Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân dự bị động viên ở tỉnh vĩn...

Tài liệu Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân dự bị động viên ở tỉnh vĩnh long hiện nay

.DOC
112
8893
125

Mô tả:

1.Tính cấp thiết của đề tài Quân dự bị động viên là lực lượng dự bị chiến lược của quân đội. Xây dựng quân DBĐV là qui luật phổ biến để duy trì sức mạnh quân đội của các quốc gia, là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD và thế trận chiến tranh nhân dân chủ động đối phó với mọi tình huống đe dọa đến QP-AN của đất nước, nhất là tình huống xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng quân DBĐV là cuộc vận động chính trị sâu rộng, liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh; là sự quán triệt quan điểm quần chúng, quan điểm lấy dân làm gốc trong xây dựng LLVT cách mạng của địa phương; kế thừa truyền thống kinh nghiệm “ngụ binh ư nông”, “thực túc binh cường” trong dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta và tiếp thu kinh nghiệm tích trữ lực lượng của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đồng thời, đây là biểu hiện nhất quán quan điểm của Đảng về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội từ cơ sở và sẵn sàng động viên khi có lệnh. Chất lượng xây dựng quân DBĐV phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Trong đó, CTĐ, CTCT có vị trí, vai trò rất quan trọng: trực tiếp xây dựng con người, xây dựng tổ chức, xây dựng yếu tố chính trị- tinh thần; bảo đảm thường xuyên giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng trong xây dựng quân DBĐV. Nhân tố xét đến cùng quyết định chất lượng quân DBĐV. Những năm qua, CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV ở tỉnh Vĩnh Long đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; trong quá trình xây dựng quân DBĐV chưa phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của các thành viên trong cơ chế của quá trình xây dựng quân DBĐV; nội dung, hình thức, biện pháp, chất lượng hiệu quả tiến hành CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV ở một số cơ sở xã, phường và một số cơ quan, đơn vị chưa tốt; quản lý, giáo dục và thực hiện chế độ, chính sách đối với quân DBĐV còn thiếu thường xuyên và chưa kịp thời… Hiện nay, trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trước yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập và ngày càng mở rộng đã và đang đặt ra yêu cầu mới rất cao đối với hoạt động CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV ở tỉnh Vĩnh Long. CTĐ, CTCT trong lĩnh vực này cần phải được nghiên cứu, kế thừa, phát triển những kinh nghiệm đã qua và nâng cao chất lượng ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV là một trong những vấn đề được các tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội quan tâm nghiên cứu. Những năm gần đây trên các báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này; từ nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong phạm vi nghiên cứu. Những công trình, đề tài khoa học liên quan đến xây dựng lực lượng DBĐV nói chung, hoạt động CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV nói riêng, tiêu biểu như : “Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên giai đoạn cách mạng mới”, Tổng cục Chính trị, Nxb.QĐND, H.2001; “Tổ chức xây dựng và huy động nguồn lực lượng dự bị động viên cấp huyện (đồng bằng) các tỉnh phía Bắc trong tình hình hiện nay”, đề tài khoa học cấp Học viện của Khoa Chiến thuật Chiến dịch, Học viện Chính trị- Quân sự, 2001; “Nâng cao bản lĩnh chính trị của sỹ quan dự bị thuộc các đơn vị dự bị động viên ở Thủ Đô Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hồ Sĩ Cung, H.2001; “Nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng khu vực phòng thủ ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Nguyễn Như Hội, H.2002; “Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng quân dự bị động viên của tỉnh Hà Tây giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Nguyễn Đức Bàng, H.2007“ Mấy vấn đề xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng- an ninh”, Giáo sư Bùi Phan Kỳ, Cẩm nang công tác quốc phòng-an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp, Nxb, VH-TT, H.2007; “ Xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay- Thực trạng, vấn đề và giải pháp” Phạm Chân Lý, Cẩm nang công tác quốc phòng-an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp, Nxb,VH-TT, H.2007; “Lực lượng, thế trận quốc phòng- biểu hiện tập trung sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân”, Nguyễn Mạnh Hùng, Cẩm nang công tác quốc phòng-an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp, Nxb, VH-TT, H.2007;“Phát huy kết quả 5 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, tiếp tục thực hiện pháp lệnh trong giai đoạn cách mạng mới” của Tống Ngọc Thắng, Tạp chí Quốc phòng toàn dân tháng 02/2002; “Quân khu Thủ Đô: 5 năm thực hiện Pháp lệnh dự bị động viên” của Bùi Minh Thứ, Tạp chí Khoa học quân sự số 6(36) tháng 6/2002; “Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên ở Thái Bình-một số biện pháp và kinh nghiệm bước đầu” của Trịnh Duy Huỳnh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân tháng 8/2002; “Công tác tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ở Quân khu Thủ Đô” của Nguyễn Như Hoạt, Tạp chí Khoa học quân sự số 11(65) tháng 11/2004. Các công trình khoa học, các bài viết đều khẳng định: quân DBĐV là lực lượng dự bị chiến lược của quân đội; một bộ phận quan trọng trong LLVT nhân dân và thế trận QPTD; xây dựng quân DBĐV là nội dung quan trọng trong đường lối QP, QS của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị; mục đích xây dựng: quân DBĐV hùng hậu để sẵn sàng bổ sung thay thế và phát triển lực lượng thường trực của quân đội khi cần thiết; nguyên tắc xây dựng: quân DBĐV phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và vai trò tham mưu của cơ quan QSĐP, phát huy trách nhiệm của các cơ quan ban ngành đoàn thể và toàn dân tham gia xây dựng quân DBĐV; xây dựng quân DBĐV phải vững chắc, phù hợp, thiết thực, hiệu quả theo kế hoạch thống nhất; xây dựng quân DBĐV phải đảm bảo số lượng lớn, chất lượng cao, bí mật, an toàn, sẵn sàng động viên với thời gian nhanh nhất; xây dựng quân DBĐV phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, QP-AN ở địa phương. Tác giả Phạm Chân lý nhấn mạnh rằng: từ khi Pháp lệnh về lực lượng DBĐV được ban hành cho đến nay, các cấp, các ban ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở đã tích cực nghiên cứu, tổ chức quán triệt và phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, thiết thực, nhờ đó đã tạo được chuyển biến mới quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng DBĐV. Trong bài viết “lực lượng, thế trận quốc phòng- biểu hiện tập trung sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân”, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân là những nội dung cơ bản tập trung nhất sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Theo quan điểm của Đảng ta, sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều nhân tố, đương nhiên lực lượng, thế trận quốc phòng là những nhân tố trực tiếp, quan trọng. Có lực lượng quốc phòng hùng hậu, thế trận quốc phòng vững chắc ở ngay từ cơ sở là nhân tố trực tiếp, quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch cũng như bảo đảm đánh thắng mọi loại hình chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Các công trình, đề tài khoa học bước đầu đã đánh giá đúng thực trạng, rút ra ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, nêu lên phương hướng, đề xuất những giải pháp CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV. Đây là cơ sở quan trọng có thể kế thừa trong nghiên cứu xây dựng quân DBĐV ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Đối với hoạt động CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV: mỗi công trình, đề tài khoa học trên đều đặt ra mục đích, vai trò, yêu cầu, nội dung, biện pháp cụ thể. Nhìn chung các công trình, đề tài khoa học đó đều liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận văn ở các khía cạnh, mức độ khác nhau vì đã luận giải được những vấn đề cơ bản về CTĐ, CTCT như sau: CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV, xét về bản chất là hoạt động lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; nội dung cơ bản của CTĐ, CTCT là công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách của Đảng; tiến hành CTĐ, CTCT trong tất cả các nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động ở tất cả các cơ quan, đơn vị là một nguyên tắc, nhằm không ngừng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với các nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan đơn vị; tiến hành CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV là trách nhiệm của tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, chiến sĩ trong tất cả các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập và nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về CTĐ, CTCT trong xây dựng quân DBĐV ở tỉnh Vĩnh Long. Với tư cách là một đề tài nghiên cứu độc lập. Vì vậy, đề tài của luận văn không trùng lặp với các công trình, đề tài khoa học đã được công bố.

Tài liệu liên quan