Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài hoàn chỉnh

.DOCX
25
4209
94

Mô tả:

Báo cáo thực hành sinh lý người và động vật
BÀI 1+2 : ĐỊNH LƯỢNG BẠCH CẦU VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỒNG CẦU I. Mục đích thí nghiệm: - Số lượng hồng cầu, bạch cầu trong một đơn vị thể tích nhất định phải luôn ổn định. Nếu dao động tăng hay giảm nhiều là biểu hiện của bệnh lý. - Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu thông qua phương pháp pha loãng máu và đếm dưới kính hiển vi trong buồng đếm. II. Dụng cụ, hóa chất: 1. Dụng cụ: - Ống trộn máu ( ống trộn hồng cầu. ống trộn bạch cầu) Hồng cầu: Bên trong có hạt thủy tinh màu đỏ. Bạch cầu: Màu đậm hơn, bên trong ống có hạt thủy tinh màu trắng - Bảng đếm - Kim chích máu - Kính hiển vi ( Hồng cầu: 10-20 ; bạch cầu 40) - Lanmen - Bông 2. Hóa chất: - Dung dịch pha loãng hồng cầu và bạch cầu - Chất chống đông máu - Dung dịch HCl - Cồn III. Cách tiến hành: 1. Định lượng hồng cầu: - Vẩy nhẹ tay, sát trùng đầu ngón tay bằng cồn, chích máu (1-2ml), lấy ngón đeo nhẫn là tốt nhất. - Bỏ giọt máu đầu, lấy giọt thứ 2 với điều kiện giọt máu phải tròn và gọn. - Hút máu vào ống trộn (nghiên 45 độ - tránh để da bịt đầu ống và tránh bong khí), lấy máu đến vạch 0,5. - Sau đó chuyển qua dung dịch pha loãng máu ( dd màu trắng), hút dd pha loãng máu cho đến vạch 101 ( pha loãng 200 lần) - Cột đầu xu ở ống hút. Dùng ngón tay bịt 2 đầu ống trộn , đặt ống trộn nằm ngang, lắc nhẹ. - Dán buồng đếm và quan sát buồng đếm ( dùng bong vo viên thấm cồn vắt khô lau sach buồng đếm, thấm nước vào tay làm 2 gờ vạch ẩm đi. Dùng lanmen dán vào giữa, để thẳng lại mà lanmen ko rớt là được.) - Lắc nhẹ ống trộn, bỏ giọt dung dịch máu đầu,Cho giọt dung dịch máu tiếp theo vào buồng đếm - Tiến hành đếm tế bào máu trong 5 ô lớn (80 ô nhỏ) - Tính số lượng hồng cầu theo công thức: n = (A4000200) : 80 = A10000 Trong đó: - A: tổng số hồng cầu đếm được - n : số lượng hồng câu trong 1 mm3 máu 2. Định lượng bạch cầu: - Các bước tiến hành tương tự như ở định lượng hồng cầu - Hút dung dịch pha loãng bạch cầu đến vạch 11 - Khi đếm dưới kính hiển vi đếm trên 25 ô lớn - Số lượng bạch cầu được tính theo công thức m = ( B400020):400 = B200 Trong đó: - B: Tổng số bạch cầu đếm được trên 25 ô lớn - m: Số bạch cầu trong 1 mm3 máu. IV. Kết quả: 1. Kết quả định lượng bạch cầu: 0 1 2 3 2 1 2 0 2 4 0 0 1 3 1 2 2 1 1 2 0 1 0 0 - Tổng số bạch cầu đếm được trên 24 ô lớn B = 34 - Số lượng bạch cầu tính được: m = B200 = 34200 = 6800 /mm3 máu. 3 2. Kết quả định lượng hồn cầu: 7 5 6 3 7 3 9 8 4 8 5 6 4 5 6 5 5 9 8 13 3 4 8 11 6 6 7 10 7 5 5 10 8 8 3 10 7 4 3 6 3 10 7 5 6 10 9 8 6 5 8 6 7 4 5 10 6 10 5 4 10 5 7 10 4 3 6 7 8 4 6 9 8 7 10 7 5 7 10 6 - Tổng số hồng cầu đếm được trong 80 ô nhỏ A = 530 - Số lượng hồng cầu tính được : n = A10000 = 53010000 = 5300000 /mm3 máu V. Biện luận kết quả: 1. Kết quả: - Kết quả định lượng bạch cầu của nhóm thu được là 6800/mm3 máu. Kết quả này nằm trong khoảng 6200 +/- 550 mm3 là lượng bạch cầu lưu thông trong máu bình thường ở nữ. - Kết quả định lượng hồng cầu thu được là 5300000/mm3 m áu , kết quả này nằm ngoài khoảng 3800000 +/- 160000/mm3 là lượng hồng cầu lưu thông trong máu của người nữ trong trạng thái sinh lý bình thường. 2. Biện luận: - Số lượng bạch cầu và hồng cầu trong máu người có sự thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng. - Nhóm đã tìm hiểu và nhận thấy có 1 số yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu của bạn cho máu so với trạng thái sinh lí của người bình thường + Trước khi lấy máu không nên ăn vì sau khi ăn nồng độ các chất và hồng cầu, bạch cầu tăng lên. Nhưng bạn cho máu đã ăn trưa cách đây 1 tiếng. + Thời điểm lấy máu: sự thay đổi chu kì ngày đêm và chu kì kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu. + Tư thế lấy máu nằm hay đứng có thể làm thay đổi nồng độ 1 số chất trong máu, nên người được lấy máu ngồi nghỉ khoảng 10 phút trước khi lấy máu. Nhưng bạn cho máu đã di chuyển và hoạt động trước khi ngồi lấy máu. + Trong quá trình lấy máu do thao tác sai nên bị hỏng nhiều lần dẫn đến việc lấy máu để đếm bạch cầu trễ hơn, xa bữa ăn hơn và lượng bạch cầu sau khi ăn tăng không nhiều nên kết quả tăng không đáng kể. Bài 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HEMOGLOBIN I.Mục đích: - Sử dụng phương pháp so máu của Shali để xác định được hàm lượng Hemoglobin trong máu ,  II. Dụng cụ, hóa chất: -Kim chích máu -Bông, cồn -HCl 0,1N -Bộ huyết sắc kế Shali III. Cách tiến hành: - Cho HCl 0,1N vào ngang với bầu ống - Sát trùng ngón tay cần lấy máu,dùng kim chích máu chích đầu ngón tay, loại bỏ giọt máu đầu. - Dùng ống hút máu đến vạch 0,02ml, điều kiện không để lẫn bọt khí. - Cho sâu ống hút máu vào ống nghiệm rồi thổi nhẹ để máu vào ống nghiệm, sau đó hút nhẹ rồi thổi ra để lấy hết máu. - Lắc đều để máu và HCl trộn lẫn với nhau.Sau đó, nhỏ nước cất từ từ vào ống nghiệm cho đến khi màu của dung dịch máu trùng với màu 2 ống dung dịch mẫu. - Đọc kết quả. (đơn vị tính gam %) IV. Kết quả: - Hàm lượng hemoglobin đo được là: 10,7 gam % V. Biện luận kết quả: 1. Nhận xét: - Hàm lượng hemoglobin đo được thấp hơn so với hàm lượng hemoglobin của máu người bình thường ở người trưởng thành đối với nữ ( 10,7g % < 13,5 g % đối với nữ) ( người cho máu là nữ). 2. Biện luận: - Hàm lượng hemoglobin thấp hơn có thể do 1 số nguyên nhân + So màu dung dịch với ống chuẩn bằng mắt thường nên có thể kết quả không chính xác + Thao tác không chính xác, nên lúc lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục, dẫn đến sai số. Bài 4: XÁC ĐỊNH THỜI GIAN MÁU ĐÔNG, MÁU CHẢY I. Mụch đích: -Xác định được thời gian máu đông, máu chảy - Thời gian máu đông được tính từ khi máu chảy ra khỏi đến lúc đông lại thành cục. Thời gian đông máu ở người bình thường 6-8 phút - Thời gian máu chảy tính từ khi thành mạch bị tổn thương, máu chảy ra ngoài cho đến khi ngừng chảy. Thời gian máu chảy ở người bình thường khoảng 3-4 phút. II. Dụng cụ - hóa chất: -Bông cồn -Lam kính -Kim chích máu -Đồng hồ -Giấy thấm III. Phương pháp: 1. Xác định thời gian máu đông: - Xác định ngón tay lấy máu, loại bỏ giọt máu đầu, giọt máu 5-7mm, giọt máu căng tròn đều -Vừa cho máu lên lam kính bắt đầu tính thời gian, sau 30s nghiên lam kính 1 lần cho đến khi máu đông. 2. Xác định thời gian máu chảy: - Sát trùng dái tai - Dùng kim chích máu chích 1 vết sâu khoảng 0.5 -1 mm - Sau khi thấy máu chảy dùng bông cồn lâu vệt máu đầu tiên. Tiếp tục như vậy cho đến khi máu không còn chảy nữa. IV.Kết quả: - Thời gian máu đông: 6 phút 15 giây - Thời gian máu chảy: 1 phút 50 giây V. Biện luận kết quả 1. Nhận xét: - Thơì gian máu đông dài hơn thời gian máu chảy 2. Biện luận: a.Về thời gian đông máu: Theo lí thuyết, thời gian máu đông ở người bình thường là từ 6-8 phút, tức là kết quả phù hợp. Tuy nhiên, khi làm thí nghiệm không thể không sai số . Ngoài ra phương pháp này có thể phụ thuộc vào nhiệt độ , áp suất phòng thí nghiệm nên kết quả có thể bị thay đồi. Giải thích: Đông máu là quá trình chuyển máu ở thể lỏng sang thể đặc, mà thực chất là chuyển fibrinogen ở dạng hòa tan thành fibrin ở dạng không hòa tan. Đông máu phụ thuộc vào sự cân bằng giữa các chất gây đông máu và các chất chống đông máu khi lấy máu ra ngoài cơ thể. Các chất gây đông máu được hoạt hóa và trở nên ưu thế, đông máu được thể hiện. b. Về thời gian máu chảy: Trong hệ mạch, máu luôn ở thể lỏng là do trong máu có các chất chống đông tự nhiên và do cấu trúc của thành mạch. Khi bị tổn thương, chất tromboplastin do tiểu cầu giải phóng là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, biến protein fibrinogen thành dạng sợi fibrin không hòa tan và tạo thành mạng lưới để giữ các tế bào máu, hình thành các bợn máu bịt kín vết thương. Tiểu cầu có khả năng làm ngưng kết lại, củng cố sự cầm máu khi bị thương. Ở đây vết thương nhỏ nên thời gian máu chảy là rất ngắn. Có thể do chích máu nông và không rạch kim xuống sâu. Do trong quá trình thao tác,đã có những cọ sát vào vị trí chích máu như dùng tay hoặc giấy thấm tác động làm tăng ma sát dẫn đến làm vỡ tiểu cầu, thúc đẩy quá trình hình thành bợn máu bịt kín vị trí kim đâm làm cho thời gian máu chảy ngắn lại. Bài 5: XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU I.Mục đích: Biết xác định nhóm máu của bản thân II.Dụng cụ, hóa chất: -Kim chích máu -Bông, cồn -Lam kính -Bộ anti III. Cách tiến hành: -Sát trùng lam kín -Sát trùng đầu ngón tay mà mình cần lấy máu -Nhỏ anti lên lam kính, dùng kim chích máu chích vào đầu ngón tay mình đã sát trùng rồi nhỏ lên lam kính có chứa anti mình đã chuẩn bị. +Anti A có màu xanh được tách ra từ huyết tương nhóm máu B chứa kháng nguyên  +Anti B có màu vàng được tách ra từ huyết tương nhóm máu A chứa kháng nguyên  +Anti AB có màu trắng được tách ra từ huyết tương nhóm máu AB chứa kháng nguyên ,  -Dùng đũa thủy tinh khấy nhe và để 2-3 phút sau đó quan sát kết quả. IV. Biện luận kết quả:  Hiện tượng xảy ra đối với máu của bạn Nhớ: Cả 3 giọt máu đều không thấy ngưng kết bởi các anti A, B và AB.  Nhóm máu O - Biện luận: Trong huyết tương của nhóm máu O không có ngưng kết tố ,  nên không làm ngưng kết các anti trên  Hiện tượng xảy ra đối với máu của bạn Nhi: Xảy ra sự ngưng kết ở Anti B và Anti AB  Nhóm máu B - Biện luận: Trong huyết tương của nhóm máu B không có ngưng kết tố  nên không làm ngưng kết anti A - Anti B và Anti AB có chứa ngưng kết tố β,vì vậy khi gặp nhóm máu có ngưng kết nguyên B(nhóm máu B và AB) thì sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết (theo quy luật :β gặp B thì sẽ bị ngưng kết). - Bài 6: QUAN SÁT TUẦN HOÀN MAO MẠCH ẾCH I. Mục đích: Phân biệt được động mạch, tĩnh mạch, mao mạch màng bơi chân ếch II. Dụng cụ, hóa chất: -Kính hiển vi (xem ở vật kính 10) -Tấm su hoặc bìa có lỗ hỏng -Dung dịch NaCl 0,65% -Kim ghim III.Cách tiến hành: *Đối tượng: ếch - Chọc tủy ếch - Lật ngược lưỡi ếch ra ngoài miệng, dùng ghim cố định lên tấm su, đưa lên kính hiển vi quan sát các mao mạch ở lưỡi - Căn màng bơi chân ếch trên tấm su. Dùng ghim để cố định, đưa lên kính hiển vi và quan sát các mao mạch ở màng bơi IV. Vẽ tường trình (vùng kính hiển vi mà ta thấy) Động mạch Các mạch máu ở lưỡi  Nhận biết chiều máu chảy: - Máu chảy trong động mạch theo chiều phân tán, từ động mạch lớn chia ra động mạch nhỏ đến mao mạch - Máu chảy trong tĩnh mạch theo chiều tập trung, từ những tĩnh mạch nhỏ tập trung đến tĩnh mạch lớn. - Máu chảy trong mao mạch chủ yếu theo hướng từ động mạch tới tĩnh mạch, đôi lúc được nhồi đi nhồi lại. Bài 7: THÍ NGHIỆM CHÚNG MINH TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM ( THÍ NGHIỆM THẮT NÚT TIM CỦA STANIUS) I. Mục đích thí nghiệm: - Hoạt động của tim được thực hiện bởi hệ thống các hạch và các sợi dẫn truyề trong tim. Trung tâm của hệ thống này là hạch xoang nhĩ nối liền với hạch nhĩ thất bởi các sợi chạy trong vách liên nhĩ. Từ hạch nhĩ thất, bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tim và phân nhánh tạo thành mạng lưới Purkinje luồn vào thành tâm thất phải và trái. - Mục đích của bài này là dùng chỉ thắt các nút ở các vị trí khác nhau nhằm cô lập từng phần của itm và tìm hiểu vai trò của hệ thông tự động đó đến tim II. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm: - Bộ đồ mổ ếch, khay mổ - Dung dịch sinh lý Ringer - Ếch, bông, đồng hồ bấm giây. III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm: - Chọc tủy ếch, đặt ếch nằm ngửa trên bàn mổ - Bộc lộ tim ếch: Cắt phần da, cơ của lồng ngực gần thành 1 hình tam giác có đỉnh là điểm đầu xương ức ( Nếu cắt đúng máu sẽ chảy ra rất ít và các nội quan nhất là phổi không bị lộ ra) - Mở màng bao tim - Dùng đông hồ bâm giây đếm nhịp đập của tim trong vòng 1 phút - Dùng phanh luồn sợi chỉ qua 2 cung động mạch, lật ngược tim lên và thắt chỉ ở xoang tĩnh mạch cảnh ( nút thắt thứ nhất). Quan sát , hoạt động của tim. - Giữ nguyên nút thắt 1, dùng sợi chỉ thắt ngang vùng tiếp giáp giữa tâm nhĩ và tâm thất (nút thắt thứ 2). Quan sát hoạt động của tim. - Tháo nút 1 và 2, chờ tim hoạt động bình thường, dùng chỉ thắt ở vị trí 1/3 mỏm tim tính từ dưới lên (nút thắt 3), quan sát hoạt động của tim. - Dùng kéo tách rời tim ra khỏi cơ thể và cắt tim thành 3 phần: phần xoang, phần nhĩ thất và phần mỏm tim. Cho tất cả các phần trên vào đĩa Petri có chứa dung dịch Ringer. Quan sát các hoạt động của các phần tách rời của tim. IV. Kết quả: Trong vòng 1 phút: - Nhịp đập của tim ếch trong vòng 1 phút: 80 nhịp/phút - Nút thắt thứ 1( ở xoang tĩnh mạch cảnh): 52 nhịp/phút - Thắt vùng tiếp giáp giữa tâm thất và tâm nhĩ ( giữ nguyên nút 1) + Tâm thất: 27 nhịp/phút + Tâm nhĩ:52 nhịp/phút - Nút thắt ở 1/3 mỏm tim (sau khi tháo 2 nút 1 và 2): - Cắt tim ra khỏi cơ thể và cắt thành 3 mảnh: + Phần xoang: tự hoạt động, 80 nhịp/phút + Phần nhĩ thất: Khi có kích thích mới hoạt động ( hoạt động yếu) + Phần mỏm tim: không hoạt động. V. Biện luận: - Tim ếch hoạt động bình thường là 80 nhịp / phút. - Sau khi thắt nút thứ 1 ở xoang tĩnh mạch cảnh thì tim ngay lập tức dừng hoạt động trong vài giây, rồi đập lại nhưng yếu hơn trước đó vì: + Ở xoang tĩnh mạch cảnh có nút xoang nhĩ, là nơi có tính hoạt động tự động mạnh nhất. Nên khi thắt nút thì xung thần kinh phát từ nút xoang nhĩ không thể truyền xuống phía dưới được. Do đó phần trên nút thắt vẫn hoạt động bình thường, còn dưới thì bị ngừng vài giây. + Sở dĩ phần dưới nút thắt hoạt độngtrở lại sau vài giây và yếu hơn trước vì giữa tâm thất và tâm nhĩ có nút nhĩ thất, có khả năng tự động phát xung thần kinh nhịp nhàng nhưng yếu hơn nút xoang nhĩ. Nên khi chỉ mình nó hoạt động thì tim đập yếu hơn. Bó His cũng có khả năng tự động phát xung nhịp nhàng khi chúng không tiếp nhận được xung từ nút xoang truyền đến. - Khi thắt nút 2 – nút nhĩ thất thì cả phần nhĩ và phần thất đều hoạt động. Nhưng phần nhĩ vẫn hoạt động như cũ, còn phần thất thì ngừng hoạt động vài giây rồi sau đó mới hoạt động lại và yếu hơn trước đó. Có kết quả như thế là vì: + Cũng tương tự như khi thắt nút 1. Ở phần thất có nút Bidder. - Khi thắt nút thứ 3 (đã tháo nút 1, 2) thì phần dưới nút thắt không nhận được xung động từ các nút trên truyền đến. Do đó phần này không hoạt động. Còn các phần khác vẫn hoạt động bình thường. - Sau khi bị cắt rời khỏi cơ thể tim vẫn hoạt động là do tim có các nút xoang nhĩ, nhĩ thất , bó His có tính tự động phát xung nhịp nhàng. - Cắt tim làm 3 phần: + Phần xoang hoạt động, vì tại đây có nút xoang nhĩ + Phần nhĩ thất: chỉ hoạt động khi bị kích thích vì tại phần này có nút nhĩ – thất + Phần mõm tim: không hoạt động vì không có nút  Thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim là nhờ hệ thống nút. Đặc biệt là nút xoang nhĩ – được coi là người lái nhịp tim ( nút tạo nhịp) Bài 8: ĐO HUYẾT ÁP I.Các phương tiện cần thiết: - Huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế thủy ngân. - Ống nghe tim, phổi. - Có nhiều phương pháp đo huyết áp ở người nhưng trong thí nghiệm này ta sử dụng phương pháp Korotkov. II.Giới thiệu và giải thích cơ chế hoạt động của phương pháp Korotkov: 1. Phương pháp Korotkov: - Huyết áp kế được đo bằng tay trái. - Gồm: 1 bao cao su được bọc trong một băng vải dài để có thể quấn quanh cánh tay. Bao cao su được nối với 1 áp kế đòng hồ bằng một ống cao su Áp kế này lại được nối với 1 bóp cao su có van và một ốc có thể vặn chặt hoặc nới lỏng. 2. Nguyên tắc sử dụng: Dùng bao cao su quấn quanh cánh tay và bơm khí vào bao cao su. Khi áp lực không khí trong bao cao su lớn hơn hiệu số huyết áp tối đa thì động mạch cánh tay bị ép làm cho máu không chảy qua được. Do đó, khi đặt ống nghe trên động mạch ở phía dưới chỗ buộc cao su thì không nghe thấy mạch đập. Khi áp lực không khí trong bao cao su ngang bằng với huyết áp tối đa thì máu bắt đầu chảy được trong động mạch và làm rung thành động mạch nên bắt đầu nghe thấy mạch đập. Khi áp lực không khí trong bao cao su nhỏ hơn trị số huyết áp tối thiểu thì huyết áp đẩy căng thành động mạch nên làm cho động mạch cánh tay không co dãn được. Do đó khi đặt ống nghe trên động mạch ở phía dưới chỗ buộc bao cao su thì cũng không nghe thấy mạch đập. Khi áp lực không khí trong bao cao su hạ dần xuống đến mức ngang bằng huyết áp tối thiểu và thấp hơn huyết áp tối thiểu thì không nghe thấy mạch đập nữa. III) Tiến hành thí nghiệm: - Trước khi đo huyết áp cho đối tượng nghỉ ngơi thoải mái trong vòng 15 phút. - Đối tượng đo ở tư thế thả lỏng có thể ngồi hoặc nằm. - Các bước tiến hành: + Người đo quấn bao cao su quanh tay của đối tượng, chặt vừa phải và đặt đồng hồ của huyết áp kế ở trước mặt. Đeo ống nghe tim phổi vào taivaf đặt ống nghe ở đọng mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao su để nghe mạch đập. + Tay phải cầm bóp cao su, dùng ngón cái và ngón trỏ vặn chặt ốc ở bóp cao su, mắt nhìn đồng hồ, rồi từ từ bơm hơi cho đến khi không nghe thấy nhịp đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ 140- 150 mmHg thì dừng. + Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi ra từ từ và lắng nghe mạch đập, mắt theo dõi kim đồng hồ của huyết áp kế. + Đo 3 lần rồi lấy kết quả trung bình của 3 lần đo. IV) Kết quả thí nghiệm: - Trị số trên đòng hồ lúc nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên chỉ huyết áp tâm thu( huyết áp tối đa) và lúc bắt đầu không nghe tiếng mạch đập nữa chỉ huyết áp tâm trương ( huyết áp tối thiểu). - Bảng kết quả thành viên trong nhóm: ST T 1 2 3 4 5 TÊN Hồng Nhật Anh Nhi Hoài Nhớ Mỹ Nhung Duy Phú Huyết áp tộ thiểu 60 60 60 65 70 Huyết áp tối đa 110 110 100 110 120 V) Nhận xét: - Huyết áp tối đa của người bình thường nằm trong khoảng 90-140 mmHg nhưng ở khoảng 110 mmHg là tốt. - Huyết áp tối thiểu khoảng 50-90 mmHg , nhưng ở mức 70mmHg là tốt Do đó huyết áp như vậy là có thể chấp nhận được, trong tình trạng bình thường. ěěě Bài 9: BẮT MẠCH. I. Mục đích: - Xác định một số hoạt động của tim thông qua bắt mạch, đếm nhịp. - Để xác định được: * Nhịp tim: nếu khoảng thời gian giữa hai lần mạch đâ pâ không đổi thì gọi là mạch đều, khác nhau giữa các lần đâ pâ là mạch không đều. Ngoại tâm thu (mạch đang đều, đô tâ nhiên có mô ât nhịp sớm hơn bình thường) có thể hiê ân diê nâ trong mô ât số bê ânh tim nă nâ g, đă câ biê ât là khi ngoại tâm thu xảy ra nhiều lần trong mô tâ phút. Loạn nhịp hoàn toàn (mạch đâ pâ không đều và không theo quy luâ ât nào, cái mạnh cái yếu khác nhau) thường do rung nhĩ. Mạch hụt (có những mạch quá yếu không bắt được, xen kẽ với những mạch bắt được) cũng thường do rung nhĩ. * Loại mạch: mô tả kiểu mạch đâ pâ đă âc biê ât. Mạch nảy mạnh, chìm nhanh gă âp trong hở van đô nâ g mạch chủ, còn ống đô nâ g mạch, dò đô nâ g tĩnh mạch. Mạch yếu, nảy và chìm châ âm gă pâ trong hẹp van đô nâ g mạch chủ II. Dụng cụ thí nghiệm: - Đồng hồ có kim giây III. Phương pháp: - Xác định được vị trí để bắt mạch. STT 1 2 3 TÊN ĐỘNG MẠCH ĐM cổ tay ĐM cổ (ĐM cảnh) ĐM thái dương VỊ TRÍ cẳng tay về phía ngón cái hai bên yết hầu phía ngoài mắt - Dùng 3 ngón tay : trỏ, giữa, và ngón tay đeo nhẫn của 1 bàn tay đặt lên vị trí bắt mạch và ấn nhẹ xuống cho đến khi thấy rõ mạch đập ở các đầu ngón tay - Đếm trong vòng 1 phút. IV. Kết quả: - Số lần mạch đập trong 1 phút ở: o Người trưởng thành: 60-100 nhịp/phpjút + 60 lần/phút hoặc ít hơn: sức khỏe tốt + 61 – 80 lần /phút: sức khỏe bình thường + 81 – 100 lần/phút :chỉ số cao, nhưng sức khoẻ vẫn chưa đến mức báo động + Từ 101 lần/phút trở lên: nên thận trọng điều chỉnh sửa sức khỏe của mình o Ở trẻ em càng nhỏ mạch đập càng nhanh. o Mạch đập nhanh khi sốt, lo lắng, sợ hãi, khích động, giận dữ. o Mạch đập chậm gặp ở người khỏe mạnh chơi thể thao (thường 40-60 nhịp/phút) STT 1 2 3 4 5 BẢNG KẾT QUẢ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM TÊN ĐM thái dương ĐM cổ tay ĐM cổ Hồng Nhật 75 80 77 Anh Nhi 85 90 87 Hoài Nhớ 70 72 74 Mỹ Nhung 78 80 80 Duy Phú 72 77 82 - Nhận xét: + Chỉ số đo được của các thành viên trong nhóm nằm trong mức cho phép (tình trạng sức khỏe bình thường), riêng bạn Anh Nhi chỉ số hơi cao, nhưng vẫn chưa đến mức báo động. + Ở mỗi người có mỗi nhịp đập khác nhau do: tình trạng sinh lí ở mỗi người khác nhau, do tư thế bắt mạch, do người được bắt mạch có tâm trạng không ổn định do sự tác động của môi trường xung quanh có thể gây cười hoặc giật mình làm ảnh hưởng đến nhịp đập. I------- Bài 10: GHI ĐỒ THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH I.Mục đích: Ghi được đồ thị hoạt động của tim trong 1 phút phân tích ảnh hưởng của hệ thần kinh đến hoạt động của tim. II.Dụng cụ, hóa chất: - Bộ đồ mổ - Bộ kim ghi - Dung dịch sinh lí Ringer - Ếch - Đồng hồ bấm giây II.Cách tiến hành: - Chọc tủy ếch đặt ếch nằm ngửa trên khay mổ - Bộc lộ tim ếch: cắt phần da cơ của của lồng ngực thành hình tam giác có đỉnh là điểm đầu xương ức - Mở màng bao tim. - Kẹp mỏm tim - Điều chỉnh kim ghi thăng bằng, tiếp tuyến với mặt của trụ ghi. Cho trụ ghi quay với tốc độ chậm. - Ghi hoạt động của tim bình thường khi chưa kích dây thần kinh - Kích vào dây thần kinh số 10 lúc tim đang co, đang giãn, ghi hoạt động của tim lúc đang co, đang giãn. III. Kết quả: 1. Điện tâm đồ tim ếch khi hoạt động bình thường: 2. Điện tâm đồ tim ếch khi bị kích thích: IV. Biện luận kết quả: I. BÀI 11: PHÂN TÍCH THỜI GIAN PHẢN XẠ Mục đích thí nghiệm: o Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với mọi dạng kích thích từ môi trường. Phản xạ là nguyên tắc hoạt động bao trùm và xuyên suốt đời sống mỗi cá thể. Mỗi phản xạ đều có một cung phản xạ tương ứng. Cung phản xạ bao gồm 5 yếu tố: + Thụ quan: Thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể. + Dây thần kinh hướng tâm: Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật. + Trung ương thần kinh + Dây thần kinh li tâm: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật. + Cơ quan thực hiện (tác quan): cơ hoặc tuyến. o Về sau người ta còn công nhận thêm một yếu tố thứ 6 trong cung phản xạ là đường hướng tâm ngược từ tác. o Thời gian từ khi kích thích tác động đến khi phản xạ xảy ra được gọi là thời gian phản xạ hay thời gian tiềm tàng. o Trên một số chế phẩm ếch, tủy có thể đo tính được thời gian cũng như phân tích các yêu tố thành phần của cung phản xạ. II. Dụng cụ và hóa chất: o Bộ đồ mổ, Khay mổ o Gía thí nghiệm, Móc sắt hoặc kim băng to o Đĩa kính đồng hồ o Cốc thủy tinh o Giấy lọc hoặc giấy thấm cắt nhỏ (cỡ 1cm2) o Dung dịch sinh lý 0.65% NaCl, bông o Dung dịch H2SO4 0.5% và 1% o Ếch III. Phương pháp tiến hành: Ếch không chọc tủy, dùng khăn quấn ếch và dùng kéo lớn cắt ngang đầu ếch phía dưới 2 mắt. Móc hàm dưới và treo ếch lên giá thí nghiệm. Thấm máu ở vết cắt, để ếch yên tĩnh một thời gian, hai chân thõng xuống. 1. a) Dùng kẹp, kẹp nhẹ một ngón chân phải ếch: chân phải ếch co lên trước, sau đó đến chân trái co. b) Đặt mảnh giấy lọc có tẩm acid 0.5% vào:  Da phía sau đùi phải ếch: phản ứng mạnh, đùi phải co lên sau đó đến đùi trái, rồi đến toàn thân.  Da phía trước đùi phải ếch: phản ứng chậm, vài giây sau mới co giật, rồi đến chân trái.  Bụng: phản ứng mạnh, co giật 2 chân và toàn thân.  Lưng: phản ứng chậm, co 2 chân cùng một lúc. 2. Cắt một khoanh da đùi phải ếch và lột xuống một đoạn để lộ rõ cơ đùi và mặt trong của da đùi.  Dùng giấy lọc tẩm acid đặt lần lượt lên: o Cơ đùi phải: phản ứng mạnh, co giật mạnh. o Mặt trong da đùi phải: không phản ứng. o Mặt ngoài của da chân phải, phía dưới chỗ cắt: co mạnh chân phải sau đó đến chân trái. 3. Nhúng chân ếch vào dung dịch acid: co giật mạnh. o Tìm dây thần kinh đùi, luồn chỉ để sau nâng lên và cắt , sau đó nhúng chân đó vào dung dịch acid: không phản ứng. IV. Kết quả: o Trường hợp ếch chưa bị lột da chân và đã bị lột da chân Thời gian phản xạ (s) Nồng độ Ếch chưa lột da chân Ếch đã lột da chân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan