Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố...

Tài liệu Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố long xuyên thực trạng và giải pháp

.DOCX
8
1011
108

Mô tả:

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục MỞ ĐẦU Hoạt động thi hành án dân sự, cũng như các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền khác được đặt dưới sự giám sát của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhằm phòng ngừa, hạn chế và đấu tranh với những vi phạm pháp luật, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, góp phần cũng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước nói chung và đối với cơ quan pháp luật, cơ quan thi hành án dân sự nói riêng. Để tăng cường sự gắn bó giữa người dân đối với Đảng và Nhà nước, cần phải thực hiện tốt việc tiếp công dân giải quyết kiếu nại. Thực hiện tốt việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giải quyết, tạo điều kiện để công dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của mình. Công dân có quyền khiếu nại, đây là quyền Hiến định được quy định tại Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và tại Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011. Riêng trong lĩnh vực thi hành án dân sự tiếp công dân giải quyết khiếu nại nhằm mục đích giúp người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích có liên quan bảo vệ, khôi phục quyền lợi hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức xã hội. Hơn nữa, giải quyết tốt vấn đề này là một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành một cách triệt để, nghiêm minh, bảo đảm tính dân chủ, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và uy tín của Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án. Thời gian qua công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng đạt được hiệu quả khá cao, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định dẫn đến hiệu quả chưa đạt theo yêu cầu, mong muốn của địa phương. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để góp phần đạt được mục đích và ý nghĩa nêu trên. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài “Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp” để làm tiểu luận. Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -2Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾP CÔNG DÂN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1 Những nội dung cơ bản về tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.1.1 Một số khái niệm - Tiếp công dân: Tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức tiếp công dân đến để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại với cơ quan nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Tiếp công dân trong thi hành án dân sự là trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức tiếp công dân đến để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại với cơ quan thi hành án dân sự về những việc làm trái pháp luật cán bộ công chức cơ quan thi hành án dân sự. - Khiếu nại: Theo quy định của Luật khiếu nại: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại về thi hành án dân sự: Là việc cá nhân, tổ chức theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên mà cá nhân, tổ chức khiếu nại cho rằng quyết định đó, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -31.1.2 Vai trò và ý nghĩa của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác thi hành án dân sự và ngày càng được các cơ quan thi hành án dân sự quan tâm, chú trọng, nâng cao chất lượng của công tác. Nhờ công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, quyền khiếu nại của công dân (hay còn gọi là các bên đương sự) trong thi hành án dân sự được đảm bảo. Theo đó, các bên có quyền đưa ra các ý kiến, quan điểm cá nhân trong việc giải quyết thi hành án có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là phương thức thực hiện quyền công dân một cách dân chủ, công khai. Đây là vai trò quan trọng của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự. Đồng thời, công tác này có vai trò định hướng, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan thi hành án dân sự, công chức thi hành án dân sự và tuyên truyền, giải thích các quy định pháp luật cho công dân trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự. Thông qua việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự rà soát, xem xét lại việc tổ chức thi hành án của các cán bộ, cơ quan mình quản lý có đúng quy định pháp luật không. Trường hợp, việc tổ chức thi hành án dân sự không có sự sai sót, vi phạm thì chỉ đạo hoặc định hướng giải quyết tiếp theo các thủ tục theo quy định của pháp luật. Từ việc xem xét hồ sơ và các tài liệu, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành văn bản một mặt để giải quyết theo trình tự thủ tục pháp luật quy Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục định, mặt khác đây cũng là một hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật thi hánh án nói riêng cho công dân. Với vai trò quan trọng nêu trên, công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự có ý nghĩa đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án, giữ gìn kỹ cương phép nước và tính nghiêm minh của pháp luật. Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -41.1.3 Mục đích Mục đích quan trọng nhất của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật ghi nhận. Thông qua công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại phát hiện và kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án của cán bộ, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự để nâng cao chất lượng công tác thi hành án, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức thi hành án. Một mục đích quan trọng nữa của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại là hiện thức hóa các chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước chỉ đạo trong công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại. 1.1.4 Yêu cầu giải quyết khiếu nại Yêu cầu đảm bảo tính chính xác Công tác giải quyết khiếu nại phải đảm bảo tính chính xác, chính xác về nội dung, về thẩm quyền, về chủ thể có quyền khiếu nại. Do đó, khi giải quyết đơn thư khiếu nại, cán bộ được phân công giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải xác định đúng chủ thể làm đơn có quyền khiếu nại không. Công việc này được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra người có quyền khiếu nại. Không phải người nào làm đơn khiếu nại cũng được cơ quan thi hành án dân sự thụ lý, giải quyết, cán bộ tham mưu phải xác định người có đơn khiếu nại có thuộc các trường hợp được thụ lý giải quyết theo phương pháp loại trừ căn cứ vào Khoản 1,2,3 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự Điều 141. Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết 1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình. Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -5Như vậy, khi tiếp nhận đơn khiếu nại, cán bộ tham mưu giải quyết khiếu nại phải xem kỹ nội dung đơn, bản án và các tài liệu kèm theo để xác định người khiếu nại là ai, khiếu nại nội dung gì, người khiếu nại có liên quan đến việc thi hành án hay Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục không, việc làm của cơ quan thi hành án dân sự có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hay không. Thông thường, trong việc thi hành án thì có người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án hoặc người được các chủ thể này ủy quyền để tham gia giải quyết khiếu nại là những người có quyền khiếu nại. Theo đó các chủ thể khác không có quyền khiếu nại. Bên cạnh việc xác định chính xác các chủ thể có quyền khiếu nại, cán bộ làm tham mưu còn phải xác định chính xác về thời hiệu thực hiện quyền khiếu nại về thi hành án dân sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự. Mỗi loại quyết định, hành vi vào từng thời điểm thi hành án có thời hạn khiếu nại khác nhau nên khi tiếp nhận đơn, cán bộ tham mưu phải đối chiếu xem việc khiếu nại đó còn trong thời hiệu hay không. Còn trong thời hiệu thì tiến hành thụ lý, không còn thời hiệu thì từ chối thụ lý đơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự “Thời hiệu khiếu nại đã hết” Khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự quy định thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau: a) Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; b) Đối với áp dụng về biện pháp phong tỏa tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -6c) Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; d) Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại. Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. Cán bộ tham mưu còn phải xác định đúng nội dung khiếu nại, phải có kỹ năng đọc đơn để xác định chính xác đương sự khiếu nại quyết định hay hành vi gì trong quá trình tổ chức thi hành án của cán bộ, Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Xác định chính xác thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Xác định quyết định, hành vi của ai được người nào có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự, quyết định thi hành án, hành vi trái pháp luật của ai thì Lãnh đạo trực tiếp của người đó là người giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai được quy định tại Điều 142 Luật Thi hành Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục án dân sự là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, không phải trường hợp khiếu nại nào cũng giải quyết hai cấp, trường hợp đặc biệt khiếu nại đối với Quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo chỉ giải quyết một lần, không có quy định giải quyết khiếu nại lần hai. Yêu cầu đảm bảo tính khách quan Đây là một trong những yêu cầu quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân được pháp luật ghi nhận. Do đó, căn cứ nội dung đơn khiếu nại của đương sự, Bản án và các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -7liệu thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét. Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ với các tài liệu được thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền nêu trên, cán bộ làm tham mưu, người có thẩm quyền giải quyết còn phải trực tiếp thu thập thông tin bằng các hình thức khác nhau: tổ chức kiểm tra, xác minh làm việc với các cơ quan liên quan, đối thoại với đương sự và những người liên quan. Thông qua hình thức kiểm tra, xác minh trực tiếp, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thu thập được các tài liệu chứng cứ xác thực. Đồng thời, xác nhận nội dung khiếu nại từ phía đương sự tránh phiếm diện chỉ lắng nghe một phía, để đương sự nhìn nhận sự việc cơ quan thi hành án dân sự giải quyết là công bằng, khách quan. Từ các tài liệu, chứng cứ thu thập được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn, khách quan. Yêu cầu đảm bảo tính công khai, minh bạch Yêu cầu này được cơ quan thi hành án dân sự thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết khiếu nại. Cụ thể khi đương sự có đơn khiếu nại gửi cơ quan thi hành án dân sự có phiếu biên nhận, sau khi tiếp nhận, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ phân loại và ra Thông báo thụ lý nếu thuộc thẩm quyền giải quyết, tống đạt cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, các cơ quan tổ chức có liên quan. Và khi có kết quả giải quyết sẽ gửi cho những người này bằng hình thức tống đạt trực tiếp hoặc gián tiếp (niêm yết công khai tại nơi ở, tại trụ sở UBND nơi cư trú của đương sự); đồng thời phải công bố công khai trên Trang thông tin điện tử về công tác thi hành án dân sự, báo cáo và gửi kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã chuyển đơn. Thông qua các phương tiện điện tử, nhân dân sẽ tiếp cận được kết quả giải quyết, hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Yêu cầu đảm bảo đúng thời hạn Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo ban hành kèm theo Quyết định số 1420/QĐ-TCTHA ngày 10/06/2010 về thời hạn giải quyết khiếu nại rất ngắn nên khi giải quyết khiếu nại, cán bộ tham mưu, Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục -8Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần lưu ý thời hạn, tránh chậm trễ. Đối với các đơn không thuộc thẩm quyền, sau khi phân loại, cơ quan Thi hành án dân sự chỉ còn thời hạn rất ngắn, tính bằng ngày để xử lý đơn nên khi nhận được đơn, cán bộ tham mưu phải dự thảo ngay bản trình Lãnh đạo để ký giải quyết khiếu nại, không để tồn đọng, chậm thời hạn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đối với các đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cần chú ý thực hiện các biện pháp sau để kịp thời hạn: Trước khi ra thông báo thụ lý đơn khiếu nại, cán bộ tham mưu soạn thảo văn bản yêu cầu Chấp hành viên báo cáo trình Lãnh đạo ký rồi ban hành Thông báo. Sau khi gửi công văn yêu cầu báo cáo, cán bộ tham mưu phải điện thoại, fax hoặc gửi thư điện tử yêu cầu báo cáo để kịp thời hạn báo cáo theo khoản 4 Điều 8 Quy chế giải quyết khiếu nại. Với cách thức này, cán bộ tham mưu sẽ có nhiều thời gian nhất để nghiên cứu hồ sơ và làm các quy trình giải quyết khiếu nại. 1.1.5 Quy trình tiếp công dân giải quyết khiếu nại - Chuẩn bị tiếp dân Có thể nói đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiếp công dân giải quyết khiếu nại. Nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại. Để đảm bảo cho khâu tiếp dân được thuận lợi, việc đầu tiên cơ quan thi hành án phải chuẩn bị nơi tiếp dân chu đáo. Phòng tiếp dân phải được bố trí khoa học, gọn gàng, phải có đủ bàn ghế làm việc, phải có nội quy tiếp dân, sổ tiếp dân…đủ để tạo ra sự uy nghiêm của cơ quan thi hành án. - Tiếp xúc ban đầu: Kiểm tra giấy tờ, ghi chép thông tin ban đầu - Tiến hành tiếp công dân: Yêu cầu trình bày; lắng nghe, ghi chép; hướng dẫn viết đơn; đặt câu hỏi; phân tích đánh giá. Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp -9- Kết thúc buổi tiếp: sau khi nghe người khiếu nại trình bày về nội dung khiếu nại, xác định thẩm quyền giải quyết đối với nội dung khiếu nại. Cán bộ tiếp dân cần thực hiện đúng các quy định sau: + Hướng dẫn thẩm quyền giải quyết + Tiếp nhận để giải quyết + Thông qua biên bản: quá trình tiếp, cán bộ tiếp dân ghi chép vào biên bản những nội dung (diễn biến) chính của cuộc tiếp. Trước khi kết thúc buổi tiếp cán bộ tiếp công dân phải đọc lại biên bản cho công dân nghe và đề nghị ký vào biên bản. Đồng thời yêu cầu công dân cung cấp đơn thư, tài liệu, chứng cứ mang theo để hoàn thành hồ sơ. Các tài liệu trên được lập thành danh mục, đánh số trang và yêu cầu công dân ký xác nhận. + Sau buổi tiếp dân: những trường hợp tiếp dân mà xét tính chất thấy cần thông tin kết quả tiếp dân ngay cho Lãnh đạo thì cán bộ tiếp dân phải thông báo ngay. Đơn thư, tài liệu tiếp nhận phải được chuyển văn thư để vào sổ, sau đó tiến hành xử lý theo quy trình: thụ lý đơn, nghiên cứu đơn, lập kế hoạch giải quyết cho đến xác minh, thu thập chứng cứ, làm rõ các nội dung khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại, hoàn Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục chỉnh hồ sơ giải quyết khiếu nại. 1.2 Quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chú trọng thực hiện tốt công tác này. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của mình và tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, trong đó Nghị quyết Trung ương III khóa IX nhấn mạnh: “xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân; xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, làm chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Điều 74 Hiến pháp nước công hòa xã hội chủ nghĩa Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp - 10 Việt Nam ghi nhận “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Việc khiếu nại phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Để cụ thể hóa quyền khiếu nại được quy định tại Hiến pháp tháng 12 năm 1998, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo. Ngày 07/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo. Ngày 04/6/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP; ngày 15/6/2004, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và ngày 19/4/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; tiếp theo là Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thay thế Nghị định 53/2005/NĐ-CP. Đặc biệt, ngày 11/11/2011 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 2 đã tiến hành thông qua Luật khiếu nại. Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2012/NĐCP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại thay thế Nghị định 136/2006/NĐ-CP. Tóm lại: Trong thực tiễn thi hành án dân sự thì công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo tính minh bạch của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Bên cạnh các văn bản trên, những vấn đề căn bản về tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (từ Điều 140 đến Điều 153). Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ (Điều 25); Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự của Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự. Tiểu luận: Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự ở thành phố Long Xuyên thực trạng và giải pháp - 11 Chương 2 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TP. LONG XUYÊN THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Long Xuyên -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan