Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại thư viện tỉnh ninh bình...

Tài liệu Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại thư viện tỉnh ninh bình

.DOC
69
1
140

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯ VIỆN TỈNH NINH BÌNH.......1 I. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của thư viện Tỉnh Ninh Bình:.............................................................................................................1 1.1. Lịch sử hình thành..........................................................................................1 1. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Ninh Bình......................................2 1. 3. Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Ninh Bình.................................................3 II. Tình hình hoạt động của thư viện tỉnh Ninh Bình:...........................................4 2.1. Vốn tài liệu của Thư viện tỉnh Ninh Bình......................................................4 2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật..................................................................................6 2.3. Bạn đọc và nhu cầu tin:..................................................................................7 2.4. Công tác bổ sung..........................................................................................11 2.5.Các sản phẩm, dịch vụ thông tin của thư viện...............................................15 2.6. Nội quy thư viện...........................................................................................16 CHƯƠNG II . BÁO CÁO NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẾ ĐÃ THỰC HIỆNTẠI THƯ VIỆN TỈNH NINH BÌNH.....................................................20 I. Nội dung thực tập.............................................................................................20 1.1. Nội quy và quy chế làm việc của cơ quan, cá nhân......................................20 1. 2. Thực tập kỹ năng nghiệp vụ; Xử lý tài liệu; Mô tả hình thức tài liệu tại phòng nghiệp vụ:.................................................................................................21 1.3. Công tác tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu.............................................33 1.4. Công tác phục vụ bạn đọc............................................................................35 1.5. Một số hoạt động khác trong quá trình thực tập...........................................41 II. Kết quả thu được.............................................................................................41 NHẬT KÍ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP............................................................43 Lê Thảo Ngọc K1A Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội CHƯƠNG III. NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ...................................................47 1. Nhận xét đánh giá chung về thư viện tỉnh Ninh Bình.....................................47 2. Những kiến nghị, đề xuất đối với thư viện tỉnh Ninh Bình.............................49 CHƯƠNG IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẬP, CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHÀNH THƯ VIỆN – THÔNG TIN .51 1. Đề xuất, kiến nghị đối với Trường Đại học Nội Vụ........................................51 2. Bài học kinh nghiệm cho bản thân qua đợt thực tập.......................................51 KẾT LUẬN........................................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................56 PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP Lê Thảo Ngọc K1A Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội LỜI CẢM ƠN Kính thưa: Các thầy cô trong Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Em tên là Lê Thảo Ngọc - sinh viên lớp Đại học KHTV1A, hiện đang đi thực tập tại Thư viện Tỉnh Ninh Bình - một thư viện khá phong phú về vốn tài liệu. Tại đây em được tham gia vào tất cả các khâu nghiệp vụ của thư viện, trong thời gian thực tập, em đã cố gắng để làm quen các khâu nghiệp vụ, quan sát từ cách bố trí, sắp xếp đầu sách, cách quản lý, tra cứu tài liệu...nên đã thu thập những thông tin cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập, đồng thời tích lũy được một chút kinh nghiệm để sau này có thể trực tiếp góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp thư viện của nước nhà. Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Văn hóa - Thông tin - Xã hội, đặc biệt là thầy chủ nhiệm Lê Ngọc Diệp đã dạy bảo em trong suốt thời gian qua, cùng với việc tổ chức cho chúng em đi thực tập tại Thư viện tỉnh Ninh Bình để giúp chúng em một lần nữa có dịp cọ sát, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hiểu sâu sắc hơn môn ngành mà chúng em đang theo học. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, các chị đang làm việc tại thư viện tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là cô Lại Thị Thu Hà - người trực tiếp hướng dẫn em thực tập và viết báo cáo này, cũng như giúp đỡ chỉ dạy em trong tất cả các khâu nghiệp vụ của thư viện, qua đó giúp cho em có những kinh nghiệm quý báu trong suốt mấy tuần thực tập tại thư viện, nhất là các thông tin, tình hình để em hoàn thành báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Lê Thảo Ngọc Lê Thảo Ngọc K1A Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 TỪ VIẾT TẮT VHTT&XH CSDL ISBD (International Standard ĐẦY ĐỦ Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội Cơ sở dữ liệu Quy tắc mô tả ẩn phẩm theo tiêu chuẩn Bibliography Description) NDT Bộ VH, TT & DL Sở VH, TT & DL CNTT quốc tế Người dùng tin Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Công nghệ thông tin Lê Thảo Ngọc K1A Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người” (G.V.LeiBniz) Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người đã và đang bước vào thời đại tri thức, thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của sự “ bùng nổ thông tin”. Thông tin trở thành yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của tất cả các mặt xã hội, trong đó có lĩnh vực Thông tin - Thư viện. Thư viện là một thiết chế văn hóa, giáo dục, thông tin khoa học có nhiệm vụ thu thập, lưu giữ và tổ chức sử dụng tài liệu cho NDT. Thư viện không trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội nhưng có vai trò quan trọng trong sự thúc đẩy xã hội phát triển. Ngoài chức năng là nơi tàng trữ, bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại, thư viện còn là chiếc cầu nối giữa tri thức với NDT, là nơi cung cấp những thông tin bổ ích đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng giáo dục. Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời xác định “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trường Cao đằng Nội vụ Hà Nội đã thực hiện chương trình thực tập cuối khóa cho sinh viên nhằm cũng cố kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là giúp cho sinh viên có điều kiện làm quen với thực tế công việc và vai trò người cán bộ Thư viện thực thụ. Được sự chỉ đạo, phân công của khoa VHTT&XH, em được phân công về thực tập tại thư viện tỉnh Ninh Bình. Quá trình thực tập tại thư viện tỉnh thực sự là thời gian quý báu, giúp chúng em có dịp áp dụng kiến thức lý luận đựơc trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, được tiếp cận với môi trường làm việc, được thử thách để trở thành một người cán bộ thư viện thực thụ trong tương lai. Trong suốt quá trình thực tập, nhờ sự quan tâm tạo điều kiện từ các cô chú, các chị trong cơ quan thực tập em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cùng với những kinh nghiệm bản thân thu được, qua gần 2 tháng thực tập em đã Lê Thảo Ngọc K1A Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội hoàn thành bài báo cáo. Bố cục bài báo cáo gồm 4 chương: Chương I: Khái quát chung về thư viện tỉnh Ninh Bình Chương II: Nội dung thực tập Chương III: Nhận xét và kiến nghị Chương IV: Bài học kinh nghiệm, kết quả thu được sau đợt thực tập Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và kiến thức có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ thầy, cô giáo, cán bộ Thư viện và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Lê Thảo Ngọc K1A Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯ VIỆN TỈNH NINH BÌNH *Giới thiệu về cơ sở thực tập Tên đơn vị thực tập: Thư viện Tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ:Đường Lê Hồng Phong - Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Địa chỉ Email: [email protected] I. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của thư viện Tỉnh Ninh Bình: 1.1. Lịch sử hình thành. Ninh Bình là một tỉnh có bề dày về lịch sử và văn hoá dân tộc, giàu truyền thống yêu nước và Cách mạng. Truyền thống đó gắn liền với mốc son lịch sử chói lọi từ ngàn xưa của dân tộc Việt nam. Nửa cuối thế kỷ thứ X, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước thu non về một mối, củng cố và xây dựng bộ máy nhà nước “Quân chủ trung ương tập quyền’’. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng lập nước Đại Cồ Việt xây dựng kinh đô tại Trường Yên – Hoa Lư Ninh Bình. Từ đó Ninh Bình đi vào lịch sử, thủ đô xưa của nước Đại Cồ Việt và cố Đô nay của Việt Nam, là một trong những địa danh nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước như: Đền Vua Đinh- Vua Lê, Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương… Được coi là một trong tỉnh trung tâm phía bắc Ninh Bình rất thuận lợi giao thông, Ninh Bình nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp Biển Đông. Ninh Bình có diện tích gần 14000 km2với sô dân 95 vạn người, Ninh Bình có 6 huyện, 2 thành phố,trong đóthành phố Ninh Bình là nơi trung tâm văn hoá, chính trị của tỉnh. Từ năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập, theo đó thư viện tỉnh Ninh Bình cũng đã được thành lập. Khi mới thành lập thì thư viện chỉ là kho sách Lê Thảo Ngọc K1A 1 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nhỏ,được sự quan tâm của tỉnh, Sở văn hoá-Thể thao-Du lịch thì đến năm 2005, trụ sở thư viện tỉnh đã được hoàn thành với tổng mức đầu tưlà 6 tỷ đồng với hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, khang trang, hiện đại. Trụ sở chính của thư viện nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường Vân Giang – Thành phố Ninh Bình gần Quốc lộ 1A và nằm tại trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị của tỉnh; với vị trí đó tạo điều kiện thuận lợi để bạn đọc có nhu cầu tìm đến thư viện nghiên cứu, mượn sách tốt hơn. 1. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Ninh Bình. * Về chức năng: Với chức năng chung của thư viện là quản lý về công tác thư viện; tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, thư viện tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thácvà sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương, tài liệu viết về địa phương, các tài liệu trong và ngoài nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong các thời kỳ. * Về nhiệm vụ: - Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện. Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người cao tuổi, tàn tật bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của Pháp lệnh Thư viện. - Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện. + Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa phương. + Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu địa phương do Sở VH,TT&DL chuyển giao, các bản sao khóa luận, luận văn tổ nghiệp của sinh viên các trường Lê Thảo Ngọc K1A 2 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học được mở tại địa phương. Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội +Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị. + Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các Thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính. + Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ VH,TT&DL. - Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh; xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân địa phương. - Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin – thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện. - Thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện ở địa phương; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin thư viện của hệ thống thư viện công cộng. - Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách báo; chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địa phương. - Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Thư viện với Giám đốc Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh. - Quản lý tổ chức, cán bộ và tài sản theo phân cấp và quy định của Sở VH,TT&DL tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh giao. 1. 3. Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Ninh Bình. Thư viện tỉnh Ninh Bình gồm có Ban Giám đốc và các phòng chức năng Lê Thảo Ngọc K1A 3 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội với nhiệm vụ khác nhau nhưng được phân chia khoa học. Đội ngũ cán bộ thư viện gồm 25 cán bộ trong đó : 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. - Trình độ chuyên môn :  Trình độ Đại học : 22 người  Trình độ cao đẳng: 01người  Trình độ trung cấp : 02 người - Các phòng chức năng bao gồm : Phòng công tác bạn đọc gồm có các phòng sau: phòng mượn sách, phòng đọc báo tạp chí, phòng đọc sách, phòng điện tử, phòng đọc thiếu nhi, phòng đọc tài liệu địa chí. Phòng xử lý tài liệu Phòng bổ sung, biên mục Phòng hành chính tổng hợp Một số phòng khác. II. Tình hình hoạt động của thư viện tỉnh Ninh Bình: 2.1. Vốn tài liệu của Thư viện tỉnh Ninh Bình. Với vai trò là trung tâm lưu trữ, tổ chức khai thác và sử dụng sách, báo lớn nhất trong toàn tỉnh. Tại đây, vốn tài liệu của thư viện bao gồm các đầu sách, báo, tạp chí trung ương, địa phương được lưu giữ từ nhiều thời kỳ về tất cả các lĩnh vực, góp phần vào việc truyền bá cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Thư viện tỉnh Ninh Bình là thư viện tổng hợp nên các loại sách, báo thuộc các lĩnh vực, bộ môn tri thức tương đối phong phú; thư viện luôn quan tâm bổ sung đầy đủ thông qua các nguồn như chế độ cung cấp ưu tiên, thu thập tài liệu trong nhân dân, nhận lưu chiểu của nhà xuất bản trong tỉnh. nhận sách biếu, tặng của cơ quan, cá nhân; sử dụng nguồn kinh phí hằng năm để bổ sung đầu sách; đồng thời do công tác quản lý, chế độ lưu chiểu nên thư viện tỉnh Ninh Bình có khá đầy đủ các tài liệuthuộc các ngành môn loại khác nhau. Lê Thảo Ngọc K1A 4 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Vốn tài liệu của thư viện tỉnh đến hết năm 2011 tổng số sách, báo, tạp chí của thư viện là 300.751 cuốn. Trong đó có 80.751 tài liệu toàn văn Thư viện có tài liệu địa chí hơn 2000 bản, hơn 17000 biểu ghi sách, báo, tạp chí, số sách thư viện điện tử 220.000, 2000 báo được đóng thành quyển. Vốn tài liệu của thư viện còn có 33000 tài liệu điện tử : đĩa CD, VCD. Các tài liệu khác như tranh ảnh, bản đồ… Vốn tài liệu của thư viện là 1 trong những yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của thư viện. Chính vì thế cứ đầu năm thì thư viện lại bổ sung thêm nhiều sách báo, tính đến đầu năm 2012 thư viện đã bổ sung thêm 6.435 cuốn. Bao gồm tất cả các loại sách báo dùng cho thư viện tổng hợp phần lớn là sách báo về các môn ngành tri thức có liên quan đến yêu cầu học vấn phổ thông, sách báo về chính trị ( Ví dụ: Về các nhân vật nổi tiếng như Phan Bội Châu), sách báo về kinh tế -văn hoá của tỉnh (Ví dụ: Sách quảng bá về tỉnh Ninh Bình và các tinh khác ), những sách báo khoa học và chuyên môm với những yêu cầu nghiên cứu khoa học và sản xuất của bạn đọc đặc biệt là phục vụ cho việc học tập của học sinh và sinh viên(Ví dụ: Về việc học tập thư viện bổ sung chủ yếu là sách tham khảo từ lớp 10, 11, 12 về các môn chính: toán, văn, tiếng anh…). Trong vốn tài liệu của Thư viện Tỉnh Ninh Bình thì sách là một trong những tài liệu có số lượng lớn và quan trọng nhưng báo, tạp chí cũng được quan tâm đầu tư trong đó có các loại hình tài liệu chính của thư viện như báo, tạp chí, băng đĩa dành cho người khiếm thị. Thư viện có khoảng 60 loại đầu báo, tạp chí, tập san, phụ san vào khoảng 130 - 160 loại, có tất cả hơn 2000 quyển được đóng thành quyển. Trong phòng báo, tạp chí còn lưu trữ các loại báo tạp chí từ khi tái lập tỉnh Ninh Bình (1992) và một số báo, tạp chí trước thời kỳ chưa tách tỉnh Hà Nam Ninh. Những đầu báo thường xuyên nhập về thư viện như: An ninh hàng ngày, An ninh thủ đô, Ninh Bình, Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Khoa học đời sống, Nông thôn ngày nay, Gia đình… Và một số tạp chí: Tạp chí cộng sản, Người đẹp… Lê Thảo Ngọc K1A 5 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Ngoài ra, còn các tài liệu địa chí đựơc thư viện Tỉnh Ninh Bình rất chú trọng. Trong những năm gần đây, Du lịch Ninh Bình có tiềm năng rất lớn với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc- Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm… nên thư viện tỉnh cũng đã, đang bổ sung rất nhiều loại tài liệu địa chí về tỉnh Ninh Bình, để phát triển kinh tế du lịch, thư viện thường xuyên nhập những tài liệu có giá trị thông tin đáp ứng nhu cầu của độc giả. Ngoài ra, do mang tính chất là Thư viện tổng hợp nên thư viện bổ sung về tất cả môn loại tri thức, diện bổ sung đầu sách của thư viện được dựa trên đặc điểm trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của Tỉnh, ưu thế của ngành kinh tế, ngành sản xuất… Ví dụ : Tài liệu hướng dẫn về nuôi trồng thủy sản; Ưu thế về Du lịch và Dịch vụ khác… Vốn tài liệu của thư viện tỉnh đã hội tụ được tất cả môn ngành tri thức của nhân loại đảm bảo đủ tiêu chuẩn của một Thư viện tổng hợp và Thư viện công cộng trong tỉnh phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. 2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật. Với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng với diện tích 2000 m2, thư viện Tỉnh Ninh Bình đã được xây dựng toà nhà 3 tầng và chia thành các phòng như sau: 1, Phòng mượn sách. 8, Phòng tài liệu địa chí. 2, Phòng đọc báo, tạp chí. 9, Phòng hành chính. 3, Phòng đọc thiếu nhi. 10, Phòng nghiệp vụ. 4, Phòng tra cứu tài liệu. 11, Phòng luân chuyển. 5, Phòng đọc sách. 12, Phòng tìm tin. 6,Phòng kế toán. 13, Phòng giám đốc. 7, Phòng trưng bày triển lãm. Thư viện có các trang thiết bị: Máy vi tính, máy in, máy phôtô. Phòng điện tử: Có 2 máy chủ, có 12 máy cá nhân. Máy in: Có 2 máy in, 1 máy phôtô được đặt ở phòng nghiệp vụ. Hệ thống đèn chiếu sáng, quạt điện được bố trí ở các phòng ban tương đối đầy đủ đáp ứng tốt cho việc phục vụ và làm việc của thư viện. Còn có thêm một số máy điều hoà được lắp ở phòng nghiệp vụ, phòng giám đốc. Lê Thảo Ngọc 6 Lớp ĐH KHTV K1A Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Bàn nghế, giá sách, tủ đựng phích (tủ mục lục) tương đối đầy đủ. Hiện nay thư viện đang bổ sung thêm 4 tủ mục lục . Hệ thống máy đọc tài liệucho người khuyết tật, người khiếm thị. Thiết bị phòng cháy chữa cháy: Bình phòng cháy chữa cháy. Trang thiết bị của thư viện chỉ gồm một số vật dụng thiết yếu như giá đựng sách (bằng gỗ), tủ mục lục, bàn đọc. Mọi khâu nghiệp vụ của thư viện từ đăng ký, tra tìm, bảo quản vệ sinh kho tàng, đều thực hiện thủ công trong điều kiện khó khăn chung của đất nước. Hệ thống giá đựng tài liệu bằng gỗ bị mọt, được thay bằng hệ thống giá sắt chuyên dụng cho thư viện. Tủ mục lục gồm 30 ô phích, thế chỗ cho tủ cũ đã hư hỏng. Các máy tính, máy in, máy hút ẩm, tủ báo, tủ trưng bày tài liệu cùng toàn bộ hệ thống bàn làm việc của thủ thư, bàn đọc của độc giả được trang bị đồng bộ phù hợp với yêu cầu sử dụng của ngành Thư viện. (giá sách trong phòng đọc tổng hợp) Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng cũng được thư viện đặc biệt quan tâm: hiện tại thư viện có sáu bóng chiếu sáng, đảm bảo ánh sáng phù hợp cho bạn đọc đến đọc tài liệu. 2.3. Bạn đọc và nhu cầu tin: Để phục vụ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của bạn đọc, thư viện tỉnh bố trí các phòng đọc một cách khoa học, hợp lý; tổ chức bộ máy tra cứu hoàn chỉnh trong đó có các bộ phận như hệ thống mục lục và hộp phích, các loại thư mục, các cơ sở Lê Thảo Ngọc K1A 7 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội dữ liệu và mạng máy tính, thuận lợi cho bạn đọc dễ tra cứu, tìm tài liệu. Là thư viện công cộng lớn nhất của tỉnh nên thu hútnhiều nhóm bạn đọc khác nhau như cán bộ, công nhân viên, công an, bộ đội sinh viên, học sinh…Và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí, đời sống tinh thần của nhân dân trong toàn tỉnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa là rất cần thiết. Tuy vậy, số lượngbạn đọc đến với thư viện thì càng giảm mạnh. Theo số liệu thống kê mới từ năm 2012 đến 2015, tại thư viện tỉnh Ninh Bình về tổng số lượt bạn đọc trên năm là: Giai đoạn 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 – 2015 Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng: Tổng số lượt bạn đọc 13.500 – 15.500 10.000 – 12.000 9.000 – 10.000 Số lượt bạn đọc đến với thư viện giảm qua các năm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: - Do sự phát triển mạnh mẽ của internet dẫn đến tình trạng bùng nổ thông tin. Nhiều thông tin có thể tra cứu trên mạng mà không phải đến thư viện. - Thành phố đang trong giai đoạn phát triển nên nền kinh tế công nghiệp cũng làm con người bận rộn hơn không có thời gian. - Việc giải trí cũng không còn gói gọn trong thư viện nữa mà có nhiều khu vui chơi mọc lên trong thành phố, trẻ em cũng có nhiều nơi vui chơi hơn… Trước đây, số độc giả đến với thư viện để đọc báo và giải trí khá nhiều (chiếm hơn 50% lượt độc giả đến thư viện). Song gần đây, do các phương tiện thông tin truyền thông đa dạng, phong phú hơn, do mạng internet được sử dụng rộng rãi nên việc đọc tin tức qua báo chí, tra cứu thông tin, học tập vui chơi tại thư viện đã giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn đó đã đặt ra những thách thức cho thư viện trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin. Và vẫn có một số lượng người dùng nhất định sử dụng thư viện để khai thác những nguồn thông tin chính xác phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập giảng dạy mà không phải mạng máy tính nào cũng đáp ứng được. Vì vậy thư viện cần quan tâm đến đối Lê Thảo Ngọc K1A 8 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tượng người dùng tin của thư viện để kích thích nhu cầu tin của họ. a.Đối tượng người dùng tin: Hoạt động thông tin - thư viện của từng cơ quan đều cần phải nghiên cứuthành phần bạn đọc và nhu cầu tin của người dùng tin. Có như vậy mới có thể kíchthích nhu cầu tin của họ phát triển dựa trên nguyên lý định hướng tới người sử dụng hoặc do người sử dụng chi phối. Phục vụ người đọc, người dùng tin là mục tiêu quan trọng của bất cứ một thư viện nào. Càng phục vụ người đọc, người dùng tin thì vai trò xã hội của thư viện ngày càng tăng. Vì vậy, nếu không có độc giả thì thư viện mất luôn mục đích tồn tại của mình. Nói cách khác, chính người đọc, người dùng tin đưa toàn bộ cơ chế của mối quan hệ lẫn nhau giữa vốn tài liệu, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất thư viện vào hoạt động. Để có thể xây dựng được kho tài liệu của thư viện đầy đủ, hợp lý đáp ứng nhu cầu của bạn đọc một cách tốt nhất thì việc xác định chính xác được đối tượng người dùng tin (NDT) là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của Thư viện. Người dùng tin tại thư viện tỉnh khá đa dạng bao gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân viên.... Họ công tác ở các bộ phận, phòng ban với những chức năng và nhiệm vụkhác nhau. Ngoài ra còn có nhóm đối tượng NDT ngoài thư viện. Qua quá trình tìm hiểu thư viện tỉnh, có thể phân chia NDT thành các nhóm cơ bản sau: - Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý - Nhóm NDT là nhân viên các phòng ban - Nhóm NDT ngoài thư viện b. Nhu cầu dùng tin: Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm nhóm NDT tại thư viện tỉnh, chúng ta có thể xác định nhu cầu tin của các nhóm NDT cụ thể như sau: Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý Lê Thảo Ngọc K1A 9 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Nhóm NDT này chủ yếu là giám đốc, các phó giám đốc, trưởng ban, trưởng phòng …là những người có vai trò quản lý, lãnh đạo và luôn phải đưa ra các chính sách, kế hoạch sao cho hợp lý. Đồng thời họ phải luôn nắm rõ chính sách đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như tình hình nội bộ cơ quan, tổ chức mình quản lý. Vì vậy nhu cầu tin của nhóm này phong phú và sâu sắc hơn, đòi hỏi được thỏa mãn kịp thời và đáp ứng bằng những phương tiện hiện đại. Do đặc thù tính chất công việc nên nhu cầu tin của nhóm NDT này khá lớn, đa dạng về nội dung và hình thức. Họ yêu cầu có lượng thông tinnhiều, khái quát trên mọi lĩnh vực, chất lượng thông tin cao, độ tin cậy tốt, có chọn lọc, phù hợp với nhiệm vụ công tác ví dụ như: thông tin về đường lối phát triển kinh tế,chính trị, xã hội, các văn bản, tài liệu của Đàng và Nhà nước hoặc những ban ngành có liên quan với thư viện như Bộ, Sở Giáo Dục & Đào Tạo… Mặt khác nhóm NDT này không chỉ sử dụng thông tin mà họ còn chính là đối tượng sản sinh ra thông tin mới. Vậy nên đây là nhóm đối tượng NDT được thư viện tỉnh đặc biệt ưu tiên. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này chiếm tỉ lệ ít trong tổng số người dùng tin của thư viện. Nhóm NDT là nhân viên các phòng ban Nhóm NDT này bao gồm nhiều thành phần: các nhân viên thuộc khối văn phòng, kế hoạch dự án … Nhu cầu của họ chủ yếu là các tài liệu cung cấp các kiến thức về quản lý văn phòng, quản lý, điều phối nhân viên. Tuy nhu cầu của đối tượng này không lớn nhưng cũng không thể thiếu trong thành phần bạn đọc của Thư viện. Nhu cầu tin của nhóm này thường khá đơn giản chủ yếu là những thông tin mang tính chất giải trí, ngắn gọn dễ tiếp thu. Nhóm NDT ngoài thư viện Nhóm này chiếm đa số trong tổng số người dùng tin của thư viện, họ gồm: học sinh, sinh viên tại các trường cấp ba, các trường cao đẳng và đại học, các giáo viên, giảng viên, một số nhân viên tại các phòng ban của địa phương, hoặc người dân sinh sống trong khu vực thành phố Ninh Bình… Nhóm này thường quan tâm đến các thông tin về thư viện, những kiến thức chuyên nghành Lê Thảo Ngọc K1A 10 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội hoặc các tư liệu đặc biệt. Nhóm người dùng tin này cũng cần thư viện chú ý, đáp ứng nhu cầu tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác kịp thời sẽ nâng cao uy tín cũng như vai trò của thư viện trong xã hội. Nhìn chung nhu cầu tin của NDT tại thư viện tỉnh khá đa dạng, phong phú, cần được đáp ứng kịp thời. Với đặc điểm NDT có trình độ học vấn cao, nhạy bén với thông tin. Vậy nên làm sao để có thể thỏa mãn được nhu cầu của NDT vừa là nhiệm vụ, là thử thách và đồng thời cũng là điều kiện để thư viện tỉnh hoạt động và phát triển. 2.4. Công tác bổ sung a. Mục đích, ý nghĩa của công tác bổ sung Công tác bổ sung tài liệu của thư viện là khâu đầu tiên quyết định chất lượng của vốn tài liệu, quyết định chất lượng họat động của thư viện. Nếu bổ sung tốt chất lượng kho sách sẽ tốt, khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc sẽ cao, sẽ thu hút đông đảo bạn đọc tới sử dụng sách thư viện. Nếu bổ sung sách không tốt, kho sách có thể lớn nhưng chất lượng sẽ không cao, ít người sử dụng, số sách nằm chết trên giá sẽ nhiều, hiệu quả xã hội vì thế sẽ thấp. Xác định được tầm quan trọng đó, những năm qua, thư viện tỉnh lựa chọn các nguồn sách cần bổ sung hàng năm, ngoài các đầu sách được tặng, biếu, Thư viện còn mua bằng nguồn ngân sách của thư viện, Sách do Thư viện Quốc gia tặng, Sách theo chương trình của Bộ Văn hoá, của nhân dân ủng hộ. Phương thức bổ sung tài liệu chủ yếu: Đặt mua trực tiếp tại các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Văn hoá- thông tin… Vốn tài liệu - một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên thư viện và đảm bảo cho thư viện có thể hoạt động và phát triển. Vì vậy, một cơ quan thông tin thư viện muốn vận hành tốt trước hết cần có vốn tài liệu nhất định và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện đó. Việc thu thập, xây dựng vốn tài liệu hay gọi chung là công tác bổ sung tài liệu là một trong những khâu trọng yếu của hoạt động thông tin thư viện. Lê Thảo Ngọc K1A 11 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Công tác bổ sung tài liệu là bổ sung tài liệu trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học, thực tiến, nghệ thuật cao để đáp ứng các nhu cầu đọc và thông tin của người dùng chính thư viện đó và của xã hội. Việc đảm bảo cho vốn tài liệu luôn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện chính là duy trì “sự sống” cho thư viện. Việc bổ sung được tiến hành đều đặn, kịp thời sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động của thư viện. Nếu công tác bổ sung bị gián đoạn hoặc ngừng trệ thì mọi hoạt động của thư viện cũng bị ảnh hưởng. Quá trình bổ sung là quá trình thường xuyên đưa vào thư viện những tài liệu mới có giá trị và giải phóng ra khỏi thư viện những tài liệu không còn giá trị. Như vậy, quá trình bổ sung không những đảm bảo cho vốn tài liệu phù hợp với các nhiệm vụ của thư viện mà còn làm tăng thêm vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Nói cách khác quá trình bổ sung đã làm thay đổi cả khối lượng và chất lượng của vốn tài liệu. b. Chính sách bổ sung Các cơ quan Thông tin - Thư viện đều có những chức năng chung như: giáo dục, thông tin, văn hóa, giải trí. Tuy nhiên không phải thư viện nào cũng có những chính sách phát triển giống nhau. Mỗi một cơ quan Thông tin - Thư viện tùy theo tính chất loại hình thư viện mà có những chính sách phù hợp với chức năng của thư viện mình. Để thư viện có thể tồn tại và phát triển bền vững, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì trước tiên là phải xây dựng và phát triển vốn tài liệu đủ về số lượng, có chất lượng tốt và phong phú về chủng loại phù hợp với yêu cầu NDT. Tuy nhiên, do không có đủ kinh phí để mua và xử lý cũng như không đủ kho, giá kệ lưu trữ…nên muốn xây dựng được vốn tài liệu phù hợp, Thư viện không thể bổ sung ồ ạt các loại tài liệu có trên thị trường. Vì vậy, trước khi chúng ta tiến hành bổ sung chúng ta phải xác định được diện bổ sung của thư viện mình. Lê Thảo Ngọc K1A 12 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp c. Xác định diện bổ sung Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Thư viện Tỉnh Ninh Bình là thư viện của thành phố Ninh Bình phục vụ tất cả người dân cư trú trên địa bàn của thành phố cũng như những vùng phụ cận. Vì vậy, phải tiến hành lựa chọn, cân nhắc kỹ tùng loại báo, tạp chí, từng cuốn sách, kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung của từng tài liệu. Trước đòi hỏi đó thì việc xác định diện bổ sung sao cho hợp lý là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Thư viện.  Về diện đề tài bổ sung của thư viện tỉnh Ninh Bình chủ yếu dựa trên cơ sở là phục vụ học tập nghiên cứu , phát triển kinh tế, vui chơi giải trí cho trẻ em thiếu nhi.  Về loại hình tài liệu: Nhìn chung ở các thư viện nước ta hiện nay sách, báo, tạp chí vẫn là phổ biến nhất. Thư viện tỉnh Ninh Bình cũng vậy, dạng tài liệu chính được bổ sung là sách, báo, tạp chí, truyện đọc cho thiếu nhi chiếm gần như toàn bộ vốn tài liệu của thư viện, các dạng tài liệu khác có số lượng không đáng kể.  Về thời gian: đảm bảo mối tương quan giữa tài liệu cũ và mới. Thư viện tỉnh Ninh Bình chủ yếu bổ sung tài liệu mới của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chứa đựng những thông tin mới để cập nhật kịp thời cho bạn đọc. d.Phương thức bổ sung vốn tài liệu Để công tác bổ sung vốn tài liệu được sinh động, mở rộng các khả năng thu thập nhiều xuất bản phẩm có giá trị. Thư viện đã kết hợp các phương thúc bổ sung với nhau. Những phương thức bổ sung tài liệu chủ yếu của thư viện tỉnh Ninh Bình là mua, tặng, biếu.  Mua Nguồn mua hay còn gọi là nguồn bổ sung phải trả tiền là nguồn bổ sung chủ yếu, cung cấp tới hơn 75% tài liệu cho Thư viện. Bổ sung tài liệu theo phương thức này có ưu điểm là có thể chủ động bổ sung tài liệu kịp thời cả về thời gian và không gian theo đúng nhu cầu của Thư viện. Tuy nhiên, bổ sung Lê Thảo Ngọc K1A 13 Lớp ĐH KHTV Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội theo phương thức này cũng có nhược điểm là phụ thuộc vào nguồn ngân sách. Do đó, để có thể bổ sung tốt thì phải có nguồn ngân sách ổn định. Đối tượng phục vụ của thư viện phần lớn là học sinh sinh viên, giáo viên giảng viên, vì vậy mà tài liệu cũng phải cập nhật, bổ sung thường xuyên để đáp ứng nhu cầu NDT. Do số lần bổ sung rải rác với số lượng tài liệu khác nhau. Vì vậy, kinh phí dùng cho công tác bổ sung không ổn định. Trước khi mua tài liệu cán bộ thư viện phải khảo sát và thống kê tài liệu cần mua rồi trình lên Ban quản lý phê duyệt. Nhung nhìn chung,tình hình bổ sung của thư viện thường theo chu kỳ 2-3 lần/năm. Khi lựa chọn tài liệu để bổ sung, các cán bộ phải luôn ý thức đảm bảo tiết kiệm, lựa chọn tài liệu đúng diện, phù hợp có giá trị, đồng thời chọn các nhà xuất bản, nhà in, nhà sách… có uy tín. Trung bình mỗi năm thư viện bổ sung vào kho gần 300 bản bằng các hình thức mua, biếu tặng và nội sinh. Việc mua sách báo hàng năm đã tăng thêm vốn tài liệu của thư viện ngày càng phong phú đáp ứng tốt hơn nhu cầu NDT.  Nguồn biếu tặng Là một thư viện của tỉnh nên được sự quan tâm của các cá nhân, tập thể, các nhà sản xuất bản và các tổ chức có liên quan. Chính vì vậy mà hàng năm nguồn tài liệu được tặng biếu tương đối lớn. Trong những năm qua, Thư viện đã nhận được tài liệu tặng biếu từ các Thư viện Quốc gia tặng, Sách chương trình do Bộ Văn hoá, của nhân dân. e. Thanh lý tài liệu Bổ sung là quá trình thường xuyên đổi mới vốn tài liệu bằng những hình thức mang tin phù hợp với yêu cầu của thư viện và nhu cầu bạn đọc. Tức là luôn tăng cường cho vốn tài liệu những tác phẩm mới có giá trị và loại bỏ những tác phẩm không còn giá trị. Mặt khác, để kho tài liệu được phù hợp thì không thể thiếu việc thanh lọc kho tài liệu. Việc thanh lọc kho tài liệu tuy giảm số lượng nhưng lại làm tăng chất lượng, giá trị vốn tài liệu. Lê Thảo Ngọc K1A 14 Lớp ĐH KHTV
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan