Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 2. Phương pháp xây dựng đề tài, đề cương và KHNC...

Tài liệu 2. Phương pháp xây dựng đề tài, đề cương và KHNC

.DOCX
11
213
138

Mô tả:

nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tên các chương và dự kiến kết quả đạt được, cùng với lời cám ơn những người đã giúp đỡ mình trong quá trình làm báo cáo. d- Viết các chương: Như đã nói ở trên, báo cáo thực tập tốt nghiệp thông thường được kết cấu thành ba chương với số trang của các chương gần bằng nhau để đảm bảo tính cân đối của bài báo cáo. Nội dung của các chương cần có các tiêu đề, mục lớn, mục nhỏ đầy đủ, rõ ràng, tránh sử dụng quá nhiều dấu ký hiệu: #, *, -, + … trong báo cáo. Cuối mỗi chương nên có kết luận từ 7 - 10 dòng về các vấn đề đã đề cập trong chương đó bằng các cụm từ, như: Tóm lại, Nhìn chung…Qua phân tích trên có thể rút ra kết luận … e. Kết luậncủa báo cáo: Phần kết luận của báo cáo phải để ở một trang riêng, tổng hợp tất cả các kết luận rút ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu nhất, những khuyến nghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang. Đây là những điều khảng định hay kết luận cụ thể về các vấn đề chủ yếu được đề cập trong cả ba chương của báo cáo mà tác giả rút ra được sau khi nghiên cứu, được đánh số thứ tự 1, 2, 3… hay gạch đầu dòng (-) mà không kèm bất kỳ một lời bình luận nào. =>Ví dụ: Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây: … Những kết luận này là phần rất quan trọng của báo cáo, cùng với các giải pháp, kiến nghị đề xuất, đây chính là kết quả nghiên cứu đề tài của tác giả. Do vậy, tác giả phải dành nhiều thì giờ, suy nghĩ nghiêm túc để viết chính xác và cụ thể phần kết luận này. Cần phân biệt Kết luận với Tóm tắt. Người viết bài này đã từng gặp, trong nhiều báo cáo, thay vì kết luận thì tác giả lại tóm tắtbáo cáo và tự khen mình bằng những lời bình luận. Trong Kết luận cũng không nên nói lời cám ơn vì lời cám ơn đã được đưa vào Lời mở đầu hay đã có trang riêng như trong luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ. f- Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tác phẩm kinh điển, giáo trình, sách tham khảo, luật lệ, nghị quyết, thông tư, báo cáo, các bài báo … bằng các thứ tiếng khác nhau mà tác giả đã tham khảo khi nghiên cứu và có dẫn chiếu trong luận văn. Danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng quy định sau đây: - Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự Việt, Anh, Pháp, Nga (đánh số liên tục) … Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn; - Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, bằng tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả. Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó.

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng