Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Các loại thu nhập, chi phí và phương pháp phân tích hòa vốn trong doanh nghiệp...

Tài liệu Các loại thu nhập, chi phí và phương pháp phân tích hòa vốn trong doanh nghiệp

.DOCX
27
283
126

Mô tả:

Tài chính doanh nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- BÀI TẬP NHÓM Đềề tài: Các loại thu nhập, chi phí và phương pháp phân tch hòa vốốn GVHD: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân SVTH: Nhóm 5 1. Nguyễn Thị Thúy Vân 40K06.1 2. Lê Hoàng Trọng 40K06.1 3. Hoàng Thị Lệ Hà 40K06.2 4. Trần Thị Hiền 40K06.2 5. Thái Thị Hương 40K06.2 6. Hoàng Thùy Linh 40K06.2 Đà Nẵng, tháng 10/2016 Nhóm 5 0 Tài chính doanh nghiệp Mục lục Lời mở đầu..................................................................................................................................... 2 I. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP.........................................................................................3 1. Khái niệm chi phí của doanh nghiệp.................................................................................3 2. Phân loại............................................................................................................................3 2.1 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh........................................................................3 2.2 Chi phí hoạt động tài chính:.......................................................................................12 2.3 Chi phí khác:..............................................................................................................12 II. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................13 1. Khái niệm, điều kiện và thời điểm xác nhận doanh thu..................................................13 1.1 Khái niệm:.........................................................................................................13 1.2 Điều kiện và thời điểm xác nhận doanh thu......................................................13 2. Nội dung doanh thu:........................................................................................................14 2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:..........................................................................14 2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính:..............................................................................15 2.3 III. Thu nhập khác: Thu nhập khác bao gồm:..........................................................16 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH HÒA VỐN............................................17 1. Khái niệm phân tích hòa vốn..............................................................................................17 2. Phương pháp phân tích hòa vốn..........................................................................................18 2.1 Phương pháp phân tích hòa vốn bằng đồ thị..............................................................18 2.2 Phương pháp phân tích hòa vốn bằng phép tính đại số..............................................20 2.3 Phân tích hòa vốn trong mối quan hệ với sản phẩm tiêu thụ.....................................22 3. Ưu, nhược điểm và ý nghĩa của phương pháp phân tích hòa vốn.......................................25 Nhóm 5 1 Tài chính doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Thế nên, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý chung cũng như tổ chức hợp lý công tác kế toán doanh thu, chi phí. Điều này giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin, kịp thời, chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc mua sắm các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất hoặc thu mua tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành tiêu thụ để tạo ra thu nhập. Đây là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ tiêu thu nhập, chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này, có thể đánh giá trình độ kinh doanh, trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong kỳ của doanh nghiệp. Mặc dù không muốn nhưng trên thực tế rủi ro vẫn cứ luôn song hành trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp. Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh và những trở ngại trong nội tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu hoặc ít nhất là không bị lỗ. phân tích hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần đạt được. Bài thuyết trình sau đây của nhóm 5 sẽ đi sâu vào tìm hiểu các chỉ tiêu chi phí, doanh thu và phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Nhóm 5 2 Tài chính doanh nghiệp I. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm chi phí của doanh nghiệp Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ phí tổn doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Phân loại − Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra những. khoản phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Tùy theo loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các góc độ khác nhau. − Chi phí bao gồm 3 loại: chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. 2.1 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.1 Khái niệm Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho những người lao động, v.v… Do vậy, có thể hiểu: “Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất , chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tất cả các loại thuế( trừ thuế thu nhập) mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm.” 2.1.2 Phân loại Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Do đặc điểm của chi phí sản xuất là chi phí hằng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng loại sản phẩm, và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc tổng hợp, tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong thời gian nhất định, không phân biệt các sản phẩm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp, kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí, thông thường người ta thường sử dụng một số cách phân loại chi phí như sau: 2.1.2.1 Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo yếu tố chi phí Cách phân loại theo yếu tố chi phí nhằm phục vụ cho việc tập hợp quản lý các chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến địa điểm phát sinh Nhóm 5 3 Tài chính doanh nghiệp và chi phí được dùng cho mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cách phân loại này còn giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Vậy nên, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các loại như sau: − Chi phí nguyên nhiên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ ... sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). − Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh; các khoản trích nộp theo tiền lương như chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. − Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ cho tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh. − Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. − Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. * Ví dụ: Căn cứ vào những tài liệu sau đây: Hãy tính chi phí và lập bảng chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp A. 1/ Năm báo cáo doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản lượng sản xuất cả năm của sản phẩm A là : 250 000 hộp, sản phẩm B là: 230 000 cái, sản phẩm C là: 120 000 chiếc. 2/ Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau: Đơn giá Định mức tiêu hao Khoản mục (1000đ) Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Nguyên liệu chính 10 26kg 17kg 40kg Vật liệu phụ 4 15kg 10kg 18kg Giờ công sản xuất 3 21 giờ 14 giờ 26 giờ 3/ Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm, chi phí cho công việc làm bên ngoài như sau: ĐVT: 1000 đồng Khoản mục Nhóm 5 Chi phí sản xuất chung 4 Tài chính doanh nghiệp Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C 1. Vật liệu phụ 100 000 200 000 150 000 2. Nhiên liệu 150 000 150 000 170 000 3. Tiền lương cơ bản 300 000 500 000 400 000 4. Khấu hao tài sản cố định 300 000 450 000 400 000 5. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 000 250 000 170 000 6. Chi phí khác bằng tiền 200 000 200 000 180 000 Doanh nghiệp trích các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước, biết rằng tiền lương thực trả cho công nhân viên toàn doanh nghiệp là 58 723 triệu đồng. Bài giải: * Tính chi phí sản xuất theo yếu tố : ĐVT: 1000 đồng 1/ Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài: = 185 860 000 + Vật liệu chính: 250 000 x 26 x 10 = 65 000 000 230 000 x 17 x 10 = 39 100 000 120 000 x 40 x 10 = 48 000 000 Cộng: 152 100 000 + VL phụ : (250 000 x 15 x 4) +(230 000 x 10 x 4) + (120 000 x 18 x 4) + 100 000 + 200 000 + 150 000 = 33 290 000 + Nhiên liệu: 150 000 + 150 000 + 170 000 = 470 000 2/ Chi phí nhân công: = 44 602 800 + Tiền lương: (250 000 x 21 x 3) + (230 000 x 14 x 3) + (120 000 x 26 x 3) + 300 000 + 500 000 + 400 000 = 35 970 000 + Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: 35 970 000 x (18% + 3% + 1% + 2%) = 8 632 800 3/ Khấu hao tài sản cố định: 300 000 + 450 000 + 400 000 = 1 150 000 4/ Chi phí dịch vụ mua ngoài: 150 000 + 250 000 + 170 000 = 570 000 5/ Chi phí khác bằng tiền: 200 000 + 200 000 + 180 000 = 580 000 Bảng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí ĐVT: 1000 đồng Yếu tố chi phí Số tiền 1.Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài 185 860 000 Nhóm 5 5 Tài chính doanh nghiệp - Vật liệu chính - Vật liệu phụ 152 100 000 33 290 000 - Nhiên liệu 2.Chi phí nhân công - Tiền lương - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 3.Chi phí khấu hao TSCĐ 4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 5.Chi phí bằng tiền khác *Ý nghĩa: 470 000 000 44 602 800 35 970 000 8 632 800 1 150 000 570 000 000 580 000 000 Phân loại chi phí theo yếu tố có ý nghĩa lớn trong quá trình quản lý chi phí, nó cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. 2.1.2.2 Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo khoản mục chi phí Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được phân chia thành các khoản mục chi phí sau: − Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh. − Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản chi phí trả cho người lao động trực tiếp sản xuất (chi phí tiền lương, tiền công) và các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp sản xuất mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả cho họ. − Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho phân xưởng; chi phí tiền lương, phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng; khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng (bộ phận sản xuất); chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nhóm 5 6 Tài chính doanh nghiệp − Chi phí bán hàng: là những chi phí phát liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trong kỳ như: tiền lương trả cho nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng và đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu, chi phí marketing….Theo nội dung kinh tế của chi phí, chi phí bán hàng được chia thành các nội dung sau:  Chi phí nhân viên: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa.  Chi phí vật liệu, bao bì: Bao gồm chi phí nhiên liệu, bao bì dùng cho vận chuyển, bảo quản, sản phẩm hàng hóa trong quá trình tiêu thụ; vạt liệu dùng cho bảo quản, sủa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng;…  Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng, như dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng, như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán….  Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng, như chi phí khấu hao cửa hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường kiểm nghiệm chất lượng, …  Chi phí bảo hành: Bao gồm các chi phí sủa chữa sản phẩm, hàng hóa bị hỏng trong thời gian bảo hành.  Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng, như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ , thuê bến bãi, thuê bốc vác, vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng trả cho đai lý bán hàng và đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu, …  Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã nêu ở trên, như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chào hàng, chí phí hội nghị khách hàng, … - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí liên quan đến bộ máy quản lý hành chính và quản lý hoạt động kinh doanh chung toàn bộ doanh nghiệp. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:  Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý tính vào chi phí.  Chi phí vật liệu quản lý: Bao gồm giá trị các loại vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp và dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp, dùng cho sửa chữa TSCĐ ở bộ phận quản lý và dùng chung cho toàn doanh nghiệp. Nhóm 5 7 Tài chính doanh nghiệp  Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.  Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận quản lý và dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp, như khấu hao nhà làm việc của các phòng ban, phương tiện tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý,..  Thuế, phí, lệ phí: Bao gồm các khaorn thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,…và các khoản phí, lệ phí khác.  Chi phí dự phòng: Bao gồm các khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi và dự phòng trợ cấp mất việc làm.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý, như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước, điện thoại, bảo hiểm tài sản,…  Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác phục vụ cho bộ phận quản lý ngoài các chi phí đã nêu ở trên, như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, các khoản chi cho lao dộng nữ, ... * Ý nghĩa: Phân loại chi phí theo khoản mục rất thuận tiện cho công tác tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. Qua đó, sẽ giúp những nhà quản lý có biện pháp sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.  Phân biệt giữa cách phân loại theo yếu tố chi phí và cách phân loại theo khoản mục chi phí: Phân biệt Phân loại theo yếu tố chi phí Phân loại theo khoản mục chi phí  Căn cứ - Căn cứ vào những khoản chi - Dựa vào công dụng của chi phí phân loại phí có cùng tính chất kinh tế. và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.  Mục đích - Nhằm phục vụ cho việc tập - Phục vụ cho việc tính giá thành phân loại hợp quản lý các chi phí. các loại sản phẩm. - Xây dựng và phân tích định - Giúp phân tích nguyên nhân mức vốn lưu động. tăng, giảm giá thành các loại sản - Thiết lập, kiểm tra và phân phẩm nhằm khai thác khả năng tích dự toán chi phí. tiềm tàng trong nội bộ doanh Nhóm 5 8 Tài chính doanh nghiệp nghiệp để hạ thấp giá thành. 2.1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm Để thuận tiện cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành định phí và biến phí.  Định phí (Fixed Cost - FC): Định phí còn được gọi là chi phí bất biến hay chi phí cố định là là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, trong kỳ có thể thay đổi về khối lượng sản phẩm thì các khoản chi phí cố định này chỉ mang tính chất tương đối có thể không đổi hoặc biến đổi ngược chiều. Nếu như trong kỳ có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm thì các khoản chi phí cố định bình quân (chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm) sẽ biến động tương quan tỷ lệ nghịch với sự biến động của sản lượng. Chi phí cố định gồm có khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, tiền thuê đất, chi phí quản lý doanh nghiệp ... Ví dụ: Chi phí khấu hao xưởng lắp ráp xe hàng tháng tại công ty Honda Việt là 2 tỷ đồng. Chi phí này là một định phí, không thay đổi cho dù số lượng xe lắp ráp trong tháng là bao nhiêu. Song định phí bình quân sẽ thay đổi theo số lượng xe và được thể hiện qua bảng sau: Số lượng xe (chiếc) 1000 Chi phí khấu hao 2.000.000.000 (đồng) Chi phí khấu 2.000.000 hao/xe (đồng) 2000 3000 4000 2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 1.000.000 666.666,667 500.000 Trong đó, chi phí khấu hao 1 xe = Chi phí khấu hao/số lượng xe. Dựa vào bảng số liệu trên, ta xác định được đồ thị về định phí và định phí bình quân như sau: Nhóm 5 9 Tài chính doanh nghiệp Đồ thị định phí Đồ thị định phí bình quân  Biến phí (Variable cost – VC) Biến phí còn được gọi là chi phí khả biến hay chi phí biến đổi là những chi phí bị biến động một cách trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, biến phí bình quân (chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm) sẽ không thay đổi cho dù trong kỳ có sự biến động về khối lượng sản xuất sản phẩm. Chi phí biến đổi gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ... Tổng chi phí này biến động tỷ lệ thuận với sự biến động của khối lượng sản xuất sản phẩm. * Công thức tính: VC = a × x Trong đó: a: Số lượng đầu vào sử dụng cho quá trình sản xuất x: Biến số thể hiện đơn giá của mỗi loại đầu vào * Biến phí có thể chia làm 2 loại: - Biến phí tỷ lệ: Là các biến phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ... - Biến phí cấp bậc: Là các biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí nhân công gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị ... Nhóm 5 10 Tài chính doanh nghiệp Biến phí loại này không thay đổi khi mức độ hoạt động chưa đạt đến một giới hạn nhất định. Như vậy, biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới. * Ví dụ: Cty Honda Việt Nam mua lốp xe từ công ty Casumina để lắp ráp xe máy Wave Alpha với giá 200.000 đồng/cặp lốp. Tổng chi phí lốp xe sẽ là bao nhiêu nếu công ty Honda lắp ráp được 1000, 2000, 3000 và 4000 chiếc xe máy? Ta có: Tổng chi phí lốp xe = Giá 1 cặp lốp xe × Số lượng xe được lắp ráp Chi phí lốp của mỗi chiếc xe máy = Tổng chi phí lốp xe/số lượng xe Số lượng xe 1000 2000 3000 4000 Tổng chi phí lốp xe 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 (đồng) Chi phí lốp của mỗi xe 200.000 200.000 200.000 200.000 (đồng/chiếc xe) Dựa vào bảng trên ta xác định được đồ thị biến phí và biến phí bình quân như sau: Đồ thị Biến phí Đồ thị Biến phí bình quân Như vậy, khi khối lượng sản phẩm thay đổi:  Biến phí/đơn vị sản phẩm sẽ không thay đổi  Định phí/đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi Vì vậy, doanh nghiệp nào cảm thấy không thể nâng khối lượng sản phẩm lên thì họ sẽ tìm cách giảm thấp chi phí cố định. Nhóm 5 11 Tài chính doanh nghiệp * Ý nghĩa: Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh thành chi phí biến đổi và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với việc quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2 Chi phí hoạt động tài chính: 2.2.1 Khái niệm Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay hoặc đi vay vốn, chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư và các khoản chi phí tài chính khác. 2.2.2 Phân loại − Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính − Chi phí đi vay vốn ( chi phí lãi vay ) − Chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh ( như lãi tiền vay để góp vốn, chi phí theo dõi hoạt động kinh doanh…) − Chi phí giao dịch bán chứng khoán − Chênh lệch lỗ phát sinh do bán hoặc thanh toán ngoại tệ − Lỗ về tỷ giá do chuyển đổi các khoản mục có gốc ngoại tệ trên bảng cân đối kế toán vào thời điểm lập báo cáo tài chính − Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 2.3 Chi phí khác: Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí ngoài chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: − Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán. − Tiền phạt do vi phạm hợp động kinh tế − Bị phạt thuế, truy nộp thuế − Các khoản chi phí không trọng yếu do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán − Các khoản chi phí khác… Nhóm 5 12 Tài chính doanh nghiệp II. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm, điều kiện và thời điểm xác nhận doanh thu 1.1 Khái niệm: Doanh thu ( còn gọi là thu nhập) của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Hoặc, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp. 1.2 Điều kiện và thời điểm xác nhận doanh thu 1.2.1 Điều kiện: − Doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành. − Doanh thu phải hoạch toán bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch. 1.2.2 Thời điểm xác nhận doanh thu: − Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. − Là thời điểm doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng. − Đối với hàng hóa, sản phẩm bán thông qua đại lý, doanh thu được xác nhận khi hàng hóa gửi đại đại lý đã được bán. − Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác nhận doanh thu theo quy định sau:  Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, tiền bản quyền,... xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạn nhận lãi.  Cổ tức, lợi nhuận được chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.  Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành. Nhóm 5 13 Tài chính doanh nghiệp  Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại nợ thu, nợ phải trả và số dư ngoại tệ xác định khi báo cáo tài chính cuối năm. 2. Nội dung doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. 2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: − Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. − Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm: Số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.  Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm các khoản trợ cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không bù đắp chi.  Ngoài ra còn bao gồm sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nội bộ, đổi lưu, biếu tặng  Trong nền kinh tế, bên cạnh những ngành doanh thu rất rõ ràng thì còn có những ngành rất đặc biệt như ngân hàng, bưu điện, công ty chứng khoán,... − Đo lường doanh thu từ hoạt dộng kinh doanh:  Các nguyên tắc khi đo lường doanh thu bán hàng và CCDV: Doanh thu được xác định  Theo giá trị thỏa thuận giữa DN với người mua dưới hình thức giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được thể hiện trên hóa đơn.  Theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.  Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ: Các loại thuế gián thu (thuế GTGT kể cả nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế BVMT) phải nộp; Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng. Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý. Các trường hợp khác…  Và được xác định: Doanh thu = Số lượng sản phẩm đã tiêu thụ x Đơn giá bán trên hóa đơn  Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Đơn giá bán trên hóa đơn Nhóm 5 14 Tài chính doanh nghiệp là đơn giá bán chưa có thuế GTGT. Do thuế GTGT là thuế DN thu hộ cho nhà nước nên không được tính vào doanh thu của doanh nghiệp.  Một số trường hợp đặc biệt  Bán hàng trả góp: Doanh thu bán hàng là gía bán thông thường không bao gồm lãi trả chậm  Trao đổi hàng không tương tự: Doanh thu bán hàng là giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm.  Tiêu dùng nội bộ: Doanh thu là giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. 2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính: − Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.  Hoạt động tài chính là hoạt động liên quan đến việc sử dụng vốn của DN ngoài hoạt động kinh doanh chính của DN.  Hoạt động tài chính thể hiện ra những hình thức: cho vay vốn còn nhàn rỗi của đơn vị, các hoạt động mua bán ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, các hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh và các khoản đầu tư khác. − Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm:  Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, …  Thu nhập từ cho thuê tài chính/ tài sản: bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu…  Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con, công ty liên kết,…  Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác.  Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác  Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ  Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. − Đo lường doanh thu hoạt động tài chính: Nhóm 5 15 Tài chính doanh nghiệp  Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán: doanh thu được xác định là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi nhận được từ việc đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.  Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ: doanh thu được xác định là số chênh lệch giữa giá mua và giá bán.  Đối với khoản doanh thu về chênh lệch tỷ giá hối đoái: doanh thu được xác định là số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế phát sinh ngày giao dịch và tỷ giá ghi sổ kế toán (đối vớ ngoại tệ tồn quỹ, nợ phải thu, nợ phải trả)  Doanh thu tiền lãi: doanh thu bao gồm số phân bổ và các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn. II.3 Thu nhập khác: Thu nhập khác bao gồm: − Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ − Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng − Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ − Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại − Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ − Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính vào doanh thu − Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp − Thu nhập kinh doanh không trọng yếu, các khoản thu nhập khác ngoài các khoản trên. 3. Doanh thu thuần: − Doanh thu thuần là giá trị lợi ích kinh tế cuối cùng doanh nghiệp thu được từ giao dịch bán hàng và cung cấp dịch vụ.  Theo định nghĩa doanh thu, doanh thu là các giá trị lợi ích kinh tế làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại không làm tăng lợi ích kinh tế cuối cùng của đơn vị nên được loại trừ khi đo lường doanh thu.  Các loại thuế phát sinh khi tiêu thụ như thuế giá trị gia tăng (trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt không phải là lơi ích kinh tế của doanh nghiệp nên không được tính vào doanh thu. Nhóm 5 16 Tài chính doanh nghiệp − Và được xác định theo công thức: Doanh thu thuần = Doanh thu – các khoản giảm trừ  Các khoản giảm trừ doanh thu:  Các khoản chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.  Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chát hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.  Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định đã tiêu thụ bị khách hàng trả lị và từ chối thanh toán do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. 4. Ý nghĩa của doanh thu − Doanh thu phản ánh khối lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất, cung cấp được thị trường chấp nhận. − Doanh thu phản ánh quy mô và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường. − Doanh thu là một nguồn tài nguyên thường xuyên, quan trọng nhất để doanh nghiệp tranh trải mọi chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. II. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH HÒA VỐN 1. Khái niệm phân tích hòa vốn Phân tích hòa vốn là một công cụ rất quan trọng trong việc đánh giá rủi ro của dự án đầu tư. Hầu hết các nhà quản lý trước khi đầu tư vào một dự án nào đó đều lo ngại về việc thua lỗ và trong hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng phải xác định mức doanh thu tối thiểu để bù đắp chi phí.Vì vậy phân tích hòa vốn cho phép xác định mức doanh thu với khối lượng, thời gian sản xuất và tiêu thụ để bù đắp chi phí tương ứng đã bỏ ra để đạt được mức hòa vốn Phân tích hòa vốn là một trong những nội dung của kỹ thuật phân tích CPV (CostVolume- Profit analysis) vì vậy cũng áp dụng những giả định sau đây:  Giá bán một đơn vị sản phẩm là không đổi  Tất cả chi phí phải phân thành định phí và biến phí với mức độ chính xác có thể lý giải được  Biến phí thay đổi tỉ lệ với sản lượng tiêu thụ Nhóm 5 17 Tài chính doanh nghiệp  Định phí không thay đổi theo phạm vi hoạt động  Sản lượng tiêu thụ = Sản lượng sản xuất  Kết cấu sản phẩm không đổi ở các mức doanh thu khác nhau. Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn (Break-even point) là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với tất cà chi phí đã bỏ ra (định phí và biến phí), tức là tại đó doanh nghiệp không lãi và không lỗ. Ngoài ra thì người ta còn phân loại điểm hòa vốn thành 2 trường hợp : − Điểm hòa vốn kinh tế: Biểu hiện doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh gồm biến phí và định phí hoạt động (chưa tính lãi vay vốn kinh doanh phải trả), tại đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay bằng 0. − Điểm hòa vốn tài chính: Biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn này chỉ có lợi nhuận trước thuế bằng 0. 2. Phương pháp phân tích hòa vốn 2.1 Phương pháp phân tích hòa vốn bằng đồ thị Để minh họa về phân tích điểm hòa vốn, hãy xem xét số liệu về báo cáo lãi lỗ của một công ty hóa mỹ phẩm bắt đầu hoạt động năm X3. (ĐVT: 1000 đ) Tổng số Phần trăm Doanh thu (8.000sp x 50) 400.000 100.0 Biến phí của giá vốn hàng bán 240.000 60.0 Biến phí bán hàng và QLDN 40.000 10.0 Số dư đảm phí 120.000 30.0 Định phí SXC 110.000 27.5 Định phí bán hàng và QLDN 40.000 10.0 Lỗ (30.000) (7.5) Định phí Nhóm 5 18 Tài chính doanh nghiệp Dựa vào báo cáo lãi lỗ theo cách ứng xử chi phí, năm X3, công ty hoạt động dưới mức doanh thu hòa vốn và chịu lỗ 30 triệu đồng. Vậy công ty phải hoạt động với mức doanh số nào nào để hòa vốn? Theo đồ thị chi phí - sản lượng - lợi nhuận, trục tung thể hiện giá trị của doanh thu, chi phí và lợi nhuận; còn trục hoành thể hiện sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Điểm hòa vốn là điểm cắt giữa đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Lợi nhuận của đơn vị có thể xác định qua đồ thị dựa vào bất kỳ mức doanh thu nào trên đồ thị. Theo số liệu của ví dụ trên, các đường biểu diễn doanh thu và chi phí có dạng sau: Đường biểu diễn Doanh thu: S = 50 x Q Đường biểu diễn Biến phí: TVC = 35 x Q Đường biểu diễn Tổng chi phí: TC = 150 000 + 35 x Q (Trong đó, Q là sản lượng tiêu thụ) Đồ thị dưới đây biểu diễn các xác định điểm hòa vốn qua đồ thị CVP: Đồ thị chi phí-sản lượng-lợi nhuận Dựa vào đồ thị, ta thấy đường doanh thu và chi phí cắt nhau tại điểm có sản lượng tiêu thụ là 10.000 sp, tương ứng với doanh thu 500 triệu đồng. Đó là điểm hòa vốn. Đồ thị hòa vốn còn giúp các nhà quản lý xác định vùng họat động lỗ và lãi của công ty. Nếu công ty đạt mức doanh thu trên 500 triệu, công ty sẽ có lãi, ngược lại nếu mức doanh thu dưới 500 triệu đồng thì công ty sẽ chịu lỗ. Nhóm 5 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan