Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 201...

Tài liệu đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

.DOC
89
133
68

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, quy định trình độ phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, phát triển công nghiệp ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng, tạo ra khả năng nội sinh ngày càng cao và khẳng định tính độc lập trong phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp của Việt Nam đã thực hiện tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với hiệu quả cao, đóng góp vào tỷ trọng ngày càng tăng cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều sản phẩm công nghiệp của nước ta không những đã chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng công nghiệp chưa cao, trình độ quản lý và năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp thấp; công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng; tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo, chế biến còn thấp; sự liên kết giữa các ngành chưa chặt chẽ; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển…Do đó công nghiệp của nước ta đi sau khá xa so với các nước phát triển và các nước trong khu vực như Thái Lan, Singgapo, Malaixia, Inđônêxia. Nằm trong xu thế chung của cả nước, Thái Nguyên, với truyền thống là tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai khu công nghiệp gang thép (năm 1959). Đồng thời, là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm vùng trung du Bắc Bộ. Hiện tại, Thái Nguyên đã có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, công nghiệp giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những lợi thế về tự nhiên và xã hội như: vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, giáo dục và đào tạo, đã tạo nên tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Vì thế, trong những năm qua, công nghiệp Thái Nguyên đã có sự phát triển khá toàn diện và ổn định. Cơ cấu sản xuất công nghiệp có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, qui mô và chất lượng tổ chức sản xuất của các vùng từng bước được nâng cao, ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những đổi mới và khởi sắc. Những kết quả đạt được trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp nói riêng trong những năm đổi mới là tiền đề rất quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của đất nước về phát triển công nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển sớm gắn với giải quyết tốt an sinh xã hội; vấn đề công nghiệp ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đầu tư phát triển còn chậm so với yêu cầu, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa theo kịp thực tế sản xuất, sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu dùng chưa thật chặt chẽ, việc phát triển lực lượng sản xuất chưa đồng đều; đầu tư còn manh mún, phân tán, chưa tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, chưa huy động tốt đầu tư phát triển của toàn xã hội; đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều mặt khó khăn. Tình hình trên, đòi hỏi Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phải chủ động nắm bắt xu thế phát triển, tận dụng các lợi thế vốn có của tỉnh để phát huy tốt vai trò tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với phát triển công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cơ bản lâu dài của tỉnh. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan