Vì vậy với nhiều khu thánh địa thờ cúng có các tượng Đức Phật và Bồ tát bằng vàng được dựng lên. Theo tín ngưỡng, người Hàn Quốc có xu hướng tránh số 4 (vì họ cho rằng đó là số tử). Do đó nhiều tòa nhà, trung tâm thương mại do Hàn Quốc xây dựng thì sẽ không có tầng 4 (từ lầu 3 tiếp theo là lầu 5) e. Truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống Giống với văn hóa Việt ngày trước ở Hàn Quốc người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam là tâm lý phổ biến của người Hàn Quốc. Nhưng để giải quyết các vấn đề lien quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ chính phủ Hàn đã sửa đổi hầu hết các văn bản liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa nam và nữ về quyền kế thừa Trong giao tiếp thông thường, người Hàn thường chào nhau bằng cách cúi người, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi hơn mình. người Hàn thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau, cuối người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người. Cách này, thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên, và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính. Đọc đến đây chúng ta đã thấy sự văn minh trong con người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc sống rất lạc quan, khác với những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, bạn sẽ thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày nay hiện đại 5 và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. Điều đáng chú ý, thanh niên hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẫm mĩ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất nhiều người phong cho đất nước này là đất nước dao kéo. Người Hàn khi kết hôn họ đeo nhẫn ở ngón áp út, tay trái cho nam tay phải cho nữ. Tuy có rất nhiều kiểu nhẫn nhưng, người hàn thường chọn mẫu nhẫn bạch kim dạng trơn, có họa tiết trên bề mặt nhẫn. Người hàn rất hay dùng kính ngữ và họ rất khiêm tốn rất ít khi tự đề cao bản thân. Trong cuộc sống, họ luôn đặt chữ Lễ và chữ Hiếu lên hàng đầu. Nhờ vậy, con người Hàn Quốc hầu hết đều sống rất gia giáo, lễ phép. Văn hóa uống rượu: Một trong những phong tục tập quán của người Hàn Quốc độc đáo và nổi tiếng nhất đó chính là văn hóa uống rượu. Soju là loại rượu phổ biến nhất ở Hàn Quốc và luôn luôn có mặt trong những bữa tiệc rượu của người Hàn. Khi uống rượu, người Hàn Quốc thường không tự rót rượu vào ly của mình vì họ cho rằng điều đó sẽ khiến họ lấy phải một người vợ không xinh đẹp. Lễ nghi của người Hàn Quốc được thể hiện rõ nét trong văn hóa uống rượu. Khi được người lớn tuổi hơn rót rượu, người nhỏ tuổi hơn phải cầm ly bằng hai tay và xoay lưng lại để uống, bởi việc uống trước mặt người lớn tuổi là biểu hiện của thái độ không tôn trọng. Văn hóa ẩm thực: Khi nhắc đến phong tục tập quán Hàn Quốc, chúng ta không thể không nhắc đến nền ẩm thực Hàn Quốc với những đặc sắc và phong phú các món ăn của đất nước này. Những món ăn của người Hàn Quốc đều rất đơn giản nhưng mang trong mình sự hấp dẫn và đặc biệt riêng. Các món ăn truyền thống như kim chi, bánh gạo, canh rong biển,…luôn có trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình Trang phục: trang phục truyền thống của Hàn Quốc và trở thành đặc trưng riêng của đất nước này Ngày lễ: Là một đất nước châu Á, Hàn Quốc cũng sở hữu rất nhiều ngày lễ tính theo lịch âm và gắn bó chặt chẽ với những tín ngưỡng dân gian. Trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến Tết Nguyên Đán Seollal, Chuseok (Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 âm lịch), Ngày sinh của Đức Phật (ngày 8 tháng 4 âm lịch),..Trong những ngày này, người dân Hàn Quốc luôn có những hoạt động độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Tín ngưỡng: Theo tín ngưỡng, người Hàn Quốc có xu hướng tránh số 4 (vì họ cho rằng đó là số tử). Do đó nhiều tòa nhà, trung tâm thương mại do Hàn Quốc xây dựng thì sẽ không có tầng 4 (từ lầu 3 tiếp theo là lầu 5) f. Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc 6 Người dân Hàn Quốc bị cho rằng đã có những hành động đối xử, ngược đãi, lạm dụng hay chửi mắng đối với người dân nhập cư. Ví dụ như cảnh sát quận Gangnam Hàn Quốc cho biết: "PSY nhí đang bị bôi nhọ - chỉ trích và thậm chí là sỉ nhục chỉ vì mẹ cậu là người Việt Nam" Cảnh sát phải can thiệp vì cậu bé gốc Việt Hwang Min Woo có thể gặp nguy hiểm trước sự phân biệt chủng tộc của 1 số lượng người Hàn đối với cậu bé. Chính Hwang Min Woo nói cậu thường xuyên bị dè bỉu và chê cười vì có mẹ là người Việt Nam. Hàn Quốc vẫn có một ý thức mạnh mẽ của niềm tự hào và một niềm tin bắt rễ sâu về sự ưu việt của dân tộc mình.Người nước ngoài sống tại Hàn Quốc chịu nhiều sự kì thị trong nhiều lĩnh vực xã hội, từ việc làm, giáo dục đến đời sống hàng ngày. Có đến 69% những người phụ nữ nhập cư theo con đường hôn nhân nói rằng họ phải chịu đựng nhiều hình thức lạm dụng, bao gồm cả vật chất, tinh thần hay tình dục, thậm chí sống trong sự kiểm soát bất hợp lý.. Ý thức về sự thuần chủng của người Hàn còn rất rõ rệt, và khái niệm về đa văn hóa cũng chưa đạt tới giai đoạn mà mọi người có thể thảo luận cách hội nhập các nhóm văn hóa khác nhau vào một xã hội hòa thuận và hưởng lợi từ sự đa dạng. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi bộ Bình đẳng giới và Gia đình, gần một nửa số gia đình đa chủng tộc ở Hàn Quốc cho biết họ bị phân biệt đối xử trong năm 2012, tăng lên so với năm 2009.  Do đó, có thể thấy rõ một điểm yếu chí mạng của Hàn Quốc trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt hơn là trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay. Rõ ràng đay là một rào cản lớn về văn hóa của Hàn Quốc khi thu hút đầu tư cũng như nhân công đến từ nước ngoài. II. Môi trường kinh tế: 1. Toàn cảnh về nền kinh tế Hàn Quốc: Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới. Kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. a. Từ năm 60 đến giữa những năm 70 – tập trung phát triển nông thôn: Vào năm 1961 khi GDP bình quân đầu người ít hơn 80 USD, hầu hết người dân không thể đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu, và phải chịu những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên, nạn đói đã xảy ra không bỏ sót một vùng đất nào. Tổng thống Hàn Quốc khi đó, ông Park Jung Hee nhận ra rằng trợ giúp của nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không có quyết tâm tự lực. Ông đã ban hành chính sách tập trung phát triển nông thôn, xây dựng phong 7 trào Saemaeul, được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung. Cụ thể, chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh ‘nông dân là người chủ đích thực’. Ban đầu chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết định phương án sử dụng số xi măng này. Người dân tự bỏ sức lao động để thực hiện việc xây dựng làng xã. Kết quả là sau một thời gian ngắn, có hơn 16.000 ngôi làng đã có những cải thiện rõ rệt về bộ mặt nông thôn. Vào năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, Chính phủ tăng mức đầu tư lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Khu vực nông thôn của Hàn Quốc đã thay đổi mạnh mẽ. Có khoảng 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước. Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng, Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá… Kết quả là đời sống khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt. Vào năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố. Đến năm 1979, 98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế. Tinh thần Saemaul đã vượt biên giới làng quê nông thôn, lan tỏa đến thành phố, không chỉ nằm ở hộ gia đình mà còn là tinh thần của các trường học, công sở. Phong trào Samuel Udong được đánh giá là cuộc cách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của người dân Hàn Quốc. Bên cạnh phong trào Saemaeul, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là ‘Kế hoạch năm năm’, được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào quá trình công nghiệp hóa và mở rộng thị trường. b. Phát triển ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô và dịch vụ: Từ năm 1970 đến 1980 - tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô . Với sự hỗ trợ của chính phủ, POSCO, một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp đóng tàu cũng đã phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Hàn Quốc có nhiều công ty nổi tiếng hoạt động đa quốc gia như Huyndai, Samsung có thị phần lớn trên thị trường đóng tàu và ô tô toàn cầu, tập đoàn Hyundai Kia Automotive Group đã đưa Hàn Quốc trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Bên 8 cạnh đó, hai nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix cũng chiếm gần 50% thị trường toàn cầu. Vào năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, trở thành một nền kinh tế phát triển. Hàn Quốc đã tập trung vào việc phát triển ngành dịch vụ, chiếm khoảng 70% GDP. c. Các chỉ số: Từ năm 1962 đến 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên tới 928,7 tỷ USD, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người tăng vọt từ 87 USD lên khoảng 19.231 USD. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Đến cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc còn hơn cả mức trung bình của Liên minh châu Âu. Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu. Năm 2014, Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục về khối lượng mậu dịch, xuất khẩu và thặng dư tài khoản mậu dịch trong hai năm liên tiếp. Năm 2015, Chính phủ dự tính tăng trưởng kinh tế là vào khoảng 3,8%, nhưng chỉ đạt được 2,6% do xuất khẩu sụt giảm với tốc độ mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do bị ảnh hưởng nặng nề của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS), năm 2015 Chính phủ Hàn Quốc đã tung ra gói kích thích trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,5 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế do dịch bệnh này đã làm giảm mạnh mức chi tiêu của người dân và ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Theo đề xuất, số tiền trên sẽ được huy động từ việc tận dụng ở mức cao nhất những khoản tiền chưa sử dụng đến của ngân sách năm 2014 và phát hành trái phiếu của chính phủ ở mức thấp nhất. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2016 đạt 2,8%. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người trong năm 2016 cũng tăng nhẹ, đạt mức 27.561 USD, tăng 1,4% so với năm 2015. Nếu tính theo giá trị đồng nội tệ won, GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng 4%, đạt 31,98 triệu won. Lạm phát: Tỉ lệ lạm phát của Hàn Quốc ở mức thấp, trong khi đó dù là 1 nền kinh tế phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. 9 Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới. 2. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Hàn Quốc: a. Công nghiệp đóng tàu: Ngành đóng tàu được xem như trái tim của sự phát triển kinh tế Hàn Quốc trong vài thập niên qua, đóng vai trò hàng đầu trong việc đưa người dân thoát khỏi đói nghèo. Từ xưởng đóng tàu hiện đại đầu tiên được khánh thành năm 1973, năng lực đóng tàu của Hàn Quốc đã không ngừng tăng tiến. Năm 2011, ngành đóng tàu sản sinh tổng giá trị 565,5 tỷ USD, là ngành xuất khẩu số một của quốc gia. Năm 1960, tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc ở mức cao 25% và trước khi bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người chỉ có 87USD (năm 1962). Đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở đất nước này đã tăng lên xấp xỉ 21.000USD, một sự nhảy vọt kinh tế đầy ấn tượng được hỗ trợ phần lớn bởi bước chuyển mình trở thành người khổng lồ trong ngành công nghiệp đóng tàu. Nhà máy đóng tàu hiện đại đầu tiên của Hàn Quốc đã được Hyundai Heavy Industries khai trương trong năm 1973, và cuối năm đó, đóng tàu được xác định là ngành mũi nhọn trong kế hoạch 5 năm của quốc gia. Năng lực đóng tàu ở Hàn Quốc đã tăng từ 190.000GT (gross tonnage - tổng dung tích) năm 1971 lên 1,3 triệu GT vào năm 1976. Đến năm 2011, ngành đóng tàu Hàn Quốc đạt 13 triệu GT với tổng giá trị 565,5 tỷ USD, là ngành công nghiệp xuất khẩu số một của quốc gia, chiếm hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, xếp trên cả ngành công nghiệp bán dẫn. b. Công nghiệp chế tạo và sản xuất xe ô tô: Cùng với ngành đóng tàu, công nghiệp ô tô Hàn Quốc là nhân tố quan trọng sản sinh ra một “con rồng châu Á” với GDP năm 2013 đạt 1.622 tỷ USD. Nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc hiện đứng thứ 5 thế giới cả về sản xuất và xuất khẩu, với khoảng 5 triệu xe mỗi năm. Chuỗi cung ứng hoàn hảo. Hàn Quốc có vị trí rất thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô, vì nằm giữa Nhật Bản của công nghệ cao, giá thành cao và Trung Quốc đang phát triển, chi phí thấp. Vì vậy, một trong những ưu điểm lớn của ngành công nghiệp ô tô xứ kim chi là có sự cân bằng giữa chi phí và chất lượng. Song vị trí địa lý thuận lợi 10 không thể mang đến thành công nếu Hàn Quốc không có chuỗi cung ứng hoàn hảo. Tại Hàn Quốc, các nhà sản xuất ô tô gắn kết rất chặt chẽ với các nhà cung cấp thông qua những hợp đồng dài hạn. Qua đó, nhà cung cấp linh kiện sẽ tham gia toàn bộ quá trình phát triển một chiếc xe ô tô, chia sẻ những thông tin quan trọng như mục tiêu chi phí, lợi nhuận dự kiến... Các doanh nghiệp ô tô Hàn Quốc có được sự hợp tác, hỗ trợ từ các nhà cung cấp trên cơ sở lợi ích chung, nhờ đó giảm thời gian và chi phí cho hoạt động thiết kế, nghiên cứu kỹ thuật... Nhờ mối liên kết chặt chẽ này, các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc như Huyndai và Kia đã mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, kéo theo các đối tác sản xuất linh kiện, phụ tùng. Nhờ đó, họ cắt giảm được những chi phí không cần thiết, rút ngắn thời gian sản xuất đáng kể và tăng cường quá trình trao đổi thông tin giữa các bên, giúp các nhà sản xuất Hàn Quốc có thể giảm thời gian cho ra đời một mẫu xe mới xuống còn 3 năm, so với 56 năm tại các quốc gia phương Tây. Nói cách khác, sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng đã giúp các hãng ô tô Hàn Quốc tiết kiệm được hàng triệu USD và giảm đáng kể những rủi ro trong quá trình nghiên cứu, phát triển, sản xuất. Năm 2012, hơn 50% sản lượng của Hyundai được sản xuất bên ngoài Hàn Quốc. Chiến lược thu hút công nghệ: Để các nhà sản xuất trong nước nhanh chóng nắm bắt được công nghệ của nước ngoài, khi ngành sản xuất ô tô bắt đầu hình thành tại Hàn Quốc, chính phủ nước này không cho phép các nhà sản xuất nước ngoài được tham gia thị trường nếu không liên doanh với các nhà sản xuất trong nước. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong nước đã từng bước nắm được công nghệ cao từ các đối tác nước ngoài có nền công nghiệp ô tô hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Kia Industry là liên doanh giữa Kyeongseong Precision Industry với Mazda năm 1964; Hyundai liên doanh với Ford năm 1968... Ban đầu, các doanh nghiệp ô tô Hàn Quốc chủ yếu lắp ráp. Mãi đến năm 1975 mới có chiếc ô tô “made in South Korea” từ A-Z đầu tiên ra đời, chiếc Hyundai Pony. Chiếc xe này được thiết kế bởi ItalDesign của Italia và dựa trên công nghệ của Mitsubishi Nhật Bản. Mẫu xe này sau đó được xuất khẩu sang Anh, Ecuador, đánh dấu một trang mới của ngành công nghiệp ô tô xứ kim chi. Bên cạnh chiến lược thu hút công nghệ nước ngoài, Seoul cũng rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 2011, tổng ngân sách dành cho R&D của Hàn Quốc đứng thứ 6 thế giới, với khoảng 45 tỷ EUR, tăng 18,67% so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng năm, Hàn Quốc đứng thứ 3 thế giới về chi tiêu cho "Chương trình Nghiên 11 cứu Phát triển tiên phong thế kỷ 21".Theo đó, chi tiêu cho R&D của Hàn Quốc trên GDP chiếm 4,03%, so với 3% GDP của EU. Chương trình này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển công nghệ của Hàn Quốc, nằm trong khuôn khổ kế hoạch quốc gia với tên gọi "Tầm nhìn dài hạn cho phát triển khoa học và công nghệ hướng tới 2025". Chương trình nhắm tới 23 dự án, trong thời gian 10 năm, phát triển các công nghệ cốt lõi mang tiềm năng thương mại. Mỗi dự án được tài trợ ít nhất 1 triệu USD. Chính phủ Hàn Quốc đã chọn 6 lĩnh vực công nghệ cốt lõi cho phát triển tương lai và sẽ đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD cho mỗi lĩnh vực trong 5 năm tới, gồm công nghệ thông tin, sinh học, nano, môi trường, vũ trụ và văn hóa. c. Công nghiệp bán dẫn: Lịch sử ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1965. Khởi điểm từ việc lắp ráp linh kiện bán dẫn, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản phát triển bộ nhớ DRAM 64K vào năm 1983 và vươn tới đỉnh cao thị trường chíp nhớ DRAM vào năm 1992. Trong năm 2013, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên thương mại hóa chíp nhớ V-NAND flash ba chiều. Hàn Quốc cần nỗ lực để giữ vị thế đứng đầu trong lĩnh vực này với những bước cải tiến táo bạo sau khi nghiên cứu công nghệ và thị trường một cách thật cẩn trọng. Cho đến thời điểm hiện tại, theo CNBC, Hàn Quốc chiếm tới 17% thị trường bán dẫn toàn cầu và 64% thị trường chip nhớ. Theo một báo cáo của CNBC, doanh thu của hai nhà sản xuất chíp bán dẫn lớn nhất Hàn Quốc là hãng điện tử Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc gần như chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 100.000 tỷ won (88,6 tỷ USD). Cả hai công ty này đều đang xác lập kỷ lục về doanh thu mỗi quý. Những lo ngại về ngành bán dẫn. Mặc dù đã có những thành công trong những năm gần đây, theo Báo cáo mới nhất do Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc công bố cho thấy: ngành công nghiệp điện tử của nước này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân công. Theo báo cáo, trong nửa cuối năm 2016, số công việc không có người làm trong ngành công nghiệp điện tử tại Hàn Quốc là hơn 7.000 vị trí, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt kỹ sư công nghệ và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất phần cứng máy tính và viễn thông cũng đang ngày càng trầm trọng hơn. Điều này dẫn đến việc các công ty thuộc ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc buộc phải thuê hơn 5.000 nhân công thiếu kỹ năng để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Tháng 7/2017, Samsung Electronics từng kêu gọi sự 12 hỗ trợ từ Chính phủ Hàn Quốc nhằm giúp lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn vượt qua tình trạng thiếu lao động trầm trọng này. Ngoài ra, cũng có không ít ý kiến lo ngại rằng thời kỳ thịnh vượng ngành chíp bán dẫn sẽ không thể kéo dài. Một số ý kiến cho rằng ngành chíp bán dẫn có thể sẽ quay lại xu hướng giảm. Khi đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cần phải có biện pháp để đầu tư cho ngành công nghiệp này hoặc tìm kiếm các ngành thay thế khác. Mặc dù ngành công nghiệp chíp bán dẫn đang trong thời kỳ “hoàng kim” nhờ đón đầu được xu hướng thời đại mang tên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhưng nhiều chuyên gia chỉ ra rằng Hàn Quốc cần phải có cái nhìn xa hơn, sau thời kỳ hoàng kim này, để đi đầu phát triển ngành công nghiệp chủ lực trong tương lai. d. Công nghiệp điện tử: Từ năm 1960 cho đến nay, công nghiệp điện tử luôn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc. Từ sau khi lập quốc năm 1948, trải qua cuộc nội chiến 1950-1953, nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng lạc hậu, đói kém nặng nề, và vì vậy ngành công nghiệp điện tử chưa thực sự được bắt đầu trong giai đoạn này. Nhưng bước sang thập niên 1960, với những chính sách mà chính phủ đưa ra nhằm cải tổ đất nước nói chung, nền kinh tế nói riêng, một trang sử mới đã được mở ra cho ngành công nghiệp điện tử với sự kiện tập đoàn điện tử LG chính thức được thành lập năm 1958 tại Busan. Trải qua hơn 50 năm phát triển, đạt được vô số những thành tựu nổi bật qua từng chặng chặng đường, giờ đây ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc được xếp thứ 4 trên thế giới, đồng thời cũng là một nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hàn Quốc. Theo Hiệp hội Phát triển Công nghiệp điện tử và viễn thông Hàn Quốc (KEA) cho biết quy mô sản xuất ngành công nghiệp điện tử năm 2017 của Hàn Quốc đã đạt 121,717 tỷ USD, tăng 10,3% so với mức của năm 2016 là 108,03 tỷ USD. Về quy mô thị trường, Hàn Quốc đứng thứ năm thế giới năm 2017 với quy mô đạt 50,517 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2016 đạt 51,656 tỷ USD. Theo đó, thị phần trên thị trường toàn cầu của hàng điện tử Hàn Quốc cũng giảm nhẹ từ 3% xuống còn 2,9%, đứng thứ năm thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Đức. e. Công nghiệp thép: Chính phủ Hàn Quốc đã xác định ngành thép là một trong các ngành kinh tế cơ sở quan trọng nhất (generative sector), là một trong những ngành kinh tế thu hút một lượng vốn đầu tư lớn, vừa đóng vai trò tập hợp vốn, kiến thức và công nghệ, và sau đó là nguồn của các sáng tạo trong công nghệ và 13 quản lý cho các ngành liên quan tham khảo. Sản phẩm sắt thép là nguyên liệu đầu vào cơ bản của hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm như ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, phương tiện giao thông vận tải, ngành đóng tàu, containers, ngành điện máy gia dụng và ngành xây dựng, do đó có thể nói ngành thép chính là chất xúc tác cho sự tăng trưởng các ngành kinh tế liên quan của Hàn Quốc để có được các thành tựu như ngày hôm nay. Sản lượng thép Hàn Quốc trong mười năm trở lại đây luôn được xếp hạng thứ năm hoặc thứ sáu thế giới, với sản lượng thép thô sản xuất tương ứng các năm 2014, 2015 và 2016 là 71.5 triệu tấn, 69.7 triệu tấn và 68.6 triệu tấn. Ngành thép Hàn Quốc ngay từ lúc mới hình thành và phát triển đã là một ngành có mức độ tập trung hóa rất cao, sản lượng của ba nhà sản xuất thép hàng đầu gồm Posco, Huyndai và Dongkuk chiếm đến 95% tổng sản lượng thép cả nước trong các năm 2015 và 2016. Hàn Quốc là nước xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng xuất khẩu khoảng 40% sản lượng thép sản xuất ra hàng năm. Năm 2015 Hàn Quốc xuất khẩu 22.5 triệu tấn, chiếm 44.2% sản lượng sản xuất, trị giá 16.7 tỷ đô la Mỹ, phần lớn xuất khẩu đến các nước châu Á và Mỹ, các nước nhập khẩu thép từ Hàn Quốc lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 1.8 triệu tấn thép các loại từ Hàn Quốc. III. Chính trị: 1. Bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước Hàn Quốc hiện nay gồm: Tổng thống, cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, các cơ quan cưỡng chế và hành chính khác từ trung ương đến địa phương. Bộ máy này hoạt động dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập. Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền độc lập là: quyền lập pháp (do Quốc hội nắm), quyền hành pháp (do Chính phủ đảm nhiệm), quyền tư pháp (do tòa án thực hiện). Tuy ba cơ quan này độc lập nhưng hoạt động chi phối, giám sát và chế ước lẫn nhau, nhằm không để quyền lực tập trung quá nhiều vào một cơ quan nào (vì như vậy rất dễ sinh ra độc đoán chuyên quyền). Cơ quan lập pháp Cơ quan hành pháp 14 Cơ quan tư pháp Mô hình bộ máy nhà nước Hàn Quốc trên nguyên tắc tam quyền phân lập. a. Tổng thống – người đứng đầu nhà nước: Tổng thống Hàn Quốc được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm và không được tái ứng cử (điều 67 Hiến pháp hiện hành). Quy định này nhằm bảo đảm không cho bất kỳ cá nhân nào nắm quyền lực trong một thời gian dài. Dù vậy, Tổng thống vẫn có quyền hành rất lớn: - Đứng đầu và đại diện cho toàn thể dân tộc trong quan hệ đối ngoại; Đứng đầu cơ quan hành pháp, tổ chức và điều hành các công việc của Chính phủ; Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Hoạch định chính sách và có thể đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội. Ngày nay, Hiến pháp của Hàn Quốc đã hạn chế khá nhiều quyền lực của Tổng thống nhằm mục đích tránh nguy cơ phục hồi chế độ độc tài. b. Quốc hội – cơ quan lập pháp Về tổ chức, Quốc hội Hàn Quốc đơn viện, gồm 299 đại biểu (245 đại biểu do toàn dân bầu cử trực tiếp và 54 ghế còn lại được phân theo tỷ lệ cho các đảng giành được từ 5 ghế trở lên). Về chức năng, Quốc hội được trao quyền lập pháp (soạn thảo và thông qua các đạo luật). Các dự thảo luật được Quốc hội thông qua sẽ được chuyển lên Tổng thống xem xét, ký ban hành. Trong vòng 15 ngày dù cho Tổng thống có ký ban hành hay không thì dự thảo vẫn được thông qua tại Quốc hội và trở thành đạo luật chính thức (điều 53, khoản 5, Hiến pháp hiện hành). Quốc hội ngoài chức năng lập pháp thì còn có chức năng khác: quyết định ngân sách quốc gia, các vấn đề chính sách đối ngoại, tuyên bố chiến tranh, cử lực lượng quân sự ra nước ngoài, thanh tra hoặc kiểm soát những vấn đề đặc biệt về đối nội và sự buộc tội (Tổng thống, Thủ tướng...). Điều 62, khoản 1 và 2 Hiến pháp hiện hành quy định Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng và các thành viên nội các về hoạt động của Chính phủ. Quốc hội cũng có thể kiến nghị Tổng thống bãi miễn hay bổ nhiệm Thủ tướng hay các thành viên khác của Chính phủ. Rõ ràng, cơ quan lập pháp có sự chi phối đến cơ quan hành pháp. c. Chính phủ – cơ quan hành pháp 15 Nội các Chính phủ bao gồm từ 15 đến 30 thành viên do Tổng thống, người duy nhất có trách nhiệm quyết định toàn bộ những chính sách quan trọng của Chính phủ, làm chủ tịch. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và phải được Quốc hội thông qua, là trợ lý hành pháp cho Tổng thống và điều hành quản lý các bộ. Ngược lại, Hiến pháp cũng quy định rằng: Chính phủ có quyền soạn thảo các điều sửa đổi Hiến pháp, các điều ước, pháp luật và sắc lệnh của Tổng thống. Như vậy, Chính phủ có sự tác động đến Quốc hội. d. Cơ quan tư pháp – Viện kiểm sát và Tòa án Cơ quan tư pháp có chức năng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của công dân, duy trì quyền lực nhà nước nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát và hệ thống Tòa án mà đáng chú ý nhất là tòa án Hiến pháp vốn được lập ra với mục đích bảo vệ Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp có quyền giải thể các đảng chính trị; xem xét đưa ra phán quyết đối với những tranh chấp về thẩm quyền xét xử và những khiếu nại về Hiến pháp. Đặc biệt tòa án Hiến pháp có quyền buộc tội và phế truất Tổng thống. Như vậy, cơ quan tư pháp đã chi phối cơ quan lập pháp và hành pháp. 2. Hiến pháp: Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua lần đầu vào ngày 17-7-1948 ,lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29-10-1987 . Những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp Hàn Quốc bao gồm chủ quyền dân tộc ,sự phân chia quyền lực,theo đuổi công cuộc thống nhất hai miền nam bắc,theo đuổi hoà bình và họp tác quốc tế,những qui định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong viêc tăng cường phúc lợi xã hội. Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố nhà nước đảm bảo quyên sở hữu,đồng thời khuyến khích sự tự do,chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế.hiến pháp cũng qui định nhà nước phải điều hoà và phối họp các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của nền kinh tế quốc dân ,đồng thời thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế. 3. Chính sách kinh tế: a. Thu hút đầu tư nước ngoài 16 - Chính phủ xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho các khu công nghiệp có tầm cỡ. Chính phủ nới lỏng hoặc bãi bỏ các quy định mà đã tồn tại nhiều thập kỷ liên quan đến phát triển các vùng biên giới. Có nhiều chương trình hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng, chương trình quan trọng nhất sẽ là những tư vấn thực tiễn và trợ giúp ban đầu cho các doanh nghiệp chuẩn bị hoạt động tại Hàn Quốc. Chính phủ nỗ lực để làm gia tăng những khuyến khích mà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực R & D công nghệ cao hay những doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở khu vực ở Hàn Quốc sẽ nhận được những ưu đãi về tiền bạc. b. Chính phủ xây dựng hệ thống hỗ trợ nhà đàu tư: Tất cả các điều luật và quy định hiện hành có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được sắp xếp lại và kết họp chặt chẽ thảnh một khung pháp lý duy nhất, đó là Bộ luật Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài (FIPA) có hiệu lực vào tháng 11-1998. Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi khác nhau nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp, trong đó có việc miễn giảm thuế. Ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đã được miễn hay giảm cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 7 năm. Chính phủ sẽ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê các bất động sản tới 50 năm với giá ưu đãi và trong một số trường họp không phải trả tiền thuê. Chính phủ tiếp tục bãi bỏ những quy định hạn chế nhập khẩu và giảm số lượng các mặt hàng chịu thuế. Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch phát triển thị trường trung và dài hạn trong tháng 4 năm 2002 để biến Hàn Quốc thành một đất nước thân thiện với kinh doanh và biến thị trường ngoại hối Hàn Quốc trở thành một trung tâm tài chính Đông Á. Những kế hoạch này sẽ được triển khai cho tới năm 2011. c. Thực hiện tự do hoá thị trường Hàn Quốc thực hiện các biện pháp nhằm mở cửa thị trường và giảm bớt trở ngại đối với danh mục vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp. Nước ngoài sẽ được đầu tư hoàn toàn tự do vào tất cả các ngành, trừ các ngành có liên quan đến an ninh quốc gia và văn hoá như các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể: Tự do hoá thị trường vốn: Tẩt cả các giới hạn về đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu trong nước và thị trường tiền tệ cũng như mức trần về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được loại bỏ. Các ngân hàng 17 nước ngoài và các công ty chứng khoán được phép thành lập các chi nhánh ở địa phương. Tự do hoá thị trường dịch vụ: Khó khăn do các ngành dịch vụ trong nước còn ít phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ đã đơn phương tiến hành một số hoạt động cho việc mở cửa toàn diện, ví dụ ngành bảo hiểm nhân thọ đã được mở cửa hoàn toàn cho các nhà bảo hiểm nước ngoài tham gia. Tự do hoá thị trường nông nghiệp: Khó do diện tích đất trồng tính theo đầu chủ trại rất ít ( chỉ bằng 1/57 của Mỹ). Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang nỗ lực mở cửa hơn nữa thị trường nông sản trong nước và cam kết nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp khác nhau. IV. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA HÀN QUỐC 1. NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC. a. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Đặc điểm địa hình đồi núi rất nhiều, chiếm tới 70% diện tích lãnh thổ nên: Có tác dụng: bảo vệ địa hình, che chắn thời tiết bão lũ, gió. Rừng và đất trồng tạo cơ sở cho nông nghiệp trồng trọt (Diện tích trồng trọt chiếm 20.5% tổng diện tích lãnh thổ), và đây cũng là một trong những ngành quan trọng của Hàn Quốc. Bên cạnh đó đặc điểm địa hình đồi núi còn giúp Hàn Quốc có nguồn tài nguyên rừng giàu có về thành phần động, thực vật và nhiều loài quý hiếm. Tiêu cực: làm phá hủy bề mặt địa hình, gây xói mòn đất đai, ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế, khó khăn cho việc các phương tiện vận chuyển, đi lại giao lưu kinh tế giữa các vùng khác nhau. Tại các vết đứt gãy sâu có nguy cơ xảy ra động đất lớn.Nạn phá rừng và phát triển đô thị đã làm thu hẹp lại môi trường sống tự nhiên của các loài động vật,do đó sự tồn vong của nhiều loài động vật. Vị trí rất thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô, vì nằm giữa Nhật Bản của công nghệ cao, giá thành cao và Trung Quốc đang phát triển, chi phí thấp. Vì vậy, một trong những ưu điểm lớn của ngành công nghiệp ô tô xứ kim chi là có sự cân bằng giữa chi phí và chất lượng, tiết kiệm được chi phí khi vận chuyển cũng như xuất nhập ôtô giữa các quốc gia này. Hàn Quốc nằm bên bán đảo triều tiên đã tạo nên nhiều phong cảnh hữu tình: có sông, có biển, có thung lũng và núi cao.. - Chính nhờ điều này mà cảnh sắc thiên nhiên Hàn Quốc vô cùng đa dạng và đẹp đẽ; phải kể tới bãi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan