Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Câu hỏi nhận định luật hành chính...

Tài liệu Câu hỏi nhận định luật hành chính

.DOCX
90
3051
108

Mô tả:

1. Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những qui định của pháp luật về cán bộ côg chức khi đang còn là cán bộ công chức. Sai Vì Tại khoản 2 Điều 19 Luật cán bộ công chức có quy định: “2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.” Do vậy khẳng định trên là sai. 2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp đỡ nhau hoạt động của hội. Sai Vì: Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1 Số tổ chức xã hội nghề nghiệp như : Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư,… Trong câu khẳng định trên đã nói: tổ chức xã hội nghề nghiệp "là" tổ chức gồm... Do đó sai rồi, vì định nghĩa giáo trình đã nêu rõ cái quan trọng là phải do nhà nước sáng kiến thành lập. Ở đây câu khẳng định trên chắc như đinh đóng cột là câu định nghĩa rồi. Đãng lẽ nó nên nói : Trong tổ chức xã hội nghề nghiệp thì bao gồm:... Mới là đúng. 3. Không phải mọi trường hợp kỉ luật vi phạm hành chính đều phải thành lập hội đồng kỉ luật. Đúng Vì Theo khoản 2 điều 17 NĐ 34/ 2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức quy định: “2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật: a) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo; b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.” 4. Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra. Sai Vì: Các biện pháp xử lí hành chính khác không phải chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra. Tại khoản Điều 24 Pháp lệnh xử lý vphc đã quy định thì áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác đối với: “A) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”. Vậy ở đây đã quá rõ là có trường hợp do vi phạm hình sự chứ không phải vi phạm hành chính. Nên khẳng định trên rõ ràng sai. 9. Công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự được xin thôi việc Sai Vì: Thôi việc được hiểu là sự chấm dứt việc làm tại môt vị trí nào đó. Tại Điều 59 Luật cán bộ công chức đã chỉ rõ những trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc. Trong đó khoản 3 Điều 59 quy định rõ “Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”. Vậy đối với những công chức đang bị truy cứu tnhs thì sẽ không được xin thôi việc. 10. Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính Sai Vì Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pl hành chính. Ta có thể thấy ví dụ như: Việc nhận con nuôi (hành vi hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do CP ban hành) thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi.. Các cậu có thể lấy ví dụ về việc công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo thì an toàn hơn vì giáo trình có ghi :D còn cái ví dụ trên là tớ liên miên lan man tìn đâu ra ấy nên ko dám khẳng định đúng nhé. Ai thấy hợp lí thì dùng 11. Mọi tổ chức xã hội đều có điều lệ Đúng Vì: Tổ chức xã hôi là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Ngay khái niệm đã nêu rõ tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ. Do đó khẳng định trên là đúng (Theo tớ là vậy vì các bạn có thể giải thích là giáo trình đã định nghĩa thế, ở đây lại có câu : “Hoạt động theo luật và theo điều lệ”, chữ và ở đây tức là phải có cả 2 rồi) Có quan điểm bảo là có những tổ chức tự quản không có điều lệ. Tớ thấy cái này sao mà nghi nghi do tớ không thấy giáo trình ghi mà cũng chẳng biết ở đâu ghi cái đó tìm nên tớ làm theo giáo trình bạn nào có ý định chắc chắn thì tìm xem :D. 12. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều

Tài liệu liên quan