Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 9 Tập đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn kèm đáp án chi tiết...

Tài liệu Tập đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn kèm đáp án chi tiết

.DOC
104
9289
81

Mô tả:

Tập đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn kèm đáp án chi tiết là tài liệu mới nhất hữu ích cho bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Chúc các em học sinh thi đạt kết quả cao nhất. UBND HUYỆN ............. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học ............. Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài;150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2điểm) Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’ ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Câu 2: (2 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. ( SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 3 (6 điểm) Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ( Dựa vào các đoạn trích đã học và đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều). ---- Hết ---Họ và tên thí sinh..................................................Số báo danh........................................... Chữ ký của giám thị 1..................................Chữ ký của giám thị 2.................................... UBND HUYỆN ............. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9 Câu 1: ( 2điểm) ý/Phần a Đáp án - Nêu được xuất xứ của đoạn thơ (nằm trong tác phẩm nào? của ai?). Kể tên được hai biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ. (1đ) + So sánh: “ Biển cho ta cá” được so sánh với “ lòng mẹ” + Nhân hóa: Biển là một hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác được nhân hóa có hành động của con người “ nuôi lớn” bao cuộc đời của con người từ những ngày xa xưa. b - Tác dụng; ( 1đ) Hai câu thơ là sự cảm nhận về sự gắn bó của biển với con người. + Phép so sánh diễn tả tấm lòng rộng lớn, bao dung của biển khơi đối với con người như tấm long của mẹ dành cho những đứa con; biển luôn mang đến cho con người những gì biển có vô tận. + Phép nhân hóa diễn tả vai trò của biển đối với con người, mối quan hệ hài hòa giữa thiên nhiên với con người. Điểm 1đ 1đ * Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi nghiêm trọng về dùng từ, viết câu cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2 Câu 2: (2 điểm) Nội dung cơ bản của câu này là yêu cầu học sinh trình bày được những cảm xúc chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, từ đó rút ra bài học về đạo lí làm người cho bản thân. Mạch bài làm cho câu này có thể như sau: ý/Phần Đáp án Nêu được vị trí của đoạn thơ ( nằm trong tác phẩm nào? của ai?). Cảm nhận khái quát về giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ (0,5 điểm) a b c Cảm nhận về đoạn thơ: Trên cơ sở phân tích đoạn thơ cần làm rõ: - Tiếng lòng và suy ngẫm thấm thía của Nguyễn Duy cũng chính là những nhận thức sâu sắc của mọi người về nghĩa tình thủy chung, về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và triết lí đoạn thơ đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về cách sống, cách làm người... Điểm 0.25đ 1.5đ 0.25đ Câu 3: (6điểm) * Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế. cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp. * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh nhận thức đúng yêu cầu của đề về kiểu bài, nội dung, giới hạn. - Biết cách làm bài nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. * Yêu cầu về kiến thức: ý/Phần a. Mở bài Đáp án - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, dẫn đến tác phẩm “Truyện Kiều”. - Đánh giá khái quát tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Điểm ( 0,5 điểm) b. Thân bài * Thúy Vân, Thúy Kiều, những nhân vật chính diện được Nguyễn Du tôn xưng là đấng bậc và được khắc họa bằng bút pháp cổ điển ước lệ tượng trưng, mồi người một vẻ mười phân vẹn mười. Họ là những nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng, được mô tả với những chi tiết chọn lọc… phù hợp với cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mộ. - Tả Thúy Vân khác tả Thúy Kiều, tả người nào ra người ấy không lẫn lộn(d/c) - Nghệ thuật đòn bẩy ( Lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền, tôn lên vẻ đẹp của Thúy Kiều) (d/c) - Nghệ thuật đặc tả: đặc tả đôi mắt của Thúy Kiều… (d/c) * Tả hình thức bên ngoài để dự báo tương lai, số phận của nhân vật…(d/c) - Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu tươi tắn. Vẻ đẹp như báo trước số phận yên ổn của nàng sau này. - Thúy Kiều đẹp sắc sảo mặn mà, lại còn có tài năng điêu luyện theo đúng quan niệm thẩm mỹ phong kiến: cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt là tài âm nhạc. Nàng còn là một cô gái đa cảm, tâm hồn phong phú, sâu sắc , nhạy cảm… Tài sắc của nàng nghiêng nước nghiêng thành, khiến hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh như dự báo trước số phận đau khổ, bất hạnh của nàng sau này 1.5đ 0,5đ * Tả hình thức bên ngoài – lời nói, cử chỉ, diện mạo, để lột tả phẩm chất bên trong - Tả Mã Giám Sinh là nhân vật phản diện được khắc họa bằng bút pháp tả thực, có tính cá thể. Hắn là một con buôn lưu manh, giả danh một giám sinh đi hỏi vợ. Mập mờ về danh tính, tung tích, nguồn gốc. Diện mạo trai lơ, ngôn ngữ cộc lốc, hành động sỗ sang ngồi tót… Hắn lạnh lùng vô cảm trước đau khổ của con người… Nhân vật này gắn liền với cảm hứng tố cáo xã hội của Nguyễn Du. * Tả cảnh để ngụ tình: Tâm trạng của chi em Thúy Kiều khi du xuân trở về, tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. * Tôn trọng tuyền thống nghệ thuật trung đại, nhưng Nguyễn Du in dấu ấn cá nhân của mình trong việc khắc họạ chân dung các nhân vật. Chính vì vậy người ta mới nói: tài sắc hiếu nghĩa như Thúy Kiều, ghen như Hoạn Thư, ngang tàng, anh hùng như Từ Hải, tráo trở, lật lọng như Sở Khanh… Qua khắc họa chân dung nhân vật mà thể hiện tư cách nhân vật, cảm hứng nhân đạo của thi hào trước cuộc đời và con người. c. Kết bài - Khẳng định lại tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. - Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. ỦBND HUYỆN ............. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO 1đ 1.5đ 0.5đ ( 0,5 điểm) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I TẠO Năm học: ............. Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm). Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Câu 2: ( 2điểm ) Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’ ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Câu 3. (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) là bức tranh tâm tình đầy xúc động. Hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên. ….Hết…. ( Đề thi gồm có 1 trang ) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh…………………………….Số báo danh……………………… UBND HUYỆN ............. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9 Câu 1. ( 2 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, lời văn có cảm xúc Ý/phần Đáp án Ý1 Học sinh cần chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa ấy có: - Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời – phông nền của bức tranh Ý2 - Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng.tạo ra sự hài hòa về mầu sắc Ý3 - Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ ,tinh khôi ,giàu sức sống; khoáng đạt ,trong trẻo; nhẹ nhàng ,tinh khiết Điểm (1 điểm) (0,5 điẻm) (0,5điểm) Câu 2. ( 2 điểm) Ý/phần Ý1 Đáp án Điểm - Đoạn thơ sử dụng hai biện pháp tu từ + So sánh: “ Biển cho ta cá” được so sánh với “ lòng mẹ” + Nhân hóa: Biển là một hiện tượng thiên nhiên vô tri vô (1 điểm) giác được nhân hóa có hành động của con người “ nuôi lớn” bao cuộc đời của con người từ những ngày xa xưa. Ý2 - Tác dụng; Hai câu thơ là sự cảm nhận về sự gắn bó của (1 điểm) biển với con người. + Phép so sánh diễn tả tấm lòng rộng lớn của biển khơi đối với con người; biển luôn mang đến cho con người những gì biển có vô tận. + Phép nhân hóa diễn tả vai trò của biển đối với con người. Câu 3: ( 6 điểm) Yêu cầu HS viết thành bài văn nghị luận phân tích để chứng minh cho một ý kiến, có bố cục ba phần mạch lạc, hệ thống luận điểm luận cứ phù hợp; diễn đạt lưu loát, có sức thuyết phục, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, dựng đoạn Bài văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý/phần Mở bài Thân bài Đáp án - Nêu xuất xứ của đoạn trích: Đây là đoạn kế tiếp đoạn kể về Mã Giám Sinh đưa Kiều đến lầu xanh của Tú Bà. Tú Bài ép kiều tiếp khách làng chơi. Kiều không chấp nhận nên bị Tú Bà đánh đập. Tủi nhục Kiều tự sát. Tú Bà sợ mất món lợi lớn đành cho Kiều ra lầu Ngưng Bích để đợi thực hiện một âm mưu mới - Đoạn trích này phản ánh tâm trạng thương nhớ gia đình, thương nhớ người yêu và xót xa buồn tủi cho thân phận mình của Thúy Kiều * Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động - Bức tranh phong cảnh được nhìn qua con mắt đầy tâm trạng của Kiều: + Đường nét vừa thực vừa ảo: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bè bát ngát, cát vàng cồn nọ, buijhoongf dặm kia… Không gian mênh mông, lạnh lẽo, bao phủ bởi một nỗi buồn thấm thía. + Con người chỉ có một – đó là Thúy kiều lẻ loi, cô độc giữa không gian hoang vắng. - Bức tranh tâm tình đầy xúc động + Phong cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt u sầu của Kiều nên cũng rất buồn: Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. + sự vật nào cũng gợi cảm giác chông chênh, bất định và chứa đựng một dự báo chẳng lành: Tám câu cuối diễn tả đặc sắc nhất tâm trạng, tình cảm của Kiều thông qua cảnh vật- nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du: Mỗi cặp câu lục bát đều bắt đầu bằng điệp từ “Buồn trông”, mở ra một sắc thái cảnh- một sắc thái, một cung bậc tâm trạng Thúy Kiều. . . Làm nổi tâm trạng buồn và dự cảm về tương lai bất hạnh của nàng. Điểm ( 0,5 điểm) ( 1,5 điểm) (2 điểm) - Đoạn trích gợi cho chúng ta: + Xót thương cho thân phận, cảnh ngộ của Kiều. + Căm giận xã hội bất công đẩy Kiều vào cảnh ngộ đau thương đó. ( 1,5 điểm) Kết bài - Khẳng định đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là bức ( 0,5 tranh trữ tình đầy xúc động. điểm) - Nêu cảm xúc của bản thân. * Yêu cầu: - Viết đúng kiểu bài Bố cục rõ ràng Diễn đạt lưu loát - Trừ điểm các lỗi sau Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm Trình bày bẩn, chữ viết xấu trừ 0,5 điểm Tổng điểm trừ không quá 2 điểm UBND HUYỆN ............. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: ............. -------------------------Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng ( viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến- sáng tác năm 1948) có câu thơ; “…Heo hút cồn mây súng ngửi trời…” Trong bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu cũng có câu; “…Đầu súng trăng treo…” Em hãy so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam. Câu 2: (2 điểm) Phân tích điểm sáng nghệ thuật ở khổ thơ sau: “Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”... (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Câu 3: ( 6 điểm): “ Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người” ( Hoài Thanh). Qua các trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du mà em đã học và đã đọc, hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. -----------------------HẾT---------------------(Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………………..; Số báo danh:…………….. UBND HUYỆN ............. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN ĐỢT 1 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 Câu 1: (2,0 điểm) Ý/Phần 1 Đáp án Điểm * Về nội dung: - Nét giống nhau: Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu của người lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt nam. Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không 1,0 đ gợi lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bình thản. - Nét khác: Ở câu thơ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong không gian cao, rộng với “ cồn mây, trời”, gợi cho người đọc sự hình dung: người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao. Hình ảnh “ súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút,âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến. Cách thể hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng mà tài hoa. 2 3 Câu thơ “ Đầu súng trăng treo” gợi một không gian yên tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà trăng treo đầu súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân dân ta. Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị , mộc mạc mà không kém phần tinh tế. Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính trong thơ ca Việt nam: đó là những con người hồn nhiên, bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc * Về hình thức: HS viết trình bày mạch lạc, rõ các ý, diễn đạt mượt mà, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi. 0,5 đ 0,5 đ Câu 2: (2 điểm) Ý/Phần 1 Đáp án * Về nội dung: Điểm - Chỉ ra được những điểm sáng nghệ thuật trong hai câu thơ: phép tu từ so sánh, cách dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu câu thơ… - Khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp, phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ của người chiến sĩ lái xe qua giọng điệu ngang tàng, đùa tếu, nghịch ngợm. Cấu trúc câu vừa có ý nghĩa tạo nhịp vừa làm cho ngôn ngữ thơ gần với khẩu ngữ: “Không có… ừ thì… chưa cần…” . Sự đan xen của thể thơ bảy chữ, tám chữ cũng khiến cho giọng thơ gần gũi với lời nói thường ngày - Hình ảnh thơ rất thực mà lại hết sức độc đáo, cách diễn tả vừa mộc mạc, cụ thể vừa giàu sức gợi hình, gợi cảm: “ Mặt lấm…Phì phèo châm điếu thuốc”; “Bụi phun tóc trắng như người già” phép so sánh càng làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, coi thường khó khăn gian khổ của người lính lái xe. 2 3 - Từ tượng thanh “ha ha” vừa mô phỏng tiếng cười của những chàng lính xế trẻ trung mới rời ghế nhà trường vừa nêu được tác phong sống rất “lính”: sôi nổi, hoạt bát , nhanh nhẹn, tinh nghịch mà ấm áp tình đồng đội. 1,0 đ 0,75 đ * Về hình thức: HS viết trình bày đoạn văn mạch lạc, rõ các ý, diễn đạt mượt mà, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi. 0,25 đ Câu 3: (6 điểm) HS xác định đúng yêu cầu bài làm, có thể triển khai bài làm theo những cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm baaor các ý cơ bản sau: Ý/Phần Đáp án Điểm 3 1. Nội dung a.Giới thiệu - Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương trong kho tàng văn học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. - Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện. Vì thế, có ý kiến cho rằng : “Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người” ( Hoài Thanh). b. Giải thích - Khi nói thiên nhiên là một nhân vật, nhà phê bình Hoài Thanh có lẽ muốn nói đến sự có mặt xuyên suốt, chân thực, sinh động và ấn tượng với bạn đọc như những gì Nguyễn Du xây dựng về con người. Điều đó có nghĩa là, thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để Nguyễn Du ngụ tình, mà thiên nhiên là đối tượng thứ nhất, có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện tình yêu cái đẹp và tạo vật của thi hào Nguyễn Du. - Có thể thấy hai điểm cơ bản từ ý kiến của Hoài Thanh: Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người 1,5 0,5 c. Chứng minh c1. Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình. Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”: Bức hoạ của đường nét, màu sắc, vẻ non tơ, sự sinh động giao hoà thắm thiết cùng nhau trong không gian và thời gian. Đó là bức tranh thiên nhiên bát ngát, hoang vắng, đượm buồn ở Lầu Ngưng Bích. Đó là cảnh vườn đào nới Kim Trọng gặp gỡ Thuý Kiều. đó là cảnh thu đã nhuộm màu quan san khi Thuý Kiều chia tay Thúc Sinh... *HS cần chọn được dẫn chứng để bình, tránh sa vào sự bề bộn. Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời. c.2. Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người - Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ sô sphận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu sắc. - Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. ( Phân tích làm rõ cách Nguyễn Du tả hình ảnh chim én, hình ảnh cỏ non, hình ảnh hoa lê trắng, cảnh lễ hội..., nỗi buồn tan cuộc, cõi lòng vấn vương...một cách đặc biệt gợi cảm, thấm thía qua đảo ngữ, qua dùng từ láy, dùng các phó từ..., qua cách chấm phá, điểm xuyết...) - Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển ( Kiều ở lầu Ngưng Bích) 1,5 1, 5 2. Thang điểm - Điểm 6: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu 2.1. Hiểu đề. Có vốn kiến thức sâu và rộng. Có cấu trúc bài độc đáo, mạch lạc, cảm thụ sâu sắc, tinh tế...Văn có giọng điệu riêng. - Điểm 5: Cơ bản đáp ứng yêu cầu 2.1. Nắm vững tác phẩm và có sự cảm thụ tốt ; vượt qua sự cóp nhặt bắt chước. Diễn đạt rõ ràng trôi chảy. Hình thức bài sáng sủa. - Điểm 3-4 : Cấu trúc bài viết theo cách riêng do có thểư lúng túng về lí luận. Yêu cầu khác như điểm 6. - Điểm 2 : Thuần tuý phân tích văn bản nhưng chỉ dừng ở mức hời hợt. - Điểm 1 : Xử lí rất ít yêu cầu của đề bài hoặc viết nhiều nhưng rất lộn xộn. - Điểm 0 : Làm bài về vấn đề khác hoặc không làm bài. UBND HUYỆN ............. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học ............. Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm). Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” (Bằng Việt, Bếp lửa) Câu 2 (3 điểm). “Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế... Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Trong đoạn văn trên, anh thanh niên có nói: " Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc." Em có suy nghĩ gì về hạnh phúc được gợi ra từ lời nói của anh thanh niên? Câu 3 (5 điểm). Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại mà em được học ở THCS. UBND HUYỆN ............. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 9 Câu 1 (2 điểm). Ý/Phần Đáp án Biểu điểm 1 - Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn 0.5 điểm nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. 2 Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều 1.5 điểm ý nghĩa: + Khơi dậy tình cảm nồng ấm + Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương + Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ. => Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. Câu 2 (3 điểm). Ý/Phần Đáp án Biểu điểm 1 - Đây là lời nói của anh thanh niên trong cuộc trò 0.5 điểm chuyện với ông họa sĩ. Anh cảm thấy hạnh phúc vì đã góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước. Niềm hạnh phúc của chàng trai trẻ là được sống vì mục đích cao cả: góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2 - Quan niệm về hạnh phúc, phù hợp với lứa tuổi và 1.5 điểm hoàn cảnh sống hiện tại: + Hạnh phúc là yêu thương và được yêu thương, giúp đỡ người khác… -> Niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống. + Hạnh phúc là biết cống hiến, sống có ý nghĩa, sống có ích, có mục đích và lý tưởng cao đẹp -> Cách nâng tâm hồn mình cao đẹp hơn. + Phê phán những quan niệm sai lầm về hạnh phúc: Hạnh phúc là sống có đầy đủ về của cải vật chất, được mọi người quan tâm chăm sóc, sống hẹp hòi, ích kỷ, không quan tâm đến cuộc sống và mọi người xung quanh... 3 - Xác định thái độ của bản thân: Đồng tình với những suy nghĩ, nhận thức của anh thanh niên về hạnh phúc: Góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc sống lao động và dựng xây đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đất nước, biết mở rộng tâm hồn để yêu thương và sẻ chia. Phê phán thái độ sống vị kỷ, tầm thường. Câu 3 (5 điểm). 1 điểm Ý/Phần I/ Mở bài; Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Phụ nữ là trung tâm của cái đẹp, chính vì vậy hình ảnh người phụ nữ đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học Đáp án Yêu cầu chung: Thể loại: phân tích kết hợp chứng minh Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp, những phẩm chất cao quý và số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam thể hiện trong các tác phẩm thuộc dòng văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Phạm vi dẫn chứng: Các tác phẩm văn học trung đại đã được học và đọc thêm ( THCS) Yêu cầu cụ thể: HS vận dụng kĩ năng của văn nghị luận để viết bài văn nghị luận văn học thuộc dạng tổng hợp HS có những cách dẫn dắt vấn đề khác nhau, tuy nhiên phải đảm bảo được những yêu cầu sau: 0.5 điểm Biểu điểm từ xưa đến nay… Nêu vấn đề: VHTĐ Việt Nam đã có không ít những tác phẩm viết về người phụ nữ ( Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm khúc,Bá nh trôi nước, Truyện Kiều…). - Họ đều là những người phụ nữ đẹp vẹn toàn nhưng số phận lại đầy đau khổ, bi thương …. II. Thân bài: 1. Trước hết ta bắt gặp trong các tác phẩm một điểm 1 điểm chung ở người phụ nữ: họ đều là hiện thân của cái đẹp. - Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người phụ nữ có “ tư dung tốt đẹp”. Nguyễn Dữ không đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung ra vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác… - Nhân vật trữ tình trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”-> vẻ đẹp trắng trẻo, đầy đặn, tròn trịa, căng tràn sức sống… - Thúy Vân trong Truyện Kiều: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Vẻ đẹp của Thúy Vân là hội tụ tất cả những chuẩn mực về cái đẹp của thiên nhiên… - Thúy Kiều: Cái đẹp về cả tài và sắc Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Vẻ đẹp của Kiều được Nguyễn Du khéo léo gợi lên qua đôi mắt: đôi mắt đẹp trong veo như nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều đến mức cả hoa, liễu.. những tạo vật xinh đẹp của thiên nhiên phải hờn ghen. Không chỉ đẹp Kiều còn đa tài: cầm, kì, thi, họa…và ở tài nào Kiều cũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan