Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Môn toán Câu hỏi trắc nghiệm hoá phân tích định lượng...

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm hoá phân tích định lượng

.PDF
7
12575
86

Mô tả:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Câu 1. Xác định nồng độ đương lượng của dung dịch HCl 1M trong phản ứng sau HCl + NaOHNaCl + H2O A.1N B.2N C.0,5N D.Đáp án khác (hướng dẫn: CN = CM.Z) Câu 2.Xác định nồng độ đương lượng của dung dịch H2SO4 1M trong phản ứng sau H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O A.1N B.2N C.0,5N D.Đáp án khác Câu 3. Có bao nhiêu đương lượng chất tan trong: a. 1L dung dịch 2N; b.1L dung dịch 0,5 N; c. 0,5L dung dịch 0,2N. Đáp án tương ứng là A.0,5-0,2-0,025 B. 0,5-0,1-2 C. 2-0,5-0,1 D.2-0,5-0,4 (hướng dẫn: CN = số đương lượng/thể tích dung dịch) Câu 4. Tính nồng độ đương lượng của mỗi dung dịch sau: a. 7,88 g HNO3 trong 1 lít dung dịch b. 26,5 g Na2CO3 trong 1 lít dung dịch Câu 5. Mục đích môn hóa phân tích định lượng. Chọn câu đúng nhất A.Xác định công thức phân tử của chất trong mẫu thử B.Xác định khối lượng phân tử của chất trong mẫu thử C.Xác định hàm lượng của chất trong mẫu thử D.Tất cả các câu trên đều đúng BÀI 2. PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG Câu 1. Trình tự thao tác đúng trong phương pháp phân tích khối lượng clorid trong mẫu muối khan là 1.Tiến hành phản ứng kết tủa 4.Cân 2.Hòa tan thành dung dịch 5.Lấymẫu, cân A. 4-2-1-3-7-6-5 6.Sấy, nung B.5-2-1-7-4-6-3 3.Lọc tách tủa 7. Rửa tủa C.4-1-3-7-5-6-2 D.5-2-1-3-7-6-4 Câu 2. Trong phân tích định lượng để xác định độ ẩm của nguyên liệu người ta thường dùng phương pháp phân tích nào? A.Phương pháp kết tủa B.Phương pháp thể tích C.Phương pháp hóa học D. Phương pháp bay hơi Câu 3. Cân chính xác 1,5738g mẫu nguyên liệu, sấyở 105oC đến khối lượng không đổi, cân lại khối lượng chất rắn được 1,4779g. Tính độ ẩm của mẫu nguyên liệu đó A.6,49% B. 6,48% C.6,09% D.6,10% Bài 3,4. PHÂN TÍCH THỂ TÍCH, PHA HÓA CHẤT Câu 1. Trong phương pháp phân tích thể tích, dung dịch chuẩn là dung dịch A.Thuốc thử, cần xác định nồng độ B.Mẫu cần xác định nồng độ C. Thuốc thử, đã biết nồng độ D. Chất chỉ thị Câu 2. Trong chuẩn độ, thời điểm thuốc thử R cho vào vừa đủ để phản ứng hết với toàn bộ chất cần xác định X và thời điểm chất chỉ thị bắt đầu thay đổi tín hiệu được gọi tên tương ứng là Chọn câu trả lời đúng nhất A.Đều là điểm dừng B.Đều là điểm tương đương C.Điểm dừng – điểm tương đương D.Điểm tương đương – điểm dừng Câu 3. Chất chỉ thị là chất A.Tạo kết tủa tại điểm tương đương B.Thay đổi màu sắc ở lân cận điểm tương đương C.Thay đổi tín hiệu ở lân cận điểm tương đương D.Thay đổi tín hiệu tại điểm tương đương Câu 4. Trong chuẩn độ, điểm dừng và điểm tương đương a.Luôn luôn trùng nhau c. Thông thường trùng nhau b. Luôn không trùng nhau d. Thông thường không trùng nhau Câu 5. Phản ứng chuẩn độ phải thỏa mãn yêu cầu nào sau đây 1.Xảy ra hoàn toàn 2.Có tính chọn lọc cao 3. Tạo được kết tủa hoặc bay hơi 4.Xảy ra nhanh 5.Phải chọn được chất chỉ thị xác định được chính xác điểm tương đương A.1-2-3-4 B.1-2-3-5 C.1-2-4-5 D.Tất cả các yêu cầu trên Câu 6. Dựa trên cơ sở nào các phương pháp phân tích thể tích được chia thành bốn loại: phương pháp acid-bazơ, phương pháp oxy hóa – khử, phương pháp tạo phức, phương pháp kết tủa A.Dựa vào chất chỉ thị sử dụng B.Dựa vào phản ứng chuẩn độ C.Dựa vào thuốc thử R sử dụng D.Cả A và B Câu 7. Định lượng FeSO4 bằng KMnO4 10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 5Fe2(SO4)3+ 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O Đây là phương pháp: A.Phương pháp acid – bazơ B.Phương pháp kết tủa C.Phương pháp oxy hóa – khử D.Phương pháp tạo phức 8. Tính nồng độ đương lượng của dung dịch HCl đậm đặc 38% (d=1,19g/ml) A.11,38N B.12,38M C.11,38M D. 12,38N 9. Lấy 5ml dung dịch HCl đậm đặc 36% (d=1,19g/ml) cho vào 495ml nước cất ta được dung dịch A. Tính nồng độ đương lượng của HCl trong A. A.1N B.0,5N C.0,117N D.0,118N 10. Tính số ml dd HCl đậm đặc 37,23% (d=1,19) để pha 500,0 ml dung dịch acid 1N A.42,29ml B.41,19ml C.40,19ml D.39,38ml 11. Tính số ml dung dịch HCl 1N cần lấy để pha 500ml dung dịch HCl 0,5N A.50ml B.150ml C. 200ml D.250ml 12. Tính số ml dd NH4OH đặc 27,33% (d=0,9g/ml) cần để pha 2lít dd NH4OH 2N A.569ml B.579ml C.549ml D.589ml 13. Để pha 2 lít dung dịch Axít oxalic 0,1N cần bao nhiêu gam axít tinh khiết H2C2O4.2H2O A.21,6g B.12,6g C.13,6g D.31,6g 14. Để pha 2 lít dung dịch HCl 0,1N từ axít HCl 0,5N. Ta cần lấy bao nhiêu ml HCl 0,5N A.200ml B.600ml C.400ml D.500 ml 15. Để pha 2 lít dung dịch H2SO4 0,1N từ axít đặc 98% (d= 1,84g/ml). Cần lấy bao nhiêu ml acid đặc A.5,33ml B.5,43ml C.10,66ml D.10,86ml 16. Để pha dung dịch chuẩn Na2CO3 người ta cân chính xác một lượng l,325g muối Na2CO3 tinh khiết sau đó đem hoà tan trong bình định mức 250ml và thêm nước đến vạch định mức. Tính CN của Na2CO3 A.0,05N B.0,01N C.0,1N D.0,5N 17. Tính lượng Na2B4O7.10H2O cần lấy để pha 200ml dung dịch Na2B4O7 0,1N. Cho M (Na2B4O7.10H2O) = 381,4 đvC A. 38,14 g B.0,3814 g C.3,814g D.Đáp án khác Bài 5. Phương pháp chuẩn độ acid-bazơ 1/. Chất chỉ thị trong phương pháp chuẩn độ acid – bazơ là chất. Chọn câu đúng nhất a/. Thay đổi tín hiệu tại lân cận điểm tương đương b/. Thay đổi màu sắc tại điểm tương đương c/. Thay đổi tín hiệu tại điểm tương đương d/. Thay đổi màu sắc tại lân cận điểm tương đương 2/. Trong phép chuẩn độ acid mạnh bằng bazơ mạnh, ví dụ chuẩn độ HCl bằng NaOH tại điểm tương đương, giá trị pH khoảng nào? a/. pH<7 b/. pH>7 c/. pH=7 d/. pH=14 3/. Trong phép chuẩn độ dd HCl bằng dd NaOH 0,1N, có thể dùng chất chỉ thị nào a/. Phenolphtalein b/. Methyl đỏ c/. methyl da cam d/. a,b,c đều được 4/. Trong phép chuẩn độ dd CH3COOH bằng NaOH 0,1N, tại điểm tương đương trong dung dịch có những chất tan nào, giá trị pH khoảng nào? a. CH3COOH, CH3COONa, pH>7 b. CH3COOH, CH3COONa, pH<7 c. CH3COONa, pH>7 d. CH3COONa, pH<7 5/. Trong phép chuẩn độ Na2CO3 bằng HCl 0,1N, tại điểm tương đương thứ nhất (nấc 1), dung dịch chứa chất tan nào, pH trong khoảng nào a/. NaCl, pH=7 b/. NaHCO3, pH>7 d/. NaHCO3, NaCl, pH<7 c/. NaHCO3, NaCl, pH>7 6/. Trong phép chuẩn độ Na2CO3 bằng HCl 0,1N, để nhận biết điểm tương đương thứ nhất, có thể dùng loại chất chỉ thị nào a/. Phenolphtalein b/. Methyl đỏ c/. methyl da cam d/. tất cả 7/. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd NaOH 0,1N, bình nón chứa dd HCl và 2 giọt phenophtalein. Chuẩn độ cho tới khi dd trong bình nón chuyển màu như thế nào? a.Không màu – Hồng b. Hồng – Không màu c. Đỏ - Vàng d. Vàng – đỏ 8/. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd NaOH 0,1N, bình nón chứa dd HCl và 2 giọt methyl đỏ. Chuẩn độ cho tới khi dung dịch trong bình nón chuyển màu như thế nào? a.Không màu – Hồng b. Hồng – Không màu c. Đỏ - Vàng d. Vàng – đỏ 9/. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd HCl 0,1N, bình nón chứa dd Na2CO3 và 2 giọt phenophtalein. Chuẩn độ cho tới khi dd trong bình nón chuyển màu như thế nào? a.Không màu – Hồng b. Hồng – Không màu c. Đỏ - Vàng d. Vàng – đỏ 10/. Trong một phép chuẩn độ, buret chứa dd HCl 0,1N, bình nón chứa dd Na2CO3 và 2 giọt methyl da cam. Chuẩn độ cho tới khi dd trong bình nón chuyển màu như thế nào? a.Không màu – Hồng b.Hồng – Không màu c. hồng - Vàng d. Vàng – hồng 11. Khi chuẩn độ 5ml dung dịch Na2CO3 bằng HCl 0,12N thì hết 22ml axit. Tính CN của Na2CO3 trong dung dịch A.0,428N B.0,528N C.0,328N D.0,628N 12. Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 20ml KOH 0,1 M vào 25ml dung dịch HCOOH 0,1 M. Cho Ka = 10-4 (ĐA =4,6) 13. Lấy 10,00ml HCl đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,09215M thì hết 2,45ml. Tính CN(HCl). A.0,326N B.0,226N C.0,0226N D.0,0326N 14. Tính pH của dung dịch chứa HCOOH 0,4M và HCOONa 1M. Biết Ka = 1,77. 10-4 A.4,15 B.3,15 C.5,15 D.2,15 15. Tính pH của dung dịch bazơ yếu có nồng độ 0.1M và Kb = 10-3.36 16. Tính nồng độ CN của dung dịch HCl khi đem 10ml HCl chuẩn độ hết 50ml dung dịch NaOH 0,02N? A.0,02N B.0,05N C.0,1N D.0,01N 17. Hòa tan 2,650 g Na2CO3 gốc cho đủ 500,0ml dung dịch. Lấy 20,00 ml dung dịch Na2CO3 vừa pha đem chuẩn độ bằng dung dịch HCl hết 25,5ml (chỉ thị methyl da cam). Tính CN của HCl 18. Hòa tan 0,1265 g H2C2O4.2H2O tinh khiết và đem định lượng toàn bộ hết 25,18 ml dung dịch NaOH với chỉ thị phenolphtalein. Tính CN NaOH 19. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1N (Ka = 1,75.10-5) 20. Tính pH của dung dịch HCOOH 0,1M. Cho Ka= 10-4. a.3 b.4 c.3,5 d.2,5 21. Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 15ml HCl 0,1M vào 20ml dung dịch NH3 0,1M. Cho KNH3 = 10-4,8 (ĐA: 8.72) 22. Khi chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1N. Ta tiến hành như sau: Chọn câu đúng nhất A.Buret: NaOH, bình nón: HCl, 2 giọt methyl da cam, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu cam thì dừng B. Buret: HCl, bình nón: NaOH, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu hồng thì dừng C. Buret: HCl, bình nón: NaOH, 2 giọt methyl đỏ, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu đỏ thì dừng D. Buret: NaOH, bình nón: HCl, 2 giọt phenolphtalein, chuẩn độ đến khi bình nón xuất hiện màu hồng thì dừng 23. Khi chuẩn độ dd NH4OH bằng dd HCl 0,1N. Tại điểm tương đương, dd trong bình nón chứa chất tan nào, pH khoảng nào? A.NH4Cl, HCl, pH>7 B.NH4Cl, HCl, pH<7 C. NH4Cl, pH =7 D.NH4Cl, pH < 7 24. Khi chuẩn độ HCl bằng NaOH 0,1N, với chỉ thị methyl da cam. Chuẩn độ tới khi chỉ thị chuyển màu. Nhận xét nào đúng về phản ứng chuẩn độ tại điểm dừng A.phản ứng dư NaOH B. Phản ứng dư HCl C. Phản ứng vừa đủ D. Không xác định 25. Tính pH của dung dịch gồm CH3COOH 0,10M và CH3COONa 1,00M (Ka = 1,75.10-5) CHÚC CÁC BẠN LÀM BÀI TỐT 
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan