Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý học viên cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự...

Tài liệu Biện pháp quản lý học viên cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự

.DOC
103
176
64

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khoa học quản lý nói chung, QLGD nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều lý thuyết quản lý tiên tiến đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực, từ quản lý kinh tế sản xuất đến quản lý văn hóa, xã hội…Tuy nhiên, trong lĩnh vực GD - ĐT, đặc biệt ở trong quân đội, hoạt động QLGD chưa được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng đúng mức. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng GD - ĐT ở các nhà trường quân sự hiện nay. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng; trình độ năng lực toàn diện, chuyên sâu, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Muốn vậy, phải thường xuyên coi trọng việc nâng cao chất lượng GD - ĐT trong hệ thống nhà trường quân đội, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Để việc đào tạo cán bộ quân đội có chất lượng, hiệu quả tốt, cần giải quyết đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó có quản lý hoạt động GD - ĐT, nhất là công tác quản lý học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Quy chế quản lý học viên trong các nhà trường quân đội xác định: “Công tác quản lý học viên giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục - đào tạo ở nhà trường quân đội; nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo; nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật”[4, tr.1]. Quản lý học viên là một trong những nhiệm vụ trung tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; là mắt xích quan trọng của công tác đào tạo cán bộ; là nội dung quản lý nguồn nhân lực chủ yếu trong các học viện, nhà trường. Quản lý học viên là quản lý con người và toàn bộ hoạt động của họ, do đó phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, các qui chế, qui định của Bộ Quốc phòng và của từng học viện, nhà trường quân đội. Học viện Chính trị quân sự là một trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chính trị các cấp cho toàn quân. Gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, chất lượng, hiệu quả GD - ĐT của Học viện đã góp phần to lớn vào xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và sự nghiệp xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Hiện nay, đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng GD - ĐT của Học viện đang là yêu cầu cấp thiết. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả GD - ĐT đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, hiệu quả ở tất cả các khâu, các bước, các nhân tố của QTĐT, trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả QLHV, nhất là đối với học viên đào tạo CPĐ là một nhiệm vụ quan trọng. Thực tế trong những năm qua cho thấy: Lãnh đạo và chỉ huy các cấp ở Học viện rất quan tâm đến công tác QLHV cấp phân đội và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi thì vẫn còn những hạn chế, bất cập: Công tác quản lý học viên có nơi, có lúc chưa được coi trọng đúng mức, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của một số cán bộ khi ra trường chưa đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ. Đặc biệt vấn đề QLHV vẫn chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, thiên về quản lý hành chính; chưa chú trọng quản lý theo kế hoạch, chất lượng và mục tiêu; thậm chí còn không ít cán bộ, giảng viên coi công tác QLHV là mục đích chứ chưa phải là phương pháp. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo chính trị viên đại đội - một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm xuyên suốt của Học viện. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp đúng đắn, phù hợp để QLHV cấp phân đội ở HVCTQS hiện nay là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết. Đây vừa là khoa học vừa là nghệ thuật cần được sự quan tâm giải quyết của các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý trong toàn Học viện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo chính trị viên theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513 của ĐUQSTƯ về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tài liệu liên quan