Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan ở...

Tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan ở học viện hải quân

.DOC
107
331
61

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo” [22, tr.207]. Để đạt được yêu cầu đặt ra, các nhà trường nói chung, nhà trường quân đội nói riêng, trong đó có Học viện Hải quân phải nâng cao chất lượng đào tạo, cốt lõi là nâng cao năng lực thực hành nhiệm vụ theo chức trách cho học viên khi tốt nghiệp ra trường. Để nâng cao năng lực thực hành cho học viên là sự kết hợp tất cả các yếu tố, các khâu trong quá trình đào tạo, trong đó thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất, trực tiếp nhất để hoàn thiện năng lực thực hành nghề nghiệp cho người học theo mục tiêu xác định. Học viện Hải quân là một trung tâm đào tạo cán bộ sĩ quan cho Quân chủng Hải quân, những người có vai trò trực tiếp góp phần to lớn trong xây dựng sức mạnh chiến đấu trên hướng biển của quân đội. Hơn thế trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình, người sĩ quan Hải quân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo chức trách trong môi trường biển, phức tạp. Những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp của học viên được rèn luyện thường xuyên, nhất là giai đoạn thực tập tốt nghiệp nhằm giúp cho họ tiếp cận thực tiễn, vận dụng tổng hợp những tri thức đã học vào thực hiện chức trách ban đầu với cương vị của người cán bộ ngành trên tàu, còn là điều kiện tốt cho học viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, tác phong chỉ huy, thực hành chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tính tích cực sáng tạo. Tổ chức tốt giai đoạn này sẽ nâng cao kết quả thực tập của học viên, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn các đơn vị. Trong những năm qua, Học viện Hải quân đã tích cực cải tiến nội dung, phương pháp, tổ chức thực tập tốt nghiệp nên chất lượng thực tập tốt nghiệp của học viên cuối khoá được nâng lên. Nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều điểm bất cập và hạn chế, trong đó nổi bật là thiết kế nội dung thực tập chưa phù hợp với mục tiêu, yêu cầu rèn luyện chức trách của trưởng ngành trên tàu; chưa có một quy trình tổ chức thực tập khoa học, tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia thực hiện có hiệu quả; chưa phát huy tốt vai trò của cán bộ, giáo viên, học viên trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành thực tập. Những bất cập, hạn chế đó ảnh hưởng đến chất lượng thực tập tốt nghiệp, tác động đến năng lực thực hành nhiệm vụ theo chức trách của học viên khi tốt nghiệp ra đơn vị công tác. Xung quanh vấn đề thực tập, thực tập tốt nghiệp của sinh viên, học viên trong quá trình đào tạo ở các nhà trường trong và ngoài quân đội luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và được công bố trên các báo, tạp chí cũng như các công trình khoa học, với các hướng nghiên cứu sau: Nguyễn Thị Thuý nghiên cứu theo hướng “Tìm hiểu việc bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua thực tập tốt nghiệp” (1993), tác giả bàn về vấn đề rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên Đại học Sư phạm I Hà Nội thông qua thực tập sư phạm (tốt nghiệp). Đặng Thị Nhung nghiên cứu “Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực tập sư phạm của sinh viên năm thứ 3 trường cao đẳng sư phạm Hà Tây” (1998), tác giả tìm hiểu những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến kết quả thực tập sư phạm, trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao kết quả thực tập sư phạm và cải tiến về mặt lý thuyết, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh viên. Công trình “Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực tập sư phạm ở trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội ” của Nguyễn Thị Thắng (1999), tác giả đã công phu nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực tập sư phạm, phát hiện nguyên nhân và bước đầu đề xuất một số giải pháp khắc phục. Trong quân đội, Nguyễn Văn Chính nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành trong đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội” (2003), tác giả xây dựng hai nhóm biện pháp cơ bản về bài tập thực hành và đổi mới, hoàn thiện các nhân tố của quá trình dạy học thực hành nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị trong quân đội hiện nay. Hướng nghiên cứu về chất lượng thực tập tốt nghiệp chưa tác giả nào đề cập đến, nhất là một trường mang tính đặc thù như Học viện Hải quân. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan ở Học viện Hải quân”

Tài liệu liên quan