Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ nă...

Tài liệu đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010

.DOC
82
183
50

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đã xác định vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đảng đề ra nguyên tắc quan hệ giữa các dân tộc là: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt gần đây nhất, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Đảng tiếp tục khẳng định: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển” [36, tr.70]. Để thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc sử dụng và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; và xem đây là lực lượng chủ yếu tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Bởi vì, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số không những là người tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; mà còn là người trực tiếp tổ chức hướng dẫn quần chúng thực hiện. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ dân tộc thiểu số tại các vùng miền núi có nhiều thuận lợi hơn đối với cán bộ miền xuôi được cử lên công tác. Với đường lối đúng đắn đó, một đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thực sự hình thành, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc. Cán bộ dân tộc thiểu số đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; có nhiều đồng chí cán bộ dân tộc được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa phương; góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc và miền núi còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2003) đã chỉ rõ: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm” [ 32, tr.34]. Xuất phát từ thực trạng đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm nhiều hơn đối với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Thực hiện chủ trương của Đảng về đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Quá trình đó, cần tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng về đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đánh giá khách quan kết quả, rút ra kinh nghiệm lãnh đạo; góp phần vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh trong thời kỳ mới đạt kết quả cao hơn; đó là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan