Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin (thiết kế bài giảng e leraning trong giản...

Tài liệu Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin (thiết kế bài giảng e leraning trong giảng dạy)

.DOC
8
27
96

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH SỐ 1 LIÊN THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ELERANING TRONG GIẢNG DẠY) -----------------I. Đặt vấn đề: Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung giống nhau, nhưng học sinh học tập có hứng thú học tập tích cực hay không, giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã nhấn mạnh: Các ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy thì bài giảng điện tử dưới dạng trình chiếu bằng MS PowerPoint luôn là công cụ thông dụng và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, ứng dụng lĩnh vực này vào việc dạy và học đã được Bộ Giáo dục và – Đào tạo cũng như nhiều người đang quan tâm tiếp cận và định hướng đến bài giảng điện tử E-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM để chia sẻ dùng chung Ở các nước phát triển, việc học tập bằng phương pháp E-Learning (Electronic Learning) đã trở nên phổ biến, người học có thể chủ động chọn khóa học, thời gian học thích hợp và có thể học ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối với Internet. Không chỉ có ELearning, một số nước đã phát triển M-Learning (Mobile Learning) hoặc ME- Learning, kết hợp giữa M-Learning và E-Learning. Ở Việt Nam, những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ hạ tầng CNTT, đặc biệt là kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục, đã thúc đẩy ngành GD&ĐT phát triển E-Learning ở giáo dục đại học và bắt đầu triển khai ở giáo dục phổ thông. E-learning cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng được xem là một chiến lược của GD Việt Nam trong giai đoạn mới. Như vậy, một trong những ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến nhất là giáo viên lên lớp bằng giáo án điện tử, thay vì bảng đen phấn trắng với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ click chuột vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung kiến thức cần truyền đạt dưới nhiều hình thức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang len lỏi vào các lớp học phổ thông. Nhiều giáo án điện tử ra đời, tuy nhiên giáo án điện tử không chỉ đơn thuần là biểu diễn các đoạn văn bản thuần tuý, hình ảnh đơn điệu của các slide trình chiếu mà điều quan trọng nhất là phải thể hiện được những gì mà dạy học bằng phương pháp truyền thống không thể đáp ứng được. Hơn nữa, nhằm thiết kế một bài giảng điện tử không chỉ cho chính giáo viên giảng dạy mà còn cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Trong thời gian qua, ngoài việc sử dụng giáo án điện tử thiết kế trên Powepoint đã được sử dụng rộng rãi thì giáo án điện tử E-Learning đã và đang dần được ứng dụng trong các trường học trên đại bàn huyện Lệ Thuỷ không ngoài mục đích đưa ra các bài giảng E-Learning để giúp cho các em học sinh học tập trực tuyến của trường. Như vậy, để phục vụ tốt cho công tác dạy học, nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân và truyền đạt kiến thức cho người học một cách có hiệu quả nhất thì việc tạo các bài giảng E-Learning thật sự là cần thiết. II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Khái niệm bài giảng điện tử và bài giảng E-Learning - Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy-học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy vi tính tạo ra. - Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. 2. Những yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning: - Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh,… đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành. - Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng. - Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học. - Lấy người học là trung tâm. - Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả -… 3. Các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy và học của bài giảng E-learning: a) Đối với hoạt động dạy của giáo viên: Bài giảng điện tử là một phương tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong hoạt động của dạy và học của giáo viên. Sử dụng bài giảng điện tử giáo viên đã được giải phóng khỏi hầu hết những công việc chân tay bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ, hướng dẫn các thao tác thực hành, theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ các nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, những phép tính từ đơn giản đến phức tạp, tóm tắt nội dung bài học… Ưu việt hơn nữa, với bài giảng E_Learning với nhiều tính năng nổi trội và mở ra một phương pháp học tập hiện đại nhưng rất hiệu quả trong tương lai, giáo viên có thể theo dõi học sinh dễ dàng. E_Learning cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học. Giáo viên có thể đánh giá các học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó. Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực của mỗi học sinh. b) Đối với hoạt động học của học sinh: Có thể nói rằng những gì mà bài giảng điện tử đã hỗ trợ cho hoạt động dạy của giáo viên, thì cũng có nghĩa là nó đã hỗ trợ được cho hoạt động học của học sinh. Điều này thật dễ hiểu vì các phương tiện dạy học giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thụ thì cũng chính nó sẽ có tác dụng làm dễ dàng cho quá trình nhận thức của học sinh. Hệ thống E - learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn. Kích thích được hứng thú, tạo được động cơ học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường độ bền của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy…); hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức (nhờ hệ thống các bài tập luyện tập, kiểm tra, sự liên kết giữa các thư viện, giữa các tài liệu điện tử trực tiếp trên Internet nói chung và trang website học trực tuyến nói riêng… Và với nhiều ưu điểm mà hệ thống mang lại như đã nêu ở trên. 4. Các bước khi thực hiện soạn thảo và thiết kế bài giảng elearning Bước 1: Xây dựng kịch bản (giáo án) khung chương trình dạy học. Bước 2: Dùng công cụ Powerpoint để soạn khung hoạt động theo kịch bản đã đề ra. (Gõ chữ, chèn hình, sơ đồ, shape, thiết lập hiệu ứng…) Bước 3: Sử dụng công cụ Presenter đề hoàn thiện thiết kế giảng: - Cần tạo hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi phần của bài học. - Chèn các Video hoặc clip, hiệu ứng bằng tính năng của Presenter. - Chèn âm thanh, ghi âm bài giảng cho từng slide và toàn bộ nội dung học. - Đồng bộ hiệu ứng và âm thanh cho mỗi bài giảng. Bước 4: Xuất bản (đóng gói) bài giảng theo các chuẩn elearning - Xem trước bài giảng đã đóng gói (thao tác này nên được xem khi soạn từng slide để kịp thời phát hiện lỗi của Presenter để chỉnh sửa sớm) - Xuất bản bài giảng elearning theo các chuẩn: HTML, Both, Scrome, CD, Video… Bước 5: Chạy bài giảng elearning sau khi đã đóng gói để phát hiện lỗi gặp phải. 5. Một số lưu ý trước khi thiết kế bài giảng elearning - Tạo file mới hoàn toàn 100% không copy hay sử dụng lại tệp cũ, đặc biết tệp tin trên trang web tải về, tránh lỗi tiềm ẩn không kiểm soát. - Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng chuyển trang, flash, hiệu ứng động. - Không mở cùng lúc 2 tệp khi thiết kế bài giảng eleanring. 6. Cấu trúc của một bài giảng elearning: Slide 1: thông tin về bài giảng và người soạn. Slide 2: Giới thiệu nội dung bài giảng, thường bằng video ghi hình của giáo viên giới thiệu bài như 1 MC. Slide 3: Mục tiêu của bài giảng. Slide nội dung: Thiết kế theo chương trình kịch bản của bài giảng. Slide áp cuối: giới thiệu các tư liệu tham khảo. Slide cuối: Tổng kết và giới thiệu nội dung bài giảng tiếp theo. 7. Một số quy tắc giáo viên cần nắm Giáo viên phải hiểu sâu và nắm chắc nội dung bài giảng, trên cơ sở đó mới có thể thể hiê ̣n kiến thức với sự phối hợp mô hình hóa cao bằng các bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, phim video... một cách khoa học.Thiết kế giáo án E-learning thường được thiết kế diễn đạt nội dung bài học đầy đủ nhất và học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và thấy hưng phấn, thích thú trong quá trình học. Những nội dung ấy thường được thiết kế dưới sự phối hợp chă ̣t chẽ giữa kênh chữ, kênh nói, hình ảnh bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, phim video... nên đòi hỏi người giáo viên phải làm chủ kiến thức chuyên môn, CNTT của mình mới có thể cụ thể hóa một cách cô đọng, khoa học bằng các bảng biểu, sơ đồ kết hợp các hiệu ứng màu sắc, âm thanh làm cho bài giảng bớt trừu tượng và giúp trẻ dễ hiểu bài hơn và thấy hứng thú hơn trong quá trình học. Đối với các hình ảnh, phim video cũng đòi hỏi giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn mới có thể chọn lựa hình ảnh và các đoạn phim "đắt giá" đồng thời biết lồng và đưa chúng vào nội dung bài giảng ở phần nào nhằm phát huy hiệu quả cao nhất quá trình học của trẻ. Nếu giáo viên có khả năng làm chủ chuyên môn bằng kiến thức của mình thì trẻ sẽ vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic trong quá trình học, điều này sẽ làm cho trẻ tiếp thu nội dung bài học rất hiệu quả. 8. Kết luận CNTT cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của HS khi bước vào những lớp học tiếp theo. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho HStiếp cận với công nghệ và xây dựng bài giảng E-learning vào trong giảng dạy, lựa chọn hình thức cho HS làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tiết dạy hay phân môn nào cũng có thể ứng dụng bài giảng E learning vào trong giảng dạy. Tùy theo mục tiêu đề ra phát triển cho HS mà ta có thể lựa chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hợp. Trên đây là báo cáo chuyên đề tháng 11 của Trường Tiểu học số 1 Liên Thủy, kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng chí, các bạn đồng nghiệp để báo chuyên đề được hoàn thiện hơn giúp giáo viên trường Trường Tiểu học số 1 Liên Thủy làm tốt hơn việc soạn giảng E-learning, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Liên Thủy, ngày 06 tháng 11 năm 2019 Người báo cáo Mai Văn Việt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan