Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Tiểu luận phòng ngừa bệnh trầm cảm...

Tài liệu Tiểu luận phòng ngừa bệnh trầm cảm

.DOCX
48
6309
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------- ------- BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN HỌC: GIẢI PHẪU & SINH LÍ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO GV bộ môn: BS.Lâm Hiếu Minh ĐỀ TÀI: PHÒNG NGỪA BỆNH TRẦM CẢM  NHÓM 3  Nguyễn Nguyên Hương----------1611260184 Phạm Thị Thiên Nga-------------1611260185 Trịnh Đức Dũng-------------------1611260228 Nguyễn Thanh Phong------------1611260232 Trần Duy Anh---------------------1611260243 Hoàng Thị Thu Hiền--------------1611260250 Cao Tăng Thảo--------------------1611260253 Lê Diệp Hoàng Nguyên----------1611260273 Lê Thị Minh Phương-------------1611260177 1 Nguyễn Tường Thi---------------1611260178 Mục lục Lời nói đầu..................................................................................................................3 TRẦM CẢM LÀ GÌ ?................................................................................................5 Khái niệm trầm cảm...................................................................................................6 Biểu hiện của bệnh trầm cảm.....................................................................................6 Phân loại trầm cảm...................................................................................................12 TẠI SAO TA LẠI BỊ TRẦM CẢM ?......................................................................15 Các nhân tố gây bệnh...............................................................................................16 TRẦM CẢM LIỆU CÓ TỐT ?................................................................................24 Đối với bản thân ......................................................................................................25 Đối với gia đình và xã hội .......................................................................................28 LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ TRẦM CẢM ?..................................................32 Cách phòng chống trầm cảm....................................................................................33 Phương pháp điều trị................................................................................................35 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN...................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................46 LỜI NÓI ĐẦU 2 Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa như sau: Sức khoẻ không chỉ là sự vắng mặt của bệnh tật, mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội. Như vậy sức khoẻ của con người gồm 3 thành phần: - Về mặt thể chất: cơ bắp cường tráng, các cơ quan nội tạng bình thường. - Về mặt tâm thần: hoàn toàn minh mẫn, có ý chí, có nghị lực. - Về mặt xã hội: thích ứng với cộng đồng trong một môi trường lành mạnh, trong sạch. Ba thành phần này quan hệ mật thiết với nhau, khi cơ thể bị một bệnh nặng, hay kéo dài, thường có rối loạn tâm thần kèm theo. Ngược lại những bệnh nhân bị bệnh tâm thần lâu ngày đều có những rối loạn cơ thể. Trong các rối loạn tâm thần, như lo âu, trầm cảm đều có những triệu chứng của rối loạn cơ thể như rối loạn thần kinh thực vật, nội tạng. Ngược lại những bệnh cơ thể thường có rối loạn tâm thần như buồn phiền, lo âu, cáu gắt, uể oải … Sức khoẻ tâm thần và sức khoẻ xã hội có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, nhiều rối loạn được gọi chung là rối loạn tâm lý – xã hội, như nghiện ma tuý, nghiện rượu, rối loạn hành vi của thanh thiếu niên, các rối loạn liên quan đến stress. Ngoài các rối loạn tâm lý – xã hội, còn liên quan đến tính ổn định chính trị, và an toàn xã hội, chính vì thế mà hiện nay Chính Phủ nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến Sức khoẻ tâm thần và có chính sách quốc gia đặc biệt với Sức khoẻ tâm thần. Hàng năm, khoảng 10% hoặc 21 triệu người sinh sống tại Hoa Kỳ bị chứng trầm cảm, tài liệu Y học gọi là "depression". Các nhà Kinh Tế, giới Y học có thể dự đoán được những thiệt hại rất cao về tài chánh nhưng chẳng mấy ai có thể đo được mức đau khổ của con người do chứng trầm cảm gây ra. Sự trầm luân không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến thân nhân, bạn bè, những người thương yêu quý mến bệnh nhân. Chứng trầm cảm có thể hủy hoại cả một gia đình cũng như cuộc đời của người bệnh. Hầu hết những người bị trầm cảm thường không tìm cách chữa trị, dù chứng trầm cảm không phải là một bệnh nan y. Dường như người ta không tin rằng bệnh trầm cảm là một chứng bệnh có thể được chữa lành và có thành kiến không mấy tốt đẹp vể các chứng bệnh Tâm Thần. Vì thế, người bệnh tiếp tục đau khổ, thân nhân tiếp tục bó tay đứng nhìn người thân chịu trầm luân, và họ cùng đau khổ như nhau. Năm 2012, với chủ đề “ Trầm cảm, căn bệnh quan tâm của công chúng toàn cầu” tới mức tạo ra khủng hoảng “ Depression: a global crisis”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá hiện nay có tới 350 triệu người bị trầm cảm, và cứ 20 người có 1 người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước. Các rối loạn trầm cảm thường xảy ra khi tuổi đời còn trẻ, làm giảm khả năng lao động và thường tái phát. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với tình trạng giảm khí sắc, mất hứng thú, giảm năng lực ý chí, cảm giác có tội lỗi hay tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và khả năng tập trung suy nghĩ làm việc kém. Hơn nữa, trầm cảm thường có triệu chứng lo âu và các biểu hiện trầm cảm thường trở nên mạn tính , tái diễn dẫn tới suy giảm đáng kể khả năng tự chăm sóc. Người bệnh trầm cảm có thể dẫn tới tự tử, thế giới có tới gần 3000 người tự tử hàng năm. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là phải làm gì để ngăn ngừa, chiến đấu với căn bệnh khủng hoảng toàn cầu mang tên TRẦM CẢM này ? 3 TRẦM CẢM LÀ GÌ ? Bạn thường xuyên cảm thấy không vui, chán nản hay buồn bã sâu sắc và kéo dài. Và mỗi khi có điều gì đó xảy ra không theo ý bạn, đó có thể là cãi vã với người yêu, mâu thuẫn với sếp hoặc ốm đau làm cho tâm trạng của bạn tụt dốc. Và bạn tự hỏi tại sao mình lại buồn đến vậy, ôi mình thật tệ ! 4 Khái niệm trầm cảm Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Nó ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử. Mọi người thường nghĩ rằng trầm cảm bị gây ra bởi những sự kiện to lớn, tồi tệ trong cuộc sống. Điều này đúng, nhưng trầm cảm cũng nói về cách con người phản ứng trước những sự kiện đó và những sự kiện gây stress thông thường hằng ngày tích tụ dần lại. Khi nói tới trầm cảm, chúng ta nói đến một chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ ràng vượt xa những cảm xúc buồn bã bình thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua. Đặc tính của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn bã kéo dài trong hai tuần lễ hoặc lâu 5 hơn, tác động tới những công việc hay những trách nhiệm hàng ngày khác. Do đó đây thực sự là một căn bệnh hơn là một trạng thái cảm xúc. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho ta cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống. Đây là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần, bao gồm nhiều triệu chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra xung quanh hoặc đối với bản thân mình. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai, nghĩ rằng thể giới xung quanh dường như lúc nào cũng u ám. Trầm cảm là một căn bệnh kinh niên thường đòi hỏi phải điều trị lâu dài, như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nhưng không được nản lòng. Hầu hết những người bị trầm cảm cảm thấy tốt hơn với thuốc, tư vấn tâm lý hoặc điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Biểu hiện của bệnh trầm cảm  Trầm cảm không phải là… Hầu hết những lần khi bạn cảm thấy không vui hoặc buồn rầu, đó không có nghĩa là bạn bị trầm cảm. Cảm thấy buồn hoặc chán nản là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi có điều gì đó xảy ra không theo ý bạn, có thể là cãi vã với người yêu, mâu thuẫn với sếp hoặc ốm đau, tâm trạng của bạn có thể đi xuống. Bạn thường xuyên cảm thấy không vui hoă ăc buồn rầu, đó không có nghĩa là bạn bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy rất buồn hoặc khó chịu về tình trạng này, có thể đi kèm với việc mất ngủ, không muốn gặp gỡ bạn bè hoặc gia đình, ăn quá nhiều hoặc quá ít - bạn có thể chỉ là đang trải qua cảm giác buồn chán. Cảm giác này thường sẽ mất đi trong một hoặc hai tuần, nhất là nếu cơ nguyên gây ra tâm trạng này được cải thiện.  Trầm cảm là… Nếu tình trạng trên không cải thiện và ngày càng tệ hơn. Có thể bạn đã bị trầm cảm: 1. Bạn cảm thấy rất u buồn, sầu não hoặc không có bất kỳ hứng thú, niềm vui gì trong hầu hết các ngày. Cảm giác này có thể kéo dài ít nhất hai tuần hoặc có thể hơn. VÀ 2. Nếu bạn có các vấn đề khác như: ■ thay đổi đáng kể về cân nặng hoặc sự thèm ăn; ■ không thể ngủ đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều; ■ luôn cảm thấy bồn chồn hoặc chậm chạp, uể oải; ■ cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc tội lỗi; ■ luôn cảm thấy mệt mỏi; ■ cảm thấy ngu ngốc hoặc trống rỗng; ■ gặp nhiều khó khăn về tập trung hoặc ra quyết định; ■ nghĩ đến cái chết hoặc tự sát;  cảm thấy mất thích thú trong cuộc sống;  không thích gần vợ chồng, không còn thiết tha đến những hoạt động xảy ra xung quanh;  cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt, dễ nổi giận; 6  người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời hỏi thăm, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, bế tắc  luôn cảm thấy mình kém cỏi, xem mình là gánh nặng của gia đình và xã hội, xa lánh trốn tránh bạn bè, người thân;  sống khép kín không thích giao tiếp hay tham gia các hoạt động cộng đồng  Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên - Dể bị kích thích hay cáu kỉnh Dấu hiệu trầm cảm ở hầu hết các trẻ bắt đầu với triệu chứng cáu bẳn, dễ kích thích. Nguyên nhân là do trẻ tích tụ những thắc mắc trong lòng không giải tỏa được cùng với sự tò mò của trẻ mới lớn khiến trẻ tức giận không điều khiển được hành vi của mình - Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú Trẻ có dấu hiệu trầm cảm sẽ không có xu hướng thích thú với bất kì thứ gì. Những đồ dùng hay những thứ trước kia là niềm đam mê, giờ cũng dửng dưng - Trẻ thường ăn ngủ nhiều hơn bình thường Đây là cách trẻ quên đi những ức chế, khó khăn không được giải đáp của mình, ngoài ra trẻ còn tránh tiếp xúc với môi trường xung quanh - Bi quan về tương lai hay suy nghĩ đến cái chết Nếu không có sự quan tâm và chấn chỉnh kịp thời, những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của trẻ. Do có cảm giác chán nản, bực mình không muốn gần ai, dễ nghĩ tới bi quan , cái chết hoặc nghĩ mình vô dụng - Dễ khóc hoặc thường xuyên khóc Những biểu hiện dễ xúc động cũng cho biết trẻ có khả năng mắc chứng trầm cảm, thông thường đứa trẻ cảm thấy tự ti bản thân với người xung quanh. Nếu cha mẹ hoặc người thân chỉ trích dù nhẹ nhàng trẻ vẫn dễ bị xúc động - Có biểu hiện tự hủy hoại bản thân Đây là biểu hiện nguy hiểm nhất dẫn đến hành vi nông nổi của trẻ. Hủy hoại bản thân bằng các hoạt động: rạch cổ tay, đua xe tìm kiếm cảm giác mạnh. Nguyên nhân là do chán nản cuộc sống, không tha thiết hay cảm thấy không ai quan trọng với mình.  Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ  Biểu hiện trầm cảm khi mang thai Mang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải luôn là như vậy và không phải phụ nữ nào cũng thấy thế. Ít nhất có 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm. Một người phụ nữ có thể bị trầm cảm trước sinh nếu họ cảm thấy một số triệu chứng sau đây trong quá trình mang thai: - Không có khả năng tập trung và khó nhớ. - Khó đưa ra quyết định. - Quá lo lắng trong thai kỳ hoặc lo lắng về tương lai làm mẹ của mình. - Cảm thấy tê liệt cảm xúc. - Thường cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh. - Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng… - Cảm thấy vô cùng mệt mỏi. - Luôn luôn thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc chán ăn không muốn ăn bất cứ thứ gì. 7 - Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ. - Mất hứng thú tình dục. - Một cảm giác rằng không có gì thú vị hoặc cảm thấy vui nữa, kể cả việc mang thai. - Cảm thấy như thất bại, cảm giác tội lỗi. - Nỗi buồn dai dẳng. - Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.  Biểu hiện trầm cảm sau khi sinh Khoảng 13% các bà mẹ bị mắc chứng trầm cảm sau khi sinh con, với các biểu hiện sau: - Không cảm thấy thích thú với con của mình - Cảm xúc tiêu cực, cảm thấy chán ghét con của mình - Lo lắng bạn sẽ làm gì đó để làm hại con của mình - Không quan tâm chăm sóc bản thân và con của mình - Không hài lòng với cuộc sống - Mất hứng thú tình dục - Không còn sức lực, không có động lực sống - Cảm thấy không có giá trị, cảm thấy tội lỗi - Ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường - Ăn không ngon, sút cân.  Biểu hiện của trầm cảm sau khi mãn kinh Khoảng 39,1% phụ nữ mãn kinh mắc bệnh trầm cảm, với những biểu hiện: - Buồn vì tình trạng sức khỏe, gia đình, công việc, tài chính… - Chán nản, không còn ham thích đến thú vui giải trí hằng ngày, ngay cả trong quan hệ vợ chồng. - Mệt mỏi, thấy công việc trong ngày trở nên nặng nhọc, phải gắng sức hơn bình thường. - Cảm thấy có lỗi khi không lo lắng được cho gia đình, hoặc là gánh nặng cho gia đình. - Ăn không ngon (hay ăn quá nhiều). - Tăng hoặc giảm cân. - Lo lắng thái quá. - Trí nhớ bị giảm sút, hay quên, không tập trung tư tưởng. - Những rối loạn về thể chất (đau ngực, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…). - Khó ngủ (hay ngủ quá nhiều). - Có ý nghĩ hay hành vi tự tử. - Ngủ trễ, thức dậy sớm kèm theo hoang tưởng, ảo giác.  Biểu hiện trầm cảm ở đàn ông Khác với chị em hay chuyển cảm xúc tiêu cực thành nước mắt, phái mạnh thể hiện bằng những cơn giận dữ khác thường. Trái ngược với quan niệm chỉ phụ nữ mới trầm cảm, không ít đấng mày râu cũng phải đối mặt với căn bệnh này. Ở đàn ông, trầm cảm có thể có những biểu hiện khác biệt nên dễ dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không hiệu quả. Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo trầm cảm ở nam giới: Khó tập trung Nếu bạn cảm thấy khó tập trung khi làm việc hoặc trong đầu toàn những suy nghĩ tiêu cực, có thể đó là dấu hiệu của trầm cảm. Trầm cảm khiến con người không thể suy nghĩ cẩn thận, quyết định đúng đắn hoặc hoàn thành những công việc phức tạp dù ở trường học hay nơi công sở. 8 Liên tục cáu gắt Một dấu hiệu khác thường của trầm cảm là dễ kích động, cáu gắt. Khác với chị em hay chuyển những cảm xúc tiêu cực thành nước mắt, nam giới lại thể hiện bằng những cơn giận. Họ biểu lộ trầm cảm bằng cách tức tối với một người hoặc một tình huống dù rất đơn giản. Sự cảm thông và khuyến khích từ bạn bè và gia đình sẽ có ích rất nhiều trong những trường hợp như vậy. Lạm dụng đồ uống có cồn Có nhiều đàn ông cố che giấu trầm cảm bằng cách sử dụng chất kích thích, ví dụ như đồ uống có cồn. Thế nhưng họ lại không biết rượu sẽ làm trầm trọng hơn căn bệnh. Rượu làm con người trở nên căng thẳng và tồi tệ. Sụt giảm ham muốn tình dục Trầm cảm được cho là có mối liên quan đến tụt giảm ham muốn và rối loạn chức năng cương dương ở phái mạnh. Đó là vì người trầm cảm thấy bản thân không đủ sức để duy trì các thói quen thường ngày. Cảm giác tuyệt vọng khiến họ không còn chút hứng thú. Bệnh tiêu hóa và các chứng đau mạn tính Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, các chứng đau mạn tính bị ảnh hưởng rất nhiều từ cảm xúc. Trên thực tế, đàn ông gặp phải một chứng đau mạn tính có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3 lần bình thường. Một nghiên cứu khác của Viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ cho biết trầm cảm còn kéo theo bệnh tiêu hóa. Rối loạn giấc ngủ Ngủ quá nhiều hoặc quá ít là dấu hiệu phổ biến cảnh báo nguy cơ trầm cảm. Các bệnh nhân trầm cảm thường phàn nàn họ thức dậy quá sớm vào buổi sáng mà không thể ngủ tiếp. Một số khác lại tỉnh giấc giữa đêm hoặc không thể bước ra khỏi giường ngày hôm sau. Mệt mỏi Hầu hết người bị trầm cảm đều trải qua cảm giác mệt mỏi kéo dài, không có động lực để làm bất cứ việc gì.  Biểu hiện trầm cảm ở người già Những người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh không nhận ra được những bất ổn ở họ. Khi cố gắng diễn đạt những cảm giác của mình liên quan đến trầm cảm, họ lại thường tập trung vào các chủ đề khác. Chẳng hạn, họ than phiền về những nỗi lo về tài chính, vấn đề hoà thuận với các thành viên trong gia đình và thường nhất là các vấn đề về sức khoẻ. Và rồi lâu dần họ “bỏ cuộc” tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác kèm với các dấu hiệu: - Chán nản và mất niềm tin kéo dài - Lo âu bồn chồn đứng ngồi không yên - Suy giảm trí nhớ, hay nghĩ đến những chuyện không vui trong quá khứ - Suy giảm trí nhớ xuất hiện ảo giác - Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ thức sang đêm - Táo bón, đau lưng, đau ngực, nhức đầu uống thuốc không khỏi - Rối loạn tiêu hóa, ăn, uống không ngon ăn, thất thường 9 - Hoạt động chậm chạp nhanh mệt - Không quan tâm đến vệ sinh, ăn mặc cá nhân - Tăng giảm trọng lượng cơ thể thất thường ð Trầm cảm nặng ở người cao tuổi thường tiến triển mãn tính , dễ tái phát, thường không tuân thủ điều trị và có nhiều hậu quả nghiêm trọng như tự sát, dinh dưỡng kém, mất nước, phục hồi kém từ những bệnh nội khoa kèm theo và phải sử dụng nhiều dịch vụ y khoa khác nhau.  Bề ngoài, trầm cảm có thể có vẻ giống như giả vờ, nóng tính và những hành vi xấu—ai có thể cảm thông với những đặc điểm khó ưa như vậy? Trầm cảm thực ra phức tạp, nhiều sắc thái và u tối hơn nhiều so với cảm giác bất hạnh—giống như sự sụp đổ của bản thân hơn. Ở tình trạng trầm cảm nặng, bạn có thể trở thành một dạng hồn ma sống dở.  Thứ nhất, nó có thể sinh ra những triệu chứng như triệu chứng của bệnh Alzheimer—đãng trí, lú lẫn và mất phương hướng. Đưa ra những quyết định dù nhỏ nhất cũng có thể rất khổ sở. Nó có thể tác động lên không chỉ tinh thần mà cả cơ thể—vấp ngã khi đi bộ, hoặc không thể đi thành một đường thẳng. Bạn vụng về và dễ gặp tai nạn hơn. Khi trầm cảm , những thứ trong đầu bạn trở thành hai chiều—như một bản vẽ thay vì một sinh vật sống, hít thở. Bạn không thể gợi lên tính cách thật của mình, thứ mà bạn chỉ có thể nhớ mơ hồ, một cách lý thuyết. Bạn sống trong, hoặc ở gần, một trạng thái sợ hãi thường trực, mặc dù bạn không chắc mình sợ hãi điều gì. Nhà văn William Styron gọi đó là “quẫn trí,” chính xác hơn nhiều so với “bất hạnh.” Có cảm giác nặng như chì trong ngực, phần nào như khi ai đó bạn yêu thương rất nhiều vừa mới qua đời; nhưng không ai chết cả—ngoại trừ, có lẽ, chính bạn. Bạn cảm thấy cô đơn sâu sắc. Nó thường được mô tả như nhìn thế giới thông qua một tấm kính; sẽ chính xác hơn nếu nói là một tảng băng dày, mờ đục. Do đó tính cách của bạn—con người thông thường, quen thuộc của “bạn”—đã thay đổi. Nhưng quan trọng là, mặc dù gần như tận thế từ bên trong, sự biến đổi này lại gần như không thể nhận ra được đối với người quan sát—ngoại trừ, có lẽ, một sự thu mình nhất định, hoặc nóng giận và khó tính hơn. Nhìn từ bên ngoài—bức tường da và cửa sổ đôi mắt—mọi thứ vẫn quen thuộc. Bên trong, lại là một cơn bão tối tăm. Đôi lúc bạn cực kỳ mong muốn được đứng trên phố và hét hết cỡ, không vì lý do cụ thể nào (nhà văn Andrew Solomon mô tả là “giống như muốn nôn nhưng không có miệng”). Phân loại trầm cảm Bệnh nhân mắc dạng trầm cảm nặng nếu họ có từ năm các triệu chứng trở lên trong hai tuần hoặc lâu hơn, trong đó hai triệu chứng quan trọng đó là; thứ nhất: tâm trạng chán nản, buồn bã, khí sắc trầm và; thứ hai: mất hứng thú với các hoạt động thường ngày,bên cạnh đó còn có 7 triệu chứng liên quan như: + Giảm tập trung chú ý + Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan + Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân + Rối loạn giấc ngủ + Có ý tưởng và hành vi tự sát + Ăn không ngon miệng. 10 + Giảm tự trọng và lòng tự tin Hai loại trầm cảm thường gặp nhất là Chứng trầm cảm nhẹ và Chứng trầm cảm nặng. Cả hai loại đều có những biểu hiện giống nhau nhưng đối với trầm cảm nặng, các vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Khi một người bị trầm cảm, đó thường là trầm cảm nhẹ. Và dựa vào đó mà các bác sỹ, cán bộ y tế, chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần có thể chẩn đoán liệu bạn có bị trầm cảm hay không. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm thường có nhiều loại khác nhau như: + trầm cảm nặng, + trầm cảm nhẹ, + trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn, + trầm cảm tái diễn, + trầm cảm nặng và tái diễn, + trầm cảm mức độ nhẹ liên tục, + trầm cảm di chứng của rối loạn khí sắc trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc.  Đối với phụ nữ  Hội chứng trầm cảm ở những giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của phụ nữ Rối loạn khí sắc ở phụ nữ bao gồm những hội chứng trầm cảm xảy ra trong những giai đoạn đặc biệt của cuộc đời như trầm cảm tiền kinh nguyệt, những rối loạn khí sắc sau sanh và rối loạn khí sắc liên quan đến thời kì mãn kinh:  Trầm cảm tiền kinh nguyệt (PDS) Đặc điểm: khí sắc trầm cảm và những cảm giác mất hi vọng, lo âu và căng thẳng, cảm xúc không ổn định, giận dữ, bứt rứt và giảm ham thích hoạt động. Những triệu chứng này thường xảy ra ở tuần cuối của giai đoạn hoàng thể[1] ở phần lớn các chu kì kinh nguyệt và biến mất ngay sau khi có kinh. Đối với những trường hợp nhẹ thì những cách điều trị cũ còn thích hợp. Nhiều bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp tâm lý cá nhân hoặc nhóm. Những thay đổi trong lối sống được đề nghị bao gồm giảm muối, chocolate, café, thuốc lá và rượu. Những kĩ thuật chữa trị Stress thường kết hợp với vận động đều đặn cũng có thể được sử dụng. Ở những phụ nữ không đáp ứng với những liệu pháp cũ, thì nên điều trị bằng thuốc hướng thần[2] hoặc liệu pháp hormone. [1]Sau khi rụng trứng giai đoạn này còn được gọi là “giai đoạn hoàng thể”, phần cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài từ 12 đến 16 ngày. Lượng nội tiết tố progesterone bắt đầu tăng lên, báo hiệu rằng buồng trứng không cần phải sản xuất trứng nữa trong tháng này. Chất nhầy ở cổ tử cung sẽ khô dần và tạo ra một màng mỏng ngăn không cho bất kỳ tinh trùng nào xâm nhập vào tử cung. [2] Thuốc dùng để trị liệu cho các rối loạn tâm thần  Hai rối loạn trầm cảm chính có liên quan đến việc sinh sản là Baby blues và trầm cảm hậu sản (PPD) 11 Baby blues là một rối loạn khí sắc nhẹ, thoáng qua và rất thường xảy ra sau khi sanh, ảnh hưởng tới 25-85% sản phụ. Những triệu chứng thường xuất hiện trong những ngày đầu sau sanh và biến mất sau đó không lâu. Giai đoạn trầm cảm nặng sau khi sanh (PPD), về triệu chứng học thì hội chứng này tương tự với một giai đoạn trầm cảm nặng, bao gồm khí sắc trầm cảm, mất sự quan tâm và thích thú, thay đổi đáng kể về sự thèm ăn hoặc cân nặng, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mình vô dụng, có ý nghĩ tự sát,… Phương pháp điều trị rối loạn khí sắc liên quan đến thai kì thường đòi hỏi nhiều chuyên khoa. Những kỹ thuật liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân chấp nhận vai trò làm mẹ và cần được sự hỗ trợ tích cực của người chồng và gia đình. Những thuốc chống trầm cảm là phương pháp được lựa chọn để điều trị trong PPD. Cần lưu ý rằng tất cả những thuốc điều trị tâm thần khi cho một bà mẹ đang nuôi con sau khi sanh sẽ tiết ra trong sữa mẹ. SSRIs[3] và TCAs[4] được coi là ít rủi ro nhất đối với trẻ, nhưng các thuốc ổn định khí sắc phải được sử dụng rất cẩn thận. Thuốc chống loạn thần không được dùng cho các bà mẹ đang cho con bú. [3] thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc [4]thuốc chống trần cảm ba vòng  Thời kì mãn kinh – Mãn kinh là một giai đoạn chuyển đổi sinh lý và tất yếu xảy ra ở phụ nữ từ 40 tới 50 tuổi. Sự chuyển đổi qua mãn kinh có ba giai đoạn: ngay trước khi mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Có chứng cớ cho thấy liệu pháp hormone (HRT) bằng estrogen, estrogen-progesteron hoặc kết hợp estrogen-androgen có thể giúp phụ nữ mãn kinh không bị những triệu chứng thể chất cũng như những triệu chứng trầm cảm nhẹ. Trầm cảm mãn kinh giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thích hợp. SSRIs thường được chỉ định do ít tác dụng phụ và an toàn. Những kết quả gần đây cho thấy HRT có thể tăng cường đáp ứng chống trầm cảm của SSRIs ở một số phụ nữ mãn kinh bị trầm cảm.  Phụ nữ dễ bị trầm cảm, nên phát hiện sớm những nguy cơ để ngăn ngừa sự phát bệnh hoặc để chẩn đoán ở giai đoạn sớm rối loạn trầm cảm có liên quan đến một giai đoạn đặc biệt nơi cuộc sống phụ nữ là điều rất quan trọng. Sự điều trị sớm trầm cảm là để phòng ngừa những hậu quả nguy hại có thể xảy ra của trầm cảm. Hơn nữa, sự can thiệp sớm được cho là làm giảm được những vấn đề hôn nhân hoặc gia đình có liên quan đến trầm cảm của người mẹ cũng như tác động có hại của trầm cảm ở mẹ lên con cái. 12 TẠI SAO TA LẠI BỊ TRẦM CẢM ? Vào một ngày nào đó, sự kiện tồi tệ nhất đời bạn ập đến hay những ấm ức tích tụ lâu ngày đã không còn lối thoát, và những điều ấy khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng triền miên. Đầu tiên là những cơn đau đầu cứ ngày một dày lên, thường ngồi ngáp liên tục như người nghiện, như cảm giác ngộp thở thiếu ô - xi, hồi hộp, nghĩ đến việc gì cũng lo âu… Dần dần, xuất hiện thêm triệu chứng sợ tiếng ồn, căng thẳng, bị kích động, nổi giận, sợ ánh sáng mạnh, đêm mất ngủ, buổi sáng cảm giác chán nản, buồn ngủ,… Tiếp theo là cảm giác chán ghét bản thân, xấu hổ vì sự vô nghĩa của bản thân, mọi nỗ lực làm việc đều bị gián đoạn vì đoản sức và mất khả năng tập trung… dẫn đến hay tủi thân và khóc lóc một mình. Không còn quan tâm đến hình ảnh bản thân nữa, rồi bạn trở nên xộc xệch, ngại tắm rửa và tăng cân trầm trọng. Các nhân tố gây bệnh 13 Tổ chức thế giới đã thống kê đến năm 2020, sẽ có 121 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này và trầm cảm trở thành căn bệnh phổ biến đứng thứ 2. Điều đó cho thấy tỉ lệ người mắc căn bệnh này đang tăng. Tại sao người ta lại “đua” nhau trầm cảm vậy? Nguyên nhân trầm cảm theo cơ chế sinh học Những ảnh hưởng sinh học, tâm lý, và xã hội là những nguyên nhân gây ra trầm cảm, cụ thể: - Mọi quá trình thần kinh đều xuất phát từ não bộ; Các gene và các sản phẩm protein của chúng xác định chức năng và các liên kết thần kinh; - Trải nghiệm sống ảnh hưởng tới biểu hiện gene và các yếu tố tâm lý xã hội tác động trở lại não bộ; - Biểu hiện gene bị biến đổi tạo ra sự thay đổi trong các liên kết thần kinh sẽ góp phần duy trì sự bất thường của hành vi; - Tâm lý trị liệu tạo ra sự thay đổi hành vi dài hạn bằng cách thay đổi biểu hiện gene.  Do đó, cả yếu tố di truyền và môi trường đều có liên quan đến nguyên nhân và điều trị trầm cảm. Tiến bộ gần đây trong nghiên cứu cơ sở di truyền của trầm cảm đã đem lại những phát hiện thú vị, chẳng hạn như tính đa hình chức năng (functional polymorphism) của gene vận chuyển serotonin, thứ có thể được sử dụng để dự đoán chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) phản ứng trong bối cảnh căng thẳng cuộc sống. Từ đó, có thể hiểu trầm cảm là hệ quả của căng thẳng cuộc sống trong tương tác với các lỗ hổng di truyền về gene và tính cách sản sinh ra sự rối loạn chức năng về sinh lý và tâm lý. Việc tiếp xúc kéo dài với căng thẳng tạo ra sự thay đổi đặc tính trong chức năng dẫn truyền thần kinh não bộ thường được mô tả như một sự “mất cân bằng hóa học.” Điều này là sự thay đổi trong các hệ thống truyền tin hóa học chịu trách nhiệm dẫn truyền thần kinh: serotonin (5HT), norepinephrine (NE), và dopamine (DA). Trầm cảm có liên quan tới sự suy giảm dẫn truyền thần kinh trong các hệ thống này và các thuốc chống trầm cảm sẵn có hiện nay được cho là có tác dụng bằng cách đảo ngược những thâm hụt đó. Những thay đổi trong các hệ thống thần kinh này tạo ra các triệu chứng tâm lý và xôma đặc trưng của trầm cảm. Nguyên nhân trầm cảm rất đa dạng và có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính: + Trầm cảm nội sinh ( còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân). Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng vẫn chưa có giả thuyết nào rõ ràng và thuyết phục. + Trầm cảm do stress: Mất việc làm, mẫu thuẫn gia đình, tình cảm, con cái không như mong muốn, bị trù dập nhiều, làm ăn thua lỗ, người thân đột ngột qua đời và đặc biệt ở phụ nữ bị stress sau khi sinh con. 14 + Trầm cảm do các bệnh thực tổn gồm có các rối loạn nội tiết (vd: Giảm năng huyết áp, bệnh tiểu đường và hội chứng Cushing) và các rồi loạn thần kinh (vd: Tai biến mạch máu não, U não, bệnh Parkinson, Co giật, sa sút trí tuệ, …) Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ Sự hay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra. 15 Tuy nhiên nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Một số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, hoặc họ chưa sẵn sàng mang thai trong thời điểm hiện tại, hoặc việc mang thai mang lại cho họ quá nhiều phiền toái trong cuộc sống như những vấn đề về mối quan hệ, công việc, tài chính… Cũng có những phụ nữ cảm thấy không chắc chắn về vai trò mới của mình, nỗi lo sợ về mang thai, cũng như làm thế nào để họ sẽ đối phó với việc sinh nở hoặc có một vài người cảm thấy không hài lòng về những đặc điểm của thai nhi mà họ đang mang như cân nặng, giới tính… điều đó góp phần làm tăng hiện tượng trầm cảm trong thai kỳ. Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm: + Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm. + Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai. + Thiếu sự hỗ trợ xã hội. Mọi người cần cảm thấy được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, và đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể đóng góp vào khả năng của bệnh trầm cảm. + Tài chính khó khăn: Vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai. Mặt khác, trong các nguyên nhân vì trầm cảm kể trên và dựa vào xã hội ngày nay, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng hầu hết những người bị trầm cảm hiện giờ đều do nguyên nhân stress từ môi trường xã hội. Đặc biệt là những người nổi tiếng như nữ diễn viên Angelina Jolie bị trầm cảm khi người mẹ của cô mất vào năm 2007. Hay nam ca sĩ Việt Nam rất nổi tiếng là Đan Trường thường xuyên bị trầm cảm vì môi trường nghệ thuật khắc nghiệt cũng như sự khắc nghiệt từ chính những nhà báo, người hâm mộ. Trầm cảm là một căn bệnh rất nguy hiểm và nếu trở nặng nó có thể lấy đi cả tính mạng, như gần đây ta có thể thấy nam danh hài nổi tiếng thế giới là Robin Williams đã tự tử vào năm 2014 khiến cho cả thế giới bàng hoàng vì không vượt qua được trầm cảm. 16 Robin Williams 8 nguyên nhân không ngờ dẫn đến trầm cảm Yếu tố thời tiết, nơi ở, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… đều là những nguyên nhân gây trầm cảm mà có lẽ bạn không ngờ tới. Hầu hết mọi người thường cảm thấy sầu muộn vào những ngày mùa Đông khi thời tiết trở nên lạnh hơn. Với nhiều người, những sự thay đổi cảm xúc này có thể nghiêm trọng hơn mức bình thường, đây được gọi là chứng “rối loạn cảm xúc theo mùa” hay “trầm cảm mùa Đông” (SAD). Ở Mỹ, có khoảng 10 triệu người bị trầm cảm theo mùa. Trong hầu hết các trường hợp, những rối loạn này có thể bắt đầu vào cuối mùa thu và kéo dài đến mùa xuân. Theo Bác sỹ tâm lý Josie Znidarsic – Viện Chăm sóc Sức khỏe Cleveland Clinic (Mỹ): “Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai và biến cố trong cuộc sống có thể không phải nguyên nhân dẫn đến trầm cảm”. 17 Nhiều người bị trầm cảm theo mùa Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các vấn đề sức khỏe tâm thần không bị tác động bởi bất cứ sự thay đổi nào của hoàn cảnh. Những trường hợp này có thể là do sự thay đổi của những chất hóa học trong não bộ, hormone hoặc di truyền từ các thành viên trong gia đình. Bên cạnh hội chứng mùa đông kể trên, thì cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khác, bao gồm: Bệnh mạn tính Quá trình “chung sống” với những bệnh mạn tính không chỉ gây ra đau đớn về thể chất mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người bị bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư… thường có nguy cơ cao bị trầm cảm. Hút thuốc lá Nghiên cứu năm 2015 của các nhà khoa học Anh cho thấy, những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm nhiều hơn những người không hút thuốc lá. Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân “tàn phá” thể chất mà còn tàn phá tinh thần của người hút. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều Mạng xã hội chỉ là một “lát cắt” về cuộc sống của một người nào đó và không thể mô tả chính xác cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nhiều người khác lại có thể thấy ghen tị với họ, trở nên kém tự tin hơn, hình thành nên tâm lý “so sánh xã hội” và có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm. Đây là kết luận của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Xã hội và Tâm lý học lâm sàng (Mỹ). Dùng mạng xã hội quá nhiều có thể gây trầm cảm Nơi ở Nơi ở tác động nhiều đến sức khỏe tinh thần của mỗi người. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy những người sống ở đô thị có nhiều nguy cơ bị bệnh về tâm thần, điển hình là trầm cảm. Các nhà khoa học cho rằng việc dành thời 18 gian hòa mình với thiên nhiên nhiều hơn có thể là phương pháp ngăn ngừa trầm cảm hữu ích. Chế độ ăn uống Theo nghiên cứu, những người thực hiện chế độ ăn không hợp lý, sử dụng nhiều chất béo có nhiều nguy cơ bị trầm cảm. Theo phân tích trên Tạp chí Tâm lý học Ấn Độ cho thấy:“Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian bị trầm cảm.” Ngồi quá nhiều Ngồi quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm cao. Để có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, bạn không chỉ cần ăn những thực phẩm lành mạnh mà còn nên hoạt động nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục có thể thúc đẩy tâm trạng của bạn. Thiếu ngủ Thiếu ngủ có thể gây ra một số bệnh mạn tính nguy hiểm và làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ có thể ảnh hưởng nặng nề đến trầm cảm và ngược lại, trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Thiếu ngủ có thể gây nên trầm cảm Câu chuyện của những nhân vật lịch sử từng mắc bệnh Trầm cảm Charles Dickens Charles Dickens là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại nữ hoàng Victoria. Tuy nhiên, những ghi chép từ một số người bạn của ông tiết lộ, Charles thường rơi vào trạng thái trầm cảm mỗi khi bắt đầu sáng tác một tiểu thuyết mới và trạng thái đó cải thiện dần khi hoàn thành. 19 Nguyên do trầm cảm là vì ông có một tuổi thơ đầy khó khăn, phải làm việc rất vất vả tại nhà máy, chứng kiến bố mình bị bỏ tù. Chứng trầm cảm trầm trọng hơn theo thời gian, đến mức ông sẵn sàng từ bỏ mẹ của 10 người con ông, để theo một nữ diễn viên trẻ mới 18 tuổi. 4 năm trước khi ông mất, ông gặp tai nạn xe lửa, tuy không bị thương nhưng việc phải giúp đỡ những người hấp hối đã làm ông suy sụp, vắt kiệt sự sáng tạo của ông trong những năm cuối đời. Lev Tolstoy Chứng trầm cảm của Lev Tolstoy - tiểu thuyết già người Nga, cha đẻ tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” có biểu hiện nặng khi bước sang độ tuổi trung niên. Ông đã trải qua sự thay đổi nhân cách nghiêm trọng, đi ngược lại những gì ông đã từng làm trong quá khứ. Ông cho đi tất cả tài sản, sống độc thân và tranh luận về bản chất tôn giáo đã đi theo ông cả đời. Ngoài ra, ông còn từ bỏ sáng tác vì cho rằng “nghệ thuật không những vô ích mà còn gây hại”. Tolstoy đã rất thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, khi được sinh ra trong gia đình giàu có, đạt nhiều thành tựu trong văn học, có một gia đình với 13 người con, nhưng chứng bệnh đã khiến ông mang ý định tự sát rất mãnh liệt. Nhưng cuối cùng, ông qua đời vì chứng bệnh viêm phổi tại một nhà ga, khi đang trên đi trên con đường của một tu sĩ khổ hạnh mà ông ấp ủ hàng thập kỷ, sau khi tìm lại được ý nghĩa cuộc sống. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan