Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2...

Tài liệu đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

.DOC
115
171
86

Mô tả:

1.Tính cấp thiết của đề tài Trải qua một phần tư thế kỷ đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện (1986 - 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế, lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu và chỉ rõ trọng điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế nước ta; con đường tất yếu để nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh hiện đại, tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng trong những năm đổi mới đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Đảng và Nhà nước ta. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng đã tác động mạnh mẽ đến công nghiệp, dịch vụ, lao động việc làm và thị trường xuất khẩu hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự ổn định trong đời sống chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải có bước đi, cách làm thận trọng và không tránh khỏi có những sai lầm, thiếu sót. Phải kịp thời điều chỉnh trên phạm vi của từng địa phương và cả nước. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của đồng bằng Bắc bộ có địa hình của ba vùng rõ rệt, đó là vùng đồng bằng trung tâm, vùng đồi núi bán sơn địa và vùng đồng bằng ven biển, với nhiều lợi thế về tự nhiên, xã hội như: vị trí địa lý, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nhân lực, giao thông. Do có nhiều điều kiện đặc trưng như vậy nên Ninh Bình có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tổ chức sản xuất của các vùng sản xuất nông sản hàng hóa từng bước được nâng cao, cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống nông dân được cải thiện. Tuy nhiên là một tỉnh nghèo, mới được tái lập (năm 1992), cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, thách thức đặt ra cần phải giải quyết. Đó là vấn đề vốn đầu tư, quy hoạch vùng kinh tế, thị trường đầu ra, chất lượng hàng hóa đảm bảo cho xuất khẩu, việc đầu tư khoa học, công nghệ vào sản xuất, cơ giới hóa khâu canh tác, cơ chế chính sách nhằm phát huy tối đa nguồn lực lao động và các lợi thế so sánh của tỉnh. Đặc biệt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, không làm xáo trộn đời sống nhân dân. Do vậy việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và khẳng định tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó việc đánh giá thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Ninh Bình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn việc cụ thể hóa đường lối của Đảng vào địa phương trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan