Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Bài giảng lịch sử nhà nước và pháp luật hoàn chỉnh...

Tài liệu Bài giảng lịch sử nhà nước và pháp luật hoàn chỉnh

.PDF
103
1
55

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 Phần thứ nhất: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI CHƯƠNG 1 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỔ ĐẠI 1.1. Sự hình thành nhà nước và pháp luật 1.1.1. Sự tan rã của công xã nguyên thủy – quá trình hình thành nhà nước - Phát hiện ra kim loại và được dùng làm chế tạo công cụ lao động đã tạo nên sự phát triển của lực lượng sản xuất làm biến đổi về kinh tế - xã hội. Xuất hiện sự phân công lao động: + Chăn nuôi và trồng trọt tách rời nhau + Nghề thủ công tách rời khỏi nông nghiệp - Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn tới nền kinh tế của công sản nguyên thủy biến đổi: Thứ nhất, sự xuất hiện tư hữu làm cho quá trình phân hóa tài sản trong xã hội diễn ra. + Người có địa vị đã chiếm được nhiều của cải xã hội + Sự trao truyền công cụ sản xuất, tư liệu lao động và của cải từ đời này sang đời khác + Của cải của các tù binh trong chiến tranh bị những bộ lạc thắng trận chiếm đoạt thành của riêng. Thứ hai, công xã nông thôn xuất hiện thay thế công xã thị tộc phụ hệ đang dần bị tan rã. Sự phát triển của chế độ tư hữu đãn đến hình thành nên những tập đoàn người trong xã hội + Những người giàu có: Các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc, thương nhân, tăng lữ, một số ít là nông dân , bình dân có tích lũy của cải. 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 + Những người nghèo: nông dân, thợ thủ công + Tù binh chiến tranh bị biến thành nô lệ Toàn bộ những tập đoàn người trên hình thành nên những giai cấp: Chủ nô, bình dân, nô lệ. Chính vì sự phân hóa giai cấp đó đã dẫn tới những mâu thuẫn không thể điều hòa được. Giai cấp giàu có họ cần phải tiến hành các biện pháp để bảo vệ của cải và bản thận họ. Cho nên họ cần thành lập tổ chức có đủ sức mạnh về bạo lực và quản lý, đó là bộ máy hành chính, quân đội, nhà tù, trại giam để đàn áp các giai cấp khác. Chính vì tổ chức nhà nước ra đời. Ph. Ăngghen viết: “Vậy nhà nước quyết không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nó cũng không phải là cái “hiện thực của ý niệm đạo đức”, là “hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêgen khẳng định. Đúng ra, nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng rõ ràng là đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. Và lực lượng đó, nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng tách rời khỏi xã hội, chính là nhà nước.”1. 1.1.2. Sự ra đời của pháp luật Sự ra đời của pháp luật là một tất yếu, xét trên cả bình diện chủ quan và khách quan trong sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Ở bình diện khách quan, nhà nước và pháp luật phát sinh cùng nguồn gốc, khi chế độ tư hữu được xác 1 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.252-253. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 lập. Ở bình diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và trở thành một phương tiện của của nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Như vậy, sự ra đời của nhà nước và pháp luật là bước phát triển về chất trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Nhà nước và pháp luật đầu tiên trong lịch sử nhân loại là nhà nước và phát luật chiếm hữu nô lệ. 1.2. Nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại 1.2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật Ai Cập Ai Cập nằm dọc theo lưu vực sông Nin ở vùng Đông Bắc châu Phi. Sông Nin có giá trị rất lớn đối với kinh tế - văn hóa – xã hội ở Ai cập. Cuối thế kỷ IV trước công nguyên, nhà nước cổ đại Ai Cập ra đời đã ra đời. Ai cập là trung tâm văn minh sớm nhất thế giới cổ đại. Ai cập hình thành hai vùng rõ rệt là thượng Ai Cập và Hạ Ai cập. Qúa trình tồn tại hai vương quốc Thượng Ai Cập và Hạ Ai cập, cũng chính là quá trình đấu tranh dai dẳng, quyết liệt giữa tập trung và chia cắt. Đến thời kỳ Tảo vương quốc ( nửa đầu thiên niên kỷ II TCN) xu hướng thống nhất đã thắng thế. Hai vương quốc đó được hợp nhất thành một Nhà nước Ai cập thống nhất. Bộ máy Ai Cập còn đơn giản: Đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua (còn gọi là Pha ra ông) Pha ra ông là người có nhiều tài sản nhất, có quyền lực cao nhất và được thần thánh hóa. Bên cạnh vua là hàng ngũ quan lại cao cấp ở triều đình giúp vua điều hành các lĩnh vực hành chính, tài chính, tư pháp, quân sự. Nhà nước Ai cập là chính thể quan chủ chuyên chế: Pha ra ông nắm mọi quyền lực, vua chủ sở hữu ruộng đất và trực tiếp lập ra nhiều điền trang ở Ai Cập. Vua có quyền bổ nhiệm, bãi miễn, trừng phạt bất cứ ai và có quyền quyết định mọi công việc quan trọng của đất nước. 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Người cai quản bộ máy lại là một viên quan cao nhất là Vi Di A, nắm hết các chức năng của nhà nước như tư pháp, thuế, thủy lợi, hành chính. Trong hàng ngũ quan lại, châu trưởng đóng vai trò quan trọng, đứng đầu địa phương. Tổ chức tòa án và tố tụng ngay từ đầu đã khá hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu cúng cố chính quyền của giai cấp chủ nô. Vua là người xét xử cao nhất. Cơ quan chuyên môn xét xử gồm 6 viện, đứng đầu là một viên chưởng lý. Một số người trong tầng lớp tăng lữ làm quan tư pháp. Quân đội là công cụ thống trị quan trọng nhất của nhà nước. Viên Tổng chỉ huy quân đội là người họ hàng của nhà vua. Các sĩ quan cao cấp và những cơ quan đầu não của quân đội đều thuộc vua và độc lập với cơ quan dân sự. Tôn giáo là công cụ thống trị tinh thần Ai Cập. Tăng lữ có nhiệm vụ thần thánh hóa nhà vua, củng cố, đề cao uy tín của giai cấp chủ nô đối với quần chúng bị áp bức bóc lột. Cho đến nay vẫn chưa phát hiện được bộ luật nào của nhà nước Ai cập. 1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật Lưỡng Hà Lưỡng Hà nằm ở lưu vực hai con sông Tigơrơ và Ơphrat (hiện nay là Iran và Irắc). Vùng đất này gặp nhau của nhiều con đường Đông – Tây, Nam – Bắc, là điều kiện thuận lợi về: Kinh tế, chính trị, văn hóa và trở thành trung tâm văn minh của thế giới cổ đại. Bộ máy nhà nước: Vào những năm cuối cùng thiên niên kỷ III TCN, Lưỡng Hà lại bị phân hóa thành những quốc gia nhỏ. Cuối cùng người Amôrít của vương quốc Babilon đã thống nhất vương hà một cách vững chắc. Vương quốc Babilon tồn tại trong vòng 300 năm (1894 – 1595 TCN). Vua Ham murabi đã thiết lập bộ máy chính quyền của một tổ chức trung ương tập quyền chuyên chế. Mọi quyền lực nhà nước tập trung vào tay vua, nhà vua là người quyền sở hữu ruộng đất tối 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 cao nhất. Đứng đầu mỗi khu vực là viên Tổng đốc do vua trực tiếp bổ nhiệm. Ở địa phương, tuy vẫn còn hội đồng trưởng lão, nhưng hoạt động bị đặt dưới quyền kiểm soát của tổng đốc. Nhà nước lập ra các cơ quan tư pháp chuyên trách. Hội dồng xét xử gồm các bô lão có uy tín trong vùng. Các phiên tòa tối cao của triều đình do vua điều khiển. Nhà nước tập trung phát triển quan đội vì quan đội sẻ giúp Ham mu rabi chinh phục toàn lưỡng Hà và giữa chính quyền của mình. Pháp luật: Chủ yếu là bộ Hămmurabi đây là bộ luật được khắc trên tấm đá. Bộ lật này gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Nôi dung chính của bộ luật được thể hiện + Trong lĩnh vực hợp đồng: * Hợp đồng mua bán: Người bán phải là người chủ thực sự của tài sản Tài sản phải bán là tài sản hợp pháp Khi mua bán phải có người làm chứng * Hợp đồng vay mượn Đối với chủ nợ được pháp luật bảo vệ Nếu con nợ không trả thì chủ nợ phải xiết nợ bằng cách bắt làm nô lệ, bắt vợ hoặc con làm con tin. * Hợ đồng thuê mướn ruộng đất: Tùy theo thỏa thuận giữa chủ ruộng và người đi thuê ruộng. + Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 * Quan hệ hôn nhân Điều kiện kết hôn: cơ sở thỏa thuận của hai gia đình (Không quy định tuổi kết hôn) Hình thức và thủ tục kết hôn; Hứa hôn: Người con trai dẫn bố mình sang xin kết hôn và mất một khoản tiền. Kết hôn được công nhậ trên giấy tờ. Chấm dứt hôn nhân: có hai trường hợp, trường hợp 1 một bên vợ hoặc chồng chất trước hoặc mất tích; trường hợp 2 người chông bị bát làm tù binh và anh ta không thể duy trì được cuộc sống vợ chông. Ngoài ra luật còn quy định quan hệ gia đình; vợ chồng, con cái.. * Quan hệ thừa kế: Thừa kế theo di chúc; được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng. Thừa kế theo luật: được áp dụng khi ngươpif chết không để lại di chúc. * Quy định trong lĩnh vực hình sự Hình phạt: Nguyên tắc trả thù ngang bằng Các lại hình phạt: Phạt tiền, phạt tử (dùng để răn đe kẻ phạm tội vào tội nặng). Ngoài ra còn có hình phạt khác: lao động, lưu đày, truy cứu trách nhiệm tập thể. * Quy định về lĩnh vực tố tụng: tòa án xét xử công khai phải trên cơ sở chứng cứ. 1.2.3. Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật ấn Độ Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm các nước Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, Nêpan. Các nhà nước Ấn Độ cổ đại được hình thành ở hai khu vực khác nhau, thuộc lĩnh vực sông Ấn, sông Hằng trong khoảng thời gian khác nhau. 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Tổ chức bộ máy nhà nước Ấn Độ: Đứng đầu là vua, có mọi quyền hành và được thần thánh hóa. Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một Hội đồng thượng thư: Quan chức cao nhất là Đại tư tế có vai trò như tể tướng; tiếp đó là hai thượng thư ngân khố và thuế vụ. Bên cạnh đó còn có Hội đồng ngự tiền gồm quý tộc có thế lực có trách nhiệm kiến nghị với những vấn đề lớn nhưng không có quyền quyết định. Toàn bộ lãnh thổ chia làm nhiều đơn vị hành chính bao gồm một đặc khu kinh đô và 4 tỉnh. Dưới tỉnh có huyện và làng. Các viên chức địa phương được hưởng một phần thuế hoặc tô. Nhà nước có cơ quan quản lý công trình thủy lợi, trông coi việc tưới tiểu, có cơ quan giám sát. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng: quân của vua, quân của chư hầu, quân của bộ lạc phụ thuộc. Pháp luật: Bộ luật Manu là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong các luật lệ của Ấn Độ cổ đại, gồm 12 chương, có 2685 điều. Nội dung của luật là những quan hệ pháp luật, chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới, vũ trụ. + Chế độ sở hữu: Ruộng đất thuộ quyền sở hữu tối cao của vua. Thừa nhận có một số ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân và việc mua bán ruộc đất được công nhận. Quyền sở hữu đối với vật khác chỉ được thừa nhận khi có chứng cứ cụ thể và nguồn gốc rõ ràng. + Chế độ về hợp đồng: Hợp đồng phải công khai, những hợp đồng không có hiệu lực khi ký với người điên, người già yếu, người chưa đến độ tuổi thành niên, người say rượu.. Bộ luật đề cập đến hợp đồng vay mượn, cầm cố trong đó quy định mức lãi tối đa phải trả theo tháng có sự khác nhau ở đẳng cấp xã hội. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 + Chế độ hôn nhân gia đình và kế thừa: Thừa nhận hôn nhân mang tính chất mua bán, quyền lợi của người đàn ông được bảo vệ và họ có quyền ly hôn, còn người vợ không có quyền đó. Chế định thừa kế quy định các con đều có quyền thừa kế của cải của cha, con gái cũng được thừa kế gọi là của hồi môn. + Những chế định hình sự: Bất bình đẳng, theo nguyên tắc khoan dung với những kẻ bề trên áp bức bề dưới, trừng trị thẳng tay những kẻ bề dưới chà đạp vào bề trên. + Những định chế về tố tụng: Theo luật đảm bảo đúng sự thực, xử án phải có bằng chứng (nhân chứng, vật chứng). Nhưng chứng cứ lại phụ thuộc vào đẳng cấp, giới tính. 1.2.4. Tổ chức bộ máy và pháp luật nhà nước Trung Quốc Trung quốc là một trong 4 trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Cúng như Ai cập, Lưỡng Hà và Ấn độ. Ở đây, có hai dòng sông lớn chảy qua – Hoàn Hà phía Bắc và Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử Trung Quốc cổ đại kéo dài đến 2000 năm (khoản thế kỷ 21 trước công nguyên) gồm 3 triều đại: Nhà Hạ (thế kỷ XXI TCN – XVI TCN); triều dại nhà Thương (thế kỷ XVI TCN – thế kỷ XI TCN); triều đại Tây Chu (thế kỷ XI TCN – 771 TCN). Tổ chức bộ máy nhà nước: hoàn thiện theo cùng với các triều đại - Ngôi vua: là người đứng đầu nhà nước (thường gọi đế, hoặc Vương), vua chủ sở hữu ruộng đất, có quyền nắm cả lập pháp,hành pháp, tư pháp - Bộ máy chính quyền địa phương: Tam công, lục khanh. Tam công bao gồm ba chức quan: Thái sư, Thái phó, Thái bảo, có chức năng cố vấn cho vua. Giúp việc cho Tâm công có Thiếu sư, hiếu phó, Thiếu bảo. 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Lục khanh (lục quan) là sáu quan chức trực tiếp quản lý các lĩnh vực: + Thái tể (còn gọi là Thiên quan, Chủng tể), đứng đầu lục khanh trông nom việc cai trị trong nước. + Tư đồ (còn gọi là địa quan, giáo quan) trông coi công việc hành chính, dân sự, giáo dục. + Tông bá (còn gọi là xuân quan), trông coi việc tế tự, lễ, nhạc. + Tư mã (còn gọi là Hạ quan, chinh quan) trông coi quân sự, chinh phạt. + Tư khấu (còn gọi là thu quan, hình quan) trông coi hình pháp, ngục tụng. + Tư không (còn gọi là Đông quan, công quan) trong coi đất đai trong nước, kiến thiết, xây dựng. - Khu vực hành chính và bộ máy chính quyền địa phương Việc phân chia khu vực hành chính cũng do các triều đại phân chia khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn là “nước”, “phường quốc”. Chính quyền cơ sở: đơn vị hành chính là công xã nông thôn, do tộc trưởng đứng đầu. Về quân đội: Gai cấp thống trị chú ý xây dựng quân đội được chia làm 3: Tả, trung, hữu. Pháp luật: cho đến nay vẫn tìm ra một cách rất ít và khá mờ nhạt. Thời Hạ có pháp luật gọi là Vũ hình; thời Thương, pháp luật được chế định trên cơ sở pháp luật nhà Hạ, gồm 5 hình phạt chủ yếu: + Mặc: Thích chữ vào trán rồi bôi mực + Tị: Xẻo mũi +Phị: Chặt chân hoặc tróc bỏ xương bánh chè + Cung: Nam giới bị cắt ngoại thận (thiến), nữ giới bị nhốt vào buồng kín. 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 + Đại Tịch: Tử hình. Thời Tâu Chu pháp luật nổi lên là lễ trị: chế dộ luật lệ, quy phạm hành vi và nghi thức lễ tiết của các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, pháp luật, hôn nhân gia đình, đạo đức,luân lý, phong tục tập quán. Đồng thời bổ sung thêm bốn hình phạt gọi là cửu hình: Tiên (đánh bằng roi), Phốc (đánh giữa chợ), Lưu (đi đày) và thực (chuộc tội). Thời Xuân thu – Chiến quốc có bộ “pháp kinh” bộ luật hoàn chính gồn 6 chương: + Đạo Pháp: Quy định về tội trộm cướp + Tặc pháp: Quy định về các tội làm giặc + Tư pháp: Quy định thủ tục xét xử + Bố pháp: Quy định về bắt bớ giam cầm + Tạp pháp: Quy định về một số tội khác + Bối pháp: Quy định về những nguyên tắc chung. Pháp kinh là công cụ để bảo vệ chính quyền chuyên chế, bảo vệ chế độ tư hữu. Tránh những hành động xâm phạm tới vua, giai cấp thống trị và để bảo vệ tính tôn nghiêm của quan vương. 1.3. Nhà nước và pháp luật phương Tây cổ đại 1.3.1. Tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật Hy Lạp Lãnh thổ của các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại gồm lục địa Hy Lạp ngày nay cùng các đảo thuộc biển Êgiee và vùng Tây Tiểu Á. Ở đây, giao thông biển thuận lợi, Hy Lạp đã sớm tiếp xúc với nền văn minh phương Đông. 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Quá trình hình thành, phát triển vả suy vong của các quốc gia, thành bang của Hy Lạp gắn với hai tổ chức nhà nước: Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpác và cộng hòa dân chủ chủ nô Aten. - Nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô Xpác: Đứng đầu nhà nước Xpác là hai vua, có quyền ngang nhau. Vua vừa là thủ lĩnh, vừa là tăng lữ tối cao, vừa là người xử án. Hai vua là thành viên trong hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão gồm 28 vị trưởng lão và 2 vua. Trưởng lão là người từ 60 tuổi trở lên được lựa chọn trong hàng ngũ quý tộc danh vọng. Hội đồng trưởng lão có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước. Hội đồng có quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia: chiến tranh, hòa bình. Về mặt hình thức, hội nghị công dân là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi người Xpác từ 30 tuổi trở lên đều có quyền tham gia hội nghị công dân do vua triệu tập. trong hội nghị,công dân có quyền thông qua hay phản đối những quyết định của hội đồng trưởng lão bằng những tiếng thét, chứ không phải thảo luận, góp ý. Hội nghị công dân nó chỉ mang tính hình thức vì do vưa triệu tập, không phải là cơ quan chính thức. Do mâu thuẫn giữa Hội đồng trưởng lão với Hội nghị công dân nên nhà nước Spác đã thành lập Hội đồng giám sát, quyền lực bao trùm lên các cơ quan khác. Nhà nước Xpác đặc biệt chú ý tới xây dựng lực lượng quân sự, xây dựng lục quân có tính chiên đấu cao, trẻ em 7 tuổi khỏe mạnh phải sống tập trung và chịu sự rèn luyện nghiêm khác, trở thành những chiến binh dũng cảm. - Nhà nước Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 + Hội nghị công dân; Cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, cứ khoảng 10 ngày họp một lần. Các kỳ họp bàn về các vấn đề trọng đại của quốc gia và bầu các chức vụ cao cấp của nhà nước. + Hội đồng 500 người: có vai trò rất quan trọng sau hội nghị công dan, được bầu bằng cách bỏ phiếu. Mỗi bộ lác được bầu 50 người của mình từ 30 tuổi trở lên. Hội đồng chia làm 10 nhóm luân phiên nhau làm việc trong một năm. Hội đòng quyết định vấn đề đối ngoại, có quyền quản lý tài chính và giải quyết các việc không quan trọng của Hội nghị công dân. + Hội đồng 10 tưởng lĩnh: được bầu hàng năm bằng cách biểu quyết giơ tay trong hội nghị công dân. Thành viên của hội đồng có thể được bầu nhiều nhiệm kỳ. Hội đồng quyết định quân sự, kiểm soát hội nghị công dân. + Tòa bồi thẩm: Cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất, được bầu ra hàng năm bằng phương pháp bỏ phiếu ở hội nghị công dân. Công dân 30 tuổi có quyền ứng cử. + Quân đội và cảnh sát: Bộ phận quan trọng của nhà nước. Quân đội Aten được trang bị tốt và hải quân rất mạnh. Cảnh sát là lực lượng bảo vệ trật tự. - Pháp luật: + Nguồn gốc pháp luật: Từ các đạo luật và từ những tập quán không thành văn. + Quan hệ pháp lý về tài sản Pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tài sản đạt đến trình độ phát triển cao. Theo pháp luật, chủ sở hữu được nhiên có quyền sử dụng đất đai, súc vật, nô lệ có lợi cho mình. Các quan hệ tiền tệ, vay nặng lãi được pháp luật điều chỉnh. + Luật hình sự 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Luật hình Aten vẫn tồn tại một số tàn tích của chế độ công sản nguyên thủy, đặc biệt là sự trả thù bằng máu. Đặc biệt đã có sự phân biệt giữa tội cố ý và tội vô ý.. Các tội giết người đều bị kết án tử hình, còn các tội vô ý giết người thường bị trục xuất khỏi đất nước. Các hình phạt rất đa dạng: đánh roi, ngồi lên bàn chông, chọc mù maắt, tử hình bằng nhiều hình thức. Ngoài ra còn có tịch thu tài sản, tước quyền công dân, phạt tù… + Tố tụng Việc thẩm tra vụ án được thực hiện trước khi xét xử ở tòa án. Người buộc tội và người bị buộc tội đều có thể đưa ra vật chứng và nhân chứng.ua trình xét xử có sự tranh tụng và được phổ biến các đạo luật, người chủ tọa phiên tòa đưa ra kết luận. Cuối cùng quan tòa tiến hành bỏ phiếu kín, nếu số phiếu đồng ý với số phiếu không đồng ý bằng nhau, người chủ tọa có quyền quyết định cuối cùng. 1.3.2. Tổ chức bộ máy và pháp luật La Mã La Mã là bán đảo ItaLia vươn ra Đại Trung Hải, có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, đay là nơi gặp gỡ của những luồng văn minh Đông và Tây Đại Trung Hải, Bắc phi. - Tổ chức bộ máy nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô Viện nguyên lão: Cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết định những vấn đề lớn của đất nước. Cơ quan này gồm các quý tộc, giàu có và có thế lực. Số lượng từ 300 đến 600 vị, cuối thời cộng hòa là 900 vị. Viện có quyền: phê chuẩn quan lại cao nhất, trong coi tôn giáo, có quyền thành ập phiên tòa và điều tra sơ bộ các vụ án quan trọng, có quyền giải thích luật và xây dựng luật mới. + Cơ quan hành pháp bao gồm hai hội đồng 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Hội đồng chấp chính gồm 2 thành viên quan chấp chính, do đại hội Xăng tu ri bầu ra với nhiệm kỳ 1 năm, là chức vị cao nhất trong hàng quan lại. Hai quan chấp chính có quyền rất lớn về quân sự và đan chính, là tổng chỉ huy quân đội, có quyền triệu tập đại hội viện nguyên lão và đại hội nhân dân, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của viên nguyên lão. Có quyền sa thải những quan lại cấp dưới. + Viện giám sát (còn gọi là viện quan bảo dân): có quyền phủ quyết những quyết nghị của viện nguyên lão, có quyền bắt giữ và lấy phúc cung của quan lại hoặc nhân viên nhà nước. + Đại hội Xăng tu ri và đại hội nhân dân Đại hội Xăng tu ri là đại hội theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp, có quyền hành giải quyết vấn đề chiến tranh,hòa bình, bầu các quan chức cao nhất đất nước. Đại hội nhân dân: mang tính hình thức, vì bị quan lại cao cấp khống chế. Theo luật mọi công dân đều có quyền ứng cử vào các chức vụ của bộ máy nhà nước. Song chức vụ không có lương phải bỏ nhiều tiền đr chiêu đãi, biếu tặng, do đó người nghèo không có điều kiện để tham gia. - Pháp luật La Mã * Luật la mã thời kỳ cộng hòa sơ kỳ “luật 12 tháng” + Nội dung chủ yếu của bộ luật lag bảo vệ quyền tư hữu tài sản bằng nhiều biện pháp, kể cả hình phạt tử hình. Theo bộ luật kẻ nào xâm phạm đến tài sản của người khác, như trộm cắp, đốt nhà, phá hoại hoa mầu đều bị xử tử. + Bộ luật quy định hình phạt giã man đối với con nợ không trả nợ: bắt giam, gông cùm, tùng xẻo. 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 + Bộ luật quy định: con cái không có quyền kế thừa tài sản, nếu như người cha không cho kế thừa. * Luật La Mã thời cộng hòa hậu kỳ: đã được hệ thống hóa thành các bộ, quyển, chương, mục. + Chế định của luật dân sự: bao gồm các quyền về sở hữu. Hợp đồng và trái vụ, hôn nhân và gia đình, kế thừa. + Chế định về quyền sở hữu Quyền sở hữu là quyền sử dụng và quyền đoạt tuyệt đối tài sản đó. Quyền chiếm hữu là quyền sử dụng và ý muốn thực hiện quyền đó đối với tài sản của người khác trao cho mình chiếm hữu, để phục vụ cho chính bản thân mình, + Chế định hợp đồng và trái vụ Để hợp đồng có hiệu lực thì phải dựa vào hai điều kiện: một là hợp đồng do sự thỏa thuận của hai bên, không được lừa dối, không được dùng vũ lực. Hai là, hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Khi có sự vi phạm về hợp đồng thì trái vụ xuất hiện. Đây là biện pháp cầm cố, sự bảo lãnh trong trung gian. Theo nguyên tắc hợp đồng bị bãi bỏ nếu có sự nhất trí của hai bên. Những trí vụ có thể bị bãi bỏ diễn ra với 2 điều kiện: một là, hai bên thảo thuận chuyển sang nợ mới, hai là người mắc nợ gặp phải thiên tai, địch họa không thể cưỡng lại được. + Chế định về hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo quy định là một vợ, một chồng và phải do sự tự nguyện của hai người. 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Mọi chi phí trong thời gian hai vợ chồng chung sống là do người chồng gánh vác. + Chế định kế thừa; Kế thừa có hai hình thức: kế thừa theo di chúc và kế thừa theo luật + Những chế định hình sự Phần lớn các chế định hình sự là những đạo luật nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị. Hình phạt mang tính độc đoán tàn bạo và cách xét xở mang nặng yếu tố chủ quan của thẩm phán. Hình phạt phổ biến nhất là cực hình và nhục hình. + Những chế định tố tụng Các quan chức hành chính cũng được trao quyền xét xử xác vụ án hình sự và dân sự. Thẩm phán vừa làm công việc điều tra, xét hỏi, vừa kết tội và tuyên bố hình phạt. Thông thường các biện pháp tra tấn được sử dụng trong quá trình điều tra xét hỏi. Chương 2 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỲ TRUNG ĐẠI 21. Nhà nước và pháp luật phương Đông thời kỳ Trung đại 2.1.1. Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở phương Đông a. Sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc Chế độ phong kiến được hình thành ở hai yếu tố: quan hệ sản xuất phong kiến và kiến trúc thượng tầng nhà nước phong kiến. Vào thời kỳ xuân thu – Chiến quốc, xã hội Trung quốc có nhiều biến đổi quan trọng. Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt một cách phổ biến làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng. Năng suất lao động tăng lên, cả nông nghiệp, thương nghiệp phát triển. Trong xã hội hình thành nên 2 tầng lớp mới: Tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân tá điền, đồng thời xuất hiện cách bóc lột mới là – bóc lột địa tô. 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 + Cải cách của Thương Ưởng: Bổ chế độ tỉnh điền và ruộng đất được bán tự do; thống nhất đo lường, miễn sưu dịch cho nông dân sản xuất được nhiều thóc; tăng cường trật tự trị an, khuyến khích lập quận công; tổ chức bộ máy hệ thống hành chính theo chế độ quận huyện. Chính cải cách này đã dẫn tới kết quả: Về kinh tế thúc đẩy quan hệ sản xuất phong kiến; về chính trị hình thành đội ngũ quan liêu; hình thành tầng lớp địa chủ mới. Đến năm 221 trước công nguyên, nhà Tần hoàn thành việc thống nhất Trung quốc. Từ triều Tần Thủy Hoàng không những lãnh thổ Trung Quốc được thống nhất và chế độ phong kiến Trung Quốc cũng được hình thành. b. Quá trình hình thành chế độ phong kiến Nhật Bản Từ thế kỷ VI, nhất là từ thế kỷ VII, sức sản xuất đã phát triển, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Nhật Bản có bước tiến rõ rệt. Những tầng lớp nhân dân lao động như nô lệ, nông dân tự do, bộ dân vẫn bị bóc lột tàn khốc. Cuộc cải cách của Tai Ca: Bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất của quý tộc, biến thành đất ruộng công. Bỏ chế đọ bộ dân, biến thành thần dân của đất nước. Nông dân, bộ dân cũ, một số nô lệ được giao đất những không có quyền sở hữu. Còn quý tộc cũ đã thành giai cấp quý tộc phong kiến; Thiết lập bộ máy nhà nước quan chủ chuyên chế phong kiến. Thiên Hoàng là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất trong cả nước, là người có quyền uy nhất. Các đơn vị hành chính địa phương: quốc (tỉnh), quận, lí (xã). Đứng đầu các cấp địa phương đó lag quốc ti, quận ti, lí trưởng. Tất cả các chức vụ do Thiên Hoàng bổ nhiệm 2.1.2. Tổ chức bộ máy nhà nước a. Tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc (chính thể quan chủ chuyên chế) Nhà Tần (221 TCN – 206 TCN) 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 b. Tổ chức bộ máy nhà nước của Nhật Bản Chính quyền Mạc phủ là chính quyền các dòng họ lớn kế tiếp nhau tồn tại song song với chính quyền Thiên Hoàng. Trên thực tế, mọi quyền hành đều tập trung vào chính quyền mạc phủ của tướng quân, còn Thiên Hoàng chỉ là bù nhìn. Tổ chức bộ máy chính quyền Mạc Phủ: Đứng đầu là tường quân nắm trong tay mọi quyền lực; giúp việc cho tướng quân có nhiều quan chức (quản lĩnh gồm ba người giải quyết các vấn đề địa phương; Thủ hộ có nhiệm vụ giúp quốc ti quản lý công việc quuan sự tỉnh; Địa đầu làm nhiệm vụ quản lý ruộng đất, to thuế, lung bắt giặc ở quận , lý. 2.13. Pháp luật a. Pháp luật Trung Quốc Pháp luật Trùn Quốc có 5 nguồn gốc chủ yếu + Lệnh; Chiếu chỉ Hoàng đế ban ra + Luật: Quy định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thương nghiệp + Cách: Những cách thức làm việc của quan chức nhà nước. + Thức: Thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử. + Lệ: Án lệ - Luật pháp phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa Lễ và Hình Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trong tâm của nha giáo, làm củng cố mối quan hệ tam cương, ngũ thường. 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 Hình là hình phạt, hay nói rộng ra là pháp luật; nó kết hợp với lễ giáo trở thành tư tươpngr chủ đọa quản lý xã hội phong kiến. Ví dụ trong hình phạt có thập ác, trái với đạo hiếu có 6 tội (nghich, bất đạo, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn) + Sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị và hòa đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức Nho gia chủ trương lấy đọa đức để răn dạy con người làm ổn định xã hội, giữ vững được trật tự phong kiến. Còn pháp gia coi pháp luật là tối thượng, sử dụng thủ, thuật, thế. b. Pháp luật Nhật Bản Nó bao gồm nhiều hệ thống pháp luật của Thiên Hoàng, luật pháp của Mạc Phủ, luật pháp của lãnh chúa phong kiến. Bộ luật phong kiến tiêu biểu nhát của Nhật bản là “Bách pháp” (100 đạo luật). Đay là bộ luật gồm nhiều văn bản pháp luật được chon lọc, sắp xếp theo các lĩnh vực của đời sống xã hội, chứa đựng các quy phạm pháp luật như dân sự, hình sự, tố tụng. Đó là các chế định về sở hữu về ruộng fdaats, hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hôn nhân và gia đình, tội phạm và hình phạt, cách thức tra hỏi, xét xử. 2.1.4. Nhận xét về nhà nước và pháp luật phương Đông a. Nhà nước - Nhà nước của phương Đông được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung vào vua hoặc thiên hoàng. - Nhà nước phương Đông dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đó là đất đai. 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected]) lOMoARcPSD|16911414 - Cách thức tổ chức nhà nước dựa vào đều nhằm mục tiêu tất cả quan lại, dân chúng là tôi tớ và thần dân của vua. - Nhà nước phong kiến chuyên chế được lập ra không chỉ đáp ứng nhu cầu trị thủy, đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. b. Pháp luật - Pháp luật của cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có mối quan hệ của đức trị và pháp trị. - Pháp luật phương Đông đều nặng về hình phạt - Các bộ luật với những điều khoản chưa rõ ràng. - Pháp luật chủ yếu dựa trên các mối quan hệ bị chi phối bởi “lễ”, nhằm đảm bảo trật tự của các mối quan hệ đó. - Pháp luật xét đến cùng nhằm tạo ra trật tự đảm bảo cho việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, duy trì quyền lực tối cao của vua. 2.2. Nhà nước và pháp luật phương Tây thời trung đại 2.2.1. Quá trình hình thành chế độ phong kiến Tây Âu Sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến châu Âu là cả một quá trình từ giữa thế kỷ thứ V đến khi cuộc cách mạng tư sản. * Nhà nước trong thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tâu Âu. Qua trình phong kiến hóa xã hội Tây Âu dựa trên hai yếu tố: Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc LaMã đang hấp hối là yếu tố cơ bản và có tính quyết định; công cuộc chinh phục của bộ lạc Giec Manh là yếu tố thúc dẩy phong kiến hóa. 20 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan