Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng cộng sản việt nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghi...

Tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ 1986 đến 1996

.DOC
101
116
146

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản của xã hội, tuy mỗi ngành có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng giữa chúng có quan hệ chặt chẽ, tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển. Theo quan điểm của Mác, mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp là một “tất yếu thép” bảo đảm cho tái sản xuất xã hội. Mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp liên quan trực tiếp tới quá trình tái sản xuất xã hội, cho nên việc Đảng ta lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa hai ngành đó có một ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động kinh tế – xã hội ở nước ta. Nếu giải quyết đúng mối quan hệ đó sẽ bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện, nền kinh tế phát triển, ngược lại nếu lãnh đạo giải quyết không đúng sẽ kìm hãm, thậm chí “phá hoại” quá trình tái sản xuất xã hội và nền kinh tế không phát triển được. Thực tế quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế nói chung, lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta nói riêng trong thời gian qua, đặc biệt trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986 –1996) đã giành được nhiều thành tựu to lớn, rất quan trọng. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém, có nhiều vấn đề cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống vấn đề đó, nhất là dưới góc độ bộ môn Lịch sử ĐCSVN. Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ 1986 đến 1996” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam. Đề tài có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ khi cả nước bước vào TKQĐ lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từng bước thu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế biểu hiện chủ yếu thông qua các chỉ số tăng trưởng hàng năm của hai ngành sản xuất cơ bản là nông nghiệp và công nghiệp đã nói lên nhiều điều, song vấn đề cơ bản, then chốt đằng sau các chỉ số tăng trưởng đó là mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngành công nghiệp ở nước ta đã và đang được giải quyết một cách đúng đắn, phù hợp. Chủ thể giải quyết mối quan hệ đó trước hết thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù cho đến nay Đảng ta chưa có Nghị quyết chuyên đề, chuyên bàn về Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong TKQĐ nói chung, trong công cuộc đổi mới nói riêng, nhưng trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế ở từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng về xây dựng phát triển hai ngành nông nghiệp, công nghiệp Đảng ta cũng đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa hai ngành đó trong một nền kinh tế Việt Nam thống nhất. Về mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu, trao đổi của một số nhà khoa học đề cập đến, nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế, triết học của nó, một số công trình khác đề cập tới vấn đề này, nhưng chỉ là những giải pháp trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Tiêu biểu là luận án PTS Kinh tế của tác giả Bùi Tất Thắng (1993) thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia về “ Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nền kinh tế mới công nghiệp hoá ở Đông Á và Việt nam”, tác giả đi sâu nghiên cứu dưới góc độ kinh tế một vấn đề cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp, đó là cơ cấu ngành của nền kinh tế và sự chuyển dịch của nó trong quá trình tiến hành CNH, HĐH. Luận án PTS Triết học của tác giả Bùi Đình Bôn, Học viện Nguyễn ái Quốc (1991) nghiên cứu về hệ quả tác động của mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta đối với vai trò và sự biến động về cơ cấu của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Công trình khoa học “Có một Việt Nam như thế, đổi mới và phát triển” do GS. TS Trần Nhâm chủ biên, Nxb CTQG xuất bản năm 1997, nghiên cứu sự phát triển nhanh chóng của cách mạng nước ta, đặc biệt là sự phát triển hai ngành nông nghiệp và công nghiệp sau 10 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công trình khoa học mang tính chất tổng kết của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1996 nghiên cứu tổng kết sự phát triển của “Nông thôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới”. Ngoài ra còn một số công trình khoa học, bài viết khác đề cập tới một số vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu mà tác giả tham khảo, kế thừa như: “Đổi mới để tiến lên” gồm 2 tập của cố Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Nxb Sự thật, H.1988 và 1999, “Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của nguyên Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Nxb CTQG năm 1995. “Về cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý” của Hoàng Lê, Nxb Thông tin Lý luận, xuất bản năm 1986, “Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Ngô Đình Giao, Nxb CTQG, xuất bản năm 1996 “Công cuộc đổi mới với sự phát triển nhận thức về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 – 1994)” luận án PTS của Đoàn Ngọc Hải, Học viện Chính trị Quốc gia năm 1995, “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam trong thời kỳ đổi mới đất nước” của PTS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG, xuất bản năm 1998; “Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Nxb KHXH, xuất bản năm 1994. Những công trình khoa học trên đã làm rõ yêu cầu khách quan phải tiến hành đổi mới, nội dung cơ bản mà đường lối đổi mới trong đó đi sâu về đổi mới kinh tế, nhưng chưa tập trung làm rõ mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta. Nhưng đó là các tài liệu, tư liệu quý tác giả vận dụng kế thừa vào trong quá trình xây dựng luận văn của mình.

Tài liệu liên quan