Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường quân sự bộ tư lệnh thủ đô hà nội ...

Tài liệu Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường quân sự bộ tư lệnh thủ đô hà nội hiện nay

.DOC
107
359
84

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ ra sáu định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó xác định: “ Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội”[12, tr.29]. Để thực hiện tốt mục tiêu đó thì cần phải phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển giáo dục. Đội ngũ giáo viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sản phẩm của họ tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là ‘‘nhân cách - sức lao động’‘. Sứ mệnh của nhà giáo có ý nghĩa đặc biệt, họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước; lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước và cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta từ khi ra đời cho đến nay rất quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên. Trong nền giáo dục mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đội ngũ giáo viên là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Họ có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng chân chính, hệ thống những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘‘Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này, tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất’‘ [37, tr.331]. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, Đảng đặt ra yêu cầu: “giáo viên phải có đủ đức, tài”; các lực lượng giáo dục, trước hết phải được “chuẩn hoá”. Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Ngày 11 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 09/2005/QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng đáp ứng yêu cầu về chất lượng”[18,tr.126]. Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn trên, đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần thiết phải được bồi dưỡng và chuẩn hóa. Đối với nhà trư¬ờng quân đội, Nghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTƯ về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới cũng đã xác định, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đó là: “Kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục” [23, tr.22]. Ngày 25 tháng 6 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 85/QĐ - BQP về việc phê duyệt đề án “ Kiện toàn phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010”. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng, phương hướng chiến lược để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội. Trong đề án này, Đảng ủy quân sự Trung ương đã xác định: ‘‘Đội ngũ là giáo quân đội là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân đội, đồng thời là lực lượng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của toàn quân” [5,tr.9]. Để thực hiện tốt đề án đó, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như là yờu cầu tất yếu của cụng tỏc quản lý giỏo dục và là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường quân đội. Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội với chức năng là trường quân sự địa phương có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các sỹ quan cấp phân đội; sỹ quan dự bị; bồi dưỡng kiến thức quân sự; bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh cho các đối tượng; cán bộ cơ sở, cán bộ quân sự địa phương; tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng; huấn luyện các khung dự bị động viên quận, huyện; tổ chức ôn luyện văn hóa cho các quân nhân thi vào các trường đại học, sỹ quan và tổ chức các lớp tập huấn cán bộ do Bộ Tư lệnh giao. Thực tế trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, nhà trường đã đạt được những thành tựu nhất định trong nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của đội ngũ giáo viên nhà trường, vẫn còn nhiều bất cập, như: một số cán bộ quản lý giáo dục các cấp còn chưa nhận thức và đánh giá đúng vai trò, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng để sử dụng đội ngũ giáo viên; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và nhìn chung còn yếu về chất lượng; chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên còn thấp, thiếu tính đồng bộ; việc tư vấn, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chưa được chú trọng; nội dung bồi dưỡng còn hình thức chưa thiết thực; kế hoạch xây dựng bồi dưỡng giáo viên chưa được xác định rõ ràng; việc sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo, còn kiêm nhiệm nhiều nội dung giảng dạy; họ chưa được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm…Những vấn đề trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hiệu quả giáo dục - đào tạo nói chung và công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để sử dụng tốt lên đội ngũ này của nhà trường nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hiện nay” là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.

Tài liệu liên quan