Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Trắc nghiệm giáo dục công dân lớp 11 theo từng bài có đáp án (kèm tóm tắt nội du...

Tài liệu Trắc nghiệm giáo dục công dân lớp 11 theo từng bài có đáp án (kèm tóm tắt nội dung từng bài)

.PDF
106
49423
133

Mô tả:

Đơn vị: Trường THPT Chuyên Tuyên Quang Giáo viên: Chu Thị Mai Hoa; Lữ Cao Thắng BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Sản xuất của cải vật chất a) Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. b) vai trò của sản xuất của cải vật chất - Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội vì: Sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại của con người và xã hội loài người. (Nếu ngừng Sản xuất của cải vật thì xã hội sẽ không tồn tại) - Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. Vì: Thông qua lao động , con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. - Lịch sử loài người là quá trình phát triển, hoàn thiện các phương thức sản xuất, quá trình thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất tiến bộ hơn. * Kết luận : Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội, là quan điểm duy vật lịch sử. Nó là cơ sở để xem xét, giải quyết các quan hệ Kinh tế, Chính trị, Văn hóa trong xã hội (nó quyết định toàn bộ sự vận động của xã hội). 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất a) Sức lao động - Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sản xuất. - Thể lực và trí lực là hai yếu tố không thể thiếu trong hoạt động lao động của con người. (Học sinh nêu ví dụ chứng minh) - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với yêu cầu của con người. - Nói sức lao động...Vì: chỉ khi sức lao động kết hợp với Tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động; vì vậy, người có sức lao động muốn thực hiện quá trình lao động thì phải tích cực tìm kiếm việc làm, mặt khác xã hội phải tạo ra nhiều việc làm để thu hút sức lao động. * Kết luận : Lao động là hoạt động bản chất của con người, là tiêu chuẩn phân biệt con người với loài vật. Hoạt động tự giác, có ý thức, biết chế tạo cơ cấu lao động là phẩm chất đặc biệt của con người. b) Đối tượng lao động - Là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người - Đối tượng lao động gồm 2 loại: + Loại có sẵn trong tự nhiên (gỗ, quặng, tôm, cá...) là đối tượng lao động của các ngành khai thác. + Loại trải qua tác động của lao động (như các nguyên liệu: sợi, sắt thép, lúa gạo...) là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. - Vai trò của Khoa học công nghệ tạo ra nhiều nguyên vật liệu “nhân tạo” có nguồn gốc từ tự nhiên thúc đẩy sản xuất phát triển. c) Tư liệu lao động - Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. - Tư liệu lao động gồm 3 loại: + Cơ cấu lao động (cày, cuốc, máy móc ...) + Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp ...) + Kết cấu hạ tầng của sản xuất (đường xá, bến cảng, sân bay...) - Tính độc lập tương đối giữa “TLLĐ” với “ĐTLĐ” kết hợp với nhau tạo thành Tư liệu sản xuất. Khái quát như sau: SLĐ + TLLĐ => sản phẩm. - Học sinh lấy ví dụ, liên hệ thực tiễn. - Vai trò: cơ cấu lao động là yếu tố quan trọng, quyết định nhất, thể hiện ở trình độ phát triển KT – XH của một quốc gia. Kết cấu hạ tầng, là điều kiện cần thiết của sản xuất, phải đi trước một bước. ----------------------------------------------------------- Bài 1. CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Câu 1: Sản xuấ t của cải vâ ̣t chấ t là cơ sở tồ n ta ̣i của A. con người. B. đô ̣ng, thực vâ ̣t. C. xã hô ̣i. D. đời số ng. Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là A. sản xuất kinh tế B. thỏa mãn nhu cầu. C. sản xuất của cải vật chất. D. quá trình sản xuất. Câu 3: Yế u tố nào quyế t đinh ̣ mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của xã hô ̣i? A. Khoa ho ̣c. B. Con người. C. Sản xuấ t của cải vâ ̣t chấ t. D. Tự nhiên. Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đối với sự tồn tại của xã hội? A. Cơ sở. B. Động lực. C. Đòn bẩy. D. Trung tâm. Câu 5: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội? A. Sự phát triển sản xuất. B. Sản xuất của cải vật chất. C. Đời sống vật chất D. Đời sống tinh thần. Câu 6: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động? A. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người. B. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể. C. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. D. Sức lao động là những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau. Câu 7:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là A. sức lao động. B. lao động. C. sản xuất D. hoạt động. Câu 8: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là A. sản xuất. B. hoạt động. C. tác động. D. lao động. Câu 9: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là A. sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động. B. sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động. C. sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động. D. sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất. Câu 10: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì? A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động. C. Đối tượng lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên Câu 11: Sức lao động là năng lực A. thể chất của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. B. tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. C. thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình lao động D. Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. Câu 12. Để đáp ứng nhu cầ u ăn, mă ̣c, ở… con người phải A. nghiên cứu khoa ho ̣c. B. bảo vê ̣ tài nguyên. C. sản xuấ t của cải vâ ̣t chấ t. D. mở các công ty. Câu 13: Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Tư liệu sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng. Câu 15: Tư liệu lao động được phân thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 16: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại. Câu 17: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động. B. Tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến D. Nguyên vật liệu nhân tạo. Câu 18: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Đối tượnglao động. B. Tư liệu lao động. C. Công cụ lao động. D. Vật chất nhân tạo. Câu 19: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động? A. Máy khâu. B. Kim chỉ. C. Vải. D. Áo, quần. Câu 20: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động? A. Gỗ. B. Máy cưa. C. Đục, bào. D. Bàn ghế. Câu 21: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội? A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập. B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc. C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Câu 22: Mo ̣i quá triǹ h sản xuấ t đề u là sư ̣ kế t hơ ̣p của những yếu tố nào sau đây? A. Sức lao đô ̣ng, đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng và tư liêụ sản xuấ t. B. Sức lao đô ̣ng, đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng và tư liêụ lao đô ̣ng. C. Sức lao đô ̣ng, đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng và công cu ̣ lao đô ̣ng. D. Sức lao đô ̣ng, đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng và công cu ̣ sản xuấ t. Câu 23: Lao đô ̣ng của con người được hiểu là A. sự tiêu dùng sức lao đô ̣ng trong đời số ng. B. sư ̣ tiêu dùng sức lao đô ̣ng trong hiêṇ thư ̣c. C. sự tiêu dùng sức lao đô ̣ng trong công nghiêp̣ D. sự tiêu dùng sức lao đô ̣ng trong nôngnghiêp. ̣ Câu 24: Hoa ̣t đô ̣ng có mu ̣c đích, có ý thức của con người, làm biế n đổ i những yế u tố của tư ̣ nhiên cho phù hơ ̣p với nhu cầ u của con người là A. lao đô ̣ng. B. nghiên cứu khoa ho ̣c. C. ho ̣c tâ ̣p. D. thực tiễn. Câu 25: Những yế u tố của tư ̣ nhiên mà lao đô ̣ng của con người tác đô ̣ng vào nhằ m biế n đổ i nó cho phù hơ ̣p với mu ̣c đích của con người là A. tư liê ̣u lao đô ̣ng. B. công cu ̣ lao đô ̣ng. C. đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng. D. phương tiêṇ lao đô ̣ng. Câu 27: Đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng đã trải qua tác đô ̣ng của lao đô ̣ng là được gọi là A. vâ ̣t liêu. ̣ B. nhiên liêu. ̣ C. dươ ̣c liêu. ̣ D. nguyên liêu. ̣ Câu 28: Yế u tố quan tro ̣ng nhấ t của tư liêụ lao đô ̣ng là A. công cu ̣ lao đô ̣ng. B. kế t cấ u ha ̣ tầ ng. C. phương tiê ̣n lao đô ̣ng. D. hê ̣ thố ng bình chứa. Câu 29: Đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng và tư liêụ lao đô ̣ng kế t hơ ̣p la ̣i thành A. công cụ lao đô ̣ng. B. phương tiêṇ lao đô ̣ng. Câu 30: Quá trin ̀ h lao đô ̣ng sản xuấ t là sự kế t hợp giữa A. tư liê ̣u lao đô ̣ng và đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng. xuấ t. B. sức lao đô ̣ng và tư liêụ sản C. sức lao đô ̣ng và tư liêụ lao đô ̣ng. D. sức lao đô ̣ng và đố i tươ ̣ng lao đô ̣ng. Câu 31: Xã hô ̣i muố n có nhiề u của cải vâ ̣t chấ t thì phải thường xuyên chăm lo phát triể n nguồ n lư ̣c nào? A. Khoa ho ̣c - kỹ thuâ ̣t. B. Trình đô ̣ dân trí. C. Con người. D. Hê ̣ thố ng máy tự đô ̣ng. Câu 32: Sư ̣ tăng trưởng kinh tế gắ n liề n với cơ cấ u kinh tế hơ ̣p lý, tiế n bô ̣ và công bằ ng xã hô ̣i được hiểu là gì? A. Kinh tế vi ̃ mô. C. Phát triể n kinh tế . B. Kinh tế vi mô. D. Cơ cấ u kinh tế hơ ̣p lí. Câu 33: Sư ̣ tăng lên về số lươ ̣ng, chấ t lươ ̣ng sản phẩ m và các yế u tố của quá trin ̀ h sản xuấ t ra nó go ̣i là A. tăng trưởng kinh tế . B. phát triể n kinh tế . C. phát triể n vi ̃ mô. D. phát triể n vi mô. Câu 34: Sự tăng trưởng kinh tế bền vững phải dư ̣a trên điều kiện nào? A. Phát triể n kinh tế ổ n đinh. ̣ B. Cơ cấ u kinh tế hơ ̣p lí, công bằ ng. C. Cơ cấ u kinh tế hơ ̣p lí, tiế n bô ̣. D. Vâ ̣n đô ̣ng trong mô ̣t cơ cấ u nhấ t đinh. ̣ Câu 35: Giả sử thu nhập của gia đình em hiện nay là từ làm các sản phẩm thủ công mây tre đan. Em sẽ A. Tranh thủ phụ giúp bố mẹ để tăng thu nhập cho gia đình. B. không giúp bố mẹ vì nhiệm vụ chính của em là học tập. C. không giúp bố mẹ vì đây là những sản phẩm lỗi thời. D. khuyên bố mẹ chuyển sang làm mặt hàng khác hiện đại hơn. Trường THPT Tân Trào Tiết 2 + 3 Bài 2: HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (2 tiết) I. Kiến thức bài học 1. Mục tiêu kiến thức: a. Về kiến thức - Hiểu khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. - Nắm được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ, chức năng của tiền tệ, quy luật lưu thông tiền tệ. - Nắm được khái niệm thị trường, các chức năng của thị trường. - Thấy được vai trò của SX hàng hoá và thị trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. b. Về kỹ năng - Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài học. - Vận dụng KT của bài học vào thực tiễn, giải quyết được 1 số VĐ liên quan đến bài học. c. Về thái độ - Thấy được tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hoá đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội hiện nay. - Coi trọng việc SX hàng hoá, nhưng không sùng bái hàng hoá, không sùng bái tiền tệ. 2. Chuẩn bị của GV và HS. a. Giáo viên: Bài soạn, Sgk và sách giáo viên GDCD 11, sơ đồ liên quan nội dung bài học Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, các tài liệu khác có liên quan. b. Học sinh : Bút, vở ghi, đọc bài trước ở nhà. Nghiên cứu kĩ bài học, tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến bài học như tài liệu về Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, các kênh thông tin khác...... - Hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu của GV đã giao về nhà. 3. Tiến trình bài học: a. Kiểm tra bài cũ: (không) b. Giảng nội dung bài mới:(5 phút) Con người sản xuất ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu; như ăn, mặc, ở.. sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống của con người, và nhu cầu ấy ngày càng tăng, do vậy con người cần có nhiều mặt hàng hơn. Vậy hôm nay chúng ta học bài 2. Với các nội dung sau; 1. Hàng hóa. 2. Tiền tệ. 3. Thị trường. - Mục tiêu: HS nêu được các ý liên quan đến bài học *Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời. 1. Thứ gì rất cần thiết cho cuộc sống con người? 2. Nêu các nơi mua bán hàng hóa? Dự kiến sản phẩm của HS: HS sẽ nêu được các ý có liên quan đến HH, TT, TTr Hoạt động của GV – HS * Hoạt động 1 (10 phút) - GV hướng dẫn tìm hiểu kiến thức hàng hóa. Nêu sơ đồ về 3 đk để sản phẩm trở thành HH: Sản phẩm do lao động tạo ra. Có công dụng nhất định. Nội dung chính 1. Hàng hoá a. Hàng hoá là gì? - Ví dụ: Người nông dân sx ra lúa gạo, một phần để tiêu dùng, một phần để trao đổi lấy sản phẩm tiêu dùng khác. Như Thông qua trao đổi mua, bán. * Hãy nêu ví dụ thực tiễn chứng minh, thiếu một trong 3 đk kiện trên thì sản phẩm không trở thanh HH? * Vậy HH là gì? * Tại sao HH là một phạm trù lịch sử? * Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau giữa HH vật thể và HH dịch vụ? (Tính vô hình, sx và tiêu dùng diễn ra đồng thời với nhau, tính không thể dự trữ được...) - HS: Trả lời, phân tích, bổ xung ý kiến. GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 2( 22 phút) Nêu vấn đề, giảng giải - GV: * HH có những thuộc tính nào? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì? + Nêu sơ đồ:  Nhu cầu con người  Nhu cầu sx  Nhu cầu tiêu dùng cá nhân (vc, tt) Yêu cầu HS lấy ví dụ về một số sản phẩm thoả mãn từng mặt n/c nói trên? Nêu KN giá trị sử dụng của HH? + Nêu ví dụ: Một HH có một hoặc nhiều giá trị sử dụng? - HS: Trao đổi, bổ xung, đánh giá. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. - Gtsd của HH được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của LLSX và KH – KT. VD: - Giá trị sử dụng không phải cho người sx ra HH đó mà cho người mua, cho xh; Vật mang giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. vậy, sản phẩm chỉ trở thành HH khi có đủ 3 đk (Sản phẩm do lao động tạo ra, có công dụng nhất định để thoả mãn n/c con người, thông qua trao đổi mua, bán). => Vậy, HH là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán. b. Hai thuộc tính của hàng hoá * Giá trị sử dụng của hàng hoá VD: lương thực, thực phẩm, quần áo, sách báo, phương tiện thông tin...máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... - Giá trị sử dụng của HH là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn n/c nào đó của con người. * Giá trị của hàng hoá - Giá trị của HH được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của HH. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi - GV: * Giá trị của HH là gì? Bằng cách nào giữa các HH có giá trị sử dụng khác nhau. có thể xác định được giá trị HH? + Nêu sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trị và VD: 1m vải = 5kg thóc.( thực chất là trao giá trị trao đổi: đổi LĐ cho nhau.) Giá trị tđ 1m vải = 1m vải = 2m vải = (tỉ 5kg thóc 10 g 5kg t óc lệ trao thóc đổi) Giá trị 2giờ = 2giờ = 2giờ = (hao phí giờ 2giờ 2giờ LĐ)  Phân tích VD để HS hiểu: Trên thị trường người ta trao đổi HH với nhau theo tỉ lệ nhất định, về thực chất là trao đổi những lượng LĐ hao phí bằng nhau ẩn chứa trong HH đó. (LĐ kết tinh) .KL: HH là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sd và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành HH. - Mọi người phải có trách nhiệm tham gia sx nhiều HH với giá trị sd cao, giá cả ngày càng thấp, để đáp ứng n/c ngày càng cao của bản thân, gia đình và xh. - Sơ đồ tính thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của HH: - Giá trị HH là LĐ xã hội của người sx HH. Giá trị HH là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. - Lượng giá trị HH là thời gian LĐ hao phí để sx ra HH ( giảm tải ) Người sx, bán: Giá trị Giá trị Sd Người mua, tiêu dùng - Lấy VD thực tiễn minh hoạ? * Hoạt động 3(5 phút) - GV hướng dẫn tìm hiểu nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. (Gợi mở, nêu vấn đề) - GV: * Tiền tệ xuất hiện khi nào? * Tại sao vàng có vai trò tiền tệ? - HS: Phát biểu ý kiến, lấy dẫn chứng để phân tích minh hoạ - Gv nhận xét và đặt câu hỏi. ? Em nêu bản chất của tiền tệ - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. 2. Tiền tệ a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ - Các hình thái gjá trị: (giảm tải) - Bản chất tiền tệ: Là vật ngang giá chung, là sự thể hiện chung của giá trị, biểu hiện mối quan hệ sx giữa những người sx HH; (là phương tiện, là môi giới giữa hai vật trao đổi) Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản suất hàng hóa. Tiết 2 * Hoạt động 1( 13 phút) - GV hướng dẫn HS đàm thoại, thảo luận lớp - GV đặt câu hỏi vào bài về chức năng của tiền tệ. - GV: * Nêu VD thực tiễn phân tích 5 chức năng của tiền tệ: GV vẽ sơ đồ lên bảng  Thước đo giá trị *  Phương tiện lưu thông *  Phương tiện cất trữ  Phương tiện thanh toán  Tiền tệ thế giới. * (Chú ý 3 chức năng ,1,2,5 vì nó có nội dung phong phú và trừu tượng, đồng thời đề cập đến sự ra đời của tiền giấy). b. Chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của HH.(giá cả). + Giá cả HH quyết định bởi các yếu tố: giá trị HH, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu HH - Phương tiện lưu thông Theo công thức: H - T - H (tiền là môi giới trao đổi) Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua. VD: sgk. - Phương tiện cất trữ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, - HS: Phát biểu ý kiến, lấy dẫn chứng để phân khi cần đem ra mua hàng; vì tiền đại biểu tích minh hoạ. cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị - Phương tiện thanh toán - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu HH, trả nợ, nộp thuế...) VD: sgk - Tiền tệ thế giới Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, việc trao đổi tiền nước này với nước khác theo tỉ giá hối đoái. VD: 1USD = 21.000đ VN (thời giá 2016) c. Quy luật lưu thông tiền tệ. (giảm tải) * Hoạt động 2(10 phút ) Vấn đáp, nêu vấn đề 3. Thị trường a. Thị trường là gì? - GV: ? Khi nào thì xuất hiện thị trường? Vậy Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán thị trường là gì? mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số - HS nêu VD về thị trường ở dạng giản đơn lượng hàng hoá, dịch vụ. (hữu hình) gắn với không gian, thời gian nhất + Thị trường giản đơn (hữu hình): Các định? chợ, siêu thị, cửa hàng... + Thị trường hiện đại: Việc trao đổi HH, - GV: Nêu và phân tích một số dạng thị trường hiện đại có tính chất môi giới, trung gian vô hình; (thị trường nhà đất, tt môi giới việc làm,chất xám...) + Thị trường hiện đại: Iternet.... KL: Các yếu tố tạo thành thị trương gồm: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung – cầu. - GV đặt câu hỏi; Nêu khái niệm thị trường? * Kĩ năng sống; tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương. *Hoạt động 3(15 phút) Thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm: Chức năng cơ bản của thị trường. - GV N1; Hãy cho biết nếu HH không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người sx HH và quá trình sx của xh? Nêu ví dụ thực tiễn? N2; Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với cả người bán lẫn người mua? Nêu ví dụ thực tiễn? N3; Sự biến động của cung - cầu, giá cả thị trường đã điều tiết các yếu tố sx như thế nào? Nêu ví dụ thực tiễn? - HS: Đại diện trả lời, bổ xung. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. KL: Hiểu các chức năng thị trường sẽ giúp người sx và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lón nhất và Nhà nước ban hành chính sách KT phù hợp hướng nền KT vào những mục tiêu xác định. - Mỗi HS cần phải làm gì đối với sự phát triển KT thị trường ở nước ta hiện nay? * Vận dụng các chức năng của thị trường Nhà nước được thể hiện qua những chính sách KT – XH nào? dịch vụ diễn ra linh hoạt thông qua hình thức môi giới trung gian, quảng cáo, tiếp thị...để khai thông quan hệ mua – bán và kí kết các hợp đồng kinh tế. - Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Từ đó hình thành quan hệ: hàng hoá - tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hoá. b.Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá: - Chức năng thông tin Thị trường cung cấp thông tin cho các chủ thể ktế về quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu chủng loại, đk mua – bán..các HH, dịch vụ giúp họ điêù chỉnh sao cho phù hợp với lợi ích ktế của mình. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng + Sự biến động của cung - cầu, giá cả thị trường đã điều tiết các yếu tố sx từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển HH từ nơi này sang nơi khác. + Khi giá cả một HH tăng sẽ kích thích xh sx nhiều HH hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về HH đó hạn chế. Ngược lại, khi giá cả một HH giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sx HH đó. * Như vậy; hiểu và vận dụng được chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kt lớn. II. Bài tập TNKQ: - Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi ở 4 cấp độ kiến thức - Cách tiến hành : HS làm BTTNKQ * NHẬN BIÉT. Câu 1. Hàng hoá là sản phẩm của lao động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua A. sản xuất, tiêu dùng. C. phân phối, sử dụng. B. trao đổi mua – bán. D. quá trình lưu thông. Câu 2. Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có A. giá trị. C. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. D. giá trị trên thị trường. Câu 3. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua A. giá trị sử dụng của nó. C. giá trị cá biệt của nó. B. công dụng của nó. D. giá trị trao đổi của nó. Câu 4. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là A. giá trị của hàng hoá. C. tính có ích của hàng hoá. B. thời gian lao động xã hội cần thiết. D. thời gian lao động cá biệt. Câu 5. Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì? A. Giá cả. C. Công dụng của hàng hóa. B. Lợi nhuận. D. Số lượng hàng hóa. Câu 6. Tiền tệ có mấy chức năng ? A. Ba chức năng. C. Năm chức năng. B. Bốn chức năng. D. Sáu chức năng. Câu 7. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi gọi là A. mệnh giá. C. chỉ số hối đoái. B. giá niêm yết. D. tỉ giá hối đoái. Câu 8. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng A. phương tiện lưu thông. C. tiền tệ thế giới. B. phương tiện thanh toán. D. giao dịch quốc tế. Câu 9. Các nhân tố cơ bản của thị trường là A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả. C. tiền tệ, người mua, người bán. B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Câu 10. Thị trường có mấy chức năng cơ bản ? A. Hai chức năng. C. Bốn chức năng. B. Ba chức năng. D. Năm chức năng. * THÔNG HIỂU. Câu 11. . Nhà đất được giao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hoàng hoá A. dịch vụ B. phi vật thể. C. hữu hình. D. bất động sản. Câu 12. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học – kĩ thuật, giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và A. không ngừng được khẳng định. C. ngày càng trở nên tinh vi. B. ngày càng đa dạng, phong phú. D. không ngừng được hoàn thiện. Câu 13. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng A. khác nhau. B. giống nhau. C. ngang nhau. D. bằng nhau. Câu 14. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí gộp với giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hoá gọi là A. lao động hao phí. C. chi phí sản xuất. B. giá trị xã hội của hàng hoá. D. lượng giá trị của hàng hoá. Câu 15. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của A. sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. lượng vàng được dự trữ. B. lượng hàng hoá được sản xuất. D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ. Câu 16. . Bác B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện giao dịch. C. Phương tiện lưu thông. D. Thước đo giá trị. Câu 17. Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hoá đó A. đã được sản xuất ra. C. đã được bán cho người mua. B. được đem ra trao đổi. D. được đem ra tiêu dùng. Câu 18. Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi A. rút tiền khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. B. dùng làm phương tiện lưu thông và mua bán hàng hóa. C. dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán hàng hoá. D. dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Câu 19. Sắp đến trung thu, bà A mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu ccầu của người tiêu dùng. Vậy bà A đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện. C. Chức năng điều tiết, kích thích. B. Chức năng thông tin. D. Chức năng thừa nhận, kích thích. Câu 20. Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ làm cho người tiêu dùng về hàng hoá đó A. mua nhiều ơn. C. hạn chế mua sắm. B. kích thích tiêu dùng D. hạn chế sản xuất. * VẬN DỤNG. Câu 22. Kỳ nghỉ hè năm nay A tham gia vào tua tham quan Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy A đã tham gia vào loại hàng hoá nào? A.Ở dạng vật thể. C. Không xác đnịnh. B. Hữu hình. D. Dịch vụ. Câu 23. Công ty X sản xuất quần áo may sẵn, nhưng trong thời gian hè vừa qua công ty đưa một số mẫu áo sơ mi nam ra tiêu thụ, thì bị các của hàng trả lại vì mẫu áo bị lỗi đường may. Vậy công ty X đã thực hiện chưa tốt chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện. C. Chức năng điều tiết, kích thích. B. Chức năng thông tin. D. Chức năng hạn chế sản xuất. Câu 24. Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng S.Ông đã thực hiện chức năngcơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện. C. Chức năng thông tin. B. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng hạn chế sản xuất. Câu 25. Bà A bán thóc được 12 triệu đồng. Bà dùng tiền đó gửi tiết kiệm dùng những lúc đau ốm. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. B. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán. Câu 26. Trường hợp nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi? A.1m vải = 5kg thóc. B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ. C.1m vải = 2 giờ. D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ. Câu 27. Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây? A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa Câu 28. Tháng 04 năm 2017, 1 USD đổi được 23000 VNĐ, điều này được gọi là tỷ giá A. hối đoái. B. trao đổi. C. giao dịch. D. trao đổi. Câu 29. Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì? A. Thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt. C. Thời gian lao động của anh B. D. Thời gian lao động thực tế. Câu 30. . Để may một cái áo, chị Mai phải mất 6 giờ lao động. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may một cái áo là 5 giờ lao động . Vậy chị Hoa có thể bán chiếc áo với giá cả tương ứng mấy giờ lao động ? A. 7 giờ. B. 8 giờ. C. 6 giờ. D. 5 giờ. * VẬN DỤNG CAO. Câu 31. Để may một cái áo, anh A phải mất thời gian lao động cá biệt là 2h, trong khi đó thời gian lao động xã hội cần thiết là 1,5h. Trong trường hợp này, việc sản xuất của anh A sẽ: A. Thu được lợi nhu. B. Hòa vốn. C. Lỗ vốn. D. Có thể bù đắp được chi phí. Câu 32. Bà H có cơ sở sản xuất tăm tre bán ra thị trường, hiện nay nhu cầu của thị trường tăng, nên chồng bà quyết định mở rộng quy mô sản xuất, nhưng con bà thì sợ không bán được dẫn đến thua lỗ, khuyên bà nên thu nhỏ lại cho dễ quản lí, còn bà thì muốn gữi nguyên như trước. Vậy ý kiến của ai giúp cho bà H có thêm lợi nhuận ? A. Bà H. B Chồng bà H. C. Con bà H. D. Không ai đúng. Câu 33. Bà M có 4 con gà, dạo này nhà bà hết gạo ăn nên bà mang đổi cho chị Đ để lấy 5 yến gạo. Con gái bà thắc mắc không biết bà dựa vào cơ sở nào để trao đổi hàng hoá như vậy A. cân nặng của gà và gạo bằng nhau. B. Giá trị sử dụng của gà và gạo như nhau. C. Chất lượng gà tương đương với chất lượng gạo. D. Giá trị hàng hoá của gà và gạo như nhau. Câu 34. Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? A. 5 con. B. 20 con. C. 15 con. D. 3 con. Câu 35. N học xong lớp 12, em tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C.Nhà nước. D. Người làm dịch vụ. Trường THPT Ỷ La – sđt 01633002020 Bài 3 QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I. Mục đích yêu cầu - Củng cố kiến thức bài 3. - Tổ chức cho học sinh luyện tập và thực hiện các bài tập trắc nghiệm thuộc kiến thức bài 3 - Hướng dẫn cách giải, cách làm bài tập trắc nghiệm bài 3. - Học sinh có kỹ năng giải quyết các bài tập; nắm được kỹ thuật xử lý dạng bài tập trắc nghiệm II. Ôn luyện kiến thức 1. Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động XH cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó - Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong 2 lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hoá. + Trong sản xuất: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng loại hàng hoá hay toàn bộ hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao đông XH cần thiết + Trong lưu thông hàng hoá Quy luật này yêu cầu việc trao đổi giữa hai hàng hoá (A và B) cũng phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT. Nói cách khác trao đổi hàng hoá phải được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá Nhưng khi xem xét không phải 1 hàng hoá mà tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn XH. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hoá bằng tổng giá trị hàng hoá trong quá trình SX. 2. Tác động của quy luật giá trị: - Điều tiết SX và lưu thông hàng hoá: Điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sx này sang ngành sx khác. Phân phối nguồn hàng từ nơi này đến nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Trường THPT Ỷ La – sđt 01633002020 - Kích thích lực lượng SX phát triển và năng suất LĐ tăng lên. Hàng hóa được sx ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau nhưng trên thị trường lại trao đổi theo giá trị xã hội. Trong điều kiện đó người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề người lao động, hợp lí hóa sản xuất... làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. Việc cải tiến kĩ thuật và nâng cao tay nghề người lao động lúc đầu còn lẻ tẻ sau mang tính phổ biến. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao. - Phân hoá giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá. + Sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự lựa chọn tự nhiên làm cho người SX - kinh doanh hàng hoá phát triển. Mặt khác: Người SX - kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo => làm cản trở kinh tế hàng hoá phát triển. + Tác động của quy luật giá trị luôn có 2 mặt: - Tích cực: Thúc đẩy lực lượng SX phát triển, nâng cao năng suất LĐ. -> Kinh tế hàng hoá phát triển. - Hạn chế: Có sự phân hoá giàu nghèo -> Kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hoá. 3. Vận dụng quy luật giá trị : - Về phía Nhà nước: + Đổi mới nền kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế. + Bằng thực lực kinh tế điều tiết thị trường nhằm hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo và những tiêu cực XH khác. - Về phía công dân: + Phấn đấu giảm chi phí trong SX và lưu thông hàng hoá, nâng sức cạnh tranh. + Thông qua sự biến động của giá cả điều tiết, chuyển dịch cơ cấu SX ... + Cải tiến kỹ thuật - công nghệ, hợp lý hoá SX. III. Luyện tập * Nhận biết: Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào ? Trường THPT Ỷ La – sđt 01633002020 A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết Câu 3: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào ? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian lao động cá biệt ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết Câu 4: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào ? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa C. Nền sản xuất hàng hóa D. Mọi nền sản xuất Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất Trường THPT Ỷ La – sđt 01633002020 D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa Câu 6: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Giá trị trao đổi B. Giá trị hàng hóa C. Giá trị sử dụng của hàng hóa D. Thời gian lao động cá biệt Câu 7: Yếu tố cơ bản nào làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung-cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường Câu 8: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua A. giá cả thị trường B. số lượng hàng hóa trên thị trường C. nhu cầu của người tiêu dùng D. nhu cầu của người sản xuất Câu 9: Quy luật giá trị có mấy tác động? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 10: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở A. Hao phí thời gian lao động cá biệt B. Hao phí lao động quá khứ và lao động sống Trường THPT Ỷ La – sđt 01633002020 C. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất kém nhất D. Hao phí lao động xã hội cần thiết * Thông hiểu: Câu 1: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ C. Người sản xuất ngày càng giàu có D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng Câu 2: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng Câu 3: Điều tiết sản xuất là A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành Câu 4:Nhà nước ta đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào ? A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan