Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên ở học viện chính t...

Tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên ở học viện chính trị

.DOC
100
317
59

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, Giáo dục luôn được coi là chìa khoá thành công của sự phát triển kinh tế bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng X cũng chỉ rõ mục tiêu phát triển giáo dục là: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [7, tr.34]. Trong các trường đại học quân sự nói chung, Học viện Chính trị nói riêng, học viên chính là nguồn lực quan trọng của quân đội và của đất nước, là lực lượng lao động đặc thù được đào tạo có trình độ chuyên môn cao, nguồn lực này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quân đội, phát triển đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế tri thức. Nhiệm vụ chủ yếu của Học viện là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hai nhiệm vụ này có tác động tương hỗ cho nhau và cùng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Không thể có chất lượng đào tạo cao nếu không tăng cường nghiên cứu khoa học (nghiên cứu khoa học là đòn bẩy, là động lực để nâng cao chất lượng đào tạo). Một trong những mục tiêu quan trọng của đào tạo bậc đại học là gắn giảng dạy lý thuyết với hoạt động thực tiễn, tăng cường thực hành nghiên cứu khoa học trong học viên. Điều 18 luật giáo dục năm 2005 nêu rõ “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hoá, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước”[22, tr.21], đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để Học viện triển khai nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo. Để đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội, đồng thời góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Học viện Chính trị cần phải quan tâm chỉ đạo, thực hiện việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu khoa học giáo dục của học viên. Nghiên cứu khoa học là một chức năng, nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình học tập của học viên. Tổ chức cho học viên nghiên cứu khoa học là khâu quan trọng của quá trình đào tạo ở Học viện, nghiên cứu khoa học là cách học sáng tạo, vừa tạo cho học viên say mê chuyên môn, nghề nghiệp dẫn tới hoài bão khoa học, vừa có ý nghĩa rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học, Đồng thời nghiên cứu khoa học của học viên là đóng góp quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên Học viện Chính trị trong những năm qua được thực hiện dưới dạng tham luận, tiểu luận, luận văn, bài tập nghiên cứu khoa học và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của học viên còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa tương xứng với trình độ đào tạo, chưa khơi dậy phong trào nghiên cứu khoa học rộng khắp trong Học viện. Thực tế đó cho thấy công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học viên còn nhiều bất cập, biểu hiện như: nhận thức của học viên những người trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu khoa học với tư cách là người học thực hiện nội dung học tập chưa cao, chưa đúng đắn; chưa có một cơ chế cụ thể, rõ ràng về công tác quản lý hoạt động này; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các đơn vị quản lý học viên còn nhiều lúng túng trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên; sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý mà cụ thể là giữa đội ngũ cán bộ quản lý học viên, cán bộ chuyên môn khoa học, đội ngũ giáo viên những người trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học của học viên chưa chặt chẽ, chưa thống nhất, dẫn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên chưa cao; đầu tư vật chất hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên còn hạn chế; chưa tạo được môi trường và động lực nghiên cứu khoa học tích cực cho học viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Thực tế đó đã đặt ra vấn đề là phải chú trọng hơn nữa đối với công tác quản lý hoạt động này ở Học viện, nói cách khác là cần phải có những biện pháp quản lý mang tính đồng bộ, khả thi để điều khiển, kích thích động lực học tập, nghiên cứu sáng tạo của người học. Để góp phần tìm giải pháp cho thực tiễn đã nêu ra ở trên tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên ở Học viện Chính trị ” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Tài liệu liên quan