Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010...

Tài liệu đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

.DOC
98
118
100

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Khi bàn về vấn đề công nghiệp và phát triển công nghiệp, chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu về vai trò của công nghiệp trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ăngghen đã chỉ ra vai trò hết sức to lớn của nó. Hai Ông khẳng định: “…Giai cấp tư sản đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” [37, tr.27]. Trong phương thức sản xuất đó, thực chất cái mà chủ nghĩa tư bản hơn hẳn chế độ phong kiến là nền đại công nghiệp. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ đặt ra trước các đồng chí là khôi phục kinh tế trong cả nước, là tổ chức lại, xây dựng lại nông nghiệp và công nghiệp trên một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Cơ sở đó dựa trên khoa học và kỹ thuật hiện đại, trên điện lực” [31, tr.364]. Người khẳng định: “Cơ sở duy nhất và thực sự để làm tăng của cải của chúng ta là đại công nghiệp” [32, tr.366]. Trong Chính sách kinh tế mới (Nep), V.I.Lênin nói: “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng lợi khi xây dựng được một nền sản xuất hiện đại dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản”. Người còn khẳng định: “cơ sở duy nhất và thực sự để làm tăng của cải của chúng ta là đại công nghiệp”. Hồ Chí Minh khẳng định: Mối quan hệ giữa công – nông – thương nghiệp sẽ tạo nên cái chân bền vững của nền kinh tế. Người còn nói: Muốn có nhiều máy, ngành công nghiệp phải làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu…đã là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà…Như vậy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định đồng thời chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi chế độ xã hội. Nhất là vai trò của phát triển công nghiệp càng được khẳng định trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang có những bước phát triển chưa từng có như hiện nay. Từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến các kỳ đại hội tiếp theo, Đảng đã từng bước nhận thức rõ phát triển công nghiệp là một trong những điểm mấu chốt của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng khẳng định: “Nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [12, tr.18]. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển công nghiệp là một trong những khâu trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu: năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hưng Yên là một trong những tỉnh có một số ngành công nghiệp phát triển tương đối sớm so với các tỉnh trong cả nước (điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng…). Do đó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên là một đòi hỏi tất yếu khách quan, đồng thời còn là một yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của Tỉnh trong xu thế chung của cả nước. Phát triển công nghiệp nhằm giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong Tỉnh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi các tỉnh, thành trong cả nước phải nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo phát triển công nghiệp ở địa phương mình. Vì vậy, Hưng Yên không nằm ngoài xu thế chung đó. Mặt khác, thực trạng quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 2001 đến năm 2010, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: lãnh đạo thực hiện quy hoạch, xây dựng, quản lý các khu, cụm công nghiệp và xử lý vấn đề môi trường còn hạn chế; lãnh đạo phát triển công nghiệp một số mặt chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh; lãnh đạo phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn những bất cập và bị động…Thực tiễn những năm qua, dưới góc độ Khoa học Lịch sử Đảng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu và đề cập đến sự lãnh đạo phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên một cách đầy đủ. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đảng Bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” để viết luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hơn nữa về năng lực lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.

Tài liệu liên quan