Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Bộ đề thi trắc nghiệm giáo dục công dân 12 có đáp án...

Tài liệu Bộ đề thi trắc nghiệm giáo dục công dân 12 có đáp án

.PDF
27
2987
102

Mô tả:

ĐỀ SỐ 1 ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Giáo dục công dân 12 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là: A. Bất cứ ai cũng có quyền mua, bán hàng hóa. B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, bình đẳng trước pháp luật. C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh phải nộp thuế D. Bất cứ ai cũng có quyền tham gia hoạt động kinh doanh. Câu 2: Quy phạm pháp luật là. A. Là những quy tắc xử sự chung B. Là các quy phạm về đạo đức C. Là tính đặc tưng của pháp luật. D. Là hệ thống pháp luật Việt Nam Câu 3: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi áp dụng pháp luật A. Trên đường mọi người đang tham gia giao thông B. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế C. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tâm Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng D. Cảnh sát giao thông xử lí vi phạm giao thông Câu 4: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là: A. Hiến pháp B. Hiến pháp, luật và pháp lệnh C. Nghị định của chính phủ D. Hiến pháp và luật Câu 5: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. A. Tham gia quản lý nhà nước. B. Tham gia gia các hoạy động xã hội C. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc. D. Bầu cử, ứng cử. Câu 6: Công dân bình đẳng trước pháp luật là: A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. C. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. Câu 7: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng: A. Sức mạnh quyền lực Nhà nước. B. Chuẩn mực của đời sống xã hội C. Nguyên tắc Xử sự chung. D. Quyền lực bắt buộc chung. Câu 8: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là: A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ 18 tuổi trở lên. Câu 9: Đâu là vai trò của pháp luật A. Để bảo đảm công bằng xã hội. B. Là điều kiện công dân phát triển. 1 C. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh D. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. Câu 10: Các cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm thuộc hình thức: A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật Câu 11: Các cá nhân tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm thuộc hình thức: A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 12: Pháp luật mang bản chất XH vì: A. Pháp luật bảo vệ lợi ích của người lao động. B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội D. Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật là: A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 14: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm thuộc hình thức: A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 15: Có mấy nội dung bình đẳng trong lao động : A. Ba nội dung B. Bốn nội dung C. Hai nội dung . D. Năm nội dung Câu 16: Pháp luật mang bản chất XH vì: A. Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị B. Pháp luật do các thành viên trong XH thực hiện C. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Pháp luật bảo vệ lợi ích của người lao động. Câu 17: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. C. Công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào vi phạm cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm như nhau Câu 18: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: A. Từ 18 tuổi trở lên B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi trở lên D. Từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 19: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ……….. A. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. C. Các quy tắc quản lý nhà nước. D. Tất cả các phương án trên. 2 Câu 20: Bình đẳng giữa vợ và chồng: A. Tất cả các phương án trên. B. Bình đẳng như nhau trong mọi công việc C. Bình đăng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Bình đăng về như nhau trong nuôi dạy con . Câu 21: Bình đẳng trong hôn nhân là: A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. B. Các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng tôn trọng, không phân biệt đối xử, trong các mối quan hệ... C. Vợ, chồng có trách nhiệm với nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. D. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. Câu 22: Pháp luật là : A. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do Nhà nước ban hành được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà Nước. B. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . C. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 23: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi tuân thủ pháp luật A. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế B. Do trễ giờ làm gấp quá Anh A quên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy C. Cảnh sát giao thông xử lí vi phạm giao thông D. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tâm Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng Câu 24: Pháp luật có đặc trưng là : A. Vì sự phát triển của xã hội và con người B. Có tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính chặt chẽ về mặt hình thức. C. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Câu 25: đâu là đặc trưng của pháp luật: A. Tính xã hội của pháp luật. B. Tính xã hội và giai cấp của pháp luật. C. Tính giai cấp của pháp luật. D. Tính chặt chẽ về mặt hình thức Câu 26: Các cá nhân tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định ... thuộc hình thức: A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luât D. Thi hành pháp luật. Câu 27: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở: A. Pháp luật mang bản chất sâu sắc. B. Pháp luật phù hợp với ý trí của giai cấp cầm quyền C. Pháp luật bảo vệ cho lợi ích của giai cấp công nhân 3 D. Pháp luật bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp khác nhau trong xã hội Câu 28: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm : A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. Các quy tắc xử sự chung. C. Quy định các bổn phận của công dân. D. Quy định các hành vi không được làm. Câu 29: Cơ quan (người) nào có quyền ban hành Hiến pháp, Luật: A. Thủ tướng B. Chủ tịch nước C. Quốc hội D. Chính phủ Câu 30: Trong đời sống XH vai trò của pháp luật được xem xét từ mấy góc độ: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2. Câu 31: Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam B. Điều lệ của Đoàn TNCS HCM C. Nội quy của trường D. Luật hôn nhân gia đình Câu 32: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi thi hành pháp luật A. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tâm Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng B. Cảnh sát giao thông xử lí vi phạm giao thông C. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế D. Trên đường mọi người đang tham gia giao thông Câu 33: Hình thức thể hiện của văn bản quy phạm pháp luật được quy định ở: A. Hiến Pháp, luật hành chính. B. Hiến pháp, luật báo chí C. Hiến pháp, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật D. Hiến pháp, luật dân sự. Câu 34: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở : A. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. B. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. C. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 35: Nguyên tắc hợp đồng lao động là: A. Người lao động và người sử dụng lao động thống nhất với nhau. B. Người lao động và người sử dụng lao động phải có mục đích C. Người lao động và người sử dụng lao động phải bàn bạc với nhau. D. Người lao động và người sử dụng lao động bình đẳng, tự nguyện Câu 36: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện: A. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần. B. Lao động nam được hưởng ưu tiên hơn lao động nữ vì lao động nam khỏe hơn. C. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động như nhau. D. Tất cả đúng. Câu 37: Vi phạm hình sự là. A. Hành vi vi phạm pháp luật. 4 B. Hành vi vi phạm đến danh dự & nhân phẩm người khác. C. Hành vi phạm tội quy định trong bộ luật hình sự. D. Hành vi xâm phạn đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Câu 38: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì: A. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy đinh trong pháp luật B. Pháp luật là quy tắc xử sự chung. C. Pháp luật mang bản chất xã hội. D. Pháp luật mang bản chất giai cấp. Câu 39: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì : A. Bị xử phạt vi phạm hành chánh. B. Vi phạm pháp luật hành chính. C. Vi phạm kỉ luật D. Vi phạm pháp luật hình sự. Câu 40: Pháp luật có mấy đặc trưng: A. 5 B. 3 C. 2. D. 4 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D 5 ĐỀ SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Năm học 2016 – 2017 Môn thi: GDCD. Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc là: A. Cơ sở, tiền đề quan trọng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc B. Thực hiện các chính sách xã hội với dân tộc thiểu số C. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc . D. Ưu tiên phát triển kinh tế với các vùng khó khăn trong cả nước Câu 2: Cướp, giật tài sản là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 3: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong những lĩnh vực nào? A. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị. B. Trong lĩnh vực y tế, giáo dục, kinh doanh. C. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. D. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục. Câu 4: Nhà máy K chuyên sản xuất giầy xuất khẩu, đã chủ động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường, được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Trong trường hợp này, nhà máy K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luât. Câu 5: Vi phạm pháp luật nào thì bị coi là tội phạm? A. Vi phạm dân sự. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm hình sự. Câu 6: Anh Nguyễn Văn A yêu chị Trần Thị B đã 2 năm. Hai người tính đến chuyện kết hôn, nhưng bố chị B không đồng ý vì anh A theo đạo Thiên chúa. Trong trường hợp này bố chị B đã vi phạm quyền gì? A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. C. Quyền bình đẳng trong kết hôn. D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân. Câu 7: Anh B chuẩn bị đến công ty X ký hợp đồng lao động. Anh đang nghĩ không biết nội dung của hợp đồng lao động thường đề cập đến những vấn đề cơ bản nào dưới đây? A. Tiền lương, thời gian làm việc và các chế độ ưu đãi. B. Công việc, tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm và các điều kiện lao động khác. 6 C. Công việc, thời gian làm việc và chế độ bảo hiểm. D. Tiền lương và chế độ thanh toán công. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây của pháp luật là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật mang tính xã hội. B. Quy định của pháp luật không bao hàm nội dung đạo đức . C. Pháp luật được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội. D. Pháp luật mang tính bắt buộc chung. Câu 9: Hành vi nào dưới đây được coi là thực hiện luật giao thông đường bộ? A. Trẻ em ngồi sau xe máy. B. Đi bộ trên đường. C. Dừng xe máy trước đèn đỏ. D. Đi xe máy trên đường phố. Câu 10: Thực hiện pháp luật là A. quá trình hoạt động có mục đích của các cá nhân, tổ chức. B. quá trình làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. C. quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. D. quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống. Câu 11: Khi truy cứu trách nhiệm pháp lí, người ta xem xét đối với công dân vi phạm những vấn đề sau: 1. Độ tuổi. 2. Động cơ vi phạm. 3. Địa vị xã hội. 4. Mức độ nguy hiểm. 5. Hoàn cảnh kinh tế 6. Trạng thái tâm lí. A. ,(2),(3),(4)(6). B. (1),(2),(3),(4) C. (2),(3),(5),(6). D. (1),(2),(4),(6). Câu 12: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa anh chị, em? A. Chỉ anh cả mới có nghĩa vụ nuôi dưỡng em. B. Em không có nghĩa vụ gì đối với anh chị. C. Anh chị, em có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ. D. Anh chị, em chỉ có bổn phận thương yêu, giúp đỡ nhau trong trường hợp không còn cha mẹ. Câu 13: Trách nhiệm pháp lí là A. nghĩa vụ mà cá nhân phải làm. B. những việc mà các tổ chức phải gánh chịu. C. nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. D. nghĩa vụ mà các cơ quan phải làm khi nhân viên của mình vi phạm pháp luật. Câu 14: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trong thực hiện quyền lao động? A. Mọi người đều có quyền có việc làm. B. Mọi người lao động đều được hưởng sự ưu đãi của nhà nước. C. Công dân thuộc mọi lứa tuổi đều có quyền tìm việc làm cho mình. 7 D. Mọi công dân đều được nhà nước sắp xếp việc làm cho mình. Câu 15: Thi hành pháp luật là gì? A. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định làm. B. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. C. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật không cấm. D. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép được làm. Câu 16: Bạn A, học sinh lớp 12, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này A vi phạm gì? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm hình sự. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm dân sự. Câu 17: Công ty X cần tuyển một thư kí có tuổi đời dưới 30. Kết quả phỏng vấn và thi viết cho thấy, có một nam và một nữ cùng có số điểm như nhau. Hội đồng tuyển dụng quyết định nhận người nữ vào làm việc. Quyết định đó thể hiện công ty X đã thực hiện đúng quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Quyền bình đẳng trong lao động. Câu 18: Pháp luật có những bản chất gì? A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội. B. Bản chất quyền lực. C. Bản chất xã hội. D. Bản chất giai cấp. Câu 19: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu như thế nào? A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. B. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. C. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau. D. Bất kì công dân nào có hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 20: Thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật ? A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. C. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. Câu 21: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là: A. Công dân phải lựa chọn theo một trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam. B. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác. C. Các tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật. D. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó. 8 Câu 22: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là: A. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. B. Trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân cũng phải như nhau C. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật. D. Mọi công dân đều được bình đẳng về trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Câu 23: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Câu 24: Pháp luật là gì? A. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. B. Hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. Hệ thống quy tắc xử sự chung. D. Hệ thống quy tắc xử sự chung của nhà nước. Câu 25: Pháp luật là phương tiện để nhà nước: A. quản lí giáo dục. B. quản lí xã hội. C. quản lí kinh tế. D. quản lí nhân dân. Câu 26: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nào sau đây? A. Về tội phạm nghiêm trọng. B. Về mọi tội phạm. C. Về tội phạm rất nghiêm trọng. D. Về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Câu 27: Chủ thể của hợp đồng lao động là: A. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động. B. Mọi cá nhân, tổ chức. C. Người lao động và người sử dụng lao động. D. Người lao động và đại diện người lao động. Câu 28: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì? A. Quy định các bổn phận của công dân. B. Quy định các hành vi không được làm. C. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm). D. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Câu 29: Người đi xe đạp, xe máy không đi vào đường ngược chiều, có nghĩa là họ đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 30: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) đăng kí kết hôn cho công dân, có nghĩa là Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 31: Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp? 9 A. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. B. Pháp luật do giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. C. Pháp luật do nhà nước, đại diện cho xã hội ban hành và bảo đảm thực hiện. D. Pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Câu 32: Tình huống: Bà H cho bà T vay 10 triệu đồng với lãi xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà T kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà H đòi nhiều lần nhưng bà T vẫn không trả tiền cho bà H. Câu hỏi: Theo em, trong trường hợp này bà T có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bà vi phạm pháp luật gì? A. Bà T không vi phạm pháp luật. B. Bà T có vi phạm pháp luật- Vi phạm hình sự. C. Bà T có vi phạm pháp luật- Vi phạm hành chính. D. Bà T có vi phạm pháp luật- Vi phạm dân sự. Câu 33: Bình đẳng giữa vợ và chồng được biểu hiện như thế nào? A. Chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của vợ. B. Vợ, có quyền sở hữu tài sản riêng của chồng. C. Vợ, chồng phải nhập hết tài sản riêng vào khối tài sản chung sau khi kết hôn. D. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Câu 34: Ông A báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi nhận hối lộ của ông B Chủ tịch UBND huyện. Hành vi của ông A là thực hiện pháp luật theo hình thức gì? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 35: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng? A. Chồng có quyền quyết định đối với tài sản chung, có giá trị lớn của gia đình. B. Vợ có bổn phận làm công việc nội trợ gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái. C. Chồng chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Câu 36: Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung? A. Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện. B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. Pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện. D. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. Câu 37: Tốt nghiệp THPT với điểm số rất cao, A muốn nộp hồ sơ xét tuyển đại học vào trường Y. Nhưng bố A kiên quyết không đồng ý vì ông cho rằng trong nhà đã có anh trai A đang học đại học. A là con gái, học xong rồi cũng đi lấy chồng, không giúp gì được bố mẹ. Hỏi: Việc làm của bố A đã vi phạm quyền gì? A. Bình đẳng trong gia đình. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. C. Bình đẳng về học tập. D. Bình đẳng giữa nam và nữ. Câu 38: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh? A. Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động. 10 B. Mọi công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế như nhau cho nhà nước. D. Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề phù hợp với khả năng của mình. Câu 39: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với : A. Hiến pháp. B. Nguyện vọng của mọi công dân. C. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người. D. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. Câu 40: Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là gì? A. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. B. Mọi công dân đều được tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. C. Doanh nghiệp nhà nước được hưởng ưu đãi hơn doanh nghiệp tư nhân. D. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật --------------------------------------------------------- HẾT ---------1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B D A D B B D C C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D C C A B A C A B C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C A B A B B C C C D 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A D D A D D B B A D 11 ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước A. quản lý xã hội. B. bảo vệ đất nước. C. bảo vệ quyền lợi của các giai cấp. D. bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Câu 2. Cơ sở để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Tính quy phạm chung. B. Tính bắt buộc chung. C. Tính quyền lực. D. Tính quyền lực và bắt buộc chung. Câu 3. Thực hiện pháp luật là hoạt động có A. nguyên tắc. B. mục đích. C. mục tiêu. D. kế hoạch. Câu 4. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến A. các quan hệ đạo đức được pháp luật bảo vệ. B. các quan hệ giữa các công dân được pháp luật bảo vệ. C. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. các quan hệ kinh tế được pháp luật bảo vệ. Câu 5. Hình thức xử phạt nào dưới đây là hình thức xử lý vi phạm hành chính? A. Phạt tù, phạt tiền. B. Phạt tiền, cảnh cáo. C. Phạt tù, cảnh cáo. D. Phạt tiền, tạm giam. Câu 6. Hành động cảnh sát giao thông xử lý các trường hợp vượt đèn đỏ của người dân thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ như thế nào với nhau? A. Tách rời nhau. B. Độc lập với nhau. C. Không tách rời nhau. D. Luôn gắn liền với nhau. 12 Câu 8. Mọi công dân không phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Nghĩa là A. công dân bình đẳng trước pháp luật. B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. công dân bình đẳng trước Nhà nước. Câu 9. Hành vi sản xuất hàng nhái, hàng giả là hành vi vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 10. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. B. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. C. mọi công dân đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. D. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau, không phân biệt nam nữ. Câu 11. Người nào dưới đây sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm hàn chính do cố ý A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. C. từ đủ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. D. từ 14 tuổi đến 16 tuổi. Câu 12. Bạn A mượn điện thoại của bạn B. Khi có tin nhắn đến bạn A đã đọc và không nói lại cho bạn B. Hành động của bạn A đã vi phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. B. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 13. Hợp đồng lao động có ý nghĩa gì? A. Cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. B. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. C. Đảm bảo sự công bằng cho người lao động và người sử dụng lao động. D. Giàng buộc lợi ích và trách nhiệm của hai bên. Câu 14. Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức nào? A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ tập trung và dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tập trung. D. Dân chủ tập trung và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 15. Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mỗi người phụ thuộc vào điều gì? A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. B. Khả năng, thành phần và địa vị xã hội của mỗi người. C. Khả năng, kinh tế và địa vị xã hội của mỗi người. D. Khả năng, hiểu biết và điều kiện của mỗi người. Câu 16. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? A. Phổ thông, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. Phổ thông, dân chủ, gián tiếp và bỏ phiếu kín. D. Phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 17. Người nào sau đây vẫn được phép tham gia bầu cử? 13 A. Người bị tước quyền công dân theo quyết định của Tòa đã có hiệu lực. B. Người đang bị phạt tù. C. Người đang bị tạm giam. D. Người bị mất năng lực hành vi dân sự. Câu 18. Quyền học tập của công dân nghĩa là A. mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. B. mọi công dân đều có quyền học tập giống nhau, có thể tự do lựa chọn bất cứ ngành nghề nào để học. C. mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế, được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho việc học tập. D. mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để học tập, phát huy tính sáng tạo của công dân. Câu 19. Anh D bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc họp Hội đồng nhân dân. Như vậy anh A đã thực hiện: A. nghĩa vụ xây dựng và bảo bệ đất nước. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền tự do báo chí. D. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 20. Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của pháp luật được thể hiện ở sự tác động của nó tới A. cơ cấu nền kinh tế. B. quá trình tăng trưởng kinh tế. C. chính sách phát triển kinh tế. D. vốn đầu tư. Câu 21. Tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội? A. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội. B. Vì pháp luật do mọi người trong xã hội thực hiện. C. Vì pháp luật ra đời nhằm phát triển xã hội. D. Vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 22. Anh K và chị L đang chờ tòa giải quyết ly hôn. Nhưng trong giai đoạn này, anh K đã chung sống như vợ chồng với chị C. Trong trường hợp này, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? A. Anh K và chị L. B. Chị L và chị C. C. Chỉ mình chị C. D. Anh K và chị C. Câu 23. Khi nào người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? A. Người lao động nghỉ phép năm. B. Người lao động nghỉ theo chế độ thai sản. C. Người lao động nghỉ không báo cáo. D. Người lao động kết hôn. Câu 24. Nhà nước ban hành các quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ. Điều này góp phần thực hiện chính sách A. bình đẳng giới. B. an sinh xã hội. C. đoàn kết dân tộc. D. tương thân tương ái. Câu 25. Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm 14 A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 26. Bạn A đánh bạn B khiến bạn B phải nhập viện. Hành động của bạn A là hành vi vi phạm A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 27. Việc mọi người đi nghe giảng đạo tại nhà thờ hoặc chùa được coi là A. hoạt động tín ngưỡng. B. hoạt động tôn giáo. C. hoạt động mê tín dị đoan. D. hoạt động truyền giáo. Câu 28. Cha mẹ đối với con cái không được A. chăm lo việc học của con cái. B. phân biệt đối xử giữa các con. C. bảo vệ quyền lợi của các con. D. tôn trọng ý kiến của các con. Câu 29. Anh T theo đạo X, chị H theo đạo Z. Khi hai anh chị lấy nhau thì A. chị H phải bỏ đạo Z để theo đạo X vì lấy chồng phải theo chồng. B. anh T phải bỏ đạo X để theo đạo Z như thế mới thể hiện anh yêu vợ. C. cả hai vẫn theo đạo của mình, hai người phải tôn trọng tôn giáo của nhau. D. anh T và chị H sẽ bỏ đạo để vợ chồng hòa thuận, không xảy ra mâu thuẫn tôn giáo. Câu 30. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 31. Khi bán nhà chung của hai vợ chồng, anh T đã không hỏi ý kiến của vợ. Như vậy anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. kinh tế. D. tình cảm. Câu 32. Bé A năm nay học lớp 1. Một hôm, đi học về mẹ thấy bé cầm chiếc bút lạ. Nếu là mẹ của bé A bạn sẽ làm gì? A. Gọi A lại và mắng vì A lấy bút của bạn. B. Khuyến khích A lần sau cứ làm vậy để tiết kiệm cho bố mẹ. C. Hỏi A vì sao có chiếc bút và cư xử nhẹ nhàng sau khi nghe bé nói. D. Đánh A vì chắc chắn A đã lấy đồ của bạn, điều này làm mất thể diện của bố mẹ. Câu 33. Hoạt động nào sau đây thể hiện hoạt động tín ngưỡng? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Xem bói. C. Đốt vía. D. Rút quẻ đầu năm. Câu 34. Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong A. Hiến pháp và các chính sách phát triển kinh tế. B. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. 15 C. Hiến pháp và các văn bản, nghị quyết. D. Hiến pháp và các văn kiện Đại hội. Câu 35. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không được phép bắt người? A. Ông A nghi ngờ ông C ăn trộm tiền của mình vì hôm nay ông C sang nhà ông A chơi. B. Anh T phát hiện anh Y là tội phạm đang bị truy nã. C. Chị L nhìn thấy anh Q đang thực hiện hành vi trộm cắp xe máy. D. Anh B vừa lấy cắp được chiếc điện thoại của anh D thì bị phát hiện. Câu 36. Anh T bị công ty X cho nghỉ mà không nói rõ lý do. Để đòi lại quyền lợi của mình, anh T cần căn cứ vào quyền A. dân chủ. B. tố cáo. C. khiếu nại. D. lao động. Câu 37. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào? A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, tự nguyện. B. Dân chủ, công bằng, tự giác, tự nguyện. C. Bình đẳng, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, tự giác. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 38. Bạn H phát hiện ra nơi các con nghiện thường xuyên tụ tập và báo cho cơ quan chức năng. Như vậy, bạn H đã thực hiện quyền gì của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tố cáo. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền bình đẳng. Câu 39. Không có pháp luật xã hội sẽ: A. Công bằng, bình đẳng. B. Dân chủ, văn minh. C. Tồn tại và phát triển mạnh mẽ. D. Mất trật tự, ổn định. Câu 40. Trên đoạn đường từ nơi làm việc về nhà, anh V gặp một người bị tai nạn đang nguy hiểm tới tính mạng nằm trên đường, nhưng anh V đi qua và không giúp. Như vậy anh V sẽ A. bị xã hội lên án. B. lương tâm cắn dứt. C. phải chịu trách nhiệm hình sự. D. bị lên án về đạo đức. 16 ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ 1 GDCD 12 Câu 1. Nội dung của pháp luật được quy định bởi A. quan hệ chính trị B. quan hệ kinh tế C. quan hệ đạo đức D. quan hệ xã hội Câu 2. Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở A. tính hiện đại B. tính truyền thống C. tính quy phạm phổ biến D. tính kế thừa Câu 3. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp với văn bản nào dưới đây? A. Lệnh B. Hién pháp C. Pháp lệnh D. Luật Câu 4. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Điều này thể hiện pháp luật mang A. bản chất giai cấp B. tính phổ biến C. bản chất xã hội D. bản chất đạo đức Câu 5. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức gọi là A. thực hiện pháp luật B. sử dụng pháp luật C. tuân thủ pháp lụt D. thi hành pháp luật Câu 6. Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là A. bị cáo B. bị can C. tội phạm D. phạm tội Câu 7. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi vi phạm A. hình sự B. dân sự C. hành chính D. kỉ luật Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh? A. Tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh D. Xuc tiến hoạt động thương mại Câu 9.Tòa án xét xử các vụ án buôn lậu không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. bình đẳng trong kinh doanh 17 B. bình đẳng về quyền lao động C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý D. bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh Câu 10. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được quy định trong A. Luật hôn nhân và gia đình B. Luật hình sự C. Hiến pháp và luật D. Luật dân sự Câu 11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A ra quyết đinh luân chuyển cán bộ. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A đã: A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Áp dung pháp luật D. Tuân thủ pháp luật Câu 12. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lý B. quyền và nghĩa vụ C. trách nhiệm kinh tế D. trách nhiệm xã hội Câu 13. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa: A. công dân với pháp luật. B. nhà nước với công dân. C. nhà nước với pháp luật. D. công dân với Nhà nước và pháp luật. Câu 14. Quyền, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được ghi nhận tại điều 71, Hiến pháp 1992 là: A. Quyền tự do cần thiết nhất. B. Quyền tự do nhất. C. Quyền tự do cơ bản nhất. D. Quyền tự do quan trọng nhất. Câu 15. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khoẻ của người khác: A. Tự tiện bắt người. B. Tự tiện giam giữ người. C. Đánh người gây thương tích làm tổn hại đến sức khoẻ của người ấy. D. Đe doạ đánh người. Câu16. Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Là các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng bảo vệ. B. Là các dân tộc được Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng. C. Là các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển. D. Là các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển. Câu 17. Nội dung nào thể hiện bình đẳng trong lao động? A. Công dân thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh. C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm. D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Câu 18. Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng: A. Giáo dục B. Đạo đức C. Pháp luật D. Kế hoạch Câu 19. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ: A. Lợi ích kinh tế của mình B. Các quyền của mình 18 C. Quyền và nghĩa vụ của mình D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 20. Sau giờ học trên lớp, Bình (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Bình thể hiện: A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền tự do, dân chủ của Bình. C. Sự tương thân tương ái của Bình. D. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 21. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của: A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Tất cả mọi người trong xã hội. D. Giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động. Câu 22. Vi phạm hành chính là hành vi A. xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức. B. xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. C. xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường. D. xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự. Câu 23: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm: A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm. C. Trạng thái và thái độ của chủ thể. D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng. Câu 24. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: A. Quản lý xã hội. B. Thực hiện và bảo vệ quyền của giai cấp công nhân. C. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. D. Công dân phát triển toàn diện. Câu 25. Hình thức áp dụng pháp luật là: A. do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện. B. do cơ quan, công chức thực hiện. C. do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện. D. do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện. Câu 26. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Người tham gia giao thông vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Chủ tịch tỉnh A giải quyết khiếu nại, tố cáo. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. D. Anh chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn. Câu 27. Chủ tịch UBND huyện A đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND huyện A đã: A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 28. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 19 D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 29. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức: A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung B. Pháp luật có tính quyền lực C. Pháp luật có tính bắt buộc D. Pháp luật có tính quy phạm Câu 30. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. Quyền bình đẳng giữa công dân D. Quyền bình đẳng trong kinh doanh Câu 31. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều: A. Bình đẳng trước nhà nước. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về quyền lợi. D. Bình dẳng về nghĩa vụ. Câu 32. Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các công dân. C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước. Câu 33. Các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng. Câu 34. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỷ luật. Câu 35. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội. C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. Câu 36. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền như nhau. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 37. Anh A cấm vợ theo đạo Thiên chúa giáo. Hành vi của anh A vi phạm quyền bình đẳng giữua vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân . B. tài sản chung. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan