Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Chung mma tren heo nai (1)...

Tài liệu Chung mma tren heo nai (1)

.DOC
40
386
88

Mô tả:

advv
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y ************** TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Sinh viên thực hiện: TĂNG THÀNH DIỄN Lớp: TC05TYVL Ngành: Thú Y Niên khóa: 2005 – 2010 Tháng 02 năm 2011 KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Tác giả TĂNG THÀNH DIỄN Tiểu luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y Giáo viên hướng dẫn ThS. TRẦN VĂN DƯ Tháng 02 năm 2011 i XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ, tên sinh viên thực tập: Tăng Thành Diễn Tên tiểu luận: “Khảo sát hội chứng MMA trên heo nái sinh sản tại huyện Long Hồ, Tp.Vĩnh Long” Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên phản biện ngày: ………………………. Giáo viên hướng dẫn TS. Trần Văn Dư ii LỜI CẢM TẠ Xin chân thành ghi ơn: - Cha, mẹ đã sinh thành, dạy bảo, suốt đời hy sinh vì tương lai của chúng con - Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa chăn nuôi thú y - Thầy Trần Văn Dư đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp. - Tất cả quý thầy, cô Khoa chăn nuôi thú y đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập học tập và hoàn thành tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn: - UBND Huyện Long Hồ, Trạm Thú y, các cán bộ Thú y xã và toàn thể các hộ chăn nuôi đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này. - Xin cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp TC05TYVL đã động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành tốt nghiệp. iii TÓM TẮT Đề án “khảo sát hội chứng MMA trên heo nái sinh sản ở huyện Long Hồ, Tp.Vĩnh Long” được tiến hành từ 01/10/2010 đến 01/01/2011 tại hộ gia đình ông Trương Văn Thọ. Kết quả như sau: + Tỉ lệ mắc hội chứng MMA là 40%, trong đó, viêm tử cung dạng nhờn là 26,7%, dạng mủ là 10%, viêm mủ và mất sữa là 3,3% + Tỉ lệ mắc hội chứng theo lứa đẻ cao ( viêm tử cung chiếm 39,73%, viêm mủ và mất sữa chiếm 12,5%) + Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con: Viêm tử cung dạng nhờn 2,68%, dạng mủ là 4,69%, viêm mủ và mất sữa là 3,57%, bình thường là 2,98%. + Tỉ lệ heo con nuôi sống đến 28 ngày tuổi: bình thường 90,2%, viêm tử cung dạng nhờn là 75%, dạng mủ là 78,1%, viêm mủ và mất sữa là 87,5%. + Trọng lượng bình quân của heo con tính đến 28 ngày tuổi: bình thường là 7,5kg, viêm tử cung dạng nhờn là 7,2kg, dạng mủ là 7kg, viêm mủ và mất sữa là 6,5kg. + Thời gian cai sữa đến khi phối giống lại: bình thường 5 ngày, viêm tử cung dạng nhờn là 7 ngày, dạng mủ là 7 ngày, viêm mủ và mất sữa là 9 ngày + Tỉ lệ đậu thai: bình thường là 100%, viêm tử cung dạng nhờn là 100%, viêm mủ là 85,7%, viêm mủ và mất sữa không đậu thai. iv MỤC LỤC XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................ii LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................iii TÓM TẮT....................................................................................................................iv MỤC LỤC....................................................................................................................v DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................................viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ix Chương 1 MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:.......................................................................................................1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:..................................................................................2 Chương 2 TỔNG QUAN.............................................................................................3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:.................................................................................................3 2.1.1 Sự sinh sản của heo nái:......................................................................................3 2.1.1.1 Sự thành thục:...................................................................................................3 2.1.1.2 Chu kỳ lên giống:.............................................................................................3 2.1.1.3 Sự mang thai:....................................................................................................3 2.1.1.4 Nái đẻ và nuôi con............................................................................................4 2.1.1.5 Sự tiết sữa.........................................................................................................4 2.1.1.6 Các yếu tố ành hưởng tới thành tích sinh sản của nái.....................................4 2.2 Hội chứng MMA....................................................................................................5 2.2.1 Khái niệm:...........................................................................................................5 2.2.2 Viêm tử cung: (Metritis)......................................................................................5 2.2.3 Viêm vú: (matitis)................................................................................................6 2.2.4 Mất sữa: (Agalactia)............................................................................................7 2.2.5 Các nguyên nhân gây hội chứng MMA:.............................................................7 2.3 Phòng ngừa hội chứng MMA:...............................................................................7 2.3.1 Dinh dưỡng:.........................................................................................................7 2.3.2 Sử dụng kích thích tố:.........................................................................................8 v 2.3.3 Điều trị hội chứng MMA:...................................................................................9 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT......................................10 3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.................................10 3.1.1 Thời gian:...........................................................................................................10 3.1.2 Địa diểm............................................................................................................10 3.1.3 Đối tượng khảo sát:...........................................................................................10 3.2 Giới thiệu sơ lược về trại heo:..............................................................................10 3.2.1 Vị trí địa lý:........................................................................................................10 3.2.2 Kiểu chuồng:.....................................................................................................10 3.2.3 Nhiệt độ và ẩm độ:............................................................................................10 3.2.4 Tiêu thu sản phẩm..............................................................................................11 3.3 Chức năng và cơ cấu tổ chức:..............................................................................11 3.4 Cơ cấu đàn và công tác giống:.............................................................................11 3.4.1 Cơ cấu đàn:........................................................................................................11 3.4.2 Công tác giống:..................................................................................................12 3.5 Nuôi dưỡng và chăm sóc:.....................................................................................13 3.5 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.................................................14 3.5.1Nội dung khảo sát:..............................................................................................14 3.3.2.2 Theo dõi heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngày).........................15 3.6 CÔNG THỨC TÍNH:...........................................................................................15 3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:...................................................................17 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................18 4.1 Hội chứng MMA..................................................................................................18 4.1.1 Tỉ lệ mắc hội chứng...........................................................................................18 4.1.2 Thời gian xuất hiện hội chứng..........................................................................18 4.1.3 Triệu chứng bệnh...............................................................................................19 4.1.3.1 Viêm tử cung..................................................................................................19 4.1.3.1.1 Dạng viêm nhờn..........................................................................................19 4.1.3.1.2 Dạng viêm mủ.............................................................................................19 vi 4.1.3.1.3 Dạng viêm mủ lẫn máu...............................................................................19 4.1.3.2 Viêm vú...........................................................................................................20 4.1.3.3 Mất sữa...........................................................................................................20 4.1.4 Tỉ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ.............................................................20 4.2 Hậu quả của hội chứng MMA..............................................................................21 4.2.1 Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con...............................................................................22 4.2.2 Tỉ lệ heo nuôi sống đến 28 ngày tuổi................................................................23 4.2.3 Trọng lượng bình quân của heo con tính đến 28 ngày tuổi..............................24 4.2.4 Thời gian từ cai sữa đến khi phối giống lại......................................................25 4.2.4 Tỉ lệ đậu thai......................................................................................................25 4.3 Nguyên nhân gây hội chứng MMA.....................................................................26 4.3.1 Tiểu khí hậu chuồng trại....................................................................................26 4.3.2 Vệ sinh chuồng trại............................................................................................26 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................28 5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................28 5.2 ĐỀ NGHỊ..............................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………30 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tỷ lệ mắc bệnh hội chứng MMA.............................................................18 Bảng 4.2: Thời gian xuất hiện hội chứng MMA........................................................18 Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ....................................................21 Bảng 4.4: Tỷ lệ tiêu chảy trên heo con.......................................................................22 Bảng 4.5: Tỷ lệ nuôi sống đến 28 ngày tuổi..............................................................23 Bảng 4.6: Trọng lượng bình quân heo con 28 ngày tuổi...........................................24 Bảng 4.7: Thời gian cai sữa đến khi phối giống lại..................................................25 Bảng 4.8: Tỷ lệ đậu thai.............................................................................................26 Bảng 4.9: Tiểu khí hậu chuồng trại............................................................................26 Bảng 4.10: Chế độ dinh dưỡng..................................................................................27 viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐD : chậm động dục ix Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay, với sự phát triển của đất nước, nhu cầu đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nguồn lương thực giàu đạm cũng rất đa dạng và phong phú, nhưng thịt heo vẫn là nguồn dinh dưỡng chiếm vị trí quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, ngành chăn nuôi đã không ngừng nâng cao về số lượng lẫn chất lượng và cố gắng giảm giá thành, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi. Để đạt được những điều đó, bên cạnh việc áp dụng khóa học kĩ thuật, cải tiến dinh dưỡng, thuốc thú y, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuồng trại cho phù hợp với chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Việc nuôi heo nái sinh sản đem lại cho người dân nguồn thu đáng kể nhưng không hề dễ dàng. Đàn heo sinh sản dễ mắc bệnh nếu không được quan tâm chăm sóc, trong đó hội chứng MMA thường xuyên xuất hiện, tuy không gây chết nhưng thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi: heo nái kéo dài thời gian động dục, giảm tiết sữa, heo con tiêu chảy, chậm tăng trưởng giảm đề kháng… Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của Th.S Trần Văn Dư và sự giúp đỡ của Ông Trương Văn Thọ hộ chăn nuôi thuộc huyện Long Hồ, Tp.Vinh Long giúp tôi thực hiện tiểu luận:“ Khảo sát hội chứng MMA trên đàn heo nái tại hộ gia đình Ông Trương Văn Thọ thuôc huyện Long Hồ,Tp.Vĩnh Long”. 1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU: Mục đích: Khảo sát hội chứng MMA và tác hại của hội chứng MMA đến thành tích sinh sản ở heo nái. Yêu cầu: - Khảo sát tỉ lệ nhiễm MMA - Khảo sát thời gian xuất hiện triệu chứng - Khảo sát nguyên nhân gây hội chứng MMA - Khảo sát hậu quả của hội chứng MMA 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2.1.1 Sự sinh sản của heo nái: 2.1.1.1 Sự thành thục: Sự thành thục đó là tuổi bắt đầu động dục hoặc tuổi bắt đầu xuất noãn hoặc có thể mang thai. Heo nái thành thục sau khi đạt 4-8 tháng tuổi, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục: giống ( yếu tố duy truyền), điều kiên dinh dưỡng, thể trạng từng cá thể,… Heo nái sau khi thành thục có khả năng sinh sản, tuy nhiên những nái tơ này sẽ không được phối giống trong lần động dục đầu tiên do sự thành thục về tầm vóc thường diễn ra chậm hơn thành thục về giới tính, do đó heo mang thai trong giai đoạn này thì sẽ dẫn tới khó đẻ và heo đẻ ra sẽ yếu. 2.1.1.2 Chu kỳ lên giống: Thú cái thành thục sẽ có những thay đổi về mặt sinh lý có tính chu kỳ. Toàn bộ diễn tiến sinh lý bắt đầu từ lần lên giống này đến lần lên giống kế tiếp gọi là chu kỳ lên giống. Ở heo chu lỳ lên giống kéo dài trung bình là 21 ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lên giống: nhiệt độ, dinh dưỡng, pheromone, thể trạng từng thú,… Ngoài ra, sự viêm nhiễm, bệnh về đường sinh dục cũng có thể kéo dài thời gian lên giống trở lại. 2.1.1.3 Sự mang thai: Sau khi phối giống 21 ngày nếu không thấy heo nái có dấu hiệu động dục trở lại thì xem như đã đậu thai.Thời gian mang thai trung bình 114 ngày Dựa vào sự phát triển của thai, người ta chia ra làm 2 giai đoạn trong kì mang thai: 3 - Chữa kì 1 ( kéo dài 84 ngày): Bào thai còn nhỏ, ít sử dụng dưỡng chất, heo mẹ hấp thụ và dự trữ chất dinh dưỡng. Sự dự trữ này cần thiết cho sự tiết sữa sau này. Nếu thiếu dưỡng chất ở kì này bào thai bị ảnh hưởng đầu tiên và nái mất sữa sau khi sanh, nếu dư thừa nái sẽ có nguy cơ mập mỡ và sanh khó sau này. - Chữa kì 2 (từ ngày 85 đến đẻ): Thời kì này thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất để phát triển, do đó nếu thức ăn dư thừa bào thai sẽ tăng trọng nhanh, tầm vóc sẽ lớn dẫn tới nái khó đẻ. Nếu thiếu dưỡng chất thì bào thai nhỏ, sức đề kháng yếu, khó nuôi. Ở thời kì này rất cần được vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng đối với nái đẻ lứa đầu. 2.1.1.4 Nái đẻ và nuôi con Nái sắp sanh thường có dấu hiệu đi đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, thường hay làm ổ, có tiếng kêu rất đặc biệt Cơ quan sinh dục: âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhờn, bầu vú căng đầy sữa. Nái thường sinh sản vào ban đêm và thường sinh được 8 – 14 con, trung bình 15 – 20 phút nái sanh 1 con, khoảng 3 – 4 giờ nái sẽ đẻ hết con và nhau sẽ tống ra ngoài cuối cùng Heo con được cắt rốn, bấm răng nên cho bú sữa đầu vì sữa đậm đặc hơn sữa thường, nhiều Vitamin A, Protein mà đặc biệt là gamma globulin ( kháng thể) 2.1.1.5 Sự tiết sữa Heo nái sau khi sanh đã có khả năng tiết sữa cho con bú liền. Sự phát triển bầu vú cũng như quá trình tạo sữa đã xảy ra trước giai đoạn mang thai, quá trình phát triển tuyến vú, tạo sữa và tiết sữa được điều tiết bởi thần kinh và các thần kinh thể dịch Các yếu tố tham gia vào sự phát triển, khơi mào và duy trì tiết sữa gồm: các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân tiết sữa như: tiểu khí hậu, chuồng nuôi, dinh dưỡng, tuổi tác, thể trạng, bệnh tật và các yếu tố dẫn tới sự xáo trộn, rối loạn nội tiết. 2.1.1.6 Các yếu tố ành hưởng tới thành tích sinh sản của nái Thành tích sinh sản của nái được thể hiện qua khả năng sinh đẻ, nuôi con, chỉ số tiêu tốn thức ăn, số con đẻ mỗi lứa, trọng lượng heo con sơ sinh, heo con cai sữa 4 và số lứa đẻ trong năm,… Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của nái là: di truyền, nuôi dưỡng, môi trường và bệnh tật mà trong đó hội chứng MMA rất được chú ý. 2.2 Hội chứng MMA 2.2.1 Khái niệm: Tình trạng xáo trộn sinh lý của nái sau khi sinh thường được ghi nhận trên chuẩn đoán lâm sàn gồm có: vú sưng cứng đỏ, sữa giảm hoặc ngừng, tử cung tiết dịch viêm chảy ra bên ngoài. Những hiện tượng bệnh lý này gọi là hội chứng MMA, thường xảy ra khoảng 12 – 72 giờ sau khi sanh. Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa thường đi kèm với nhau hoặc xảy ra riêng lẻ, khi chúng xảy ra với mức độ nặng thì có rất nhiều tác hại đối với heo mẹ và heo con. 2.2.2 Viêm tử cung: (Metritis) Viêm tử cung là hiện tượng heo nái sau khi sanh dịch viêm tiết ra nhiều, tùy theo mức độ và thành phần dịch viêm mà người ta phân chia ra các dạng viêm: viêm nhờn, viêm có mủ và viêm có mủ lẫn máu + Dạng viêm nhờn: thường xuất hiện rất sớm sau khi sanh, lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ, kích thích tiết dịch nhờn tử cung, dịch viêm thường loãng, lợn cợn, có mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần, nhiều khi không cần điều trị cũng tự khỏi. + Dạng viêm mủ: thể viêm này tương đối nặng, niêm mạc tử cung bị tổn thương nặng, có sự xâm nhập của vi trùng sinh mủ và hầu hết các vi trùng cơ hội, nó đôi khi là hậu quả của viêm nhờn. Dạng viêm nhờn thường biểu hiện với các triệu chứng: sốt, chán ăn, tiết dịch viêm nhiều mủ có thể lẫn một ít máu. + Dạng viêm mủ lẫ máu: đây là dạng viêm rất nặng, thường đi kèm với nguyên nhân đẻ khó, sót nhau, tử cung bị tổn thương nặng. Nái có biểu hiện sốt cao, dịch viêm rất hôi, thường dẫn đến mất sữa… Nếu không can thiệp kịp thời nái rất dễ tử vong sau một thời gian hoặc không có khả năng nuôi con. 5 * Tác hại của viêm tử cung: Heo nái bị suy yếu, giảm sức đề kháng, sữa có thể giảm hoặc ngừng hẳn, khả năng nuôi con kém, heo mẹ hay đè con và ít cho con bú. Heo con thiếu nhiều sữa sẽ còi cọc, chậm lớn, khả năng chống bệnh kém, heo con liếm phải sản dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng sẽ tiêu chảy làm chậm tăng trưởng, mất sức đề kháng và có thể chết. Mặt khác, viêm tử cung còn làm cho niêm mạc tử cung bi biến đổi về mặt mô học, xơ hóa, điều này làm hạn chế sự định vị của thai, làm giảm năng xuất sinh sản của heo nái ở các lứa sau Nếu quá trình viêm kéo dài, sự xơ hóa xảy ra trên 1 diện tích lớn, viêm có thể lan lên phía trên gây viêm dính ống dẫn trứng, những yếu tố viêm dính và xơ hóa là nguyên nhân gây vô sinh. 2.2.3 Viêm vú: (matitis) Thường ít gặp hơn viêm tủ cung, viêm vú xảy ra ở một hay nhiều vú do một loài vi khuẩn hoặc có thể do phụ nhiễm của các bệnh khác. Vú thường sưng cứng, màu đỏ bầm, khi ấn con để lại vết, vú không có sữa hoặc sữa có lẫn máu. Viêm vú thường đi kèm với sốt cao, vú bị đau, heo hay nằm xấp không cho con bú. Viêm vú ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì tác hại rất lớn vì tác động trực tiếp lên heo con sơ sinh, nếu không chữa trị kịp thời vú sẽ bị teo lại, mất sữa, có khả năng xơ hóa và mất khả năng cho sữa. Vi khuẩn gây viêm vú trên heo nái có thể xếp thành 3 nhóm sau: E.coli, Staphylococcus và Streptococcus, Pseudomonas. + Staphylococcus và Streptococcus: ít gây ra thể viêm cấp tính như E. coli, chúng có khuynh hướng xuất hiện trên từng cá thể nái và thường không gây bệnh nặng. Ngoài trừ trường hợp viêm cấp tính do Staphylococcus, vú bị viêm sưng tấy, cứng, đổi màu. + Pseudomonas: gây viêm vú trầm trọng, nhiễm trùng huyết và thường kháng lai thuốc. 6 + E.coli: gây viêm vú ở thể cấp tính, làm giảm lượng sữa, nái bệnh nặng, heo con kém hoạt động, bệnh có thể tiến triển nhanh vì chúng có ở trong phân và nước tiểu của nái. 2.2.4 Mất sữa: (Agalactia) Kém sữa hay mất sữa là hậu quả của 2 chứng viêm tử cung và viêm vú. Những xáo trộn về sinh lý của 2 chứng trên là cho nái không tạo sữa ở mức bình thường, biểu hiện là sản lượng sữa giảm và mất hẳn. Bệnh thường xảy ra từ 1 – 3 ngày sau khi sanh hoặc có thể thấy bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con. 2.2.5 Các nguyên nhân gây hội chứng MMA: - Quản lý – chăm sóc - Rối loạn sinh sản nội tiết - Dinh dưỡng - Sinh đẻ không bình thường - Do vi khuẩn xâm nhập - Mội trường dơ bẩn, nóng … 2.3 Phòng ngừa hội chứng MMA: 2.3.1 Dinh dưỡng: Khẩu phần dinh dưỡng Olmedo (1972), Becker (1974) cho biết để làm giảm hội chứng MMA nên cho nái ăn từ 2,3 – 2,4 kg thức ăn trong giai đoạn mang thai, giảm thấp còn 1 kg trước khi sanh 1 tuần, kết hợp cho ăn nhiều cỏ tươi. (trích dẫn: Nguyễn Hữu Lộc, 2001) Nguyễn Như Pho và cộng tác viên đã tiến hành và công bố lượng thức ăn cho nái chữa kỳ 1 cho ăn 2 -2,5 kg/ ngày. Từ 84 đến đến trước khi sanh 1 tuần, cho heo ăn từ 2,5 – 3 kg/ngày. Trước khi sanh 1 tuần giảm xuống còn 1,2 kg/nái/ngày và tăng cường rau xanh, chất xơ, đồng thời tăng cường thêm vitamin, chất khoáng, thay thế lượng thức ăn giảm xuống bằng chất xơ. Quy trình này giúp cho nái tránh được hiện tượng giảm ăn sau khi sanh, tránh táo bón và có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa hội chứng MMA. ( trích dẫn: Nguyễn Ngọc Thành Minh, 2001). 7 Chất bột đường và chất xơ: Cockerill (1970) cho rằng quá nhiều chất bột đường hay lượng chất xơ quá ít cộng với sự thiếu vận động của heo nái dẫn đến hội chứng MMA. Nguyễn Như Pho và cộng tác viên đã tiến hành thí nghiệm cung cấp chất xơ và đã công bố khẩu phần ăn chứa 9% chất xơ cùng với những biện pháp vệ sinh chặt chẽ, bổ sung khoáng chất, vitamin đầy đủ sẽ giảm hội chứng MMA. Khoáng chất: Có nhiều công bố về phòng ngừa bệnh bằng việc bổ sung và cân đối các chất khoáng. Theo 1 số tác giả như Nguyễn Bá Thành (1985), Bùi Thị Thúy Lan (1991) thì việc cung cấp chất khoáng: Cu 100ppm, Zn 200ppm – 250ppm, Mn 100ppm,… có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh sinh sản. Protein: Lief Gornansson (1989) thuộc trung tâm nghiên cứu heo Thụy Điển sử dụng thức ăn cung cấp đạm có nguồn gốc thực vật vào giai đoạn 3 tuần cuối của thời kỳ mang thai đã cho biết hội chứng MMA giảm 20%. Nhiều tác giả cung cho rằng sự thiếu hay thừa protein trong khẩu phần, nguồn cung cấp protein cũng là nguyên nhân gây viêm vú, kém sữa. Bain (1966) cho rằng bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong thời gian mang thai chỉ có hiệu quả nhỏ và không đáng kể trong phòng ngừa bệnh này. Ellis (1969) trộn 50g procain peniciline G vào mỗi tấn thức ăn cho nái 4 – 5 ngày trước khi sanh vào trong thời gian nuôi con đã không làm giảm MMA trong bầy heo. Ngày nay, do sức đề kháng của vi khuẩn, nhiều kháng sinh không còn tác dụng với 1 số loài vi khuẩn. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa và chữa trị là 1 vấn đề đáng quan tâm. 2.3.2 Sử dụng kích thích tố: Thyroxin có tác dụng kích thích sản xuất vừa làm tăng toàn diện sự biến dưỡng của cơ thể. ( Johnson, Cockerill, 1970) 8 Bộ môn dinh dưỡng trường Đại Học Nông Lam Tp.HCM đã thử nghiệm và đưa vào sản xuất chế phẩm protamon (casein iode) kích thích tiết sữa, ngăn ngừa kém sữa ở heo nái. (Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Thành Minh, 2001). Ngày nay, có rất nhiều chế phẩm sinh học có chứa chất kích thích tố, có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa hội chứng MMA. 2.3.3 Điều trị hội chứng MMA: Các biện pháp điều trị hội chứng MMA bằng kháng sinh, sulfamid, tác giả cho biết để điều trị có hiệu quả cần tiến hành cấp thuốc ngay sau khi nái có dấu hiệu sốt, kháng sinh hoặc sulfamid nên sử dụng với các loại mẫn cảm với vi trùng gây bệnh, đồng thời cần hỗ trợ các biện pháp như thục rữa tử cung, chích oxytocin, xoa bóp đầu vú, tăng cường sử dụng vitamin C và các loại vitamin khác. Trường hợp sốt cao nên dùng thuốc hạ sốt và truyền dịch. Đối với một số bệnh khác như: tiêu chảy, xảy thai, đau chân, nóng cảm sốt, … cũng cần có biện pháp xử lý kịp thời 9 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT: 3.1.1 Thời gian: Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 01/01/2011 3.1.2 Địa diểm: Thưc hiện tại hộ gia đình ông Trương Văn Thọ huyện Long Hồ, Tp.Vĩnh Long. 3.1.3 Đối tượng khảo sát: Heo nái sau khi sinh Heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sũa (28 ngày tuổi) 3.2 Giới thiệu sơ lược về trại heo: 3.2.1 Vị trí địa lý: Trại nằm trên địa bàn huyện Long Hồ, thuộc Tp.Vĩnh Long, cách trung tâm 12km về phía nam. Trại nằm ở 1 khu độc lập, xung quanh bao bọc bởi kinh rạch và gần trục lộ giao thông nên thuận lợi cho việc chăn nuôi. Diện tích đất khoảng 5000 m2 , trong đó khu chăn nuôi chiếm khoảng 4000 m2 , còn lại là khu nhà ở của chủ trang trại và công nhân. 3.2.2 Kiểu chuồng: Trại được xây dựng vào năm 1996 với 1 dãy chuồng. Năm 2000 – 2001 Trại xây thêm 1 dãy chuồng nữa Các dãy chuồng được xây dựng theo hình thức chuồng lồng 3.2.3 Nhiệt độ và ẩm độ: Dụng cụ đo: nhiệt kế, ẩm kế 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan