Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

.DOC
32
16960
73

Mô tả:

®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM CHUYÊN ĐỀ : ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM ÔN THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG 1. Tác giả: Nguyễn Thùy Dung. Giáo viên trường THPT Trần Nguyên Hãn 2. Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 3. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 10 tiết 4. Hệ thống kiến thức và bài tập sử dụng trong chuyên đề I. Mục đích yêu cầu của chuyên đề 1. Kiến thức: * Học sinh nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản sau : - Chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta. - Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của vấn đề dân số và chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. - Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động. - Trình bày giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta. - Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội. - Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. * Học sinh giải được các đề Đại học – Cao đẳng. 2. Kĩ năng: - Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và bảng số liệu ở sách giáo khoa. - Phân tích các bảng số liệu. - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. 3. Thái độ, hành vi: - Tuyên truyền, ý thức đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình. - Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ. NguyÔn Thïy Dung 1 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM II. Phương tiện dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ dân cư Việt Nam. - At lát địa lí 12 III. Nội dung kiến thức cơ bản, câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời A. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA (*)Nội dung kiến thức cơ bản 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc: Biểu hiện - Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người) - Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8 % dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu… Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương. Ý nghĩa: - Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng dân số quá đông, trong điều kiện hiện nay là trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. - Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một dân cư năng động, nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú nhưng sự phát triển không đều cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn cần có chính sách dân tộc hợp lí, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: a. Dân số tăng nhanh: Biểu hiện : - Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. - Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%). - Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng NguyÔn Thïy Dung 2 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm). Ý nghĩa : Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao. b) Cơ cấu dân số trẻ Biểu hiện : cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta : Độ tuổi 1999 2005 2009 0 tuổi-14 tuổi 33,5 27,0 25,0 15 tuổi-59 tuổi 58,4 64,0 66,0 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 9,0 .Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng có xu hướng già đi Ý nghĩa : - Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số, nguồn dự trữ lao động lớn mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu. Lao động cần cù sáng tạo, nếu biết sử dụng hợp lí sẽ có ý nghĩa lớn. - Gây sức ép lên việc giải quyết việc làm. - Gánh nặng phụ thuộc lớn. 3. Phân bố dân cư a) Đặc điểm về phân bố dân cư - Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng. * Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: + Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2). + Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. (Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2). + Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long). *Giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005: NguyÔn Thïy Dung 3 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM + Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm. + Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng. b) Ý nghĩa - Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động. - Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách. 4. Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số - Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng - Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả nước. (*) Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? a) Thuận lợi: - Dân số đông nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động. - Nhiều thành phần dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. - Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn. b) Khó khăn: - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế. NguyÔn Thïy Dung 4 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. - Đối với việc phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. + GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. - Đối với tài nguyên môi trường: + Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp. Câu 2: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa. a) Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì: - Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta dương (Sinh lớn hơn tử) - Dân số nước ta đông nên số người tăng lên hàng năm vẫn lớn. b) Ví dụ minh họa: Năm Tổng số dân (triệu người) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 2000 77,6 1,36 2006 84,1 1,26 Câu 3: Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua. a) Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí là do: - Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng. * Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: + Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2). + Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. (Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2). + Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông NguyÔn Thïy Dung 5 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM Hồng có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long). *Giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005: + Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm. + Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng. - Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động. Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách. b) Phương hướng và biện pháp: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số - Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng - Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả nước. Câu 4: Tại sao dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội? Giải quyết vấn đề này như thế nào? a) Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân: - Điều kiện tự nhiên ( địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước…). - Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ. - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. b) Sự phân bố dân cư không hợp lí có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội. - Ở đồng bằng: đất chật, người đông, khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động và khai thác tài nguyên hiện có. - Ở miền núi và cao nguyên: đất đai rộng, tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật, nên nhiều loại tài nguyên chưa được khai thác hợp lí hoặc còn dưới dạng tiềm năng. Kết quả là kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém. - Các đô thị tập trung phần lớn ở đồng bằng châu thổ. Quá trình đô thị hóa không phù hợp với quá trình công nghiệp hóa nên gây nhiều khó khăn cho NguyÔn Thïy Dung 6 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM vấn đề giải quyết việc làm, giao thông, các vấn đề xã hội khác và ô nhiễm môi trường đô thị. - Ở nông thôn: tình trạng dư thừa lao động nhưng lại thiếu việc làm. Câu 5: Chứng minh rằng dân số nước ta thuộc loại trẻ và tăng nhanh. Giải thích tại sao dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn. a) Chứng minh: - Dân số trẻ: + Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (năm 2005) của nước ta: dưới độ tuổi lao động (27,0%), trong độ tuổi lao động (64,0%), ngoài độ tuổi lao động (9,0%). + Do dân số trẻ nên lực lượng lao động chiếm hơn 60% dân số, hàng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu lao động. - Dân số tăng nhanh: + Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. + Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%). + Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm). + Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao. b) Giải thích: - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi, do đồng bằng là nơi có: + Lịch sử định cư lâu đời. + Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, địa hình bằng phẳng. + Nền kinh tế có trình độ phát triển hơn, nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng cần nhiều nhân lực. - Dân cư ở nông thôn (73,1%) đông hơn ở thành thị (26,9%), vì nước ta đang là một nước nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa diễn ra còn chậm - Dân cư nông thôn hiện nay đang có xu hướng giảm, thành thị tăng, vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 6: Dân số Việt Nam có những đặc điểm gì? Tại sao dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta? (Đề thi ĐH năm 2012). NguyÔn Thïy Dung 7 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM a) Đặc điểm của dân số nước ta. b) Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 7: Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? (Đề thi ĐH năm 2010). a) Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh - Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. - Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%). - Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm). b) Khó khăn - Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích lũy để tái sản xuất mở rộng… - Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống… Câu 8: Tại sao chúng ta phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc ít người? Phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc ít người vì: - Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thường là các khu vực miền núi và cao nguyên, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi đó họ là những người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tăng cường đầu tư sẽ góp phần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền ngược và miền xuôi. - Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc ít người còn chậm phát triển. Do vậy, chú trọng đầu tư sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con dân tộc. - Mặt khác, đại bàn cư trú của các dân tộc là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là khu vực biên giới giáp với các nước láng giềng. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho vùng dân tộc có ý nghĩa lớn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Câu 9: Vì sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay? NguyÔn Thïy Dung 8 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM Dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay vì: - Tốc độ gia tăng dân số hiện nay tuy đã giảm so với giai đoạn trước nhưng bình quân mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. - Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục bị rút ngắn. b) Dân số nước ta đông, lại tăng tương đối nhanh làm cho quy mô dân số nước ta càng thêm lớn. - Dân số nước ta không ngừng tăng lên qua các năm. - Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người) c) Tốc độ gia tăng dân số chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế - Trên thực tế, nếu mức tăng trưởng dân số hàng năm đạt 1% thì mức tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 – 4%, riêng mức tăng trưởng lương thực phải đạt trên 4%. - Đối với nước ta, trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, mức tăng dân số là 1,32% vẫn còn cao. d) Dân số tăng nhanh đã gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường… Câu 10: Cho bảng số liệu sau Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1995 - 2006 Năm Dân số Tổng số dân (triệu người) Trong đó dân thành thị (triệu người) Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 1995 2000 2002 2005 2006 72,0 77,6 79,7 83,1 84,2 14,9 18,8 20,0 22,3 22,8 1,65 1,36 1,32 1,31 1,26 a) Tính số dân nông thôn của nước ta trong các năm trên. b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến động dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta trong thời gian trên. c) Nhận xét về số dân thành thị và nông thôn ở nước ta. Giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh. NguyÔn Thïy Dung 9 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM * Gợi ý: a) Tính số dân nông thôn: Bảng số dân nông thôn của nước ta qua giai đoạn 1995 - 2006 (đơn vị: triệu người) Năm 1995 2000 2002 2005 2006 Số dân nông thôn 57,1 58,8 59,7 60,8 61,4 b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến động dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta trong thời gian trên. Vẽ biểu đồ: biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp giữa cột chồng (thể hiện số dân cả nước, nông thôn, thành thị) với đường biểu diễn (thể hiện tỉ lệ tăng dân số). Yêu cầu: Vẽ bút mực, vẽ chính xác số liệu, khoảng cách năm, rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm. c) Nhận xét: - Số dân nông thôn và số dân thành thị nước ta đều tăng, số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn (dẫn chứng). - Số dân thành thị ít hơn số dân nông thôn (dẫn chứng). Giải thích: Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh vì: nước ta có số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn cao và luôn dương, do vậy quy mô dân số vẫn tăng nhanh. Câu 11: Cho bảng số liệu sau Sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, năm 1999 và năm 2009 (Đơn vị: %) Độ tuổi 1999 2009 0 tuổi-14 tuổi 33,5 25,0 15 tuổi-59 tuổi 58,4 66,0 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, năm 1999 và năm 2009. b) Nhận xét. Cho biết cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn gì? * Gợi ý: a) Vẽ biểu đồ NguyÔn Thïy Dung 10 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ tròn b) Nhận xét: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, năm 1999 và năm 2009 có sự thay đổi theo xu hướng: - Nhóm 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm - Nhóm 15 – 59 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng Trong 3 nhóm này, nhóm 15 – 59 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất. Cơ cấu dân số nước ta trẻ nhưng đang có xu hướng già đi. * Thuận lợi: - Nguồn lao động dồi dào để phát triển các ngành kinh tế - Có nguồn lao động bổ sung lớn - Năng động, sang tạo, có khả năng tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. * Khó khăn: - Giải quyết việc làm. - Vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống. - Vấn đề xã hội khó giải quyết: y tế, giáo dục, nghề nghiệp… - Vấn đề môi trường. Câu 12: Cho bảng số liệu sau Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2003 2005 Thành thị 19,5 20,8 24,2 25,8 26,9 Nông thôn 80,5 79,2 75,8 74,2 73,1 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005. * Gợi ý: a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền b) Nhận xét Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990 – 2005 có sự thay đổi theo xu hướng + Giảm tỉ lệ dân số nông thôn. (dẫn chứng) NguyÔn Thïy Dung 11 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM + Tăng tỉ lệ dân số thành thị. (dẫn chứng) Trong cơ cấu dân số này, dân số nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn dân số thành thị. (dẫn chứng) * Giải thích: - Đây là kết quả của quá trình đô thị hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, nên tỉ lệ dân thành thị tăng chưa cao. Câu 13: Cho bảng số liệu sau Tình hình biến đổi dân số nước ta thời kì 1954 – 2003 Năm Số dân (Triệu người) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 1954 28,83 1,20 1960 30,17 3,93 1965 34,92 2,93 1970 41,03 3,24 1976 49,16 3,00 1979 52,74 2,50 1989 64,41 2,10 1999 76,32 1,40 2003 80,90 1,30 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1954 – 2003. b) Nhận xét và giải thích tình hình gia tăng dân số trong thời gian từ 1954 – 2003. * Gợi ý: a) Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ kết hợp cột và đường (Cột thể hiện số dân, đường thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên). b) Nhận xét - Thời kì 1954 – 2003, dân số nước ta tăng liên tục, số dân tăng thêm trong cả giai đoạn là 57,07 triệu người, bình quân tăng 1,18 triệu người/năm. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua từng giai đoạn. + Năm 1954, tỉ lệ gia tăng vào loại thấp. + Năm 1960 – 1976, tỉ lệ sinh luôn ở mức cao (xấp xỉ 3%). + Sau năm 1976, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần. - Giai đoạn từ 1976 – 2003, mặc dù tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh. c) Giải thích NguyÔn Thïy Dung 12 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM - Do những tiến bộ về kinh tế, y tế, đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe được cải thiện, tỉ lệ tử giảm nhanh trong khi tỉ lệ sinh còn cao, nên tỉ lệ gia tăng dân số cao. - Năm 1954, sau kháng chiến chống Pháp nước ta còn nhiều khó khăn, tỉ lệ sinh tuy cao, nhưng tỉ lệ tử cũng cao nên gia tăng dân số tự nhiên thấp. - Thời kì 1954 – 1976, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên rất cao nên số dân tăng rất nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Nguyên nhân, sau hòa bình ở miền Bắc đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, mạng lưới y tế phát triển mạnh. Vì vậy, tỉ lệ sinh vẫn còn cao, tỉ lệ tử vong giảm nhanh, tuổi thọ trung bình tăng lên rõ rệt nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn này rất cao. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: tâm lí phong kiến, nước nông nghiệp cần nhiều lao động, quy luật phát triển dân số bù sau chiến tranh… - Sau năm 1976, do thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh (năm 2003, tỉ lệ này chỉ bằng 1/3 tỉ lệ gia tăng dân số năm 1960). - Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh vì: nước ta có số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn cao và luôn dương, do vậy quy mô dân số vẫn tăng nhanh. Câu 14: Cho bảng số liệu sau Dân số Việt Nam, giai đoạn 1901 – 2006 (Đơn vị: triệu người) Năm Số dân Năm Số dân 1901 13,0 1970 41,0 1921 15,5 1979 52,7 1936 18,8 1989 64,8 1956 27,5 1999 76,6 1960 30,2 2006 84,2 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình tăng dân số ở nước ta trong giai đoạn 1901 – 2006 và cho những nhận xét cần thiết. b) Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta. * Gợi ý: a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ đường biểu diễn * Nhận xét: - Dân số nước ta tăng khá nhanh: Trong hơn 1 thế kỉ dân số nước ta tăng thêm 71,2 triệu người. - Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn: + Giai đoạn 1921 – 1960: dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm. NguyÔn Thïy Dung 13 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM + Thời gian 1960 – 1989: dân số tăng hơn 2 lần trong vòng 29 năm. - Nửa đầu thế kỉ (1901 1956), dân số nước ta chỉ tăng có 14,5 triệu người. nửa sau của thế kỉ ( 1956 – 2006) dân số nước ta đã tăng thêm 56,7 triệu người gấp 3,1 lần so với năm 1956. b) Hậu quả:…. Câu 15: Cho bảng số liệu sau Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979, 1989, 2005 Năm Tổng số Nhóm tuổi (%) (nghìn người) 0-14 15-59 Từ 60 trở lên 1979 52.472 41,7 51,3 7,0 1989 64.405 38,7 54,1 7,2 2005 84.156 27,1 63,9 9,0 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta trong 3 năm 1979, 1989, 2005. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta trong 3 năm 1979, 1989, 2005. * Gợi ý: a) Vẽ biểu đồ: * Tính bán kính - Lấy quy mô dân số năm 1979 là 1 đvbk thì: - Bán kính quy mô năm 1989 là 1,1 (đvbk) - Bán kính quy mô năm 2005 là 1,2 (đvbk) * Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ hình tròn b) Nhận xét:… *Giải thích: - Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân cũng không ngừng được tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh. - Do y tế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình. Câu 16: Cho bảng số liệu sau Diện tích, dân số theo các vùng ở nước ta năm 2006 Địa phương Dân số (nghìn người) Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Diện tích (km2) 84.155,8 18.207,9 12.065,4 19.530,6 4.868,9 12.067,5 40.604,7Đông Nam Bộ NguyÔn Thïy Dung 14 331.211,6 14.862,5 101.559,0 95.918,1 54.659,6 23.607,7 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM 17.415,5 Đồng bằng sông Cửu Long a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích của nước ta phân theo vùng năm 2006. b) Tính mật độ dân số trung bình của cả nước và các vùng. c) Nêu nhận xét, cho biết nguyên nhân, hậu quả và phương hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư bất hợp lí hiện nay ở nước ta. *Gợi ý: a) Xử lí số liệu Cơ cấu dân số và diện tích của nước ta phân theo vùng năm 2006. (Đơn vị:%) Địa phương Dân số 100 21,6 14,3 23,2 5,8 14,3 20,7 Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long *Vẽ biểu đồ Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ hình tròn Diện tích 100 4,5 30,6 29,0 16,5 7,1 12,3 b) Tính mật độ dân số trung bình của cả nước và các vùng. Địa phương Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long c) Nhận xét… Mật độ dân số (người/km2) 254 1225 119 204 89 511 429 B. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM (*)Nội dung kiến thức cơ bản NguyÔn Thïy Dung 15 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM 1. Nguồn lao động. a. Mặt mạnh: - Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người = 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu lao động. - Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh… - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 25% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005). b. Mặt tồn tại: + So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. + Chất lượng lao động ở các vùng không đồng đều, lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng ( thành phố, thị xã lớn). + Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. 2. Cơ cấu lao động. a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. - Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu vực III tăng. - Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực III chiếm 24,5%. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. - Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. - Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng. - Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%. - Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta. * Hạn chế: + Năng suất lao động xã hội thấp. + Lao động có thu nhập thấp. NguyÔn Thïy Dung 16 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM + Phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. + Quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng triệt để. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm. - Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. - Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%( nông thôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%). Vấn đề giải quyết việc làm còn khó khăn. - Phương hướng giải quyết việc làm + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng. + Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. + Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương. + Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. + Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. + Tăng cường xuất khẩu lao động. (*) Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời Câu 1: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. a. Mặt mạnh: - Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người = 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu lao động. - Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh… - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 25% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005). b. Mặt tồn tại: + So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. + Chất lượng lao động ở các vùng không đồng đều, lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng ( thành phố, thị xã lớn). + Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. NguyÔn Thïy Dung 17 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM Câu 2: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay. a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. - Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu vực III tăng. - Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực III chiếm 24,5%. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. - Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. - Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng. - Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%. - Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta. Câu 3: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ơ địa phương em nói riêng. + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng. + Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. + Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương. + Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. + Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. + Tăng cường xuất khẩu lao động. Câu 4: Vì sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì: - Nước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào. - Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu lao động mới trong điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, sự phát triển kinh tế không tương ứng với sự gia tăng số lao động. từ đó dẫn đến chất lượng cuộc sống NguyÔn Thïy Dung 18 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM thấp, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, nhà ở, môi trường…Chính vì vậy, việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Câu 5: Phân tích cơ cấu lao động của nước ta. Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng? (Đề thi tuyển sinh ĐH năm 2011). a) Phân tích cơ cấu lao động của nước ta…. b) Tỉ lệ dân thành thị tăng do ở nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn. Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa dân số và lao động ở nước ta a) Tác động của dân số đến lao động: - Dân số nước ta đông, tăng nhanh, mỗi năm nước ta dân số tăng hơn 1 triệu người. - Cơ cấu dân số trẻ: Trong cơ cấu dân số theo tuổi, tỉ lệ người từ 15 - 59 tuổi rất cao (chiếm 64%, năm 2005) nên lực lượng lao động nước ta đông ( chiếm 51,2 %, năm 2005), độ tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm 27%, nguồn lao động bổ sung dồi dào. b) Tác động của nguồn lao động đối với dân số Người lao động có thu nhập đảm bảo sẽ có chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Từ đó, mức sinh có thể giảm, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Câu 7: Giải thích vì sao trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm đã giảm mạnh, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn còn rất cao. - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tuy giảm nhanh nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động không giảm. hàng năm nước ta vẫn có thêm 1 triệu lao động mới. - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên không trùng với tốc độ gia tăng nguồn lao động. - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên gần đây mới giảm mạnh nên số dân tăng thêm này chưa bước vào độ tuổi lao động. - Nguồn lao động vẫn tiếp tục tăng và chỉ giảm sau một thời gian nữa, khi số dân tăng thêm trong thời gian gần đây bước vào độ tuổi lao động. Câu 8: Phân tích đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay. a) Đặc điểm nguồn lao động… b) Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay NguyÔn Thïy Dung 19 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n ®Þa lÝ d©n c VIÖT NAM - Theo các ngành kinh tế - Theo thành phần kinh tế - Theo thành thị và nông thôn - Hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta hiện nay - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt Câu 9: Giải thích vì sao nguồn lao động của nước ta lại rất dồi dào? - Nước ta là một nước đông dân: + Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người) + Do đông dân nên số dân gia tăng hàng năm còn lớn. - Dân số nước ta còn tăng nhanh + Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. + Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%). + Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm). + Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người = 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu lao động. - Cơ cấu dân số trẻ: Nguồn lao động hiện tại dồi dào và bổ sung lớn. Câu 10: Chứng minh việc sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. - Theo hướng CNH – HĐH: Lao động nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống còn 57,3%, lao động trong công nghiệp – xây dựng đã tăng lên 18,2 %, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 24,5% lực lượng lao động. - Phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường: lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm và lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. NguyÔn Thïy Dung 20 Trêng THPT TrÇn Nguyªn H·n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan