Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến nă...

Tài liệu đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010

.DOC
94
221
75

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; nền giáo dục Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng một nước Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo tạo là một trong những nhiệm vụ chính trị, một mặt trận đấu tranh của cách mạng. Bởi vậy, dù phải trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, phải vật lộn với muôn vàn khó khăn thử thách, nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam vẫn luôn phát triển và đạt những thành tựu rất đáng tự hào, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trước sự phát triển như vũ bão và tác động sâu sắc, toàn diện của cách mạng khoa học công nghệ, vai trò ngày càng nổi bật của kinh tế tri thức trong quá trình toàn cầu hóa đã đặt ra cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước chậm phát triển, muốn tồn tại, đứng vững và phát triển, phải kịp thời nắm bắt và làm chủ tri thức, đi tắt đón đầu vào kinh tế tri thức; phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp thu, làm chủ và ứng dụng sáng tạo những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [19, tr.108-109]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [22, tr.94-95]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”[23, tr.77]. Thực hiện quan điểm, chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, ngay sau khi tái lập tỉnh (1/1/1997), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, do đó đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Bắc Ninh vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế nhất định, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức đúng và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đã và đang là vấn đề quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 để đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Tỉnh trong những năm tới là vấn đề cần thiết, cấp bách. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan