Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo Lập dự án đầu tư trồng rau sạch tại Gia Lâm, Hà Nội...

Tài liệu Báo cáo Lập dự án đầu tư trồng rau sạch tại Gia Lâm, Hà Nội

.DOC
52
8631
133

Mô tả:

Mục lục: Trang CHƯƠNG I:CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ:......3 1.1:Căn cứ pháp lý.........................................................................................3 1.2. Căn cứ thực tế.........................................................................................4 CHƯƠNG II. SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG..................................................6 2.1. Cái loại sản phẩm...................................................................................6 2.2. Kế hoạch về thị trường...........................................................................7 2.2.1. Phân tích nhu cầu của thị trường.....................................................7 2.2.2. Xác định mức tiêu thụ dự kiến hàng năm.......................................8 2.2.3. Giải pháp về thị trường....................................................................8 2.2.4. Kế hoạch xúc tiến bán hàng............................................................8 2.2.5. Xác định về giá cả.........................................................................10 2.2.6. Xác định kênh phân phối sản phẩm..............................................10 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU BẢO ĐẢM SẢN XUẤT................................................................................12 3.1.Nhiệm vụ...............................................................................................12 3.2.Quy trình công nghệ trồng rau sạch......................................................12 3.2.1.Quy trình trồng rau sạch.................................................................12 3.2.2.Đặc điểm và kỹ thuật trồng một số loại rau...................................13 1.Su su.....................................................................................................13 2.Rau muống sạch...................................................................................14 4.Mướp....................................................................................................16 6.Rau cải ngọt.........................................................................................18 7. Mướp đắng..........................................................................................19 8.Dưa chuột.............................................................................................21 9.RAU MÙI..............................................................................................25 1 10.Cà rốt..................................................................................................26 12.Rau cần tây.........................................................................................30 13.Trồng hành lá.....................................................................................31 14.Rau ngót.............................................................................................34 15.Rau diếp cá.........................................................................................37 16.Bí đao.................................................................................................37 CHƯƠNG 4: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................42 4.1. Địa điểm đặt dự án...............................................................................42 4.2. Phân tích về địa điểm...........................................................................42 Điều kiện tự nhiên...................................................................................42 Khí hậu....................................................................................................43 Thổ nhưỡng.............................................................................................43 Đất đai sông ngòi.....................................................................................44 Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................45 CHƯƠNG V XÂY DỰNG KIẾN TRÚC:....................................................48 5.1.Phương án kiến trúc xây dựng dự án.....................................................48 5.1.1.Nhiệm vụ thiết kế xây dựng...........................................................48 5.1.2.Các hạng mục công trình...............................................................48 5.1.3.Phương án bố trí tổng mặt bằng....................................................49 5.2.Giải pháp xây dựng...............................................................................49 CHƯƠNG VI: CƠ CẤU TỔ CHỨC...........................................................51 6.1 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận..............................................51 6.1.1: Ban dự án......................................................................................51 6.1.2 : Các bộ phận chức năng................................................................52 CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:...................................................53 7.1 Nguồn vốn đầu tư ban đầu....................................................................53 7.2 Sản lượng dự kiến.................................................................................53 2 BÀI THỰC HÀNH NHÓM CHƯƠNG I:CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ: *GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ -Tên công ty: DNTN Đức Minh -Trụ sở chính: Xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 84-4-9199768 -Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông : Bùi Văn Minh Chức vụ: Giám đốc công ty -Nghành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất và cung cấp rau sạch. -Tư cách pháp nhân: Giấy chứng nhận dăng kí kinh doanh số 012002647 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 10 tháng 02 năm 2005. - Tình hình tài chính: 3.500.000.000 đồng( ba tỷ năm trăm triệu đồng). 1.1 Căn cứ pháp lý. Hiện nay Đảng và Nhà nước có những chính sách động viên mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp năm 2010. Trong tình hình hiện nay , phát triển nông nghiệp vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của đất nước, hàng năm hàng nông nghiệp xuất khẩu vẫn đem lại cho đất nước một khoản thu ngoại tệ không nhỏ nên trong các chính sách của mình Nhà nước luôn khuyến khích phát triển nông nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án về nông nghiệp. Cụ thể là các văn bản kinh tế kỹ thuật có liên quan sau :  Các văn bản kỹ thuật: -Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN_KHKT ngày 28/04/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn. -Pháp lệnh VSATTP ngày 26/7/2003. 3 +Quyết định số 15 ngày 14/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định 4 tiêu chuẩn về rau an toàn : Hàm lượng kim loại nặng được khống chế ở mức cho phép phụ thuộc vào nước tưới, chất đất và phân bón. +Hàm lượng Nitrat chủ yếu là do phân bón bằng đạm Ure, nếu phân bón quá gần ngày thu hoạch thì hàm lượng sẽ vượt quá chỉ tiêu. +Hàm lượng vi sinh vật được quyết định do nước tưới và phân bón nên chỉ được dùng nước giếng khoan hoawcjnuwowcf sông lớn, không bón phân chưa qua xử lý. +Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. -Quyết định số 03/2007/QĐ_BNN quy định về công bố tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm ,hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp. Quy định số 04/2007/QĐ-BNN ban hành quyết định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn. -Văn bản chính thức VIETGAP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tiêu chuẩn GAP do chi cục bảo vệ thực vật công bố.  Các văn bản của khối kinh tế và quản lý nhà nước : -Thông tư số 09/BKH/VPKT ngày 21/09/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư. -Đại hội Đảng lần thứ XI đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm ,ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 4 1.2. Căn cứ thực tế Hiện nay tổng diện tích trồng rau của thành phố Hà Nội là gần 11650 ha trong đó chỉ có 2105 ha trồng rau an toàn. Mỗi năm thành phố đã tự sản xuất được khoảng 570000 tấn rau,đáp ứng được 60% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn, còn 40% vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Riêng về sản xuất rau an toàn ở Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu. Bởi vậy nhu cầu về rau sạch ở Hà Nội là rất lớn. Với điều kiện kinh tế -xã hội hiện nay tại Hà Nội, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, đời sống ngày càng ổn định thì nhu cầu về rau sạch là rất lớn. Thực trạng là rau quả tại nhiều chợ rau không đáp ứng được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng thì sản phẩm rau sạch trở thành sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn hơn để có được những mớ rau sạch có nguồn gốc rõ ràng tại hệ thống các siêu thị và các cửa hàng rau sạch. Hơn nữa, chúng tôi chọn làm dự án này tại huyện Gia Lâm _ Hà Nội vì: quỹ đất canh tác lớn,chất đất ở đây khá là màu mỡ bởi được bồi đắp của sông Hồng, sông Đuống phù hợp cho trồng rau màu ngắn ngày như: rau muống,các loại cải, hành, các loại quả củ (bí xanh, dưa leo, xu hào ,cà rốt) …Ngoài ra ,ở đây cũng thuận lợi cho việc vận chuyển rau sạch vào thành phố cung cấp cho các siêu thị trong địa bàn Hà Nội: Metro, BigC… Gia Lâm thuận lợi cho vận chuyển sẽ giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển ngắn giữ được rau tươi . Căn cứ vào thực tế này dự án trồng rau sạch của công ty Đức Minh có thể đem lại doanh thu và lợi nhuận cao trong mỗi năm ,đồng thời đáp ứng được nhu cầu bức thiết về rau sạch cho người dân thủ đô cũng như giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người dân ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 5 CHƯƠNG II. SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG 2.1. Cái loại sản phẩm Thông qua điều kiện tự nhiên- địa lý và khí hậu, sản phẩm RAT được trồng và bảo quản với nhiều chủng loại. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa vì thế rau tăng trưởng rất tốt. Trồng rau dựa trên hai mùa vụ chính: Đông- xuân, Hèthu. Dưới đây là danh sách một số loại rau chính của công ty chúng tôi: VỤ HÈ THU VỤ ĐÔNG XUÂN  Rau muống  Bắp cải  Rau ngót  Súp lơ xanh  Rau mồng tơi  Súp lơ trắng  Rau cải ngọt  Cải ngọt  Rau thơm  Cải thảo  Rau đay  Cải cúc  Hành  Cải chíp  Mướp  Su hào  Bí đao  Xà lách  Cà chua  Rau diếp  Rau cải đắng  Rau muống  Dưa chuột  Cà chua  Mướp đắng  Dưa chuột  Su su  Mướp đắng 6  Bí đao  Cải đắng  Su su  Cần tây Đà lạt  Rau thơm 2.2. Kế hoạch về thị trường 2.2.1. Phân tích nhu cầu của thị trường Từ lâu vấn đề sản xuát rau an toàn đã được triển khai thực hiện ở nước ta.Đặc biệt vấn đề RAT luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của cơ quan quản lí, cùng với đó là vấn đề đầu tư lớn về tài chính và công sức để xây dựng các mô hình RAT. Ngày nay người trồng rau quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng như sử dụng nước, đất ô nhiễm trong quá trình canh tác nên trong rau sạch tồn tại nhiều yếu tố độc hại có hại cho sức khỏe con người. thời gian qua rau luôn là thủ phạm số một trong những vụ ngộ độc thực phẩm.Cũng vì thế nỗi lo của người tiêu dùng về RAT cũng như nhu cầu đc sử dụng rau an toàn ngày càng là vấn đề cấp thiết đối với ng tiêu dùng Theo thống kê gần nhất , tổng số 478 vùng trồng rau ở Hà Nội . Tại hà nội, nhu cầu rau an toàn khoảng 1.200 tấn/ngày. Không những thế người tiêu dùng còn sẵn sàng mua rau với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được dùng rau an toàn. Như vậy nhu cầu về RAT ở hà nội là rất lớn. nhu cầu RAT đã mang tính cấp thiết, nhưng có đến gần 74% lượng rau sản xuất theo quy trình an toàn phải bán trên thị trường , chỉ có 24% bán trên siêu thị , cửa hàng RAT. Sau khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp của hà nội lên đến hơn 300.000ha, trong đó có gần 12.000ha rau xanh. Nhưng cho đến nay, hà nội vẫn chỉ tự đáp 7 ứng được khoảng 570.000tấn rau/năm, đáp ứng đc 60% nhu cầu, còn hơn 40% vẫn phải nhập khẩu từ địa phương khác. Vì vậy thị trường RAT ở hà nội là một trong những thị tường tiềm năng tiêu thụ lớn và là một trong lĩnh vực cần đàu tư có hiệu quả cho người dân và các nhà đầu tư trong nước. 2.2.2. Xác định mức tiêu thụ dự kiến hàng năm Trong năm 2006, sản xuất rau an toàn ở Hà Nội chỉ mới đáp ứng được 79.800 tấn tương đương với 14% nhu cầu về rau an toàn tương lai năm 2010. Hà Nội sẽ tự đáp ứng được cho mình 16% nhu cầu rau an tòan, tăng 14,29%. So với năm 2010 tỷ lệ này sẽ còn thay đổi khi thành phố triển khai đề án :” Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2015”. 15 năm nữa, Hà nội sẽ phấn đấu đáp ứng 35% nhu cầu tiêu dùng thành phố. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể. Như vậy, trung bình mỗi năm nhu cầu tiêu thụ rau an toàn trong 10-15 năm tới của thành phố sẽ tăng lên, tưong đương trên 100.000 tấn với mức tiêu thụ của năm trước. 2.2.3. Giải pháp về thị trường Toàn bộ sản phẩm Rau an toàn của dự án sẽ được xác định tiêu thụ tại thị trường Hà nội. Thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của dự án sẽ là các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt phục vụ khách hàng mục tiêu là các hộ gia đình ở các khu đô thị phát triển như : Mỹ Đình, Linh Đàm, … ngoài ra còn cung cấp cho những hộ gia đình có thu nhập từ trung bình trở lên. 2.2.4. Kế hoạch xúc tiến bán hàng a: Kế hoạch quảng cáo Bất cứ một sản phẩm nào, dù bình dân hay đắt tiền thì chiến lược quảng cáo vẫn luôn luôn cần thiết đối với doanh nghiệp. Quảng cáo có ý nghĩa rất quan trọng: giới thiệu sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng, tuyên truyền những ưu việt của sản phẩm về chất lượng, giá cả. Quảng cáo sẽ được 8 thực hiện dựa vào những yếu tố như:giai đoạn phát triển của dự án, khả năng chi phí, đặc điểm của khách hàng … Ở giai đoạn đầu ,chúng tôi sẽ quảng cáo thông qua pano, áp phích tại các siêu thị và các cửa hàng bán rau sạch cho công ty. Khi dự án đã phát triển chúng tôi sẽ quảng cáo thông qua các phương tiện khác như: * Đài phát thanh * Các chương trình mua sắm tiêu dùng trên Tivi * Báo chí: chủ yếu là các báo liên quan đến vấn đề an toàn, vệ sinh, sức khỏe cộng đồng b. Kế hoạch khuyến mại Tùy vào từng giai đoạn phát triển lượng tiêu thụ của dự án, công ty sẽ đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau. Ví dụ như: Đối với những trung gian quan hệ hợp tác lâu dài thường xuyên( mua sản phẩm với số lượng lớn và thường xuyên), sẽ chiết khấu với giá ưu đãi và miến phí các chi phí ngoài sản xuất. Đối với những mối làm ăn mới , chúng tôi sẽ ưu ái mức đãi ngộ về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. c. Kế hoạch quan hệ công chúng Duy trì quan hệ tốt đẹp với những mối làm ăn sẵn có và xây dựng thêm hình tượng của công ty thông qua quan hệ với báo chí truyền thông cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Lập kế hoạch tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm trong các hội chợ ẩm thực. Tổ chức các cuộc phỏng vấn bằng các hình thức khác nhau để thăm dò ý kiến khách hàng, thị trường cũng như các ý kiến của đối thủ cạnh tranh. 9 Tổ chức các cuộc họp thường niên với sự tham gia của đối tác làm ăn cũng như các đại lý phân phối của công ty, tạo sự thân mật, quan tâm và chứng tỏ tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp. Xây dựng các mối quan hệ với nhân dân ,chính quyền địa phương để tránh những mâu thuẫn xung đột. Tham gia các chương trình kinh tế xã hội tại dịa phương, đóng góp công sức vào công cuộc phát triển kinh tế trong vùng. 2.2.5. Xác định về giá cả Từ khi Việt Nam gia nhập WTO ,có sự cạnh tranh can thiệp của các doanh nghiệp nước ngoài, thì vấn đề về giá cả luôn dược các doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Công ty kinh doanh mặt hàng là rau sạch, một sản phẩm luôn có mức cầu và cung rất là lớn. Các công ty cạnh tranh luôn tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường. Vì thế công ty chúng tôi luôn đề cao chất lượng và giá cả lên hàng đầu. Công ty tiến hành xác định giá cả thông qua chi phí sản xuất và giá bán trên thị trường Ngoài ra công ty quan tâm đến chiết khấu bán hàng linh hoạt nhằm tạo được sự hấp dẫn cũng như cạnh tranh giữa các trung gian phân phối sản phẩm: tăng tỷ lệ chiết khấu trên doanh thu bán hàng hay tăng tỷ lệ chiết khấu tại các thị trường mới. 2.2.6. Xác định kênh phân phối sản phẩm Đối với những sản phẩm là rau (một sản phẩm dễ hỏng ,không giữ được lâu và dễ dạp nát …)thì công ty phải xác định kênh phân phối càng ngắn càng tốt.Chiến lược bán hàng thông qua các kênh phân phối của công ty được thực hiện dưới hình thức :kênh phân phối 1 cấp .Đối với loại kênh phân phối.thì rau an toàn được đưa từ nơi sản xuất đén tay người tiêu dùng thông qua các siêu thị và qua các cửa hàng bán rau an toàn 10 Các trung gian này sẽ hưởng hoa hồng tính bằng % doanh thu bán hàng và sẽ chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp sản phẩm của công ty . Hệ thống phân phối của công ty sẽ được thiết lập dưới hình thức kênh 1cấp . Các siêu thị và cửa hàng sẽ nhập rau an toàn của công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội với quy mô cụ thể sau DNTN Đức Minh Hệ thống các siêu thị và cử hàng bán rau an toàn Người tiêu dùng rau an toàn ở địa bàn thành phố Hà Nội 11 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU BẢO ĐẢM SẢN XUẤT 3.1.Nhiệm vụ Mục tiêu kinh doanh của công ty là trồng và cung cấp rau sạch với sản lượng khoảng tăng dần theo các năm đáp ứng một phần nhu cầu rau sạch của thành phố Hà Nội 3.2.Quy trình công nghệ trồng rau sạch 3.2.1.Quy trình trồng rau sạch Chọn dất ( Cày bừa và lên luống ) Chọn và xử lý hạt giống trước khi gieo Kiểm tra Chăm sóc và phòng Bón phân trừ sâu và tưới nước bệnh Thu hoạch 12 3.2.2.Đặc điểm và kỹ thuật trồng một số loại rau 1.Su su Ở các tỉnh miền núi phía bắc, giống su su chủ yếu được cung cấp từ Sa Pa (Lào Cai). Thông thường, các nhà vườn mua quả giống vào đầu tháng 9 âm lịch, chọn quả to, mập, không xây xát để vào r ổ r ồi cho m ột ít cát mịn đặt nơi râm mát, tươi nước giữ ấm, rễ cây sẽ bò ra r ất nhanh. Trung tuần tháng 9, khi mầm cây cao 15 - 30 cm có thể mang trồng Quy định kỹ thuật như sau: Làm đất: Su su không kén đất, mỗi khóm đào hố rộng 0,5 m, sâu 0,4 m. Cho hỗn hợp đất đập nhỏ, tơi trộn với 15 kg phân chuồng hoai m ục, 0,2 kg phân NPK xuống hố, lấp đất làm ụ cao hơn đất vườn để tránh bị úng, hố nọ cách hố kia 4 - 5 cm. 1 sào Bắc Bộ (360 m2) trồng 60 - 65 khóm. Cách trồng: Chọn những cây có nhiều rễ ôm lấy thân quả, lấy cuốc đào giữa ụ rồi để quả giống hơi chéo, lấp đất gần chìm quả, tưới nước nhẹ nhàng xung quanh cây. Lấy nứa tép cắm làm tay vịn cho su su leo lên gi àn. Trong 7 ngày đầu sau khi trồng, cần chú ý tưới nưới giữ ẩm cho cây. Làm giàn: Dùng tre tươi chôn làm cọc, sâu khoảng 0,6 - 0,8 m, cọc nọ cách cọc kia 3 m (nếu có điều kiện có thể đổ cột bê tông để sử dụng được lâu dài) lấy những cây trẻ nhỏ làm kèo, lấy lạt mềm buộc chặt,sau đó đặt tấm mành lên trên. Chăm sóc và thu hoạch: Cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch su su sẽ cho thu hoạch, 5 - 6 ngày thu hái một lần. Sau khi thu hoạch quả được 1 tháng cần bón phân bổ sung cho cây, mỗi khóm 0,1 - 0,2 kg phân NPK; thường xuyên giữ ẩm cho cây , cắt tỉa lá già đề tầng dưới có ánh sáng quang hợp. Trong 4 - 5 tháng,su su cho năng suất 3,4- 4 t ất qu ả/s ào, thu nh ập khoảng 6 – 8 triệu 2.Rau muống sạch Chuẩn bị giống Căn cứ vào màu sắc của thân, chia làm 2 loại: giống rau thân trắng (xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá chia làm 3 loại rau muống: Rau muống lá to, lá nhỡ và lá nhỏ. 13 Giống được lấy từ cá ruộng trồng của năm trước đến tháng 3 năm sau, khi rau nảy mầm, tưới thúc nước phân hoai mục kết hợp với phân đạm và tro bếp để lấy giống đưa ra ruộng cấy (tiêu chuẩn mầm giống coa 25-30cm). Lượng giống cần từ 650-750 kg/ha. Chỉ hái các cành tẻ, không hái các cành quá non. Làm đất Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5-6,5, chủ động nước, cách li khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2km, với chất thải thành phố ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhát 100m, không tồn dư hoá chất độc hại, dư lưọng kim loại năng rất nhỏ. Đẩt trồng phải được cày bừa kỹ, san phẳng ruộng, làm sạch cỏ. Trước khi cấy cần bón phân lót. Mật độ, khoảng cách Nên cấy theo hàng, khoảng cách giữa các hàng, các kóm là 15 cm (2 nhánh/khóm) để tiện chăm sóc và thu hái. Thu hái, để giống - Sau cấy 20-25 ngày hái vỡ lứa đầu - Khi hái để lại 2-3 đốt thân trên mặt nước (hái sát gốc cấy bị ngập sẽ không mọc lại) - Sau khi hái vỡ, tuỳ thuộc điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và lượng nước điều chỉnh trong ruộng thời gian thu hái từ 18-25 ngày /lứa. - Để chuẩn bị giống cho năm sau, từ cuói tháng 9, chọn chân đất thấp ruộng tốt, cày bừa đất kỹ và cấy lại, lúc này cần cấy dày 45-50 khóm/m2 Bón phân Lượng phân bón như sau: Phân chuồng hoai mục 15-20 tạ/ha (540-720 kg/sào), phân đạm urê: 330kg/ha (12kg/sào), phân lân supe: 420-550 kg/ha (12-20kg/sào), phân kali sulfat: 80-90kg/ha (3-3,3kg/sào) Không thể dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón, có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Cách bón: Bón lót bằng toàn bộ phân chuồng + lân + 2kg urê Bón thúc: lượng phân còn lại được bón thúc làm nhiều lần, mỗi lần 0,5kg urê, 0,1-0,2 kg kali sulfat cho 1 sào sau mối đợt thu hái. 14 Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, bọ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3. 3.Rau đay, rau mồng tơi  Rau đay (Saluot) - có hai loại 1) loại màu xanh, lá to của Phi lu ật tân, rất khỏe. Trái dài như trái đậu, bên trong có nhiều ngăn đầy hột. 2) loại màu tím, lá nhỏ của Vietnam, trái tròn , bên trong cũng có ngăn chữa hột. Loại này hơi yếu, trồng chậm lên hơn loại xanh. Dọn một khoảnh đất cho sạch rải hột lên đất, phủ lại bằng một lớp đất mòng. Mấy ngày đầu tưới nước nhẹ nhẹ, kiểu phun, để hột không bị trôi đi, chừng hột nẩy mầm, bén rể, bắt đầu tưới nhiều hơn.  Rau mồng tơi - có hai loại: trắng (xanh) và tím. M ồng t ơi có th ể trồng bằng nhánh hay hột. Bằng nhánh mau ăn hơn. Khi mua m ồng tơi ở chợ, để dành vài cọng đã ngắt hết lá, cắm xuống đất ẩm, tưới nước thường xuyên, vài tuần cây bắt rể, mọc thêm ngon ở kẽ lá. 15 4.Mướp - Hạt giống: Hạt chỉ lấy ở phần giữa những quả mướp già (bỏ phần đầu và đuôi), lấy xong đem đãi sạch, loại bỏ hạt lép (hạt nổi) rồi đem phơi kỹ từ 1 - 3 nắng, để nguội cho vào chai lọ, nút kín để nơi cao ráo, thoáng mát, đến thời vụ trồng thì lấy ra sử dụng. - Đất: Chọn nơi đất ẩm, thoát nước, gần cây cao để mướp leo, đỡ phải làm giàn, lại rất sai quả. - Thời vụ: Vào tháng giêng, hai âm lịch, chọn ngày nắng ấm gieo hạt, hạt chóng mọc. Dùng phân hoai, phân mục đảo đều với đất, rồi gieo, gieo thành hàng hoặc thành hốc, mỗi hốc gieo từ 1 - 5 hạt, phủ đất nhẹ, cắm rào xung quanh tránh gà bới. - Chăm sóc: Khi hạt chưa mọc, thỉnh thoảng tưới nước nhẹ, nếu đất khô. Khi cây mọc 20 30cm không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời. Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả. m không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 xuống khoanh - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời. Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả. 5.Rau xà lách xoong Xà lách có hai loại: Xà lách trứng: lá trắng chịu được mưa nắng, cuốn chắc. Xà lách li ti: lá xanh, tán lớn, ít cuốn, xốp, chịu úng. Nhìn chung, về mặt kĩ thuật gieo trồng của các giống xà lách là như nhau. - Thời vụ gieo trồng: 16 Xà lách trứng gieo từ tháng 7 đến tháng 2. Xà lách li ti gieo trong các tháng 3-4 để ăn trong vụ hè. - Làm đất và bón lót: Đất cần được làm tơi xốp, nhỏ, kĩ. Luống lên cao 7-10cm. Phân bón lót cho 1 ha là 7-10 tấn phân chuống hai mục cùng với 40kg kali. - Mật độ trồng: khoảng cách giữa các cây là 15-18 cm. - Chăm sóc: Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước ngay. Mỗi ngày tưới một lần. Về sau chỉ cần tưới giữ ẩm 2-3 ngày tưới 1 lần. Chỉ tiến hành xới xào khi cây còn nhỏ. Kết hơp xới đất với làm cỏ. Khi cây được 15-20 ngày tuổi mà có biểu hiện lá màu trắng nhạt, chứng tỏ cây bị thiếu phân. Cần bón thúc bằng phân đạm với lượng 33-35kg ure cho 1ha hoặc hòa phân chuồng ra tưới cho xà lách. Bón thúc xong cần tưới nước rửa lá ngay. Nhìn chung rau xà lách là giống rau trồng ngắn ngày, ít có sâu bệnh nên chỉ cần tiến hành làm đất kĩ, chăm sóc xà lách phát triển tốt thì sẽ thu được xà lách có năng suất và chất lượng mong muốn. Trồng được 30-40 ngày thì có thể thu hoạch ruộng rau xà lách. 6.Rau cải ngọt Thời vụ: Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6. Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt giống/m2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần. Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 - 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo 17 liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ. Bón phân: Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ): + Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng). + Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5kg kali clorua. Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali. + Bón thúc: - Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày). - Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày. Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau. Lượng 0,1 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau. Chăm sóc: Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần. Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối... Thu hoạch: Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng. 18 7. Mướp đắng Thời vụ và đất trồng Mướp đắng (khổ qua) được gieo từ đầu tháng 3-9, thu hoạch từ tháng 5-12. Nếu gieo muộn năng suất sẽ giảm, sâu bệnh hại tăng lên. Đất trồng nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, pH từ 5,5-6,5. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống rộng 1-1,2m, cao 30cm. Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, đường quốc lộ 100m. - Khoảng cách trồng 75-80cm x 25cm/cây. Mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha. Phân bón Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (550-740kg/sào); cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc. Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót. Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc. Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3. Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng. Chăm sóc: Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn. 19 - Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ. - Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày. - Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc. Phòng trừ sâu bệnh - Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày. - Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày. - Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC. - Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày. Thu hoạch - Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) bắt đầu thu hoạch quả. - Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng. 8.Dưa chuột Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng của dưa chuột là 30 độ C về ban ngày và 18-21 độ C về ban đêm. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt. Trong điều kiện ngày ngắn, dưa chuột thường có nhiều lá và sai quả. Nhu cầu về nước của cây dưa chuột cao nhưng lại không chịu được úng. Cây sinh trưởng thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và pH trong khoảng 6,0 - 6,5. Giống và thời vụ Dưa chuột gồm có các giống quả nhỏ, quả trung bình và nhóm quả to nên chọn giống có chất lượng cao, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh. Dưa chuột có thể trồng 2 vụ một năm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan