Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 22 de thi hsg cap tinh mon sinh 9

.DOC
97
1143
142

Mô tả:

Gồm 22 đề thi chọn hsg cấp tỉnh môn sinh cấp thcs
UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ CẤP TỈNH ---Năm học 2009 – 2010 Môn: SINH HỌC Khoá ngày 23 tháng 3 năm 2010 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có BA trang) Câu 1: Một đoạn ARNm có chứa bốn loại nuclêôtit loại A, U, G, X; trong đó A = 4G = 3U = 6X. Nếu lấy các 0 loại nuclêôtit loại X xếp liên tiếp thì được một đoạn có chiều dài 20,4 A . 1.1. Tính số nuclêôtit từng loại của đoạn ARNm nói trên. 1.2. Tính chiều dài của đoạn ARNm nói trên bằng micromet. 1.3. Nếu đoạn ARNm nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin thì cần môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin? (Cho biết đoạn ARNm nói trên không chứa bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc) Câu 2: Cho tự thụ phấn bắt buộc ở hai dòng ngô (bắp) có kiểu hình tương tự nhau. - Dòng 1: Xảy ra hiện tượng thoái hoá giống. - Dòng 2: Không xảy ra hiện tượng thoái hoá giống. 2.1. Thế nào là hiện tượng thoái hoá giống ở thực vật? 2.2. Giải thích tại sao có sự khác biệt giữa 2 dòng ngô nói trên? Câu 3: Quan sát 80 tế bào của một loài động vật đang ở kỳ sau của giảm phân II, người ta đếm được 3200 nhiễm sắc thể (NST). 3.1. Xác định số NST lưỡng bội (2n) của loài. 3.2. Cho biết trong số 80 tế bào nói trên có 1/4 là noãn bào, số còn lại là tinh bào. Tính số trứng và số tinh trùng được tạo thành khi kết thúc giảm phân. 3.3. Có 5% số tinh trùng tạo ra được thụ tinh với các trứng do các noãn bào giảm phân tạo thành. Tính hiệu suất thụ tinh của trứng. Câu 4: 4.1. Đột biến gen là gì? Do đâu đột biến gen gây hại cho sinh vật? 4.2. Tại sao đa số đột biến gen là có hại nhưng vẫn được xem là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống? Câu 5: 5.1. Thế nào là ADN tái tổ hợp? 5.2. Để chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin từ tế bào của người vào trong ci khuẩn E.coli ta phải tiến hành qua các khâu cơ bản nào? Câu 6: 6.1. Thế nào là đồng sinh khác trứng? Khi nào thì hai trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen và giới tính giống nhau? 6.2. Trường hợp hai trẻ đồng sinh cùng trứng nhưng khi trưởng thành họ lại có một số tính trạng khác nhau, hãy cho biết nguyên nhân gây nên sự khác nhau này? Câu 7: Xét một tế bào bình thường và một tế bào đột biến của cùng một loài. - Tế bào bình thường thực hiện nguyên phân liên tiếp 5 lần và môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 434 NST. - Tế bào đột biến thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần, trong tất cả các tế bào con tạo ra có 120 NST. 7.1. Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên và nêu cơ chế hình thành nên dạng đột biến này. 7.2. Nếu trên mỗi cặp NST tương đồng của cơ thể bình thường thuộc loài nói trên đều có chứa một cặp gen dị hợp thì số loại giao tử được tạo thành là bao nhiêu? Câu 8: Hãy điền lần lượt các ví dụ và các kí hiệu: ((+): chỉ sự có lợi; (-): chỉ sự có hại; (0): không lợi và không hại) vào (?) trong bảng dưới đây theo mẫu ở số thứ tự 1. Thứ Ví dụ Lợi ích trong quan hệ Kiểu quan hệ tự Loài A Loài B Đối với loài A Đối với loài B Sinh vật ăn sinh vật 1 Bò Cỏ + khác 2 Hội sinh 3 Ký sinh 4 Cạnh tranh 5 Cộng sinh (Lưu ý: Bảng trả lời không cần ghi lại nội dung ví dụ ở thứ tự 1) Câu 9: 9.1. Cho các đặc điểm sau đây của cây (1). Phiến lá nhỏ, hẹp hơn (2). Thân cây thấp và nhiều cành hơn (3). Lá màu nhạt hơn (4). Thân cây cao, ít cành hơn (5). Có cơ chế điều tiết thoát hơi nước ninh hoạt hơn (6). Lá to, có màu xanh thẫm hơn So với cây cùng loài sống trong bóng râm thì cây sống nơi quang đãng có các đặc điểm là: A. 1, 2, 5, 6. B. 1, 2, 3, 5. C. 2, 3, 5, 6. D. 3, 4, 5. 9.2. Nêu ba tác động của ánh sáng đến đời sống động vật. (Mỗi tác động cho 1 ví dụ minh hoạ) Câu 10: 10.1. Tiến hành khảo sát 10 địa điểm khác nhau trong quần xã, người ta thu được kết quả sau: Điểm Số lượng cá thể đếm được của mỗi loài khảo sát Loài A Loài B Loài C Loài D Loài E Số 1 3 0 5 6 3 Số 2 2 0 0 2 0 Số 3 0 0 20 1 3 Số 4 2 0 0 0 7 Số 5 3 1 0 0 0 Số 6 3 3 15 0 2 Số 7 0 0 0 5 3 Số 8 0 0 0 0 4 Số 9 0 0 0 0 5 Số 10 5 0 10 3 2 a. Độ thường gặp của mỗi loài trong quần xã là gì? b. Giữa loài C và loài E thì loài nào có độ thường gặp cao hơn? Giải thích. c. Nếu dựa vào độ thường gặp thì loài B được gọi là gì? 10.2. Có ý kiến cho rằng: “Độ đa dạng trong quần xã chính là mật độ của một quần thể trong quần xã”. Ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích. --------------------------------------------Hết-------------------------------------------- UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ CẤP TỈNH ---Năm học 2009 – 2010 Khoá ngày 23 tháng 3 năm 2010 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC – Môn: SINH HỌC I. Hướng dẫn chung Đáp án này có tính chất đại cương: Nội dung chỉ nêu những ý cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài; hình thức được trình bày dưới dạng các đơn vị kiến thức theo một trong các trật tự có thể có, kèm theo biểu điểm và hướng dẫn chấm. Khi chấm giám khảo cần lưu ý những vấn đề sau: 1) Chỉ yêu cầu thí sinh (TS) nêu được đầy đủ và đúng các nội dung chính theo một thứ tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như đáp án hay sách giáo khoa. 2) Hết sức quan tâm đến tính chủ động và sự sáng tạo của TS thể hiện trong bài làm. Những ý mới, hay, hoặc kiểu trình bày độc đáo phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kĩ để cho điểm thích đáng. Nếu TS có trình bày thêm những nội dung – tuy không nêu trong đáp án, nhưng xét thấy đúng và hợp lý thì giám khảo cần tính toán kỹ để vẫn có thể cho điểm (bù vào những phần mà các em thiếu). Những phần bài làm bị sai thì chỉ không cho điểm chứ không trừ điểm. 3) Khi chấm hình vẽ (nếu có): yêu cầu chính xác, đầy đủ, cân đối (về kích thước và vị trí các chi tiết) trong nội dung thể hiện của hình được xem là chủ yếu. Yêu cầu thẩm mỹ - tuy không coi nhẹ, nhưng chỉ nên được xem xét ở mức độ vừa phải. 4) TS làm không đúng yêu cầu của đề (như: trình bày những nội dung đề không yêu cầu,vẽ hình - nếu có - bằng viết chì đen hay dùng mực khác màu…) hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế thi thì cần đưa ra tổ chấm bàn bạc kỹ để có quyết định đúng mức: từ không cho điểm đến trừ một phần điểm. Những trường hợp rất đặc biệt nhất thiết phải xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo. 5) Do yêu cầu cao của kỳ thi ở một bộ môn khoa học thực nghiệm, cần đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày bài làm của TS để có thể cho điểm thêm (điểm hình thức) theo đúng các quy định sau đây: - Điểm cho thêm chỉ gồm hai mức: 0,25 và 0,50. - Chỉ cho điểm them khi tổng điểm (phần nội dung) của bài làm chưa đạt điểm tối đa. - Chỉ cho điểm thêm khi hình thức bài làm thật xứng đáng: trình bày khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả; câu đúng cú pháp, rõ nghĩa; sử dụng đúng thuật ngữ khoa học bộ môn. - Tuyệt đối không dùng điểm hình thức để “vớt” hay “chiếu cố” cho TS. 6) Những phần thang điểm đã quá nhỏ mà lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối đầy đủ và đúng ý. Tuỳ thực tế bài làm giám khảo có thể chủ động ghi điểm sao cho phù hợp. 7) Kí hiệu sử dụng: - HD: Hướng dẫn chấm cụ thể phần đáp án ngay bên trên. - (….) (những ý viết trong ngoặc đơn): TS có thể trình bày hay không đều được; có khi có ý nghĩa tương đương dùng để thay thế nội dung liền phía trước hoặc liền phía sau. II. Đáp án - biểu điểm - hướng dẫn chấm chi tiết Câu Đáp án Điểm 1 1.1. (1,0 điểm) - Số nu loại X = (20,4/3,4) = 6 (nu) 0,25 - Số nu loại A = 6x6 = 36 (nu) 0,25 - Số nu loại G = 36/4 = 9 (nu) 0,25 - Số nu loại U = 36/2 = 12 (nu) 0,25 1.2. (0,5 điểm) - Tổng số nu của đoạn ARNm = (36 + 9 + 12 + 6) = 63 nu 0,5 - Chiều dài của đoạn ARNm = 63x3,4x10-4 m = 0,02142 m HD: Nếu HS chỉ tính theo đơn vị A0 thì trừ 0,25 điểm 1.3. (0,5 điểm) Số aa môi trường cung cấp = 63/3 = 21 aa 0,5 2 2.1. (0,5 điểm) Thoái hoá giống là hiện tượng các cá thể ở thế hệ sau có sức sống kém dần như sinh 0,5 trưởng và phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm, nhiều cây bị chết, bộc lộ các đặc điểm có hại… 2.2. (1,5 điểm) - Dòng 1 xuất hiện hiện tượng thoái hoá giống do các gen quy định tính trạng ở trạng thái 0,75 dị hợp � khi tự thụ phấn bắt buộc làm cho tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng � các gen 3 4 5 6 7 lặn có hại được biểu hiện ra kiểu hình. - Dòng 2 không bị thoái hoá do các gen quy định tính trạng đang ở trạng thái đồng hợp nên khi tự thụ phấn bắt buộc không gây hiện tượng thoái hoá giống 3.1. (0,5 điểm) Bộ NST 2n = 3200/80 = 40 NST 3.2. (1,0 điểm) - Số giao tử cái (trứng) tạo thành: + Số noãn bào bậc 2 = 80/4 = 20 tế bào. + Số trứng = số noãn bào bậc 2 = 20 trứng. - Số giao tử đực (tinh trùng) tạo thành: + Số tinh bào bậc 2 = 80 – 20 = 60 tế bào. + Số tinh trùng = 2x(số tinh bào bậc 2) = 120 tinh trùng. 3.3. (0,5 điểm) - Số trứng được thụ tinh = số tinh trùng thụ tinh = (120x5):100 = 6 trứng. - Hiệu suất thụ tinh của trứng = (6/20)x100 = 30% 4.1. (1,0 điểm) - Đột biến gen là sự biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Đột biến gen thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen, gây ra sự rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 4.2. (1,0 điểm) Đột biến gen tuy có hại nhưng vẫn được xem là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống là do: - Đa số đột biến gen tạo ra là đột biến lặn nên vẫn được tồn tại ở dạng dị hợp (chỉ được biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp). - Qua giao phối, một đột biến có hại có thể trở thành có lợi khi gặp tổ hợp gen thích hợp. - Đột biến gen có thể có hại trong môi trường này nhưng trở thành có lợi trong môi trường khác. 5.1. (0,5 điểm) ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra từ thể truyền và đoạn ADN mang gen cần chuyển. 5.2. (1,5 điểm) Các khâu trong việc chuyển gen mã hoá insulin - Tách ADN chứa gen mã hoá insulin của tế bào người và tách ADN dùng làm thể truyền từ E.coli. - Dùng enzim cắt để cắt ADN chứa gen mã hoá insulin và ADN làm thể truyền tại những điểm xác định và sau đó dùng enzim nối để nối đoạn ADN mang gen mã hoá insulin vào ADN thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp. - Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli và tạo điều kiện cho gen mã hoá insulin được biểu hiện. HD: Nếu HS chỉ trình bày quy trình chuyển gen nói chung mà không nêu cụ thể của việc chuyển gen mã hoá insulin thì chỉ cho tối đa 0,75 điểm ở câu 5.2 6.1. (1,5 điểm) - Đồng sinh khác trứng là hiện tượng 2 hay nhiều trứng rụng cùng một lúc, mỗi trứng kết hợp với mỗi tinh trùng khác nhau � 2 hay nhiều hợp tử khác nhau � 2 hay nhiều cơ thể khác nhau trong một lần sinh. - Đồng sinh khác trứng lại có kiểu gen và giới tính giống nhau là do: + Cùng kiểu gen: khi 2 trứng mang gen giống nhau được kết hợp với 2 tinh trùng cũng mang gen giống nhau. + Cùng giới tính: khi 2 trứng cùng mang NST X được kết hợp với 2 tinh trùng cùng mang NST X hoặc cùng mang NST Y. 6.2. (0,5 điểm) Khi trưởng thành mà hai trẻ đồng sinh cùng trứng có một số tính trạng khác nhau là do thường biến tạo nên (do sống trong môi trường khác nhau nên tuy có cùng kiểu gen nhưng lại phản ứng tạo nên kiểu hình khác nhau). 7.1. (1,5 điểm) - Bộ NST (2n) của tế bào bình thường = 434/(25 – 1) = 14 NST. - Bộ NST của tế bào đột biến = 120/8 = 15 NST. � Đột biến thuộc dạng dị bội (2n + 1) - Cơ chế hình thành thể (2n + 1): + Trong giảm phân sự không phân ly của một cặp NST tương đồng nào đó/ � tạo nên giao tử có cả 2 NST của một cặp (giao tử (n+1)). 0,75 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 8 9 10 + Sự thụ tinh xảy ra giữa giao tử bất thường nói trên với giao tử bình thường (n) � thể dị bội (2n + 1). 7.2. (0,5 điểm) Số loại giao tử = 2 7 = 128 loại Thứ Ví dụ Lợi ích trong quan hệ Kiểu quan hệ tự Loài A Loài B Đối với loài A Đối với loài B 2 Hội sinh Cá ép Rùa biển + 0 3 Ký sinh Người Giun đũa + 4 Cạnh tranh Dê Bò 5 Cộng sinh Đậu VK nốt sần + HD: + Mỗi quan hệ đúng cho 0,5 điểm, + Nếu học sinh lấy ví dụ khác, đúng vẫn cho theo thang điểm quy định, 9.1. (0,5 điểm) Đáp án đúng: Câu B. (1, 2, 3, 5). 9.2. (1,5 điểm) Nêu ba tác động của ánh sáng đến đời sống động vật - Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng định hướng di chuyển trong không gian. + VD: Ong bay xa tổ hàng chục km để tìm mật hoa… - Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động của động vật. + VD: Chích choè, chào mào kiếm ăn vào lúc mặt trời mọc… - Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của động vật. +VD: Khi cường độ chiếu sáng được tanưg cường cá chép có thể đẻ trứng vào thời gian sớm trong mùa… HD: Học sinh có thể lấy ví dụ khác, đúng vẫn cho điểm theo quy định. 10.1. (1,25 điểm) a) Độ thường gặp của một loài trong quần xã là tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. b) So sánh độ thường gặp của C và E. - Độ thường gặp của loài C là: C(C) = (4/10)x100 = 40% - Độ thường gặp của loài E là: C(E) = (8/10)x100 = 80% � Loài E có độ thường gặp cao hơn loài C. c) Độ thường gặp của loài B là C(B) = (2/10)x100 = 20% � Loài ngẫu nhiên 10.2. (0,75 điểm) - Ý kiến trên là sai. - Giải thích: Độ đa dạng chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã còn mật độ của quần thể được tính bằng số lượng cá thể (sinh khối) của từng loài trên một vị diện tích hay thể tích. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009-2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học Ngày thi: 04 – 04 – 2010 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm). Kĩ thuật di truyền (gen) là gì? Cho biết những khâu chủ yếu của kĩ thuật di truyền? Tế bào nhận được dùng phổ biến hiện nay trong kĩ thuật di truyền là tế bào nào? Vì sao? Câu 2 (3,0 điểm). a- Thế nào là đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n + 1) và (2n -1). b- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? c- Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì so với chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào? Câu 3 (3,0 điểm). a- Cho biết những dấu hiệu điển hình của một quần xã. Sự phân tầng trong quần xã có ý nghĩa gì? b- Thế nào là cân bằng sinh học và hiện tượng khống chế sinh học? Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học. c- Vùng đệm là gì? Đặc điểm của vùng đệm. Câu 4 (1,5 điểm). Một tế bào sau một số đợt sinh sản liên tục đã tạo ra 256 tế bào con. Trong quá trình sinh sản này môi trường đã phải cung cấp 1530 nhiễm sắc thể đơn chưa tự nhân đôi. Xác định số nhiễm sắc thể 2n của loài. Câu 5 (3,5 điểm). Gen D có chiều dài 3060 Ăngstron. Một phân tử mARN do gen D sao mã có U = 15% tổng số ribônuclêôtit của mARN và có A = 2/3 U. a- Gen D nặng bao nhiêu đơn vị cacbon và có bao nhiêu chu kì xoắn? b- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen D là bao nhiêu. c- Khi gen D tự nhân đôi 3 lần liên tiếp, tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các gen con mà hai mạch đơn đều được cấu tạo hoàn toàn bởi các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào. d- Gen D bị đột biến thành gen d, số liên kết hiđrô của gen d lớn hơn so với gen D là 1. Xác định dạng đột biến và giải thích. (Biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit). Câu 6 (4,0 điểm). Ở một loài biết: tính trạng thân cao (qui định bởi gen A), hạt dài (qui định bởi gen B) trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (qui định bởi gen a), hạt tròn (qui định bởi gen b). a- Người ta cho lai cây thuần chủng thân cao, hạt dài với cây thân thấp, hạt tròn được cây F 1. Cây F1 đem lai phân tích thu được kết quả ở thế hệ sau (FB) như sau: - Trường hợp 1: FB phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. - Trường hợp 2: FB phân li theo tỉ lệ 1 : 1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên. b- Từ kết quả của hai trường hợp trên, em rút ra những nhận xét gì? Câu 7 (2,5 điểm). a- Bệnh máu khó đông do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Đàn ông có gen a trên nhiễm sắc thể X là mắc bệnh. Đàn bà chỉ biểu hiện bệnh khi đồng hợp tử về gen a. Hỏi bố mắc bệnh, mẹ không mắc bệnh thì con (cả trai lẫn gái ) có ai biểu hiện bệnh không? b- Một trường hợp rất hiếm xảy ra là một người con trai bị bệnh Đao nhưng lại dư 1 nhiễm sắc thể giới tính X. Các đột biến này được gọi là thể gì? Tế bào của người này có bao nhiêu nhiễm sắc thể? (Giả thiết không xảy ra đột biến gen trên nhiễm sắc thể). ---------- HẾT ---------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS HÀ NAM NĂM HỌC: 2010 - 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) a) So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. b) Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ...(A)... cần xác định ...(B)... với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ...(C)..., còn kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ...(D)... Câu 2. (3,0 điểm) Ở một loài vi khuẩn, gen B có 3600 liên kết hiđrô, tỉ lệ G+X = 2. A +T a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen B. b) Gen B bị đột biến thành gen b, gen b có chiều dài bằng gen B nhưng có số liên kết hiđrô giảm đi 1 liên kết. Đột biến trên thuộc dạng nào? Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen b. Câu 3. (1,5 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau tạo ra các tế bào con. Người ta đếm được tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con là 6080 nhiễm sắc thể đơn. Trong quá trình đó đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 5890 nhiễm sắc thể đơn. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. b) Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào. c) Trong quá trình nguyên phân đó, ở mỗi tế bào, hãy xác định: - Số tâm động ở kỳ trước. - Số nhiễm sắc thể ở kỳ giữa; kỳ sau. Câu 4. (1,5 điểm) a) Thoái hoá giống là gì? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? b) Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ không gây thoái hóa giống? Câu 5. (2,5 điểm) Bằng kĩ thuật gen, người ta đã tạo được vi khuẩn E.coli mang gen mã hóa hoocmôn insulin ở người để sản xuất insulin chữa bệnh tiểu đường. Cũng bằng kĩ thuật gen, người ta tạo được giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của cây thuốc lá cảnh. a) Hãy xác định tên của tế bào cho gen, tên của tế bào nhận gen trong 2 thành tựu kĩ thuật gen nói trên. b) Trình bày các khâu của kĩ thuật gen. Câu 6. (1,5 điểm) Tại một bệnh viện sản ở Ba Lan có một ca sinh 5 (sinh một lần được 5 cháu bé). Khảo sát sơ bộ cho thấy: Về sức khỏe: 5 cháu đều bình thường. Về giới tính: 2 cháu trai, 3 cháu gái. Về kiểu gen và kiểu hình: 2 cháu có cùng một kiểu gen, kiểu hình (kiểu gen và kiểu hình giống nhau hoàn toàn); 3 cháu còn lại có cùng một kiểu gen, kiểu hình (kiểu gen, kiểu hình giống nhau hoàn toàn). Hãy cho biết các cháu bé nói trên thuộc đồng sinh cùng trứng hay đồng sinh khác trứng. Vì sao? Câu 7. (4,0 điểm) a) Ở Việt Nam: Cá rô phi có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ từ 5 0C đến 420C, cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 25 0C đến 350C, dưới 50C hoặc trên 420C cá sinh trưởng yếu dần và chết. Cá chép có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ từ 20C đến 450C, cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C, dưới 20C hoặc trên 450C cá sinh trưởng yếu dần và chết. Biên độ dao động về nhiệt độ ở các ao hồ của miền Bắc từ 20C đến 400C, của miền Nam từ 120C đến 410C. Hãy cho biết: - Giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ đối với cá rô phi và cá chép ở Việt Nam. - Khả năng phân bố của cá rô phi so với cá chép tại các ao hồ ở nước ta như thế nào? Vì sao? b) Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp: 1. Chim ăn sâu. 6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn. 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây. 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông. 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu. 8. Địa y. 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người. 9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm. 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối. Câu 8. (3,0 điểm) 10. Cáo ăn thỏ. Ở một loài hoa, biết rằng gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, mỗi gen qui định một tính trạng, không xảy ra quá trình đột biến. Cho các cây thuần chủng thân cao, hoa trắng và thân thấp, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được F1 toàn cây thân cao, hoa hồng. Cho các cây F 1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được F2 có tỉ lệ: 99 cây thân cao, hoa trắng : 200 cây thân cao, hoa hồng : 101 cây thân thấp, hoa đỏ. a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. b) Ở F2, lai cây thân cao, hoa hồng với cây thân thấp, hoa đỏ thì kết quả thu được sẽ như thế nào? ......................................................HẾT...................................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO HÀ NAM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2010 - 2011 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC Câu 1 Nội dung trả lời a. So sánh hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. - Giống nhau: F1 đều đồng tính vì P thuần chủng nên chỉ cho 1 loại giao tử do đó F1 chỉ có 1 KG duy nhất. Điểm 0,5 - Khác nhau: àn toàn Hiện tượng trội không hoàn toàn Do gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn: Do gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn: � Kiểu hình F1 mang tính trạng trội. � F1 thể hiện tính trạng trung gian. � Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 trội: 1 lặn � Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn b. Điền cụm từ . A (trội); B (kiểu gen); C (đồng hợp); D ( dị hợp) a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen B: A =T = 450, G =X = 900 b. Xác định tên đột biến và tính số nuclêôtit - Chiều dài không đổi � Tổng số nuclêôtit không đổi mà số liên kết hiđrô giảm 1 liên kết � Đây là đột biến thay thế cặp nuclêôtit loại G-X bằng cặp nuclêôtit loại A-T . - Số lượng nuclêôtit của gen b là: Ađb = Tđb = A + 1 = 451; Gđb = Xđb = G - 1 = 899 - Gọi 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài; x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào. a) Số nhiễm sác thể lưỡng bội của loài: � 5.2n.2 x  6080 � 2n = 38 - Theo bài ra ta có: � 5.2n.(2 x  1)  5890 � - Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 38 b) Số lần nguyên phân của mỗi tế bào: 5.38.2x = 6080 � 2x =32 � x = 5. c) - Số tâm động ở kỳ trước: 38 - Số nhiễm sắc thể ở kỳ giữa: 38 NST kép. - Số nhiễm sắc thể ở kỳ sau: 76 NST đơn. a. - Thoái hoá giống là hiện tượng các thế hệ con lai có sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu. - Vì qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống. a. Hãy xác định tên của tế bào cho gen, tên của tế bào nhận gen: - Tế bào cho gen: tế bào người (cho gen quy định insulin); tế bào thuốc lá cảnh (cho gen kháng thuốc diệt cỏ). - Tế bào nhận: vi khuẩn E.coli; tế bào đậu tương. b. Các khâu của kĩ thuật gen: - Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN dùng làm thể truyền. - Tạo ADN tái tổ hợp: ADN của tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối. - Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. - 2 cháu trai đồng sinh cùng trứng vì cùng giới tính, cùng kiểu gen, kiểu hình. - 3 cháu gái đồng sinh cùng trứng vì cùng giới tính, cùng kiểu gen, kiểu hình. - 5 cháu (2 trai và 3 gái) đồng sinh khác trứng vì khác giới tính…. a) Giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi, khả năng phân bố: - Cá chép: Giới hạn sinh thái từ 50C đến 420C, khoảng thuận lợi từ 250C đến 350C - Cá rô phi: Giới hạn sinh thái từ 20C đến 450C, khoảng thuận lợi từ 200C đến 350C - Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ rộng hơn cá rô phi. b) Các mối quan hệ sinh thái: Hiện tượng trội h 2 3 4 5 6 7 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 8 - Quan hệ cùng loài: 7, 9 0,25 - Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 0,5 + Cộng sinh: 3, 8. 0,25 + Hội sinh: 5. 0,25 + Hợp tác: 6. 0,25 + Kí sinh, nửa kí sinh: 2, 4. 0,25 + Sinh vật ăn sinh vật khác: 1, 10. 0,25 a. Biện luận và viết sơ đồ lai: - P thuần chủng, F1 cho 100% kiểu hình thân cao, hoa hồng → thân cao (A) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a); hoa đỏ (B) trội không hoàn toàn so với hoa trắng(b). 0,5 Cao 3  � F1 có KG dị hợp Aa Th� p 1 0,25 - Xét riêng sự di truyền tính trạng màu sắc hoa ở F 2 : 99 hoa đỏ: 200 hoa hồng : 100 hoa 0,25 - Xét riêng sự di truyền tính trạng kích thước thân ở F2: trắng = 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng → F1 có kiểu gen dị hợp Bb. - Xét chung sự di truyền 2 cặp tính trạng: F2 thu được 4 kiểu tổ hợp giao tử, với tỷ lệ 1:2:1 khác với (3 cao: 1 thấp)(1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng ) → 2 cặp gen quy định 2 cặp tính 0,25 trạng nằm trên cùng một cặp NST di truyền liên kết cùng nhau. - P thuần chủng mang kiểu hình thân cao, hoa đỏ có kiểu gen Ab/Ab; P thuần chủng 0,5 mang kiểu hình thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen: aB/aB - Sơ đồ lai: + Viết đúng sơ đồ lai từ P � F1 + Viết đúng sơ đồ lai từ F1 � F2 0,25 0,5 b. Ở F2: cho cây cao, hoa hồng lai với cây thấp, hoa đỏ: 0,5 Ab aB GF2: Ab, aB F3: TLKG: 1 x aB aB aB Ab aB : 1 aB aB TLKH: 1 thân cao, hoa hồng : 1 thân thấp, hoa đỏ. UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi 22 tháng 3 năm 2011 Câu 1: (1,5 điểm) a. Thân cây gỗ to là do đâu? b. Cho một số loài động vật sau: Cá voi xanh, cá sấu, cá chim, cá ngựa, cá cóc tam đảo. Hãy sắp xếp các động vật trên vào các bậc phân loại đã học. Câu 2: (3 điểm) a. Nêu điểm khác nhau giữa cấu tạo động mạch và tĩnh mạch. b. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? c. Phân biệt đột biến với thể đột biến? Câu 3: (2 điểm) Một gen dài 5100A0, có số liên kết hidro là 3600. Trên mạch 1 của gen có A = 25% số nucleotit của một mạch. Trên mạch 2 có G = 240 nucleotit. a. Xác định số nucleotit mỗi loại của gen và của từng mạch đơn trong gen. b. Khi có đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen nhưng chiều dài của gen không đổi. Hãy xác định đột biến trên thuộc loại đột biến gen nào? Biết rằng số liên kết hidro của gen tăng lên một. Câu 4: (2 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể nguyên phân liên tiếp nhiều đợt tạo ra 32 tế bào con. Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con là 256. Các tế bào con sinh ra đều được phát triển tiếp và đều tham gia giảm phân hình thành giao tử. Các giao tử tạo ra đều tham gia thụ tinh và hiệu suất thụ tinh là 50% để tạo ra 64 hợp tử. a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên. b. Cá thể trên thuộc loài gì? Xác định giới tính của cá thể đó. c. Khi cá thể của loài trên phát sinh giao tử sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể? Câu 5: (2 điểm) a. Dựa vào nhu cầu về nước có thể chia động vật sống trên cạn thành mấy nhóm? b. Trình bày các cơ chế chống mất nước ở động vật? Câu 6: (3 điểm) a. Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? b. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hoá giống? Câu 7: (2,5 điểm) So sánh nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính về cấu trúc. Câu 8: (4 điểm) Cho F1 tự thụ phấn thu được 4 kiểu hình ở F 2. Do sơ suất của việc thống kê, người ta chỉ còn ghi được số liệu của 2 loại kiểu hình cây cao, hạt dài và cây thấp, hạt tròn đều chiếm tỷ lệ 18,75%. Cho biết mỗi gen trên 1 nhiễm sắc thể, quy định một tính trạng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đền F2. -----------------Hết----------------- UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC Câu 1 2 3 4 5 Nội dung a. Thân cây gỗ to ra là do sự phân chia của các tế bào sinh vỏ và tầng sinh trụ b. Sắp xếp các lớp như sau: - Lớp cá: Cá ngựa, cá chim - Lớp lưỡng cư: Cá cóc Tam đảo - Lớp bò sát: Cá sấu - Lớp thú: Cá voi xanh a. Điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch về cấu tạo: Động mạch Tĩnh mạch - Thành dày - Thành mỏng hơn - Lớp mô liên kết và lớp cơ dày, có nhiều - Lớp mô liên kết và lớp cơ mỏng, có ít sợi đàn hồi sợi đàn hồi - Lòng hẹp - Lòng rộng - Không có van một chiều - Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. b. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: Một mạch đơn của gen đóng vai trò làm khuôn mẫu - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A môi trường liên kết với T bằng 2 liên kết H; U môi trường liên kết với A bằng 2 liên kết H; G môi trường liên kết với X bằng 3 liên kết H; X môi trường liên kết với G bằng 3 liên kết H c. Đột biến và thể đột biến: - Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào (NST), hay cấp độ phân tử (gen, ADN) - Thể đột biến là những cá thể mang đột biến được biểu hiện ra ngoài thành kiểu hình. a. Tổng số nuclêôtit của gen: (5100A 0 x 2) : 3,4A0 = 3000 nuclêôtit - Ta có: Số liên kết hiđrô là: 2A+3G = 3600 (1); - Tổng số nuclêôtit 2A+2G=3000 Nu (2) - T ừ (1) v à (2) ta xác định được: A = T = 900; G = X = 600. - Theo giả thiết T2 = A1= 25%(3000:2)= 375 - Theo NTBS: A2 = T1 = Agen – A1 = 900 – 375 = 525 Nu. G2 = X1 = 240 Nu; X2 = G1 = Ggen – G2 = 600 – 240 = 360 Nu - Vậy: + mạch 1 A1 = 375; T1 = 525; G1=360; X1 = 240 + mạch 2: A2 = 525; T2 = 375; G2 =240; X2 = 360 b. Khi có đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen nhưng chiều dài của gen không đổi. Thì đột biến trên thuộc loại đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. Mặt khác số liên kết hidro của gen tăng lên một nên đây là đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X vì A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H. a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên Gọi số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai trên là x (x nguyên, dương). Số tế bào con tạo ra là 2x. Theo bài ra ta có: 2x = 32 = 25 suy ra x =5 b. - Bộ nhiễm sắc thể của loài: 2n = 256:32 = 8(NST) do mỗi tế bào có 2n NST. Vậy loài đó là Ruồi giấm. - Xác định giới tính của cá thể: + Có 64 hợp tử được tạo thành, suy ra đã có 64 giao tử được thụ tinh. + Hiệu suất thụ tinh là 50% suy ra số giao tử được tạo ra và tham gia thụ tinh là 64:50x100 = 128 (giao tử) + Có 32 tế bào sinh giao tử giảm phân tạo tạo ra 128 giáo tử, vậy một tế bào sinh giao tử giảm phân tạo ra số giao tử là: 128:32 = 4 (giao tử). Vậy tế bào đó là tế bào sinh tinh. Như vậy cá thể Ruồi giấm trên thuộc giới đực c. Ruồi giấm có bộ nhiếm sắc thể là: 2n = 8 (gồm 4 cặp NST) - Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST của bố và mẹ: 24 = 16 (loại giao tử) a. Dựa vào nhu cầu về nước có thể chia động vật trên cạn thành hai nhóm là động vật ưa ẩm Điểm 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 6 7 8 và động vật ưa khô. b. Các cơ chế chống mất nước ở động vật: Động vật sống trong điều kiện môi trường khan hiếm nước sẽ có những cơ chế khác nhau có tác dụng giảm mất nước và điều hoà nước trong cơ thể: - Nhờ tính không thấm của da như vảy sừng ở bò sát, chim có tác dụng hạn chế mất nước. - Bài tiết nước tiểu ít, nước tiểu đặc, ví dụ như chim.... - Thải phân đặc VD: Loài gặm nhấm. - Nâng cao nhiệt độ cơ thể ( động vật biến nhiệt, lạc đà) - Tìm chỗ trú ẩn có độ ẩm cao. - Đào hang sâu. a. * Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng phương pháp: - Gây đột biến nhân tạo. - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai (ở F 1) hoặc chọn cá thể từ các giống hiện có - Tạo giống đa bội thể. * Phương pháp gây đột biến nhân tạo được xem là cơ bản. b. - Vì các gen lặn dễ dàng gặp nhau trong quá trình thụ tinh tạo ra kiểu gen đồng hợp tử lặn, biểu hiện kiểu hình lặn, thường là kiểu hình xấu. - Qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, hay giao phối cận huyết ở động vật, tỷ lệ đồng hợp tăng dần, tỷ lệ dị hợp giảm dần. Giống nhau: - Trong tế bào xô ma đều tồn tại thành từng cặp, trong giao tử tồn tại thành từng chiếc - Thành phần cấu trúc đều là ADN và protein. - Có kích thước, hình dạng đặc trưng cho loài. - Có chứa các gen. - Có khả năng đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST. Khác nhau: - Số cặp NST thường nhiều và luôn là cặp tương đồng. Còn NST giới tính ít và có thể tương đồng XX hoặc không tương đồng XY tuỳ giới, tuỳ loài sinh vật. - Gen nằm trên NST thường phân bố thành cặp gen tương ứng, còn gen trên NST giới tính phân bố nhiều vùng và không nhất thiết thành cặp. - Gen trên NST thường nhiều, trên NST giới tình ít. - Theo bài ra Cao, dài = thấp, tròn = 18,75% = 3/16 � F2 thu được 16 kiểu tổ hợp giao tử � F1 cho 4 loại giao tử � F1 dị hợp tử 2 cặp gen - Mà bài ra cho mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST, quy định một tính trạng � Bài tập đúng với ĐL PLĐL của Menđen - F2 có tỷ lệ kiểu hình là 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb � Loại kiểu hình có tỷ lệ là 3/16 sẽ mang 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn � có 2 khả năng: * Trường hợp 1: Cây cao là tính trạng trội so với cây thấp là tính trạng lặn, hạt tròn là tính trạng trội so với hạt dài là tính trạng lặn + Ta có quy ước: A: Cao, a: Thấp; B: Tròn, b: Dài � F1 AaBb (Cao, Tròn) x AaBb (Cao, tròn) + HS tự viết SĐL * Trường hợp 2: Cây cao là tính trạng lặn so với cây thấp là tính trạng trội, hạt dài là tính trạng trội so với hạt tròn là tính trạng lặn + Ta có quy ước: A: thấp, a: Cao; B: Dài, b: Tròn � F1 AaBb (Thấp, dài) x AaBb (Thấp, dài) + HS viết sơ đồ lai 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS SÓC TRĂNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của máu. Hãy mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn. Câu 2: (3,0 điểm) - Sự bài tiết có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? - Hãy nêu sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Câu 3: (3,0 điểm) So sánh cấu trúc ADN và ARN. Câu 4: ( 2,5 điểm) - Thế nào là kỹ thuật gen? Hãy nêu các khâu trong kỹ thuật gen. - Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi là động vật bậc cao? Câu 5: ( 2,5 điểm) - Trình bày sự hình thành thể đa bội (4n) do quá trình nguyên phân và giảm phân bị rối loạn. - Người ta có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu nào? Câu 6: (2,0 điểm) - Hãy nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài. - Trong sản xuất, phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng. Câu 7: (2,0 điểm) Một gia đình có 2 người con: người con trai có nhóm máu O, người con gái có nhóm máu A. Hãy biện luận và cho biết kiểu gen của những người trong gia đình, biết rằng cha và mẹ đều thuộc nhóm máu A. Câu 8: ( 3,0 điểm) Một đoạn gen có khối lượng 900.000 đvc và có T chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. a/. Tính chiều dài của đoạn gen trên. b/. Tính số lượng nuclêôtit từng loại trong gen. c/. Giả sử đoạn gen này bị mất 1 cặp nuclêôtit, tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến. ------------------------------------------ Hết ----------------------------------------- SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC Câu 1 2 3 Nội dung - Cấu tạo của máu: + Huyết tương: 55% + Tế bào máu: 45%, gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu - Chức năng của máu: + Vận chuyển ôxi và khí cacbonic (hồng cầu) + Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết, các chất thải, …(huyết tương) + Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập, tạo kháng thể, phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh…(bạch cầu) + Máu trong quá trình vận chuyển đã giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt - Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn: + Vòng tuần hoàn nhỏ: dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi ôxi và cacbonic. + Vòng tuần hoàn lớn: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. - Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống: Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã, các chất độc hại để duy trì tính ổn định của môi trường trong. - Sự tạo thành nước tiểu: gồm 3 quá trình: + Quá trình lọc máu ở cầu thận và tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận: * Màng lọc: là vách mao mạch với các lỗ 30 – 40 Ǻ * Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ * Các tế bào máu, protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu + Quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết: * Có sử dụng năng lượng ATP * Các chất được hấp thụ lại: dinh dưỡng, nước, ion Na+, Cl – + Quá trình bài tiết các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận tạo thành nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu * Có sử dụng năng lượng ATP * Các chất đựơc bài tiết tiếp: cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa: H+, K+ - Điểm giống nhau: + Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân + Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: H3PO4, đường C5, bazơntric + Trên mạch đơn các đơn phân đều liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững + Đều có cấu tạo xoắn + Đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các đơn phân + Các đơn phân đều phân biệt bởi bazơ nitric - Điểm khác nhau: ADN - Đại phân tử có kích thước, khối lượng rất lớn - Có cấu trúc mạch kép - Xây dựng từ 4 loại nuclêotit - Có Timin ( không có U ) - Trong mỗi Nu có đường C5H10O4 - Liên kết hóa trị trên mạch đơn là mối liên kết giữa đường C5H10O4 của nuclêôtit này với H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh, đó là liên kết khá bền vững 4 ARN - Đại phân tử có kích thước, khối lượng bé - Có cấu trúc mạch đơn - Xây dựng từ 4 loại ribônuclêotit - Có U ( không có T ) - Trong mỗi ri Nu có C5H10O5 - Liên kết hóa trị trên mạch đơn là mối liên kết giữa đường C5H10O5 của riNu này và H3PO4 của riNu bên cạnh, đó là liên kết kém bền vững - Khái niệm kỹ thuật gen: - Các khâu chính trong kỹ thuật gen: (sgk SH 9) Điểm 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 0, 75 0,75 1,5 1,5 0,25 1,5 5 6 - Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi đối 0,75 với bậc cao vì: + Cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên khó gây đột biến + Động vật bậc cao có hệ thần kinh nhạy cảm, phản ứng nhanh dễ gây chết và bất thụ khi xử lý bằng các tác nhân lý, hóa. - Sự hình thành thể đa bội : + Tế bào sinh dưỡng 2n, khi nguyên phân, NST nhân đôi bình thường nhưng do tác nhân 0,5 gây đột biến ức chế hình thành tơ vô sắc (hoặc cắt đứt tơ vô sắc), NST không phân chia được tạo nên tế bào 4n. + Tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng trước khi giảm phân, NST nhân đôi bình thường, 0,5 nhưng do tác nhân gây đột biến cắt đứt tơ vô sắc hay ức chế hình thành tơ vô sắc nên NST không phân ly khi kết thúc giảm phân I. Bước sang giảm phân II, NST phân chia bình thường tạo nên giao tử 2n. Giao tử 2n này của bố, mẹ kết hợp với nhau tạo nên hợp tử 4n. 0,5 Hợp tử 4n phát triển thành phôi tạo nên cơ thể đa bội 4n. - Người ta có thể phân biệt thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu hình thái, sinh lý 0,5 của cơ thể. Thể đa bội thường có kích thước tế bào to, nên kích thước cơ quan sinh dưỡng, sinh sản to hơn dạng lưỡng bội bình thường 2n 0,25 + Thể đa bội lẻ không có hạt, đa bội chẵn có hạt, nhưng số hạt lép cao. + Thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài, chống chịu sâu bệnh, chống chịu nóng lạnh 0,25 tốt hơn dạng lưỡng bội. - Đặc điểm của các mối quan hệ khác loài: 1,25 - Biện pháp làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể SV: Quan hệ Hỗ trợ Cộng sinh Hội sinh Cạnh tranh Đối địch 7 8 a/. Chiề u dài của gen: tổng Ký sinh, nửa ký sinh Sinh vật ăn sinh vật khác Đặc điểm Sự hợp tác cùng có lợi giữa các cơ thể sinh vật Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại Sinh vật khác loài cạnh tranh thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác Sinh vật sống nhờ trên sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng từ sinh vật đó. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ… + Đối với vật nuôi: Nếu đàn quá đông, thiếu nơi ăn, ở, môi trường ô nhiễm thì cần tách đàn, cung cấp đủ thức ăn cho chúng, kết hợp với vệ sinh chuồng trại để vật nuôi phát triển tốt. - Biện luận: + Cha, mẹ thuộc nhóm máu A có kiểu gen: IAIA hoặc IA IO + Người con trai có nhóm máu O, có kiểu gen là I O IO; trong đó mỗi gen IO được nhận từ cha và mẹ. + Vậy cha, mẹ phải có gen IO � Kiểu gen của cha, mẹ là IA IO. + Người con gái có nhóm máu A, kiểu gen : I A I - ; luôn nhận được từ cha hoặc mẹ I O, nên có kiểu gen là IA IO - Kiểu gen của cha, mẹ là IA IO , con trai là IO IO, con gái là IA IO. 1,0 1,0 1,0 0,75 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 số nu của gen: N = 900. 000 : 300 = 3000 nu �c hiều dài của gen: ℓ = N/2 x 3,4 = 5100 Ǻ b/. Số lượn g từng loại nu : Ta có A =T = 3000 x 20% = 600 nu; X= G= N/2 –A = 1500 – 600 = 900 nu c/. + Nếu mất 1 cặp nu loại A-T: số lượn g từng loại nu sau đột biến là: A =T = 600 –1= 599 nu, X= G= 900 nu + Nếu mất 1 cặp nu loại X-G, thì số lượn g từng loại nu sau đột biến là: X =G = 900 –1= 899 nu; A= T= 600 nu. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ---------------------------------- Câu 1: (4 điểm). 1.1. (2 điểm). Ở cà chua, các tính trạng quả đỏ, tròn là trội hoàn toàn so với các tính trạng quả vàng, bầu dục. Hai tính trạng màu sắc và hình dạng quả di truyền độc lập với nhau. Nếu lai hai cây cà chua với nhau mà được F1 phân tính theo tỉ lệ: 3 đỏ, tròn : 3 vàng, tròn : 1 đỏ, bầu dục : 1 vàng, bầu dục thì kiểu gen và kiểu hình của cây lai đời P phải như thế nào? Hãy biện luận và lập sơ đồ lai kiểm chứng. 1.2. (2 điểm). Ở bò, các tính trạng: lông đen qui định bởi gen D, không sừng qui định bởi gen E, lông vàng qui định bởi gen d, có sừng qui định bởi gen e. Người ta cho một bò đực thuần chủng giao phối với một bò cái vàng, không sừng. Năm đầu sinh được một bê đực đen, không sừng. Năm thứ hai sinh được một bê cái đen, có sừng. a. Hãy biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình của bò đực bố? Kiểu gen của bò mẹ và các bê con? Lập sơ đồ lai kiểm chứng. b. Hãy cho biết kết quả có thể có ở thế hệ F 2 nếu cho F1 tạp giao với nhau? Biết gen kiểm tra các tính trạng nằm trên các nhiểm sắc thể khác nhau. Câu 2: (2 điểm). Những mối quan hệ của các sinh vật cùng loài xảy ra trong điều kiện nào? Trong thực tiển sản xuất, cần phải làm những gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Câu 3: (4 điểm). Ở một cá thể động vật có 3 tế bào sinh dục sơ khai cùng tiến hành nguyên phân một số đợt bằng nhau, sau đó tất cả các tế bào con do 3 tế bào này sinh ra đều bước vào giảm phân hình thành giao tử. Cả hai quá trình phân bào này đòi hỏi môi trường cung cấp 1512 NST đơn, trong đó số NST đơn cung cấp cho quá trình giảm phân nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho quá trình nguyên phân là 24. Hãy xác định: a. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào? b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào? c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào? d. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân? Câu 4: (3 điểm). 4.1. (1 điểm). Thường biến và đột biến cơ bản khác nhau ở những điểm nào? 4.2. (2 điểm). Gen B có tỉ lệ A/G = 1/2 đã đột biến thành gen b. Gen b ngắn hơn gen B là 3,4 A 0 (Ăngxtơrông) nhưng số liên kết hiđrô của hai gen vẫn bằng nhau. Khi cặp gen Bb tự nhân đôi hai lần môi trường đã phải cung cấp 3549 nuclêôtít các loại. Hãy cho biết: a. Đột biến đã diễn ra như thế nào? Cho rằng tác nhân gây đột biến không ảnh hưởng đến 3 cặp nuclêôtít. b. Số nuclêôtít mỗi loại của mỗi gen? c. Đột biến đã làm tăng bao nhiêu % số kiểu hình nếu gen B là trội không hoàn toàn so với gen b? Câu 5: (4 điểm). Trong một tế bào chứa hai gen có chiều dài bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen thứ nhất nhiều hơn số liên kết hiđrô của gen thứ hai là 160. Khi tế bào chứa hai gen trên nguyên phân 4 lần thì môi trường đã cung cấp cho gen thứ nhất 3000 nuclêôtít loại A và môi trường cung cấp cho gen thứ hai 6750 nuclêôtít loại G. Hãy xác định: a. Số nuclêôtít mỗi loại của mỗi gen? b. Chiều dài của mỗi gen? c. Số chu kỳ xoắn và số liên kết hiđrô của mỗi gen? Câu 6: (3 điểm). Ở người gen T qui định tính trạng mắt nâu là trội hoàn toàn so với gen t qui định tính trạng mắt đen. Trong một gia đình: Ông bà nội đều mắt nâu, bố mắt đen; ông ngoại mắt đen, bà ngoại mắt nâu, mẹ mắt nâu. Bố mẹ sinh được hai người con: một gái, một trai đều mắt nâu. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ, xác định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình trên và cho biết vì sao kết quả thu được không phù hợp với tỉ lệ di truyền của Menđen về lai một tính. ------- Hết ------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC Nội dung Câu 1 1.1: - Qui ước gen: A: qui định tính trạng quả đỏ; a: qui định tính trạng quả vàng; B: qui định tính trạng quả tròn; b: qui định tính trạng quả bầu dục (Vẫn đạt 0,25đ khi học sinh làm là Điểm 0,25 A: đỏ > a: vàng; B: tròn > b: bầu dục) - Xét tỉ lệ phân li của mỗi tính trạng ở đời F1: + Về màu sắc quả: đỏ/vàng = (3 + 1)/(3 + 1) = 1/1.Đây là tỉ lệ lai phân tích giữa một cá thể dị hợp một cặp gen với một cá thể đồng hợp lặn � P: Aa x aa (0,25đ) + Về hình dạng quả: tròn/ bầu dục = (3 + 3)/(1 + 1) = 3/1. Đây là tỉ lệ phân li tính trạng giữa 2 cá thể cùng dị hợp 1 cặp gen � P: Bb x Bb - Vậy phải chọn cặp bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình: P AaBb (đỏ, tròn) x aaBb (vàng, tròn) (0,25đ) - Sơ đồ lai kiểm chứng: P: ♂ AaBb (đỏ, tròn) x ♀ aaBb (vàng, tròn) Gp: AB, Ab, aB, ab aB, ab F1: ♂ ♀ aB ab AB Ab AaBB AaBb AaBb Aa aB ♀ De 2 DE De dE 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 ab aaBB aaBb b aabb aaBb KG: 3 A – B – : 3 aaB – : 1 A – bb : 1 aabb KH: 3 đỏ, tròn : 3 vàng, tròn : 1 đỏ, bầu dục : 1 vàng, bầu dục (HS không kẻ khung ở F1; KG, KH làm theo chiều dọc. Nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa) 1.2: a. + Bò cái vàng, không sừng có kiểu gen ddE – đã sinh ra một bê cái đen, có sừng có kiểu gen D – ee. + Con bê này phải nhận các gen (giao tử) De từ bố và de từ mẹ (0,25đ) + Vậy kiểu gen và kiểu hình của bò bố, mẹ và các bê con là: Bố (đen, có sừng): DDee; Mẹ (vàng, không sừng): ddEe (0,25đ) Bê đực (đen, không sừng): DdEe; Bê cái (đen, có sừng): Ddee + Sơ đồ lai kiểm chứng: P: ♂ DDee (đen, có sừng) x ♀ ddEe (vàng, không sừng) GP : De dE, de F1: 1 DdEe (♂ - đen, không sừng) : 1 Ddee (♀ - đen, có sừng ) b. F1 x F1: ♂ DdEe (đen, không sừng) x ♀ Ddee (đen, có sừng) GF1: DE, De, dE, de De, de F2: ♂ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 de DDEe Dee Ddee DdEe de DdEe Ddee ddEe ddee KG: 3D–E– : 3D – ee : 1ddE – : 1ddee KH: 3 đen, không sừng : 3 đen, có sừng : 1 vàng, không sừng : 1 vàng, có sừng - Quan hệ hỗ trợ của các sinh vật cùng loài xảy ra trong điều kiện thuận lợi: + Đủ thức ăn. + Đủ nơi sống. - Quan hệ cạnh tranh của các sinh vật cùng loài xảy ra trong điều kiện bất lợi: + Thiếu thức ăn, nơi ở . + Số lượng cá thể tăng quá cao. + Con đực tranh giành con cái. (Nếu không nói được 2 mqh hỗ trợ & cạnh tranh thì mỗi qh làm thiếu trừ 0,25đ.) - Trong thực tiển sản xuất... + Cần trồng cây, nuôi động vật ở mật độ thích hợp. + Khi cần thiết phải tỉa thưa đối với TV, hoặc tách đàn đối với ĐV. + Cần cung cấp đầy đủ thức ăn và vệ sinh môi trường sạch sẽ. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan