Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh khánh hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010...

Tài liệu đảng bộ tỉnh khánh hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010

.DOC
98
625
73

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Biển được gọi là lục địa thứ sáu của trái đất, là cánh cửa nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thì việc hướng ra biển để tìm kiếm khai thác các nguồn tài nguyên từ biển là một chiến lược lâu dài của các nước trên thế giới. Việt Nam là quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3.260 km với hàng nghìn đảo lớn nhỏ không chỉ có tiềm năng kinh tế mà còn giữ vị trí chiến lược đối với việc giao lưu quốc tế và quốc phòng, an ninh. Cùng với đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, biển và kinh tế biển ngày càng giữ vị trí then chốt, yếu tố không thể thiếu để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Vì vậy, phát triển kinh tế biển vừa là mục tiêu chiến lược, vừa xuất phát từ đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức rõ vị trí của kinh tế biển cũng như sự biển đổi của tình hình biển Đông thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế khu vực biển, hải đảo. Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, là nơi đất liền vươn ra biển Đông xa nhất của Tổ quốc, có bờ biển dài 385 km tính theo mép nước ven đảo. Đây là vị trí thuận lợi để có thể khai thác các nguồn lợi từ biển. Các vịnh và đảo ven bờ biển của tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận tiện và nguồn tài nguyên phong phú, là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch, khai thác thủy sản và các ngành kinh tế biển khác. Khánh Hòa lại được quản lý, khai thác quần đảo Trường Sa, một vùng san hô đầy tiềm năng và triển vọng để vươn ra khai thác biển khơi. Những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chủ trương, giải pháp và hành động cụ thể để phát triển mạnh các ngành kinh tế biển như: phát triển du lịch và dịch vụ biển, hợp tác nghiên cứu và bảo vệ nguồn thủy hải sản ven biển, khai thác các nguồn tài nguyên tại các đảo ven bờ… Trong thực tiễn nguồn lợi khai thác từ biển đã thực sự trở thành một động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu, tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Vì vậy nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển, đánh giá kết quả, rút ra những kinh nghiệm, từ đó đề xuất những chủ trương, biện pháp cụ thể để tiếp tục phát triển kinh tế biển không chỉ là một yêu cầu cơ bản mà còn là vấn đề cấp bách đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé đáp ứng yêu cầu nêu trên.

Tài liệu liên quan