Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miề...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi thanh hoá hiện nay

.DOC
96
81
76

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá đói, giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được coi là nội dung cơ bản, quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khu vực miền núi Thanh Hoá có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh. Với dân số 854,3 nghìn người, diện tích gần 80.000 km2, miền núi Thanh Hoá là địa bàn chiến lược cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của cả nước nói chung, của tỉnh Thanh nói riêng. Những năm vừa qua, nhờ có các chính sách hỗ trợ phát triển, khu vực miền núi Thanh Hoá nhận được sự quan tâm thường xuyên của Tỉnh và Trung ương. Nhiều chính sách, chương trình đã được thực hiện nhằm đưa miền núi Thanh Hoá phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi. Về cơ bản, kinh tế - xã hội trong khu vực có sự thay đổi tích cực trên tất cả các lĩnh vực: Hệ thống chính trị ổn định và ngày càng được hoàn thiện; kinh tế có bước phát triển khá; văn hoá, giáo dục, y tế đáp ứng được yêu cầu phát triển; an ninh – quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, so với các khu vực khác trong tỉnh, sự phát triển của khu vực miền núi Thanh Hoá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của khu vực. Cho đến nay cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng của khu vực còn chưa hợp lý. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế vẫn trong tình trạng thấp kém; sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp; chưa có quy hoạch trong khai thác tài nguyên thiên nhiên; tình trạng du canh du cư vẫn còn xảy ra; nghèo đói, thiếu nước, mù chữ, v.v... vẫn tồn tại, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Vì vậy, để kinh tế các huyện khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong đó, vấn đề có tính chất quyết định là xây dựng được một cơ cấu kinh tế ngành phù hợp. Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện nay” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ.

Tài liệu liên quan