Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chủ nghĩa nhân văn phục hưng và sự thể hiện nó trong một số tác phẩm bi kịch của...

Tài liệu Chủ nghĩa nhân văn phục hưng và sự thể hiện nó trong một số tác phẩm bi kịch của william shakespeare

.PDF
100
10
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ LAN CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG VÀ SỰ THỂ HIỆN NÓ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM BI KỊCH CỦA WILLIAM SHAKESPEARE LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Hà Nội, 2010 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN THỊ LAN CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG VÀ SỰ THỂ HIỆN NÓ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM BI KỊCH CỦA WILLIAM SHAKESPEARE CHUYÊN NGHÀNH: TRIẾT HỌC Mã Số : 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Hướng Dẫn Khoa Học: PGS.TSKH.NGƯT. Đỗ Văn Khang Hà Nội, 2010 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2010 Nguyễn Thị Lan 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1. BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG ................... 13 1.1. Thời đại và những tiền đề của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng ........... 13 1.2. Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trào lưu tư tưởng cơ bản tạo nên giá trị rực rỡ của nền văn nghệ Phục hưng ............................................................ 25 Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM BI KỊCH CỦA WILLIAM SHAKESPEARE ....................................................... 43 2.1.Thời đại Phục hưng ở Anh và con người Shakespeare ......................... 43 2.2. Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet những tác phẩm tiêu biểu của W.Shakespeare thể hiện được tính nhân văn cao cả ................................... 58 2.3. Shakespeare - con người có cống hiến vĩ đại đối với chủ nghĩa nhân văn Phục hưng ............................................................................................. 82 Chương 3. SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................... 84 3.1. Định hướng về kế thừa và phát huy các giá trị của chủ nghĩa nhân văn . 84 3.2. Giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trong việc xây dựng chủ nghĩa nhân văn kiểu mới ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử Triết học cũng như Mỹ học thành tựu nghiên cứu con người có một giải tần rất rộng. Có những thời điểm sự sáng tạo theo quy luật của cái Đẹp đã đưa con người đạt đến đỉnh cao đáng ghi nhớ, có thể kể tới Mỹ học cổ đại Hy Lạp với thành tựu "con người là thước đo của muôn loài" (Protagorat). Phục hưng với sự phát hiện "con người khổng lồ". Cận đại với "con người trớ trêu đi tìm cái đẹp hài hoà". Thời đại xã hội chủ nghĩa Việt Nam với con người tạo nên “dáng đứng tạc vào thế kỷ”, làm lay chuyển nhân loại đi theo hướng nhân văn kiểu mới. Nhìn toàn cục, những thành tựu kể trên đều dựa vào chủ nghĩa nhân văn (CNNV) có mầm mống từ thời cổ đại Hy Lạp, kế thừa, phát triển tiếp ở Phục hưng và hoàn thiện dần đến ngày nay. Sự hoàn thiện đó được biểu hiện ở các mục tiêu xây dựng xã hội mới. Đối với Đảng và Nhà nước ta mục tiêu lớn nhất đề ra hiện nay là : Xây dựng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành một quốc gia "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [10,341]. Đây là những cơ sở mang tính nhân văn đối với sự tiến bộ và phát triển của con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là nền tảng để xây dựng CNNV kiểu mới - tức là CNNV cho con người Việt Nam trong thời kỳ mới, giai đoạn phát triển mới. Trong đó CNNV được hiểu là học thuyết hướng đến con người, khẳng định vị thế của con người, tôn trọng con người, mở đường cho sự phát triển toàn diện đối với sở trường, tài trí, khả năng của mỗi con người, cũng như tất cả mọi người. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, dân tộc Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước một cách toàn diện. Quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam có những nét 5 tương đồng với châu Âu thời Phục hưng : thoát thai từ chế độ phong kiến, xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Do đó, để phát huy tối đa sức sáng tạo của người Việt Nam nhằm CNH - HĐH thành công chúng ta cần thiết phải nghiên cứu sâu về CNNV Phục hưng để có thể kế thừa, tiếp thu những giá trị của nó. Chính trong thời Phục hưng - những năm của thế kỷ XIV, XV, XVI với những thành tựu đã có, với những trầm tích hào quang để lại người ta thấy đây thật sự là thời đại của những "con người khổng lồ". Sự "khổng lồ" ấy nằm trong trí tuệ, tư tưởng của những cá nhân cụ thể cũng như tư duy của thời đại. Nghiên cứu CNNV Phục hưng chúng ta không thể không nghiên cứu William Shakespeare nhà soạn kịch thiên tài của nước Anh nói riêng, của nhân loại nói chung. Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa của ông không chỉ mang lại sức sống cho thời đại Phục hưng mà còn khơi nguồn cho dòng chảy nhân văn tạo nên bước tiến bộ trong lịch sử loài người. Có thể nói, CNNV được hội tụ một cách rõ nét, sâu sắc, qua các tác phẩm nghệ thuật của W.Shakespeare, nhất là các tác phẩm bi kịch của ông. Với lẽ đó, luận văn đã chọn một số tác phẩm bi kịch tiêu biểu của W.Shakespeare như Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet để phân tích sự thể hiện tính nhân văn của thời đại. Trong tiến trình hội nhập và đổi mới đất nước, dân tộc và con người Việt Nam tất yếu phải tiếp xúc với các dân tộc và những nền văn hóa. Nhu cầu xây dựng nước Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" đòi hỏi phải phát huy những trầm tích văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc để tạo nên những phong thái riêng, những yếu tố riêng làm nên sự tự hào cho con người Việt Nam trước cộng đồng thế giới, đồng thời chúng ta phải chủ động và triệt để tiếp thu các thành tựu trí tuệ của nhân loại. Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để trong khi tiếp thu, lĩnh hội, hợp tác với bạn bè thế giới, người Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu tự tin, giữ được phong thái riêng của mình, trong khi thực tiễn 6 xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với dân tộc : những giá trị truyền thống tốt đẹp đang bị xuống cấp, những thói quen không còn phù hợp vẫn tồn tại và có xu hướng lấn át cái tiến bộ, trật tự xã hội xuất hiện nhiều vấn đề cần nghiêm túc điều chỉnh. Cùng với việc CNH - HĐH đất nước thì nhu cầu văn minh hóa, nhân văn hóa, đồng bộ hóa xã hội cũng nảy sinh một cách tự nhiên. Trong đó, sự nghiệp CNH - HĐH làm nền tảng vật chất, kỹ thuật để thực hiện thành công việc văn minh hoá đất nước. Quá trình văn minh hóa đất nước là quá trình thực hiện việc tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Đó cũng chính là những nội dung cốt lõi của CNNV. Nghĩa là, người Việt Nam cần được đào tạo, bồi dưỡng để nhân văn hóa chính mình, văn minh hóa chính mình, tự bỏ đi những thói quen, nếp nghĩ không còn phù hợp để chủ động vận dụng những giá trị có được từ sự nghiệp CNH - HĐH vào thực tiễn cuộc sống. Người Việt Nam đã có những nền tảng nhân văn, đã có nền văn hiến dân tộc ngàn năm. Nhưng trong thời đại mới, những giá trị ấy cần được nâng lên một trình độ mới, cao hơn về chất, tạo ra bước đột phá, vượt lên chính mình để người Việt Nam sánh ngang với những dân tộc văn minh, những cường quốc phát triển trên thế giới. Đi từ khởi điểm đến mục đích cần có những giải pháp để đạt đến hiệu quả tối ưu. Vì vậy, trong tiến trình vận động để hiểu rõ về giá trị của phương thức sản xuất mới, để tìm hiểu thấu đáo những giá trị nhân văn được tạo nên bởi con người thì con đường ngắn nhất, cách thức hợp lý, hiệu quả nhất là tìm hiểu về CNNV ở chính quê hương của nó - nơi thăng hoa của CNNV đến đỉnh cao. Đó chính là Tây Âu thời Phục hưng. Những giá trị và thành tựu của thời kỳ Phục hưng đã được lịch sử chứng minh. Với những căn cứ trên, luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu bản chất triết học của CNNV Phục hưng và sự thể hiện của nó trong một số tác 7 phẩm bi kịch : Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W.Shakespeare. Đồng thời, đề xuất một số vấn đề của CNNV kiểu mới ở nước ta hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về CNNV Phục hưng và về các tác phẩm bi kịch của W.Shakespeare. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đề tài trên bình diện bản chất CNNV Phục hưng qua một số tác phẩm bi kịch của W.Shakespeare. Gần với đề tài này, nhưng ở một góc độ khác, có một số công trình như : * Sách tiếng Việt 1. Đặng Thai Mai (1949) : Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng dưới thời kỳ văn hóa Phục hưng. Tập thi luận và tài liệu. Trong tác phẩm này, tác giả đã giới thiệu một cách tương đối toàn diện và có sự phân tích một cách sâu sắc về những điều kiện phát sinh, các yếu tố, các nhân vật cùng nhiều tác phẩm tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng. Đồng thời, trong cuốn sách này, tác giả cũng phân tích vai trò, ảnh hưởng của CNNV Phục hưng đối với các thời kỳ lịch sử sau này. Tác phẩm cho thấy “Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng có tính khoa học” và “tiến triển theo sự giác ngộ của nhân dân, quần chúng và xã hội” [28,3]. Tác phẩm mang đậm tính chất văn học, ngôn từ gọt rũa, chau chuốt, mang tính tư tưởng cao, có nhiều giá trị. 2. VP.Vonghin (1956) : Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng và chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách trình bày “nguồn gốc, nội dung, thực chất và quá trình phát triển của CNNV qua các thời đại từ thế kỷ XIV đến nay, phân tích mối quan hệ giữa CNNV và chủ nghĩa xã hội” [43,3]. Theo quan điểm của Vonghin một nhà bác học người Nga nổi tiếng những năm 1950 - trong cuốn sách tác giả đã đưa ra quan điểm về CNNV theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Đồng 8 thời, tác giả cũng nêu lên vai trò của CNNV các thế kỷ XVI và XVII “đối với thời đại của nó có một giá trị tiến bộ không ai chối cãi được”[43, 8]. Trong tác phẩm này, ông cũng phân tích vắn tắt quan điểm của các đại biểu như T.More, Voltaire… Tuy nhiên, cuốn sách chưa luận chứng một cách hệ thống các thành tựu và hạn chế của CNNV, chưa nêu bật các giá trị xã hội và tầm vóc tư tưởng mà CNNV xác lập nên trong thời đại Phục hưng. Những nội dung viết về CNNV của tác giả còn sơ lược… 3. PGS.TS Lê Nguyên Cẩn (biên soạn) : Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường : William Shakespeare Cuốn sách viết về thời kỳ Phục hưng bao gồm những nội dung cơ bản của CNNV, văn học Phục hưng Anh. Tác phẩm cũng đi vào nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách sáng tác của W.Shakespeare. Nội dung chính của cuốn sách tập trung đi vào phân tích các tác phẩm cụ thể của W.Shakespeare như : Thương nhân thành Vơnidơ, Hamlet, vở kịch Rômêô và Juliet… Nhìn chung, các vấn đề, các tác phẩm mà cuốn sách đề cập đến được phân tích, nhìn nhận dưới góc độ văn học chứ không phải góc độ triết học. Tuy nhiên, cuốn sách là một tư liệu đáng quý cho luận văn trong quá trình nghiên cứu. * Sách tiếng Anh 1. Donald Kagan (cùng nhiều tác giả) (1999) : The Wester Heritage prentice hall, Internation Ltd (UK) London ( từ trang 212 : Renaissance and discovery) 2. Robert E. Lerner (cùng nhiều tác giả) (1993): Western Civilizations their history and their culture W.W.Norton and Company Ltd 10 Coptic street London (Chương 13 : The Civilization of the Renaissance trang 403 đến trang 440) 9 Đây là những công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh của các tác giả nước ngoài. Trong những cuốn sách này, các tác giả đã trình bày một cách hệ thống về lịch sử văn minh phương Tây, con người phương Tây hay những di sản văn minh phương Tây. Trong các tác phẩm ấy có những chương, phần viết về thời Phục hưng (tác giả luận văn đã ghi rõ số trang trong phần ngoặc đơn sau mỗi tác phẩm). Các cuốn sách này viết về thời Phục hưng trong vai trò là một giai đoạn tất yếu của lịch sử với những thành tựu to lớn, thậm chí rất huy hoàng. Tác giả của những công trình này đã thể hiện phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc, có hệ thống, đưa ra được những dẫn chứng, cứ liệu sinh động về thời Phục hưng. Những công trình này đã mang lại những thông tin, tư liệu quý giá, có thể sử dụng để nghiên cứu tổng hợp về thời kỳ này. Tuy nhiên, những công trình mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lịch sử, thống kê. Đây chưa phải là những chuyên luận nghiên cứu sâu về thời kỳ Phục hưng và CNNV. 3. Kenneth Muir (1985) : Interpretations of Shakespeare : Bristish accademy Shakespeare lectures. Cuốn sách bằng tiếng Anh này tập hợp những bài giảng của các nhà phê bình nổi tiếng cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX bình luận về sự thể hiện trong nghệ thuật kịch của W.Shakespeare bao gồm : Những nội dung cơ bản như : tư tưởng chính trị của W.Shakespeare, các tác phẩm kịch nổi tiếng của ông, cách thể hiện nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm Hamlet, Otenlo, Vua Lia, Macbet… Mặc dù cuốn sách không trực tiếp nói về vấn đề mà luận văn bàn đến, nhưng những bài giảng của các nhà phê bình được viết khoa học, dễ hiểu là nguồn tư liệu quan trọng cho đề tài mà luận văn đang nghiên cứu. Như vậy, từ trước đến nay chưa có một công trình nào trùng với luận văn về cả tên gọi và tính chất khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn 10 Luận văn nghiên cứu bản chất triết học của CNNV thời kỳ Phục hưng. Từ đó, tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số tác phẩm bi kịch Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W. Shakespeare. Những tác phẩm biểu hiện sâu sắc tư tưởng nhân văn của W.Shakespeare và nội dung của CNNV. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kế thừa để xây dựng CNNV kiểu mới ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ của luận văn - Luận văn nghiên cứu bối cảnh xã hội, những tiền đề cho sự ra đời của CNNV Phục hưng - Sự thể hiện của CNNV trong các tác phẩm bi kịch Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W.Shakespeare - Luận văn cũng đề xác định định hướng và giải pháp kế thừa CNNV Phục hưng trong việc xây dựng CNNV kiểu mới ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu bản chất triết học của CNNV và sự thể hiện nó trong tác phẩm bi kịch của Shakespeare. * Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ khoa học Triết học, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu bốn tác phẩm kịch Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W.Shakespeare một trong những đại biểu điển hình nhất của phong trào văn hóa Phục hưng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn đã vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải 11 quyết vấn đề. Đồng thời, luận văn còn dựa vào luận điểm của Lênin, khi Lênin nói rằng, mỗi một xã hội luôn có hai nền văn hóa, văn hóa của giai cấp thống trị giữ vai trò thống trị. Như thế, khi giai cấp tư sản lớn mạnh muốn chiếm lĩnh xã hội nó phải chiếm lĩnh văn hóa trước. Luận văn đã tìm thấy sự điển hình này ở thời đại Phục hưng. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng phương pháp liên ngành : Triết học - Mỹ học - Văn học qua việc xác định ảnh hưởng của tư tưởng triết học thời đại, của văn học đối với sự hình thành CNNV Phục hưng. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã nghiên cứu được bản chất cũng như biểu hiện của CNNV trong một số tác phẩm bi kịch của W.Shakespeare. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được thực hiện nhằm tìm ra tiến trình phát triển của tư tưởng nhân văn và đặc trưng phát triển của CNNV trong các tác phẩm bi kịch của W.Shakespeare Luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo trong những nội dung có liên quan đến chủ nghĩa nhân văn, đến tư tưởng và các tác phẩm kịch của W.Shakespeare về những vấn đề con người và sự tiến bộ, phát triển của xã hội loài người. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương và 7 tiết. 12 Chương 1 BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG 1.1. Thời đại và những tiền đề của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng Châu Âu thời hậu kỳ Trung cổ đã có những biến đổi về mọi mặt. Từ trong lòng xã hội phong kiến, sức sản xuất phát triển nhanh chóng, công nghiệp tiến bộ vượt bậc, do sự phân công lao động giữa các ngành nghề và các vùng sản xuất đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá - điều kiện cơ bản cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản với thế lực kinh tế ngày càng mạnh đang gặp phải trở lực phong kiến - Giáo hội bảo thủ - bức tường già cỗi còn rất kiên cố. Những đòi hỏi bức thiết cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản như một ngòi nổ đang chờ bung phá. Những điều kiện để châm ngòi nổ đã được chuẩn bị trên nhiều phương diện như : kinh tế xã hội, văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật, tôn giáo.... Đặc biệt, để thuyết phục Giáo hội và khai mở dân trí, các nhà nhân văn Phục hưng trước hết đã dựa vào những thành tựu của khoa học văn hóa - xã hội. Châu Âu thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII sôi động và quyết liệt với những cuộc phát kiến vĩ đại, những hoạt động thương mại xuyên quốc gia, phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo... Những thành quả của các phong trào trên đã đặt nền móng vững chắc cho nền văn minh châu Âu thời kỳ Cận đại. Mở đầu cho thời kỳ bung phá ấy là sự ra đời và phát triển của phong trào văn hoá Phục hưng. 1.1.1. “Renascita” hay “Le-Renaissance” - “Phục hưng”, “Tái sinh” hay " Sống lại " Phong trào văn hoá Phục hưng - ngọn gió mới này bắt đầu thổi lên từ đất Italia. Tiếp đó nó lan rộng ra các nước ở tây Âu và trung Âu. Người Italia gọi phong trào này là “Renascita”, người Pháp đặt tên cho nó là “Le - Renaissance”, 13 "Renascita” hay “Le- Renaissance” đều cùng một nghĩa, có thể dịch là “Phục hưng” hoặc “Tái sinh” hoặc nôm na hơn nữa có thể dịch là “sống lại”. Nhưng “Phục hưng” cái gì ? Cái gì được “Tái sinh”, được làm “sống lại”? Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm kh«i phôc l¹i nền văn hoá cổ đại Hy Lạp và La Mã vừa được phát hiện nhờ những cuộc khai quật, nhờ những bản sách chép tay từ thời đó còn giữ gìn được. Đúng là từ thế kỷ XIV và tiếp theo là trong hai thế kỷ XV, XVI ở châu Âu có cả một phong trào đi tìm kiếm những di tích của hai nền văn hoá cổ đại Hy Lạp, La Mã. Người ta đua nhau học tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh để đọc các bản chép tay đó. Việc dịch thuật, giới thiệu sách và xuất bản các tác phẩm triết học, văn học cổ Hy Lạp đã thu hút được số đông những học giả, nhà nghiên cứu, những ông chủ nhà in… Đúng là chưa bao giờ Hy Lạp và La Mã cổ đại được chú ý, được đề cao, được say mê nghiên cứu đến như vậy. Nhưng thật là sai lầm nếu cho rằng mục đích của văn hoá Phục hưng là nhằm khôi phục lại những nền văn hoá cổ đại đó, thật là sai lầm nếu nghĩ rằng phong trào sôi động này chỉ mang ý nghĩa phục cổ đơn thuần. Thật vậy, nhờ được tận mắt nhìn ngắm những di tích còn xót lại của hai nền văn minh Hy Lạp, La Mã mà các cuộc khai quật mới phát hiện được, nhờ được tự mình đọc và tìm hiểu ý nghĩa của các tác phẩm cổ đại Hy Lạp, La Mã (qua nguyên tác hoặc bản dịch) phương Tây có dịp để đối chiếu và so sánh với nền văn hoá Trung cổ, họ đã rút ra được một kết luận quan trọng : Thời kỳ Trung cổ Nhà nước phong kiến và Nhà thờ đã kìm hãm nền văn hoá, hơn thế nữa, đã chà đạp thô bạo lên quyền sống, quyền tự do của con người. Họ cảm thấy như mình vừa trải qua một “đêm trường” tăm tối. Họ nhận ra rằng cổ đại Hy Lạp sở dĩ đã xây dựng một nền văn minh rực rỡ chính là vì nó chưa hề biết đến chế độ phong kiến, nó chưa phải chịu sự thống trị tinh thần của Giáo hội Thiên Chúa. Ph.Ănghen viết “Trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt được sau khi nền văn minh Byzăngxơ đã sụp đổ, trong những pho 14 tượng thời cổ đại khai quật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta thấy cả một thế giới mới lạ hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc : đó là thời cổ đại Hy Lạp; những hình thức chói loà của nó đánh tan những bóng ma của thời Trung Cổ” [25, 102]. Nhưng đối với Châu Âu các thế kỷ XIV, XV, XVI, vấn đề đâu phải là khôi phục lại nền văn hoá, văn minh Hy Lạp, La Mã cho dù những nền văn minh, văn hoá đó đã khiến cho họ phải “kinh ngạc” ! Những sản phẩm làm cho họ "kinh ngạc" ấy lại thuộc về chế độ công xã thị tộc tan rã chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Lịch sử theo đà phát triển của nó chỉ tiến tới chứ không thể quay lại. Vì vậy, vấn đề là “Phục hưng” là làm “sống lại” những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cổ đại Hy Lạp, La Mã chỉ là một cái cớ, đằng sau cái cớ cần khôi phục ấy là vì mục đích khác, mục đích phát triển cái mới. Những truyền thống văn hóa được các nhà nhân văn cổ đại Hy Lạp, La Mã đã nêu cao như : - Truyền thống trân trọng, đề cao con người trái ngược với thái độ miệt thị, coi rẻ con người của thời kỳ Trung cổ. - Truyền thống đấu tranh cho tự do của con người, trái ngược với nền chuyên chế độc tôn của phong kiến và Giáo hội. Vì thế phong trào văn hoá Phục hưng trong khi hướng về cổ đại để học tập những truyền thống tốt đẹp đó, đã luôn phê phán, tố cáo Trung cổ phong kiến và nhà thờ đồng thời nói lên nhu cầu, khát vọng của con người mới, vạch rõ và biểu dương những khả năng, triển vọng của con người mới, xã hội mới. Con người mới là những con người sẽ xây dựng xã hội mới, con người mà thời đại Phục hưng đang cần đến. Đó là “những con người khổng lồ… khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng” [25,106]. Kiểu người “khổng lồ” đó trên thực tế đã xuất hiện như Leonadơvanxi, nhà hoạ sỹ kiêm bác học, kiêm kỹ sư… 15 Đó là Anbe Đuyree, vừa là học sỹ, vừa là nhà điêu khắc, nhà kiến trúc. Copenic người đề xuất ra lý thuyết mới về hệ mặt trời. Những Crixtop Colong, những Vacxco đơ Gama, những Magielang… đã có công trong các cuộc phát kiến địa lý… Trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đó là những nhân vật Gacgangchuya và Phangtagruyen của Rabơle, đó là bác sỹ Fauxt trong vở kịch của Maclovơ, đó là Hamlet, Otenlo… của W.Shakespeare, là David của Mikenlanggelo, nàng Monalisa của Leonadơvanxi…. Cuộc vận động tư tưởng, văn hóa Phục hưng đã gặt hái được những thành công, đã đơm hoa kết trái tốt đẹp, phong phú vô cùng. Nó đã làm cho tây Âu như bừng thức giấc sau “đêm trường Trung cổ” đưa những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử Cận đại. Văn hoá Phục hưng vì vậy được thừa nhận là một trong những nền văn hoá rực rỡ của loài người. Tác động thúc đẩy của cuộc vận động tư tưởng và văn hoá Phục hưng đối với lịch sử phương Tây và lịch sử nhân loại nói chung là điều rõ ràng. Nhưng chúng ta cần phải nói rằng bản thân cuộc vận động tư tưởng và văn hoá đó là sản phẩm của một bước ngoặt lịch sử, do những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội bấy giờ đòi hỏi, tạo ra và quy định. Cần tránh hai khuynh hướng sai lầm khá phổ biến xưa nay là “Trung cổ hoá” hoặc “hiện đại hoá” thời Phục hưng. Khuynh hướng thứ nhất, "Trung cổ hóa", phủ nhận chất lượng mới của thời Phục hưng, chỉ coi nó như là giai đoạn sau của thời Trung cổ, coi những thành tựu của nó như là hoa quả muộn mằn của Trung cổ, do Trung cổ gieo giống và chăm nom. Nhưng về thực chất, khuynh hướng này do các học giả nặng tư tưởng bảo thủ, gắn với lập trường và quan điểm của giai cấp quý tộc phong kiến và đẳng cấp tăng lữ đề xướng ra. Khuynh hướng thứ hai, "hiện đại hóa" thì ngược lại, quan niệm rằng Phục hưng là một "lát cát" hoàn toàn với Trung cổ và mở đầu cho thời hiện đại. Khuynh hướng này đề cao Phục hưng nhằm tô vẽ cho nền văn minh tư 16 sản. Những người đề xướng khuynh hướng này nhấn mạnh rằng. Buổi bình minh của kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa thật là huy hoàng tráng lệ và đó chính là sự tự khẳng định của chủ nghĩa tư bản ngay trong buổi mới chào đời, là cống hiến đầu tiên, to lớn của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử nhân loại… Khoa kinh tế - Chính trị học Macxít nhận định rằng : Phục hưng (hai thế kỷ XV - XVI Tây Âu) là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ từ Trung cổ - phong kiến sang thời Cận đại tư bản chủ nghĩa. Ph.Ănghen viết “Khoa học tự nhiên cận đại, cũng như toàn bộ lịch sử cận đại bắt đầu từ thời kỳ cường thịnh mà người Đức chúng ta gọi là thời kỳ cải cách tôn giáo - vì đấy là một tai họa của dân tộc đã xảy đến với chúng ta trong thời gian đó - mà người Pháp gọi là thời kỳ Phục hưng và người Italia gọi là Cinquecentô, tuy rằng các danh từ đó chưa có một danh từ nào nói được đầy đủ hết ý nghĩa. Đó là thời đại bắt đầu từ nửa cuối của thế kỷ XV. Chính quyền nhà vua, dựa vào bọn tư sản thành thị, đã đập tan thế lực của giai cấp quý tộc phong kiến và đã lập ra những nước quân chủ lớn chủ yếu dựa trên dân tộc tính, trong khuôn khổ các nước quân chủ đó, các quốc gia châu Âu cận đại và xã hội tư sản cận đại đều phải phát triển; và trong khi giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc còn đương đối chọi với nhau thì cuộc chiến tranh nông dân ở Đức đã báo trước những cuộc đấu tranh giai cấp sau này bằng cách đưa lên vũ đài không những là người nông dân khởi nghĩa mà thôi - điều này không còn phải là mới lạ nữa - mà đằng sau họ còn là những người báo hiệu cho giai cấp vô sản hiện đại, tay cầm cờ đỏ, miệng đòi quyền công hữu tài sản” [25, 112]. Và Ph.Ănghen đánh giá “đó là bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy” [25,113]. Bước ngoặt đã diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, tư tưởng khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật. Nó làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội Tây Âu, phơi bày tính chất trì trệ, lạc hậu, lỗi thời của những thiết chế tinh thần và vật chất của chế độ phong kiến và Nhà thờ Trung cổ. Nó tạo nên một đà phát triển mới cho các lĩnh vực nói 17 trên, khiến cho xã hội Tây Âu vào nửa sau của thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII thực sự đã mang bộ mặt mới, khởi sắc phồn vinh, đầy khí thế. 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công thương nghiệp Vùng bắc Italia là một trung tâm kinh tế và một trung tâm văn hóa phát triển mạnh thế kỷ XIV. Ở đó các quốc gia - đô thị như Vơnizơ, Giênơ, Plorăngxơ... đã chứng kiến một thời kỳ phát đạt của công thương nghiệp. Trên cơ sở một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như vậy, một nền văn hóa nghệ thuật mới, phong phú, rực rỡ đã đơm hoa kết trái. Chính vì vậy mà Italia trở thành cái nôi của phong trào văn hóa Phục hưng. Thành phố Venezia (Venise) 18 Thành phố Firenze (Florence) Vùng thấp (gồm các nước Hà Lan, Bỉ và Luycxămbua ngày nay) cũng là một trung tâm kinh tế và văn hóa hình thành tương đối sớm (hình như cùng một lúc với vùng trung tâm kinh tế Bắc Italia). Ở đó, các đô thị như Bruygiơ, Anve (ngày nay thuộc Bỉ), Amxtexđam (nay thuộc Hà Lan) cũng tấp nập, trù phú vô cùng. Chính vì vậy nơi đây cũng từng là một trung tâm văn hóa mới của thời kỳ Phục hưng. Sau sự kiện Côngxtăngtinốp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng (1453) cắt đứt đường giao thông liên lạc, buôn bán giữa Tây và Đông, các nước phương Tây bèn lao đi tìm những con đường giao thông buôn bán mới. Các phát kiến địa lý dẫn tới một kết quả to lớn, bất ngờ, ngoài dự kiến. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ănghen đã nói về ý nghĩa đó như sau : Việc tìm ra châu Mỹ và đường hàng hải quanh châu Phi đã tạo ra cho giai cấp tư sản đang lên một hoạt động mới. Thị trường của Ấn Độ và Trung Hoa, việc chiếm 19 châu Mỹ làm thuộc địa, việc buôn bán với các thuộc địa, việc tăng thêm một số phương tiện trao đổi và số lượng hàng hóa, những cái ấy nói chung đã đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà phát triển chưa từng có, và do đó, đã làm cho yếu tố cách mạng phát triển nhanh chóng trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. Phương thức kinh doanh phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thoả mãn được nhu cầu đang lên theo sự mở mang nhiều thị trường mới... Từ khi những con đường biển mới được phát hiện, việc buôn bán giờ đây chuyển hướng ra các đại dương là chính nên các đô thị ven biển trở thành những điểm kinh tế tấp nập chưa từng thấy : Vơnizơ, Gienevơ, Baccơlon, Lixbon... Trong các đô thị này đã xuất hiện những tổ chức kinh tế mới. Ở Anve Sở giao dịch được thành lập, trước cửa có tấm biển : Vì lợi ích của thương nhân các dân tộc và các chủng tộc. Hầu hết những việc trao đổi, mua bán đều thông qua sở giao dịch này. Tiền vốn của sở rất to, có thể mua hàng hóa từ Ấn Độ hay từ châu Mỹ sang. Sở cũng cho vay lãi. Vua chúa các nước thường là con nợ của sở. Đến đầu thế kỷ XVI, một kiểu tổ chức thương nghiệp nữa ra đời : Nghiệp đoàn thương mại nghiệp đoàn này do những người cùng họ hàng tổ chức ra và mang những cách gọi khác nhau. Ví dụ : ở Italia, đó là Ragio, ở Đức đó là Firma, ở Anh đó là Partnership. Vào giữa thế kỷ XVI, khi việc buôn bán giữa các lục địa phát triển mạnh thì các thương đoàn Đông Ấn của Hà Lan được độc quyền buôn bán với Ấn Độ. Các ngân hàng lần lượt được xây dựng ở Giene, Vơnizơ, ở Amxtexđam… và ngày càng cải tiến thể thức gửi tiền, rút tiền… Chữ số Arập thay thế chữ số La Mã trong việc tính toán. Khối lượng tiền lưu thông trên thị trường ngày càng tăng. Nói riêng ở châu Âu thì từ năm 1400 đến năm 1690, ước tính đã từ 800 triệu lên tới 3.300 triệu. Việc tăng nhanh khối lượng tiền tệ này đã dẫn tới những cuộc khủng hoảng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan