Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Gacp nhân trần

.DOCX
10
2665
87

Mô tả:

NHÂN TRẦN Phần 1: thông tin về cây ( tham khảo sách kỹ thuật trồng và chế biến cây thuốc, viện dược liệu) Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br. (Adenosma glutinosum (L.) Druce var. caeruleum Tsoong) Thuộc họ: Hoa mõm chó Scrophulariaceae Tên khác: Chè nội, Chè cát, Tuyến hương lam. Tên vị thuốc: Nhân trần I. Đặc điểm thực vật Cây Nhân trần là loài cỏ mọc hoang sống hàng năm, cây cao từ 80 - 110 cm, thân tròn màu tím sẫm, trên thân có lông trắng mịn, cây có khả năng phân cành nhiều. Lá mọc đối, hình trứng, đầu lá dài, mép lá có răng cưa, phiến lá dài từ 4 - 9 cm. Hoa mầu tím, mọc đơn độc, hình ống. Quả nang hình trứng, khi chín quả có mầu nâu và tự tách ra, hạt nhỏ mầu nâu. Mùa hoa vào tháng 8 - 9. Mùa quả vào tháng 9 - 10. II. Điều kiện sinh thái và phân bố Cây Nhân trần thường mọc hoang ở những đồi, ruộng trung du miền Bắc, nhiều nhất tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nghĩa Lộ, Quảng Ninh, Hà Nội (Sóc Sơn), v.v... ở phía Nam cũng gặp Nhân trần mọc ở Tây Ninh. Nhân trần phân bố ở Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia. Nhân trần là cây sống hàng năm, gieo hạt bắt đầu từ cuối tháng 2 sang tháng 3 khi cây được 6 lá đem trồng, sau khi trồng 5 - 6 tháng cây bắt đầu ra hoa, kết hạt sau đó tàn lụi. Cây cũng có thể tái sinh nếu gặp điều kiện thuận lợi, gốc cây có thể sống qua đông đến mùa xuân năm sau xuất hiện các chồi mới. Cây ưa sáng và ưa ẩm nhưng không chịu được úng, lượng mưa thích hợp cho Nhân trần từ 1700 - 1800 mm, nhiệt độ thích hợp từ 15 - 30 oC. Những năm gần đây, Nhân trần được trồng nhiều ở một số nơi như Mê Linh (Vĩnh Phúc), Gia Lộc (Hải Dương) và một số vùng đồi núi gần Hà Nội… Phạm vi thích ứng về đất đai cũng khá rộng. Nhân trần trước đây mọc hoang, sau đó nhân dân đưa về trồng ở các tỉnh vùng trung du miền núi có kết quả. Nhân trần được di thực và trồng ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương) có chất lượng cũng không thua kém Nhân trần trồng ở vùng trung du miền núi. III. Giá trị làm thuốc 1. Thành phần hoá học Cây Nhân trần có tinh dầu với hàm lượng 1%, trong đó các thành phần chính là paracymen, pinen limonen, cineol, anethol. Ngoài ra còn có một số thành phần khác như axit nhân thơm, sesquiterpen, flavonoid, monoterpenoid... 2. Bộ phận dùng làm thuốc và công dụng a) Bộ phận dùng làm thuốc: Bộ phận dùng làm thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây Nhân trần. b) Công dụng: IV. Kỹ thuật trồng 4.1. Chọn vùng trồng Cho đến nay, dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, phạm vi thích ứng về vùng trồng của Nhân trần khá rộng. Ngoài các tỉnh trung du miền núi phía bắc, nhân trần có thể trồng được ở các tỉnh vùng đồng bằng sông hồng (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây) vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng dược liệu. 4.2. Phương thức nhân giống Cho đến nay, phương thức nhân giống chủ yếu vẫn là gieo hạt trong vườn ươm để có cây con đánh ra trồng trong ruộng sản xuất. Lượng hạt giống gieo khoảng 1- 1,5kg trong vườn ươm sẽ có đủ cây giống cho 1 ha ruộng sản xuất. Đất gieo hạt vườm ươm được cày bừa, để ải, nhặt sạch cỏ dại lên luống cao 25cm, san phẳng. Trước khi gieo hạt, xử lý đất bằng thuốc Basudin để chống kiến. Hạt nhân trần rất nhỏ nên khi gieo hạt nên trộng với đất bột hoặc cát để gieo cho đều. Sau khoảng 15 ngày hạt mọc, dỡ rạ (nên dỡ thành 2-3 lần) khi cây được 8-10 lá thật, đủ tiêu chuẩn trồng cho ruộng sản xuất. Để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng dược liệu, giống cũng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy cần có ruộng sản xuất giống đảm bảo kỹ thuật thâm canh. Tuy nhiên cần lưu ý là khi hoa nở hết cần bấm ngọn cây giống. khi quả chính 2/3 thì thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo cắt cây đem về phơi khô, đập lấy hạt. Ngoài việc nhân giống bằng hạt, có thể nhân giống bằng thân. Dựa vào khả năng tái sinh và phát trên rễ trên thân khi gặp điều kiện thuận lợi và khả năng tái sinh và phát triển rễ trên thân, có thể dùng thân nhân trần để nhân giống bằng hom. Sau khi thu hoạch nhân trần làm dược liệu vào tháng 7-8, do có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ở gốc nhân trần sẽ mọc ra nhiều mầm nhánh (mầm tái sinh). Nếu chăm sóc tốt, sau 3-4 tháng sẽ thu được 1 lứa nhân trần tái sinh với năng suất đạt 70-80% năng suất vụ chính và chất lượng dược liệu vẫn đảm bảo. Nếu thâm canh tốt cũng có thể thu tiếp được lứa 2 và 3. 4.3. Thời vụ gieo trồng Thời vụ gieo hạt vào vườn ươm: từ 1/3-1/4, sau khoảng 2 tháng khi cây con đủ tiêu chuẩn từ 8-10 lá thì đánh ra trồng vào ruộng sản xuất. Thời vụ trồng: tháng 5 Kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc hà nội cho thấy thời vụ gieo hạt thích hợp nhất là từ 1/3-15/3. 4.4. Đất trồng và kỹ thuật trồng 4.3.1. Đất trồng Nhân trần có phạm vi thích ứng rất rộng với các loại đất đai: đồi núi, đồng bằng. Tuy nhiên, nên chọn đất pha cát, thoát nước, thuận tiện tưới và tiêu nước. 4.3.2. Kỹ thuật làm đất Đất được cày sâu, bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30-35cm, mặt luống rộng 80-90cm. Toàn bộ phân bón lót được bón lên luống rồi lấp đát trước khi mang cây giống ra trồng. 4.5. Phân bón và kỹ thuật bón phân 4.6. Mật độ, khoảng cách trồng Nếu trồng lấy dược liệu, khoảng cách là 15 x 15cm Nếu trồng lấy giống, khoảng cách là 20 x 20 cm. 4.7. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý phòng trừ sâu bệnh 5. Thu hoạch, chế biến, bảo quản Phần 2: Nghiên cứu GACP cho cây Nhân trần Chất lượng dược liệu Nhân CLDL=f(Gi, Kh, Tn, Kt, Cb, Tt) Trong đó    CLDL= các biến phụ thuộc (chất lượng dược liệu, hiệu quả kinh tế) Chất lượng dược liệu nhân trần được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: - Hình thức: dược liệu đều, đẹp, không mối mọt, ít vụn nát,… - Hàm lượng hoạt chất: đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu: chất chiết được trong nước, hàm lượng tinh dầu, hàm lượng cineol (tính theo khối lượng dược liệu khô kiệt) - Các chỉ tiêu khác: tro toàn phần, tro không tan trong acid, … - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, phân bón hóa học trong dược liệu Hiệu quả kinh tế Đánh giá dựa trên: - Năng suất: kg/ héc ta - Lợi nhuận (thu nhập)/hecta/năm Hoặc tính dựa trên năng suất (kg/héc ta/năm) và giá thành ( tính cho 1 kg)  Các biến độc lập: - Gi=Giống - Kh=Khí hậu - Tn=Đất đai - Kt= Kỹ thuật trồng trọt, phân bón, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hái - Cb=Kỹ thuật chế biến - Tt= Tồn trữ Biến độc Yếu tố lập Giống Thông tin đã biết Giống tốt PP nghiên cứu Thu thập các giống nhân trần, trồng ở cùng điều kiện ở vùng sinh thái thích hợp, đánh giá dựa trên chất lượng Các yếu Vùng trồng (hàm lượng hoạt chất) và năng suất. Phát triển tốt ở nhiều vùng (miền núi, Yếu tố khảo sát: các vùng dự định triển khai, so sánh tố đồng bằng: Hà Nội, Hải Dương, Hưng với trồng ở vùng phân bố tự nhiên (miền núi phía bắc) tự nhiên Yên, Hà Tây) và 1 điểm thuộc vùng đồng bằng đã được nghiên cứu. Yếu tố đánh giá:Chất lượng dược liệu, năng suất, hiệu quả kinh tế (phân tích yếu tố thuộc về chi phí vận chuyển, nhân công, …) Đất trồng Thích hợp nhiều loại đất, nhưng nên chọn loại đất pha cát dễ thoát nước để tiện tưới Các yếu Kỹ tố tiêu thuật Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng hom kỹ trồng thuật Phương Yếu tố khảo sát: PP trồng bằng hạt và bằng hom Yếu tố đánh giá: Chất lượng dược liệu, năng suất (tính trên 1 héc ta trong 1 năm), giá thành hoặc lợi nhuận Ruộng gây giống, các cây trồng cách nhau Yếu tố khảo sát: Mật độ trồng ở ruộng gây giống pháp tạo 20 x 20 cm, thu hái khi cây nở hoa hết và Yếu tố đánh giá: Chất lượng giống (xem mục giống), giống Thời hạt chín 2/3 giá thành ( tính trên 1 kg giống) vụ Gieo hạt vào tháng 3, khi cây được 10 lá Yếu tố khảo sát: thời điểm gieo hạt trồng Mật thật thì mang đi trồng độ Trồng cách 15 x 15 cm Yếu tố đánh giá: chất lượng, năng suất dược liệu Yếu tố khảo sát: mật độ trồng trồng Yếu tố đánh giá: chất lượng dược liệu, năng suất ( khối Phân bón lượng/hecta/năm) và giá thành Yếu tố khảo sát: -Khối lượng và tỷ lệ các loại phân bón - Thời điểm bón, phương pháp bón (tưới, vùi đất, vãi) và thời gian cách ly Yếu tố đánh giá: chất lượng (dư lượng phân) và giá thành Thuốc bảo Nhân trần ít sâu bệnh, có thể bị rệp, có thể Yếu tố khảo sát: vệ thực vật dùng thuốc diệt rệp -Loại thuốc sử dụng -Nồng độ sử dụng -Thời điểm sử dụng, thời gian cách ly Yếu tố đánh giá: chất lượng (dư lượng chất bảo vệ thực Phương thức hoạch vật) và giá thành Sau khi thu hoạch, phần gốc còn lại có thể Yếu tố khảo sát: Khảo sát số lần thu hoạch, nên gieo 1 thu tái sinh. Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng lần, thu hoạch rồi gieo vụ tiếp hay chăm sóc tiếp và thu suất 70-80% năng suất vụ chính. Có thể lần 2 và 3 thu 2-3 lứa Yếu tố đánh giá: Chất lượng dược liệu, năng suất và giá thành Phương pháp Yếu tố khảo sát: nhiệt độ sấy và thời gian sấy, hoặc làm khô phương pháp phơi (trong mát, hay phơi trực tiếp) và thời gian phơi Yếu tố đánh giá: chất lượng dược liệu (hàm lượng hoạt Bảo quản chất), giá thành Yếu tố khảo sát: -Ảnh hưởng của độ ẩm dược liệu đến thời gian bảo quản - Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chất lượng dược liệu - Ảnh hưởng của phương pháp đóng gói đến chất lượng dược liệu (túi chân không và túi kín) Yếu tố đánh giá: chất lượng dược liệu và giá thành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan