Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận long biên, thành phố hà nội...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận long biên, thành phố hà nội

.PDF
100
1112
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN MẠNH HÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN MẠNH HÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ CAO ĐOÀN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày ……. tháng…… năm 2016 Tác giả Nguyễn Mạnh Hà LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã được các thầy cô giáo và cán bộ nhà trường giúp đỡ rất nhiệt tình. Với những kiến thức đã được học tại trường và theo mong muốn nghiên cứu, cùng với tình hình thực tiễn đặt ra, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trường, các thầy cô giáo và đặc biệt là PGS. TS. Lê Cao Đoàn, người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày ……. tháng…… năm 2016 Tác giả Nguyễn Mạnh Hà MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ............... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............... 8 1.2.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế............................................... 8 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. .................................................... 16 1.2.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ...................................... 19 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ......... 22 1.2.5. Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .. 27 1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho quận Long Biên .................................................................................... 29 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh29 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng ....................................................................................................... 30 1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Gia Lâm .................... 30 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Long Biên ......................................... 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32 2.1. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp thu thập tài liệu .......................................... 32 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 33 2.2.2. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp ............................... 34 2.2.3. Phương pháp so sánh ........................................................................ 35 2.2.4. Phương pháp logic và phương pháp lịch sử...................................... 35 2.2.5. Các phương pháp khác ...................................................................... 38 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................... 39 3.1. Khái quát đặc điểm điạ bàn nghiên cƣ́u ................................................... 39 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 39 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 43 3.2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội ................................................................................... 48 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 48 3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên ... 50 3.2.3. Thực trạng chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế tại quận Long Biên .............................................................................................................. 56 3.3. Đánh giá về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận Long Biên ................................................................................................................. 64 3.3.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 64 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế....................................................................... 65 3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ..................................................... 66 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...68 4.1. Quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. ........................................................................ 68 4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội......................................................................................... 68 4.1.2. Mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên. .................................................................................................... 69 4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên ........................................................................................................ 78 4.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về sự cần thiết trong đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ....................................................... 78 4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH ..................................... 79 4.2.3. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững về kinh tế, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ...................... 81 4.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm............................................................................................ 82 4.2.5. Mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................. 84 4.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý của chính quyền các cấp ......................................................................................................... 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 3 NNL Nguồn nhân lực 4 NXB Nhà xuất bản 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 XNK Xuất nhập khẩu i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của quận Long Biên 43 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 GDP tính theo giá so sánh 49 4 Bảng 3.4 GDP bình quân/ngƣời 50 5 Bảng 3.5 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo giá thực tế 52 6 Bảng 3.6 Nguồn vốn đầu tƣ vào các ngành theo giá thực tế 54 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế 61 11 Bảng 3.11 Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế 63 12 Bảng 4.1 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ qua các năm 71 13 Bảng 4.2 Phƣơng án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 77 Tình hình dân số, lao động và trình độ lao động quận Long Biên Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng theo giá thực tế. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế. ii 46 56 58 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo giá thực tế 51 2 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành qua các năm 53 3 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu lao động trong các ngành qua các năm 54 4 Biểu đồ 3.4 Năng xuất lao động theo ngành (giá cố định) 56 5 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế 57 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình vẽ 1 Hình 3.1 Nội dung Bản đồ Quận Long Biên - Hà Nội iii Trang 42 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Cơ cấu vùng (hay lãnh thổ), cơ cấu nhiều thành phần, cơ cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành để phân bổ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hoá”. Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nƣớc, quận Long Biên cũng đang tìm hƣớng chuyển dịch cơ cấu riêng cho mình. Với đặc điểm là đơn vị hành chính mới đƣợc thành lập năm 2003, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đã có sự thay đổi. Vấn đề đặt ra là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Quận Long Biên theo hƣớng nào, đã phù hợp với tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội hay chƣa? Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có khai thác đƣợc lợi thế của quận Long Biên hay không? Mặt khác, để đạt đƣợc mục tiêu về cơ cấu ngành kinh tế và tái cấu trúc ngành kinh tế quận Long Biên đến năm 2020 thì phải chuyển dịch nhƣ thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ thống, bài bản về cơ sở lý luận, thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trên cơ sở đó để nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy 1 mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận Long Biên trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. * Câu hỏi nghiên cứu Cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hợp lý tại quận Long Biên trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên những năm qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên và đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên theo hƣớng CNH, HĐH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế. Từ đó xác định nội dung, yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên giai đoạn 2010 - 2015. Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Quận. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Long Biên, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 một cách hợp lý, hiệu quả. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội dƣới góc độ kinh tế chính trị học. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng (bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) nên trong phạm vị nội dung, luận văn chỉ giới hạn phân tích về dạng cơ cấu quan trọng nhất, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc, đó là cơ cấu ngành và diễn biến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận Long Biên. Phạm vi không gian và thời gian: nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 2015, định hƣớng giai đoạn 2015-2020. 4. Những đóng góp về khoa học của luận văn Một là, hệ thống hóa về mặt lý luận cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và vai trò của chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trong tổ chức quản lý. Từ đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong tổ chức quản lý quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Hai là, Chỉ ra các quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế ở quận Long Biên, Thành phố Hà Nội một cách hiệu quả. Ba là, cung cấp những tƣ liệu cần thiết cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội trong công tác dự báo, xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và các ngành kinh tế nói riêng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 04 chƣơng: 3 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chương 4. Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Những nghiên cứu trong thời gian gần đây của các nhà khoa học đã và đang đóng góp những kết quả nhất định vào sự phát triển kinh tế xã hội từng vùng, từng khu vực trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Một số công trình nghiên cứu nổi bật nhƣ: “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển”, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2005 của tác giả Ngô Doãn Vịnh: Tác giả đã trình bày một cách tổng quát cả lý luận và thực tiễn về cơ cấu của nền kinh tế; phân tích khái quát cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời gian trƣớc năm 2005 và đƣa ra một số hàm ý cho việc nghiên cứu hình thành cơ cấu kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, H. 2006, chủ biên Bùi Tất Thắng: Các tác giả đã tổng quan một số vấn đề lý luận về cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, làm rõ khái niệm cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Bên cạnh đó, sự phân tích của các tác giả về các nhân tố tác động đến chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa nƣớc ta nhƣ: các nhân tố về môi trƣờng kinh tế quốc tế, lợi thế so sánh, sự hình thành cơ chế thị trƣờng, các chức năng kinh tế của nhà nƣớc… đã bổ sung những vấn đề lý luận về các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5 “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”, NXB Chính trị quốc gia, 1994, tập 2, chủ biên Ngô Đình Giao. Trong đó, các tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đề xuất phƣơng hƣớng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, các khía cạnh biểu hiện và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc các tác giả làm sáng tỏ một cách hệ thống. “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn Việt Nam”, NXB khoa học xã hội, 1996, chủ biên Đỗ Hoài Nam. Tác giả đi sâu phân tích quan niệm về chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh mới của thời đại; yêu cầu và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc rút ngắn quá trình công nghiệp hóa- hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Ở Hà Nội, cơ cấu kinh tế là vấn đề đƣợc lãnh đạo thành phố quan tâm. Một số công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế dƣới đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố nhƣ: “Nghiên cứu động thái của cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 1991 - 1998 và kiến nghị về các phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2000 - 2005”, chủ trì đề tài Lê Văn Hoạt. Đề tài “Những luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006 - 2010”, chủ trì đề tài Nghiêm Xuân Đạt. Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, viết về lĩnh vực này và đã bảo vệ thành công nhƣ: Đào Thị Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH giai đoạn 1997 - 2003”. Nghiên cứu về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tác giả Trần Tuấn Anh với đề tài “Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Trà Vinh đến hết năm 2015” năm 2007, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn 6 thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Đại học Quốc Gia, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn Ngọc Thanh, “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004; Đặng Thị Kim Oanh, “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, bảo vệ thành công tại Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 2005... Qua các công trình nghiên cứu nêu trên có thể thấy: các nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nêu trên đều đạt đƣợc những kết quả nghiên cứu chủ yếu là: - Hệ thống hóa các lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, những yêu cầu và nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều kiện thực tế của Việt Nam. - Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới. - Đánh giá cơ chế tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Các đề tài trên đã tập trung nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau và ở từng thời điểm khác nhau trong bối cảnh nƣớc ta đang trong thời kỳ đầu của hội nhập kinh tế quốc tế và nghiên cứu ở tầm vĩ mô cấp Thành phố, Trung ƣơng. Các nghiên cứu chƣa đề cập sâu về các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một quận ở cửa ngõ Thủ đô có nhiều tiềm năng lợi thế và trong thời kỳ 7 hội nhập sâu rộng, toàn diện là quận Long Biên. Chính vì lý do đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị của mình. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.2.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế 1.2.1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra nhƣ là một thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng, và biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật hiện tƣợng. Nhƣ vậy, có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống. Cũng nhƣ vậy, đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành chúng, tuỳ theo cách mà chúng ta tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống ấy. Đặc biệt, sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng nhƣ sự thay đổi của các kiểu cơ cấu. Vì vậy có thể thấy rằng, “cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lƣợng và số lƣợng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định” (Vũ Tuấn Anh, 1982, tr18) Mỗi một loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trƣng của các bộ phận và các cách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn, trên bình diện vĩ mô, có một số loại cơ cấu sau: + Cơ cấu các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế: Loại cơ cấu này phản ánh các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong quá trình sản xuất xã hội, trong đó nổi bật lên hàng đầu là quan hệ về sở hữu đối với các tƣ liệu sản 8 xuất. Xã hội loài ngƣời đã từng phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội lần lƣợt từ thấp đến cao và trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các cơ cấu quan hệ sản xuất khác nhau. Ở một số nƣớc, những hình thức sở hữu sở hữu cổ xƣa không còn nữa; ở một số nƣớc khác, do những hoàn cảnh lịch sử khác, sự đan xen của nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại. Các mối quan hệ này biểu hiện ra bên ngoài bề mặt xã hội với tƣ cách là các thành phần kinh tế khác nhau. Do vậy, ngời ta còn gọi cơ cấu các quan hệ sản xuất là cơ cấu các thành phần khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu cơ cấu các quan hệ sản xuất của nền kinh tế quốc dân sẽ cho thấy các xu huớng vận động của từng loại thành phần kinh tế trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội. + Cơ cấu tái sản xuất xã hội: Loại cơ cấu này phản ánh mối quan hệ của các bộ phận cấu thành quá trình tái sản xuất xã hội, bao gồm nhiều yếu tố, nhiều quá trình. Đó là các mối quan hệ của: - Các yếu tố đầu vào (input) của sản xuất: sức lao động, đối tƣợng lao động, tƣ liệu lao động; - Các khâu trong vòng tuần hoàn: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Nếu cơ cấu các quan hệ sản xuất phản ánh mặt xã hội, thì cơ cấu tái sản xuất phản ánh mặt vật chất, kỹ thuật của quá trình hoạt động kinh tế. Và nếu giả định rằng trong những điều kiện xã hội về cơ bản là nhƣ nhau thì cơ cấu tái sản xuất (với chất lƣợng và số lƣợng của các yếu tố sản xuất hay các khâu của chu trình sản xuất) sẽ quyết định tốc độ tăng trởng kinh tế. + Cơ cấu tổ chức - quản lý nền kinh tế quốc dân: Loại cơ cấu này phản ánh mối quan hệ của các hình thức tổ chức quản lý cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô của các hoạt động kinh tế. Nó bao gồm tập hợp các cấp quản lý, các cơ chế vận hành, các biện pháp tổ chức và quản lý nền kinh tế. Nhƣ vậy, đối tƣợng của nó trƣớc hết thuộc về bộ môn khoa học quản lý kinh tế. Nghiên cứu cơ cấu tổ chức - quản lý nền kinh tế thƣờng thông qua các chỉ tiêu tổng hợp để 9 vạch ra một hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế một cách hợp lý cho mỗi giai đoạn phát triển. + Cơ cấu vùng - lãnh thổ. Loại cơ cấu này phản ánh những mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nƣớc trong hoạt động kinh tế. Thƣờng ngƣời ta phân tích những thế mạnh hiện thực và tiềm năng của từng vùng để từ đó hình thành nên tổng sơ đồ phân bố lực lƣợng sản xuất nhằm phát huy tới mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế. Ngoài các vấn đề kinh tế, nó thƣờng gợi ý về việc đẩy nhanh sự phát triển xã hội ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển làm động lực cho cả nền kinh tế hoặc những vùng nào đó bị lạc hậu trong mối tƣơng quan với các vùng khác để nâng cao mức độ đồng đều về phát triển kinh tế và xã hội của cả nƣớc. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống C.Mác tiếp cận cơ cấu nền kinh tế nhƣ là: Toàn bộ các quan hệ giữa những ngƣời làm nhiệm vụ sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên tức là những điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất. Toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó. C.Mác viết: “Bao giờ sản xuất cũng có một cơ thể xã hội nhất định. Một cơ thể xã hội đang hoạt động trong một tổng thể nhất định to lớn của các ngành sản xuất” và “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con ngƣời ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ tức những quan hệ sản xuất…toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen,1981, tr.593, 637). Xuất phát từ lý luận phân công lao động xã hội, xem xét mặt lực lƣợng sản xuất, C.Mác cho rằng nền sản xuất xã hội luôn là một cấu trúc gồm nhiều ngành sản xuất đặc thù hợp thành. C.Mác viết: “nếu xét riêng bản thân lao động thì ngƣời ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan